Archive for December, 2023


Thời sự Thứ Sáu 15/12/2023: *Liên Âu thỏa thuận đàm phán kết nạp Ukraina và Moldova. *Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của Liên Âu cho Ukraina. *Giao tranh Israel-Hamas tiếp tục tàn phá Gaza; Mỹ ép phải bảo vệ dân thường. *Lính Hamas đầu hàng lính Israel ở Jabalia. *Anh, Ý, Nhật,  phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới. *Báo chí Mỹ thiên vị đảng Dân chủ. *Lạm phát ở Nga tăng. *Liệu TQ có vượt qua nguy cơ suy thoái kinh tế? *Đàm phán giữa chính quyền Myanmar với phiến quân

Friday, December 15th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của Liên Âu cho Ukraina

Phan Minh /RFI

15/12/2023

Mặc dù đạt được thỏa thuận mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraina, nhưng các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 14/12/2023, đã không thuyết phục được thủ tướng Hungary Viktor Orban bật đèn xanh trong việc trích 50 tỷ euro từ quỹ chung của khối để viện trợ cho Kiev. 

Một số nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đang trao đổi với nhau trong ngày đầu họp thượng đỉnh tại Bruxelles, Bỉ, 14/12/2023.
(more…)

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Báo Cáo về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2022-2023 và Kết Quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023

Friday, December 15th, 2023

On Saturday, November 18, 2023 at 11:47:31 PM EST, Vietnam Human Rights Network <vnhrnet@vietnamhumanrights.net> wrote:

Thông Cáo Báo Chí

Ngày 18 tháng 11 năm 2023

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Báo Cáo về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2022-2023 và Kết Quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023

Little Saigon, California – Sáng thứ bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ với giới truyền thông Việt ngữ và đại điện một số đoàn thể cộng đồng để công công bố  Báo Cáo Nhân Quyền tại Việt Nam 2022-2023 và kết quả Giải Nhân quyền Việt Nam 2023.

(more…)

NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI BIỂU TÌNH TRƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC

Friday, December 15th, 2023

ĐÒI NHÂN QUYỀN, TỰ DO DÂN CHỦ VÀ VẸN TOÀN LÃNH THỔ CHO VIỆT NAM NHÂN DỊP 75 NĂM TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN CỦA LHQ

New York, LHQ, 8 tháng 12, 2023 – Nhân kỷ niệm 75 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, người Việt Hải Ngoại đã biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 8 tháng 12, năm 2023 do CĐNVQG/LIÊN BANG HOA KỲ phối hợp với Cộng đồng người Việt QG New York và các cộng đồng thành viên ở các tiểu bang lân cận đã tổ chức với sự hỗ trợ của UCVHO, AfVD…

(more…)

Chiến tranh Ukraine-Nga ngày 6/12/2023: *Oanh tạc cơ Nga bị bắn hạ trên Biển Đen. *Putin đến Abu Dhabi, thăm Ả Rập Saudi và UAE. *Nga tấn công Ukraine bằng 48 máy bay không người lái chỉ trong một đêm. *Zelensky tham gia hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo G7 qua video

Wednesday, December 6th, 2023

Ngày 6 tháng 12 năm 2023 • 3:33 chiều

Roman, 8 tuổi, bị thương trong cuộc tấn công tên lửa của Nga vào thành phố Vinnytsia, miền trung Ukraine năm ngoái, biểu diễn tại một cuộc thi khiêu vũ với khuôn mặt được che bởi một chiếc mặt nạ chống bỏng
NHÀ CUNG CẤP: ROMAN BALUK/REUTERS
(more…)

Thời sự Thứ Tư 06/12/2023: *TT Ukraina nói chuyện với G7. *Philippines mở căn cứ hạm đội tại Vịnh Subic. *Ukraine có thể ‘thua’ nếu Mỹ hoãn viện trợ. *Anh thắt chặt nhập cư. *WTO đánh giá Hồng Kông. *Quân Israel tràn ngập Gaza. *“Ngân hàng ngầm” TQ rửa tiền cho mafia Ý. *Zhongzhi Enterprise Group (ZEG) gặp nguy. *Núi lửa Marapi bất ngờ hoạt động ở Indonesia, 22 nhà leo núi thiệt mạng 

Wednesday, December 6th, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


TT Ukraina nói chuyện với các lãnh đạo G7 sau khi bất ngờ hủy cuộc họp với Thượng Viện Mỹ

Trọng Nghĩa /RFI – 06/12/2023

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vào hôm nay, 06/12/2023 tham gia một cuộc họp trực tuyến cùng với các lãnh đạo nhóm G7 sau khi ông đột ngột hủy bỏ bài phát biểu qua cầu truyền hình trước Thượng Viện Mỹ vào hôm qua. 

Ukraine's Foreign Minister Dmytro Kuleba is seen on a monitor as Germany's Foreign Minister Annalena Baerbock, U.S. Secretary of State Antony Blinken, Japan's Foreign Minister Yoko Kamikawa, Canada's

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trên màn hình), các ngoại trưởng G7, và đại diện ngoại giao Liên Âu, ngoại trưởng Anh, tham dự một phiên họp tại Nhà khách Iikura, ngày 08/11/2023, ở Tokyo, Nhật Bản via REUTERS – POOL 

(more…)

IDF: Quân đội Israel hành quân ở trung tâm Khan Younis, đột kích vào trụ sở an ninh của Hamas ở Jabaliya

Tuesday, December 5th, 2023

Tướng hàng đầu kể lại những trận chiến khốc liệt nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động trên mặt đất; Lực lượng Không quân tấn công đơn vị Hamas Nukhba tinh nhuệ đang hoạt động chung với lính dù; mục tiêu bị tấn công ở bờ biển Gaza

EMANUEL FABIAN và TOI STAFFHôm nay, 1:05 chiềuCập nhật lúc 4:31 chiều   4

(more…)

Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 05 tháng 12 năm 2023

Tuesday, December 5th, 2023

thoisu 02 0

Quê Hương tổng hợp


Tố đàn áp tôn giáo, Thạch Chanh Đa Ra bị Giáo hội Phật giáo khai trừ

04/12/2023

https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/12/dddd-copy-696x502.jpg

Thạch Chanh Đa Ra

(more…)

Tuesday, December 5th, 2023

Thời sự Thứ Ba 05/12/2023: *TT Zelensky kêu gọi Hoa Kỳ chi viện cho Ukraina. *Mỹ – Nhật – Úc tập trận bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. *Thống đốc NoemSouth Dakota: cần ‘thức tỉnh’, TQ muốn ‘huỷ diệt’ Hoa Kỳ. *Cảnh sát Thượng Hải bị đồn ‘đầu độc’ cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường. *Trung Quốc tố tàu Mỹ xâm nhập lãnh hải ‘bất hợp pháp’ *Tập đoàn quân sự Miến kêu gọi đàm phán. *Philippines cáo buộc tàu dân quân TQ tập trung tại Đá Ba Đầu

Võ Thái Hà tổng hợp


Trước Thượng viện Mỹ, tổng thống Zelensky kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục chi viện cho Ukraina

Minh Anh /RFI

05/12/2023

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, hôm nay, 05/12/2023, phát biểu trước các thượng nghị sĩ Mỹ qua vidéo, vào lúc chính quyền Biden hối thúc Quốc Hội thông qua một quỹ trị giá gần 106 tỷ đô la để hỗ trợ quân đội Ukraina trong cuộc chiến chống Nga.  

U.S. President Joe Biden and Ukraine President Volodymyr Zelenskiy shake hands across the table during a meeting in the East Room of the White House in Washington, U.S. September 21, 2023.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) bắt tay đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelenskiy trước khi hai phái đoàn tiến hành hội đàm tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ ngày 21/09/2023 . REUTERS – KEVIN LAMARQUE 

Theo Le Monde, hôm thứ Hai, 04/12, chính quyền Biden đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp rằng việc thông qua gói hỗ trợ quân sự và kinh tế này cho Ukraina là cần thiết. Nhà Trắng nêu rõ nỗ lực chiến đấu của Kiev nhằm chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga có nguy cơ bị dừng lại nếu không có khoản chi viện này. 

Do vậy, theo lãnh đạo phe Dân Chủ chiếm đa số ở Thượng Viện, Chuck Shumer, chính phủ mời tổng thống Ukraina Zelensky phát biểu trước các thượng nghị sĩ để họ « có thể nghe trực tiếp từ chính ông ấy chính xác những gì đang bị đe dọa ». Trong cuộc họp này, Thượng Viện cũng sẽ nghe các trình bày của bộ trưởng Quốc Phòng, ngoại trưởng Mỹ và nhiều quan chức an ninh cao cấp khác. 

Trong thư gởi đến các lãnh đạo Hạ Viện và Thượng Viện được công bố, giám đốc phụ trách ngân sách của Nhà Trắng, bà Shalanda Young, cảnh báo, từ nay đến cuối năm, xin trích : « Chúng ta không còn tiền, và gần như không còn thời gian nữa » và điều này sẽ « đánh quỵ » Ukraina ngay trên chiến trường.: 

Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng hôm qua báo động, việc chấm dứt viện trợ của Mỹ cho Ukraina « sẽ giúp Putin giành được chiến thắng ». 


Lục quân Mỹ – Nhật – Úc lần đầu tiên tập trận bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản

Trọng Thành /RFI

05/12/2023

Quân đội ba nước Mỹ, Nhật, Úc bắt đầu ‘‘cuộc tập trận chỉ huy chung’’ (Command Post Training Exercise) nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Úc tham gia vào cuộc tập trận thường niên Yama Sakura, kéo dài từ ngày 04/12 đến 13/12/2023. 

U.S. and Japanese soldiers follow computer simulations of an attack during exercises, called "Yama Sakura," at Camp Kengun, Kumamoto prefecture (state) on Japan's southernmost main island of Kyushu Th

Ảnh minh họa : Lính Mỹ và Nhật theo dõi mô phỏng máy tính về một cuộc tấn công trong cuộc tập trận “Yama Sakura”, căn cứ Kengun, Kumamoto, Kyushu Nhật Bản, ngày 27/01/2010. ASSOCIATED PRESS – Eric Talmadge 

Theo đài Nhật NHK, lễ khai mạc diễn ra tại căn cứ Asaka của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, thuộc đảo Hokkaido, phía bắc nước Nhật. Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Nhật tham gia tập trận. Về phía Úc, tổng cộng  khoảng 200 người tham gia cuộc diễn tập nói chung, trong đó có 30 binh sĩ. Tướng Úc Scott Winter, tư lệnh Sư đoàn 1, cho biết: “Việc Úc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận Yama Sakura 85 là một bước tiến đáng kể trong hợp tác ba bên nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng”.

Theo Quân đoàn I Lục quân Mỹ, lực lượng tham gia tập trận, trọng tâm của cuộc tập trận này là phối hợp và liên lạc giữa các sở chỉ huy quân đội ba quốc gia và các đơn vị chiến đấu. Cuộc tập trận liên quan đến việc điều động các lực lượng từ Mỹ và Úc để đối phó với việc quần đảo Nhật Bản bị tấn công. Quân đội Úc được đặt dưới sự chỉ huy của lực lượng Mỹ.

Trang mạng quân sự Mỹ Stars and Stripes dẫn lời tư lệnh Quân đoàn I Lục quân Mỹ, tướng Xavier Brunson, cho biết trong buổi khai mạc hôm qua, đây là một trong những cuộc tập trận chỉ huy chung ‘‘lớn nhất và phức tạp nhất ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Cuộc tập trận Yama Sakura lần này có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.


Cả Ukraine lẫn Nga đều nói đã diệt hàng chục máy bay không người lái của nhau 

05/12/2023 

Reuters 

Binh sĩ Ukraine bắn máy bay không người lái, ngày 30/11/2023.

Binh sĩ Ukraine bắn máy bay không người lái, ngày 30/11/2023. 

Quân đội Ukraine bắn hạ 10 trong số 17 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng đi trong đêm, Reuters dẫn nguồn tin từ chính quyền Ukraine cho biết hôm 5/12.

Thống đốc vùng Lviv, miền tây Ukraine, cho hay 3 máy bay không người lái đã tấn công một mục tiêu cơ sở hạ tầng không được nêu tên, nhưng thiệt hại là rất nhỏ và không có thương vong nào được ghi nhận.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo rằng các máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên “nhiều khu vực khác nhau” của đất nước.

Họ cho biết 6 tên lửa S-300 đã phóng vào các mục tiêu dân sự ở khu vực Donetsk ở miền đông và Kherson ở miền nam.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy hoặc đánh chặn tổng cộng 41 máy bay không người lái do Ukraine phóng trong đêm hôm trước và sáng sớm hôm 5/12, vẫn theo Reuters.

Trong một tuyên bố trên kênh Telegram, Bộ này cho biết 26 máy bay không người lái đã bị diệt trên lãnh thổ Nga và 15 chiếc bị chặn trên Biển Azov và Bán đảo Crimea.

Bộ Quốc phòng Nga không cho biết liệu có bất kỳ thiệt hại nào do vụ tấn công hoặc các mảnh vỡ rơi xuống gây ra hay không.

Reuters không thể kiểm chứng độc lập tuyên bố này. Chưa có bình luận ngay lập tức từ Ukraine.

Nga nhiều lần phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường ở Ukraine nhưng nói rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này là mục tiêu quân sự chính đáng.


Thống đốc NoemSouth Dakota: Chúng ta cần ‘thức tỉnh’ – Trung Quốc muốn ‘huỷ diệt’ Hoa Kỳ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/thongdocngdg.jpg

Thống đốc South Dakota Kristi Noem (Ảnh: Scott Olson/Getty Images) 


Thống đốc Kristi Noem (Đảng Cộng hoà, SouthDakota) cho biết trong chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News Channel phát sóng tuần này rằng Trung Quốc không nên sở hữu đất gần các căn cứ của Lực lượng Không quân Chiến lược Hoa Kỳ vì “chương trình nghị sự” của họ là “tiêu diệt” đất nước chúng ta.

Bà Noem cho biết: “Chỉ trong khoảng thời gian 10 năm, chúng tôi đã thấy Trung Quốc tăng lượng mua đất ở khu vực ‘quan trọng’ của Mỹ lên 5.300%. Điều đó có nghĩa là họ đã mạnh tay thay đổi chiến thuật để bắt đầu mua đất của chúng ta và họ đang mua đất ở gần các căn cứ Không quân chiến lược, nguồn tài nguyên quốc phòng của chúng ta. Và họ đang làm điều đó để tiếp tục xây dựng chương trình nghị sự nhằm tiêu diệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Họ muốn trở thành cường quốc thống trị thế giới. Cách duy nhất họ làm được điều đó là loại bỏ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Bà Noem nói thêm: “Trong 25 năm, tôi làm việc về chính sách lương thực. Tôi đã chứng kiến họ mua lại các công ty phân bón, công ty hóa chất của chúng ta. Họ sở hữu hệ thống xử lý của chúng ta. Bây giờ họ đang mua đất của chúng ta. Nước Mỹ cần phải thức tỉnh và nhận ra rằng cần phải hành động mạnh mẽ hơn. Tại Nam Dakota, Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này ở tiểu bang của chúng tôi. Nhưng Quốc hội cần phải hành động. Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ dự luật của Chủ tịch Mike Gallagher. Tôi đang yêu cầu ông ấy đưa nó vào Đạo luật Cấp thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA). Điều đó sẽ đảm bảo rằng bất kỳ hình thức mua đất nào gần khu vực an ninh quốc gia sẽ được đánh giá và Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS) sẽ có quyền tiến hành và đảm bảo rằng việc đó sẽ dừng lại và không xảy ra. Điều mà tác động đến nước Mỹ”.

Anh Nguyễn, theo Breitbart News


Quân đội Trung Quốc tố tàu Mỹ xâm nhập lãnh hải ‘bất hợp pháp’ 

05/12/2023 

Reuters 

(Tư liệu) Tàu USS Gabrielle Giffords tiến hành các hoạt động thường lệ gần tàu khoan West Capella, ngày 12 tháng 5 năm 2020

(Tư liệu) Tàu USS Gabrielle Giffords tiến hành các hoạt động thường lệ gần tàu khoan West Capella, ngày 12 tháng 5 năm 2020 

Quân đội Trung Quốc hôm 4/12 tố cáo một tàu Hải quân Hoa Kỳ xâm nhập ‘bất hợp pháp’ vào vùng biển tiếp giáp với Bãi Cỏ Mây, một đảo san hô đang tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây có xảy ra một số cuộc đối đầu trên biển.

Giới hữu trách Trung Quốc nói “Mỹ đã phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực” và tố cáo Mỹ gây rối ở Biển Đông và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc đang tranh chấp với một số nước láng giềng về yêu sách lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến USS Gabrielle Giffords của họ chỉ tiến hành các hoạt động thường lệ trong lãnh hải quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật quốc tế.

“Hạm đội 7 của Hoa Kỳ hoạt động hàng ngày ở Biển Đông như đã làm trong nhiều chục năm nay,” Hải quân Mỹ nói.

“Những hoạt động này chứng tỏ chúng tôi cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc xảy ra nhiều cuộc xung đột với tàu Philippines và phản đối việc tàu Mỹ tuần tra các khu vực tranh chấp.

Theo quân đội Trung Quốc, tàu Mỹ đã di chuyển vào vùng biển tiếp giáp với khu vực mà Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiều, còn được gọi là Bãi Cỏ Mây, một phần của Quần đảo Trường Sa.

Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo phán quyết của tòa trọng tài Liên hiệp quốc năm 2016.

Người phát ngôn của quân đội Trung Quốc nói phía Trung Quốc đã giám sát và đi theo tàu Mỹ và rằng quân đội Trung Quốc luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ để kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hải quân Hoa Kỳ đáp trả: “Chúng tôi sẽ không để bị cản chân trong việc tiếp tục hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác của mình để hỗ trợ tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Trước đó hôm 3/12, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines triển khai hai tàu ở Biển Đông sau khi theo dõi sự gia tăng ‘đáng báo động’ về số lượng tàu dân quân hàng hải của Trung Quốc tại một rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.

COP28 bế mạc

Trong những ngày khai mạc COP28, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại UAE, các đại biểu đi từ những lời hứa đến liên tiếp các tranh cãi. Các cam kết như quỹ “tổn thất và thiệt hại” toàn cầu; 30 tỷ USD tài trợ khí hậu từ UAE; cam kết tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo vào năm 2030 (so với năm 2020); và cam kết của 50 công ty dầu khí sẽ giảm lượng khí thải carbon về mức 0 vào năm 2050.

Ban tổ chức hy vọng những điều này sẽ làm xao lãng các thông tin rò rỉ cho thấy UAE muốn dùng COP28 để đạt được các thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch cũng như những bình luận của Sultan Al Jaber, chủ tịch COP, về tính khoa học của tuyên bố cần loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch để giảm biến đổi khí hậu.

Giờ đây khi hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới đã rời Dubai, công việc khó khăn và quan trọng hơn của hội nghị bắt đầu. Các nhà đàm phán phải xem xét hàng loạt tài liệu để thực hiện lần “kiểm kê toàn cầu” đầu tiên về tiến bộ khí hậu của các nước kể từ năm 2015. Sau đó, họ phải chuyển số tài liệu đó thành một thỏa thuận về các bước tiếp theo.

Công bố kết quả kỳ thi PISA đầu tiên sau đại dịch

Hơn ba năm rưỡi sau khi các chính phủ đóng cửa trường học để chống dịch, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu xem đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến bộ của học sinh. Dữ liệu được OECD công bố vào thứ Ba sẽ cho một cái nhìn tổng thể tốt nhất về mức độ ảnh hưởng đến việc học tập ở các nước phát triển.

Trong hai thập niên qua, tổ chức này đã yêu cầu trẻ em ở nhiều quốc gia (hiện là 81 nước) làm các bài kiểm tra giống nhau về đọc, toán và khoa học, như một phần của chương trình được gọi là PISA. Vòng đánh giá gần đây nhất của họ, tiến hành từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2022, là lần đầu tiên kể từ năm 2018. Trước dịch, điểm số ở các nước giàu có xu hướng giảm. Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng không ai cho rằng đại dịch đã cải thiện điều này. Phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét kỹ lưỡng kết quả để xem nước nào giúp học sinh học tốt nhất trong đại dịch — và học sinh nước nào bị tụt lại phía sau nhiều nhất.

Tiến trình lập chính phủ ở Hà Lan hậu bầu cử

Geert Wilders, người theo chủ nghĩa dân túy chống Hồi giáo và chống EU, và Đảng Vì Tự do (PVV) của ông đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử Hà Lan hôm 22/11. Kể từ đó, Ronald Plasterk, phụ trách các cuộc đàm phán liên minh, đã kêu gọi các đảng khác thành lập một chính phủ với PVV vốn bị xa lánh lâu nay. Song tiến trình không diễn ra suôn sẻ.

Đảng lớn thứ hai, đảng Tự do trung hữu, sẽ không tham gia chính phủ liên minh do PVV lãnh đạo nhưng có thể ủng hộ chính phủ liên minh về một số vấn đề nhất định. Pieter Omtzigt, người có đảng Hợp đồng Xã hội về thứ tư, nói ông Wilders phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo và cam kết ở lại EU trước khi nói chuyện.

Vào thứ Ba, ông Plasterk sẽ nói chuyện với Đảng Tự do và Phong trào Công dân Nông dân, một đảng nhỏ hơn dự kiến sẽ không đóng nhiều vai trò. Đầu tuần tới, ông sẽ đưa ra một báo cáo và sau đó quốc hội sẽ chỉ định những người hòa giải giữa PVV với các bên có thiện chí – nếu có. Họ có thể miễn cưỡng thành lập chính phủ với ông Wilders, nhưng họ không muốn bị xem là phá hoại tiến trình lập chính phủ.


Tỉ lệ ủng hộ của đảng cầm quyền Nam Phi có thể giảm xuống mức kỷ lục

Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), vốn nắm quyền ở Nam Phi trong gần 30 năm qua, đang gặp vấn đề về quản lý tài chính nội bộ. Hôm thứ Hai, các quan chức tòa án đã lập danh mục tài sản sẽ bị tịch thu từ trụ sở ANC để trả khoản nợ 102 triệu rand (5,4 triệu USD) cho một công ty in ấn hoạt động trong chiến dịch bầu cử 2019.

ANC cũng không hề làm tốt trong việc quản lý nền kinh tế công nghiệp lớn nhất châu Phi. Một báo cáo về GDP quý 3, dự kiến công bố vào thứ Ba, dự kiến cho thấy tăng trưởng chậm lại còn 0,1-0,2%, từ mức 0,6% trong ba tháng tính đến cuối tháng 6. Ngành khai khoáng và sản xuất bị kéo xuống do cắt điện và đường sắt không hoạt động.

Nền kinh tế yếu kém rõ ràng không có lợi cho Cyril Ramaphosa, lãnh đạo ANC, khi ông tái tranh cử tổng thống Nam Phi vào năm tới. Thăm dò ý kiến cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho ANC sẽ lần đầu tiên giảm xuống dưới 50% kể từ khi chế độ apartheid bị xoá bỏ vào năm 1994. Kết quả như vậy có thể sẽ buộc ANC phải thành lập một chính phủ liên minh với các đảng đối lập. Sau nhiều thập niên bất tài và tham nhũng, cử tri đang đi tìm sự thay đổi.


Quan chức cảnh sát vũ trang Thượng Hải bị đồn ‘đầu độc’ cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/serwe.jpg

Ảnh ghép minh họa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường (Nguồn: Vision Times) 

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình mới đây đã đến Thượng Hải, trong các quan chức cấp cao quân đội tháp tùng ông khi thị sát Tổng đội Cảnh sát vũ trang thuộc Bộ chỉ huy khu vực biển Hoa Đông, đã không có tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát vũ trang Thượng Hải Trần Nguyên (Chen Yuan). Trước đó có thông tin tiết lộ cố Thủ tướng Lý Khắc Cường không phải chết vì đau tim mà bị đầu độc, và kẻ thao túng đằng sau hậu trường là ông Trần Nguyên.

Ông Tập Cận Bình đã thị sát Thượng Hải từ ngày 28 đến ngày 29/11 và vào ngày 29, ông đã thị sát Tổng đội Cảnh sát vũ trang và Cảnh sát biển ở khu vực Biển Hoa Đông.

Theo đoạn video của CCTV, khi ông Tập Cận Bình thị sát Tổng đội Cảnh sát vũ trang và Cảnh sát biển ở khu vực Biển Hoa Đông, Thiếu tướng Vương Hỷ Vũ (Wang Xiwu) có trong số những người báo cáo với ông tại hiện trường hội nghị. Hiện tại, ông Vương Hỷ Vũ giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu vực Biển Hoa Đông của Cảnh sát biển.

Cùng có mặt tại sự kiện này còn có Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông (He Weidong); Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc Lâm Hướng Tùng (Lin Xiangyang) và Chính ủy Lưu Thanh Tùng (Liu Qingsong); Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Vương Xuân Ninh (Wang Chunning) và Chính ủy Trương Hồng Binh (Zhang Hongbing); Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Uất Trung (Yu Zhong) và Chính ủy Lý Tống Đức (Li Songde); Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vương Hán Ba (Wang Hanbo).

Điều ngạc nhiên là ông Trần Nguyên, tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải và các quan chức cấp cao khác đều không xuất hiện.

Một bài báo của nhà bình luận thời sự chính trị Lâm Bảo Hoa (Lin Baohua) cho rằng ông Trần Nguyên và ông Hà Vệ Đông là người quê ở Đông Đài, Giang Tô và được ông Hà Vệ Đông chiếu cố, nhưng ông Hà Vệ Đông đi cùng với ông Tập mà không thấy ông Trần Nguyên xuất hiện. Điều này có nghĩa là gì? Có lẽ phải mất một thời gian mới hiểu được, ít nhất thì hướng đi của ông Trần Nguyên như thế nào cũng là điều đáng chú ý.

Ngày 27/10, cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đột ngột qua đời tại Thượng Hải, nguyên nhân cái chết làm dấy lên nghi ngờ từ mọi tầng lớp xã hội.

Vào ngày 31/10, cựu nhân viên truyền thông Đại Lục Triệu Lan Kiện đã tung ra thông tin rằng ông đã nhận được thông tin ông Lý Khắc Cường bị “đầu độc chết”, người thực hiện việc này là Cảnh sát vũ trang Thượng Hải, và người đứng sau điều khiển là ông Trần Nguyên, Tư lệnh viên của Tổng đội Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải.

Những thông tin tiết lộ còn đề cập cụ thể rằng ông Trần Nguyên và ông Hà Vệ Đông – một người bạn thân tín của ông Tập Cận Bình và là Phó Chủ tịch Quân ủy ĐCSTQ, đều là những người đến từ Đông Đài, tỉnh Giang Tô, điều này dường như cố tình ám chỉ rằng vấn đề có liên quan đến ông Tập Cận Bình.

Các nhà phân tích cho rằng thế lực đứng sau hỗ trợ ông Trần Nguyên từ Giang Tô và Quảng Tây đề bạt một mạch đến Thượng Hải rất có thể là ông Hà Vệ Đông.

Trên thực tế, tin tức tương tự đã lan truyền trên Internet một ngày sau cái chết của ông Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi về thông tin này.

Ông Trần Nguyên từng là phó tư lệnh Tổng đội Cảnh sát vũ trang Giang Tô, tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát vũ trang Quảng Tây, với cấp bậc thiếu tướng. Vào tháng 8/2022, ông vẫn đang làm việc ở Quảng Tây. Vào tháng Một năm nay, ông xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại Lục với tư cách là Tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải.

Theo Phương Hiểu, Epoch Times


Miến Điện: Tập đoàn quân sự kêu gọi các nhóm nổi dậy sắc tộc thiểu số đàm phán

Trọng Thành /RFI

05/12/2023

Hôm nay, 05/12/2023, lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện kêu gọi các lực lượng vũ trang một số sắc tộc thiểu số đàm phán để tìm ‘‘giải pháp chính trị’’. Đối lập vũ trang Miến Điện bác bỏ kêu gọi của tập đoàn quân sự. 

People's Liberation Army forces fight Myanmar junta army near Sagaing Region in Myanmar November 23, 2023.

Chiến binh Quân đội Giải phóng Nhân dân giao tranh với quân đội Miến Điện gần Sagaing, Miến Điện, ngày 23/11/2023. REUTERS – STRINGER 

Theo cơ quan ngôn luận chính thức của tập đoàn quân sự Global New Light of Myanmar, lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing, cảnh báo ‘‘nếu các tổ chức vũ trang tiếp tục hành xử bất cẩn, dân cư các khu vực liên quan sẽ phải gánh chịu hậu quả’’, ‘‘như vậy điều cần làm là chú ý đến sinh mệnh của người dân, và các tổ chức này cần phải giải quyết các vấn đề của họ thông qua đàm phán’’.

Theo Reuters, ông Kyaw Zaw, phát ngôn viên của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (National Unity Government – NUG), lực lượng kháng chiến chống đảo chính, ngay lập tức đã bác bỏ kêu gọi của lãnh đạo tập đoàn quân sự. Người phát ngôn của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc khẳng định : ‘‘Tập đoàn quân sự đang thất bại nặng trên thực địa vì vậy họ phải cố gắng tìm lối thoát. Sẽ có đối thoại thực sự, nếu quân đội đảm bảo không còn đóng vai trò gì trong chính trị nữa, và chấp nhận dưới quyền một chính phủ dân cử.’’

Theo giới quan sát, tướng Min Aung Hlaing đưa ra lời kêu gọi vào lúc giới tướng lĩnh Miến Điện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ cuộc đảo chính đầu 2021. Liên minh ba lực lượng vũ trang của một số sắc tộc thiểu số (‘‘Three Brotherhood’’) – mở nhiều chiến dịch quân sự quy mô lớn từ cuối tháng 10, chủ yếu là ở một số khu vực biên giới với Trung Quốc – đặt mục tiêu đánh đổ tập đoàn quân sự, lên cầm quyền sau cuộc đảo chính. 

Lực lượng Tự vệ của Nhân dân (FDP), của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, nhân bối cảnh này, cũng tiến hành nhiều cuộc tấn công nhắm vào quân đội tại miền bắc và miền đông. Hồi tuần trước, các thành viên của FDP cho AFP biết đã kiểm soát được một phần thủ phủ bang miền đông Kayah, giáp biên giới với Thái Lan. Hãng tin Anh Reuters, dẫn một số nguồn từ Liên Hiệp Quốc, cho hay tổng cộng hơn 500.000 người dân đã phải sơ tán trên khắp cả nước, do chiến sự. Hơn 250 dân thường, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng kể từ đầu chiến dịch quân sự nói trên. 


Philippines cáo buộc hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu

04/12/2023

Philippines cáo buộc hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu

Phía Philippines cho rằng tàu dân quân biển Trung Quốc đột nhập vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của nước này là vi phạm. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Philippines vào ngày 3/12 cho biết phát hiện hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc ‘tràn ngập’ khu vực Đá Ba Đầu.

AFP loan tin trong cùng ngày dẫn nguồn Tuần duyên Philippines nêu rõ từ ngày 13/11 Lực lượng này đếm được 111 tàu dân quân biển Trung Quốc tại Đá Ba Đầu và đến ngày 2/12 khi hai tàu tuần duyên Philippines được điều đến khu vực này thì số lượng tàu dân quân biển của Trung Quốc lên đến hơn 135 chiếc.

Hình ảnh do Tuần duyên Philippines công bố hôm 3/12 được miêu tả nhiều tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung theo đội hình, số khác rải rác quanh khu vực.

Tin nói Tuần duyên Philippines đã phát thông báo đến số tàu dân quân biển Trung Quốc; nhưng không có phản hồi nào.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng không trả lời yêu cầu bình luận của AFP trong ngày 3/12.

Vào năm 2021, một hoạt động tương tự của hơn 200 tàu dân quân biển Trung Quốc diễn ra tại Đá Ba Đầu gây nên vụ căng thẳng ngoại giao giữa Manila và Bắc Kinh. Phía Philippines cho rằng tàu dân quân biển Trung Quốc đột nhập vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của nước này là vi phạm; trong khi đó Trung Quốc cho rằng tàu đánh cá của ngư dân Hoa Lục vào tránh bão.

Diễn biến mới nhất vào ngày 3/12 tại khu vực Đá Ba Đầu như vừa nêu xảy ra sau khi vào ngày 1/12, Philippines công bố việc thiết lập trạm tuần duyên tại Đảo Thị Tứ. Đây là đảo lớn nhất do Manila trấn giữ tại Biển Đông.

Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, Eduardo Ano, trong phát biểu tại đảo Thị Tứ rằng trạm tuần duyên của Philippines trên đảo Thị Tứ sẽ được trang bị những “hệ thống tiên tiến” gồm radar, hệ thống thông tin vệ tinh, camera biển và hệ thống quản trị hoạt động lưu thông tàu biển.

Trạm tuần duyên này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2024.

(more…)

Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 01/12/2023: *Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN). *Mỹ điều tra trợ cấp tôm đông lạnh từ Việt Nam. *TQ, VN kết nối đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm. *Võ Văn Thưởng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng? *Vương Nghị thăm Hà Nội. *Một Quốc hội đìu hiu…

Friday, December 1st, 2023


Quê Hương tổng hợp


Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN)

Bình luận của blogger Nguyễn Anh Tuấn
30/11/2023

Sự lạc điệu của một phái đoàn

Giáo sư Al-Misnad Sheikha là học giả hàng đầu của Qatar và là nữ chủ tịch đầu tiên của Đại học Qatar. Bà là một trong 18 thành viên được bầu và hoạt động độc lập của Ủy ban CERD. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngPhoto: RFA 

Chính trị luôn gắn liền với tranh luận. Tuy nhiên những ai trông đợi các cuộc tranh luận nảy lửa trong chính trị dòng chính Việt Nam sẽ không khỏi thất vọng. 

Thay vì là nơi các quan điểm khác biệt va đập với nhau, sinh hoạt Quốc Hội ở Việt Nam mang màu sắc hiệp thương kiểu mặt trận với những đại biểu cầm giấy ê a đọc. Ngay cả những phiên chất vấn Chính phủ được kỳ vọng nóng bỏng nhất thì lại quá nể nang, né tránh, chẳng hề có dáng dấp của một phiên điều trần ở các xứ dân chủ tự do. 

Những buổi tiếp xúc cử tri cũng chẳng khá hơn. Thay vì rèn giũa khả năng hùng biện, thuyết phục, tranh luận từ việc gặp gỡ cử tri thật, đại biểu Quốc Hội tham gia những buổi tiếp xúc với cử tri được lựa chọn, thông thường là cán bộ hưu trí, với những phần hỏi đáp được chuẩn bị sẵn. 

Lâu dần, các cuộc tranh luận nghiêm túc vắng bóng trên đời sống chính trị dòng chính ở Việt Nam. Điều này để lại hệ quả là khi cần sử dụng các kỹ năng tranh luận, quan chức Việt Nam thường phát ngôn lúng túng, diễn đạt quanh co, lập luận lòng vòng, khiến không ít người ngao ngán.

Ví dụ điển hình là phiên rà soát việc thực thi Công ước Xóa Bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (CERD) của Việt Nam vừa diễn ra ngày 29/11/2023 tại Geneva, Thụy Sĩ, mà may mắn thay được trực tiếp và phát lại trên website của UN để ai cũng có thể xem. Chứng kiến cách mà phái đoàn hùng hậu cán bộ từ các bộ ban ngành Việt Nam trả lời câu hỏi từ các thành viên Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (CERD) mới thấy hạn chế này lớn tới mức nào. 

Chẳng hạn trước câu hỏi đơn giản của Bà Al-Misnad Sheikha (Qatar), một thành viên của Ủy ban CERD, là nếu Luật An ninh Mạng của Việt Nam cấm xúc phạm người nổi tiếng (famous people), thì hãy định nghĩa người nổi tiếng gồm những ai, phái đoàn Việt Nam đã trả lời lan man tới mức Chủ tọa phải nhắc. Hài hước hơn nữa là thành viên phái đoàn đến từ Bộ Thông tin Truyền thông còn tiện thể bày tỏ lòng biết ơn với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh lập quốc Việt Nam khi được giao trả lời câu hỏi. 

Bà Al-Misnad Sheikha còn dẫn từ báo cáo quốc gia về thực thi Công ước của Chính phủ Việt Nam đoạn nói rằng “người sắc tộc thiểu số dễ bị dụ dỗ, kích động” và “các tập tục lạc hậu của người sắc tộc thiểu số ngăn họ bảo vệ quyền của họ một cách tích cực” để chất vấn liệu đây có phải là quan điểm chính thức của Chính phủ Việt Nam và nếu một báo cáo quốc gia mà nhìn nhận như thế thì thái độ coi thường này sẽ lan tỏa xuống những người thực thi pháp luật như công an, giáo viên và ảnh hưởng đến cách hành xử của họ. 

Trước bình luận mạnh mẽ và chất vấn xác đáng này, phái đoàn Việt Nam đã không phản hồi được gì. 

Một thành viên Ủy ban CERD khác là Ông Kut Gun (Thổ Nhĩ Kỳ) đã bình luận rằng điều mà Ủy ban kỳ vọng ở phiên rà soát này không phải là nghe đi nghe lại các quy định trên giấy mà là giải thích từ phái đoàn Việt Nam về những vấn đề thực tế và vụ việc cụ thể mà Ủy ban đã nêu sau khi tổng hợp thông tin báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó quan trọng nhất là từ các nạn nhân bị xâm phạm quyền. 

Phái đoàn Việt Nam cũng chẳng phản hồi được gì trước bình luận và chất vấn này của Ông Kut Gun. 

Hơn hai giờ đồng hồ của phiên rà soát tràn ngập những “tầm chương trích cú” luật, nghị định, thông tư mỗi lần những thành viên của phái đoàn Việt Nam phát biểu. Không rõ đây có phải là chiến thuật câu giờ có chủ đích hay đơn thuần đây là tất cả những gì phái đoàn có thể nói. Song một điều rõ ràng là mục tiêu bảo vệ báo cáo quốc gia của Việt Nam, như phái đoàn từng nói trước chuyến công tác, đã không đạt được vì những gì họ đem đến chỉ là một sự chán ngán không giấu nổi không chỉ trên gương mặt các thành viên Ủy ban CERD mà còn của những ai theo dõi phiên này.


Mỹ khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

RFA – 01/12/2023

Mỹ khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

Tại phân xưởng sản xuất tôm đông lạnh (HMH) 

Reuters 

Sản phẩm tôm của Việt Nam bị Mỹ điều tra chống trợ cấp do sản phẩm này bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.

Theo Cục phòng vệ Thương mại, ngày 21/11, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước gồm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra CTC do sản phẩm tôm của Việt Nam đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.

Cũng theo Cục phòng vệ, DOC khởi xướng điều tra trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam, do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh. Do vậy, các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam.

Khoảng 1.046 doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Mỹ trong thời kỳ điều tra.

Sau 65 ngày kể từ ngày khởi xướng, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ, dự kiến vào ngày 18/1/2024 (có thể gia hạn). Sau khi có kết luận sơ bộ, DOC có thể thẩm tra tại chỗ Chính phủ và doanh nghiệp.

Sau 75 ngày kể từ ngày công bố kết luận sơ bộ, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, dự kiến ngày 2/4/2024 (có thể gia hạn).

Về phía Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), đại diện Cục phòng vệ Thương mại cho biết, đơn vị này dự kiến sẽ đưa ra kết luận sơ bộ vào ngày 11/12/2023 và kết luận cuối cùng vào ngày 17/5/2024.

Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu khoảng 800 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Mỹ, chiếm khoảng 20% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào thị trường này.


Trung Quốc, Việt Nam tính kết nối đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm 

01/12/2023 – Reuters 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang, Hà Nội, ngày 1/12/2023.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang, Hà Nội, ngày 1/12/2023. 

Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp đáng kể các tuyến đường sắt còn kém phát triển để tăng cường tuyến đường đi qua trung tâm đất hiếm và đến cảng biển hàng đầu ở miền bắc của Việt Nam, Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao và nhà ngoại giao cho biết hôm 1/12.

Các quan chức và các nhà ngoại giao cho biết rằng cuộc đàm phán này là một phần trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội trong vài tuần tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, điều này sẽ khẳng định thêm vai trò chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, tranh giành ảnh hưởng chuỗi cung ứng này.

Các nhà ngoại giao cho biết rằng mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn và kết nối đường sắt dự kiến sẽ được thảo luận vào ngày 1/12 khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang tại Hà Nội.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt nối Côn Minh ở miền nam Trung Quốc với thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam trong một tuyên bố đưa ra vào tháng trước, sau khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào có chuyến thăm hiếm hoi tới Việt Nam.

Từ trước đến nay các quan chức Trung Quốc luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng với nước láng giềng phía Nam.

Việt Nam có đường sắt kết nối với Trung Quốc nhưng hệ thống này cũ kỹ và năng lực vận chuyển từ phía Việt Nam còn hạn chế. Hai hệ thống này hiện không thể tương tác với nhau, nghĩa là các chuyến tàu phải dừng ở biên giới để hành khách và hàng hóa được chuyển sang dịch vụ nội địa.

Tuyến đường sắt được nâng cấp sẽ đi qua khu vực Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, mà Trung Quốc cho đến nay là nhà tinh chế đất hiếm lớn nhất thế giới.

Việt Nam đang cố gắng xây dựng ngành đất hiếm của riêng mình. Nhưng điều này có thể thách thức sự thống trị của Trung Quốc, và dường như sự đấu đá nội bộ đã phủ bóng đen lên những nỗ lực này.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, các chuyên gia ngành đất hiếm Trung Quốc và Việt Nam hồi tuần trước đã thảo luận vào về việc hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc chế biến đất hiếm.

Không rõ Trung Quốc sẽ đóng góp bao nhiêu cho việc nâng cấp tuyến đường sắt ở Việt Nam và liệu Hà Nội có chấp nhận khoản tài trợ lớn từ Bắc Kinh cho việc này hay không.

Một nhà ngoại giao cho biết rằng tuyến đường này có thể được coi là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hàng đầu của Trung Quốc nhằm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, nhưng không rõ liệu nó có được gắn nhãn là dự án BRI hay không.

Tuyến đường sắt được tăng cường cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy du lịch Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam và hội nhập hơn nữa các ngành công nghiệp sản xuất của hai nước, điều mà các chuyên gia coi là sự cộng sinh, với các nhà máy ở Việt Nam chủ yếu lắp ráp linh kiện sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và từ đầu năm đến nay cũng là nhà đầu tư chính, bao gồm cả đầu tư từ Hong Kong, khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển một số hoạt động sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

Bất chấp các mối liên kết kinh tế đang bùng nổ, hai quốc gia cộng sản vẫn bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp lãnh hải kéo dài nhiều năm ở Biển Đông và từng xảy ra một cuộc chiến ngắn vào năm 1979, cuộc chiến gần đây nhất của Trung Quốc.


Chủ tịch VNCS Võ Văn Thưởng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng? 

Nguyễn Huyền /VNTB

30/11/2023

This image has an empty alt attribute; its file name is diNak9D_avEZKGwGR2QFeLQJtVpULdEG3ejMYBS2h43KZf9GjaucF0ugIzW5YhM74VqHWfQa2WojO_lf88r9xW2vh0iD_wuwYQeDeOS-EOfHdy2-6VXNZJmfiP9devm-pUIRvrciGqcJ5ajnomkcf5jcX6ppliay

Ông Võ Văn Thưởng tin Thượng đế đã sắp xếp nên quan hệ Nhật – Việt hôm nay. Theo cách hiểu trong diễn đạt tiếng Việt, đã là “lương duyên trời định” thì đó không còn là kết quả của chính sách “ngoại giao cây tre” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thường đắc ý nhắc đến lâu nay nữa. 

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản – cơ quan lập pháp lâu đời nhất châu Á hôm 29-11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã diễn đạt rằng: “Nếu dùng một câu thật khái quát, ngắn gọn và cảm xúc về quan hệ hai nước chúng ta, tôi xin nói đó là: Lương duyên trời định”. 

Bài phát biểu này được ông Võ Văn Thưởng dẫn dắt với câu chuyện từ thế kỷ thứ 8, nhà sư Phật Triết của Việt Nam đã tới tỉnh Nara tham dự pháp hội khai nhãn đại tượng Phật, mở đầu lịch sử giao lưu về Phật giáo và nhã nhạc cung đình giữa hai nước. 

Đến thế kỷ 16, những Châu ấn thuyền của Nhật Bản đã qua Việt Nam buôn bán, làm ăn, lập nên những con phố, cây cầu mang đậm kiến trúc Nhật Bản, nay vẫn được gìn giữ ở Hội An. Đó còn là mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Hoa và thương nhân Araki Sotaro, là tình bạn cao đẹp giữa nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu với bác sĩ Asaba Sakitaro…. 

“Nhà chí sĩ Phan Bội Châu của Việt Nam đã nhận định Việt Nam – Nhật Bản là hai nước “đồng văn, đồng chủng, đồng châu”. Tuy không gần nhau về địa lý nhưng hai nước có nhiều sự tương đồng, gắn kết về văn hóa, lịch sử, con người. 

Sự tương đồng về văn hóa, lịch sử, con người và truyền thống giao lưu bền chặt giữa nhân dân hai nước hàng nghìn năm qua đã là chất keo gắn kết tình cảm hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. 

Nếu dùng một câu thật khái quát, ngắn gọn và cảm xúc về quan hệ hai nước chúng ta, tôi xin nói đó là: Lương duyên trời định” – Chủ tịch Võ Văn Thưởng đã lược thuật về dòng chảy văn hóa Nhật – Việt với nhiều gợi nhớ cho phong trào Đông Du như vậy. 

Cuối bài phát biểu trên, ông Võ Văn Thưởng khéo léo đưa vào mệnh đề so sánh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Nhà vua Minh Trị có câu: Chỉ suy nghĩ có lợi cho dân mới mãi trường tồn trong xã hội của chúng ta”. 

Ở hôm ‘ra mắt’ Quốc hội Nhật Bản đó, cùng với bài phát biểu trên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho Thư viện Quốc hội Nhật Bản. 

Các diễn biến trên cho thấy việc ông Võ Văn Thưởng không sử dụng bất kỳ ‘từ ngữ tuyên giáo’ nào mang dáng dấp của ‘dấu ấn Nguyễn Phú Trọng’, là một chủ đích, và chủ đích ấy phải chăng là ‘tự tin’ của ‘bản lĩnh chính trị Võ Văn Thưởng’, hay đây là điềm báo nguy tương tự như nhận xét ‘dậy sóng’ hồi cuối năm 2019 của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: “Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. 

Lúc phát biểu câu để đời ở trên, ông Trần Quốc Vượng được đồn đoán rằng đã “một chân” bước vào ghế kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Rốt cuộc có lẽ do ‘ngã bài’ quá sớm nên ở kỳ đại hội đó ông Trần Quốc Vượng được ‘quyền nghỉ hưu’ dù ông kém đến chục tuổi so ông Nguyễn Phú Trọng. 

Hoạn lộ của chính khách Võ Văn Thưởng cũng đi lên từ Thường trực Ban Bí thư, và lâu nay ông vẫn được đánh giá là ‘ngoan ngoãn, khôn khéo’ của ‘gọi dạ, bảo vâng’ đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Liệu có gì liên quan đến việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Việt Nam trong tuần này, và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ đến Việt Nam trong tháng tới? 

Chiều 30-11, phái đoàn của ông Võ Văn Thưởng đã về lại Việt Nam.

https://vietnamthoibao.org/vntb-chu-tich-vo-van-thuong-phu-nhan-vai-tro-lanh-dao-cua-dang/ .


Hôm nay 1-12, Ngoại trưởng Vương Nghị có mặt ở Hà Nội 

30/11/2023

This image has an empty alt attribute; its file name is gYad-8c_qrKhMmDrWQkQ8oLdbekljcuP0cghCP65BfMZLqW5K5FdUHv5EYpEluAw42ixE9mzAnBLZnMf_9ricKhfk4cndoE5-7z9ia4je3tbfLerSfhM9wm6sJisTG9cdMh8eJWmOEN9wZTmIgJVRep8dZDb89WN

 Vương Nghị chuẩn bị ‘dọn đường’ cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng bí thư Tập Cận Bình Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng chủ trì phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội từ ngày 1 đến 2-12. 

Dự kiến ông Vương Nghị sẽ chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; hội kiến với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. 

Tin tức hậu trường cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị đến Hà Nội lần này còn có trọng trách của ‘sứ giả’ cho việc chuẩn bị ‘dọn đường’ cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng bí thư Tập Cận Bình trễ lắm là vào đầu năm 2024, tức trước kỳ họp bất thường của Quốc hội Việt Nam khóa XV. 

Luật gia Hoàng Việt – chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đưa ra bình luận nhanh như sau về việc Vương Nghị có mặt ở Hà Nội: “Chúng ta đã thấy cho đến thời điểm này những vấn đề căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam ở trong tình trạng cố gắng hạn chế ở mức tối đa. Có lẽ để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam bên Trung Quốc sẽ kiềm chế tối đa để bầu không khí khi ông Tập Cận Bình đến Việt Nam sẽ được ôn hòa hơn”. 

Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Tuy nhiên, hai nước trong nhiều thập kỷ qua cũng có những căng thẳng mà nổi bật nhất là cuộc chiến biên giới năm 1979 và những tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Việt Nam trong các năm qua đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động lấn lướt của Trung Quốc ở hai quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là Hoàng Sa và Trường Sa. 

Các nguồn tin thân cận cho biết chuyến thăm Hà Nội lần này của Ngoại trưởng Vương Nghị còn nhằm tiếp tục thảo luận về việc cùng nhau tồn tại trong một “cộng đồng có chung vận mệnh”, một cụm từ thường được ông Tập sử dụng và một số người thấy gây tranh cãi. Có tin cho biết, các quan chức Việt Nam thận trọng khi thêm tài liệu tham khảo đó. 

Với tư cách là chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới Việt Nam hai lần, với chuyến thăm gần đây nhất vào năm 2017, khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương với Donald Trump, Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo khác. 

Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, về thương mại, năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD (tăng 5,47%). Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ. 

Trong 9 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt gần 2,1 tỷ USD với 478 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam. Trung Quốc duy trì vị trí thứ 6/144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với hơn 4.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 26 tỷ USD. Về du lịch, Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Từ ngày 15-3-2023, Trung Quốc chính thức khôi phục cho phép các đoàn khách du lịch đi Việt Nam, mở lại một số tuyến bay thương mại giữa các địa phương hai nước (Hà Nội – Bắc Kinh) và điều chỉnh chính sách thị thực, xuất nhập cảnh, kiểm dịch y tế đối với người nước ngoài đến Trung Quốc. Trong chuỗi sự kiện ngoại giao liên quan thì tin tức cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã qua đời vào ngày 29-11 (giờ Mỹ) tại nhà riêng ở bang Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi cũng ít nhiều cho thấy khả năng ‘điều chỉnh’ các dự tính công du của ông chủ Tử Cấm Thành. Hồi 20-7-2023, ở tuổi 100 ông Henry Kissinger vẫn thăm Trung Quốc, được Tập “âu yếm” gọi là “người bạn cũ” của Bắc Kinh. 

Với thế giới, Henry Kissinger là chính khách tài năng nhưng với Việt Nam ông có nhiều nợ nần, nhiều người không có thiện cảm với ông. Nhiều người ca ngợi Kissinger vì sự thông minh và kinh nghiệm chính trường, nhưng có một số người coi ông là tội phạm chiến tranh vì ủng hộ các chế độ độc tài. 

Một thế kỷ trên trần thế ông đủ thời gian lật tung cả thế giới, nhưng với Việt Nam ông có nhiều nước đi sai lầm, ảnh hưởng cho tới hôm nay. Liệu Tập Cận Bình sẽ ‘khai thác’ những sai lầm đó từ “người bạn cũ của Bắc Kinh” cho chuyến công cán Việt Nam sắp tới đây? – một chính khách mà mặc dù nghĩa tử là nghĩa tận, song thể chế miền Nam Việt Nam sẽ tiễn bằng câu “cút về địa ngục mà gặp lại Hitler!”…
https://vietnamthoibao.org/vntb-hom-nay-1-12-ngoai-truong-vuong-nghi-co-mat-o-ha-noi/ .


Một Quốc hội đìu hiu…

Phân tích của blogger Trần Hiếu Chân/RFA
30/11/2023

Một Quốc hội đìu hiu…

Toàn cảnh họp Quốc hội tại Hà Nội hôm 23/10/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

“Thắng lợi nhãn tiền” của Bộ Công an và các cơ quan Tư pháp là đã tạm thời “tảo thanh” được đội ngũ phản biện “chối tai” tại nghị trường. Những buổi chất vấn ở Quốc hội từ nay sẽ đìu hiu, buồn tẻ. 

Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng xộ khám hơn 10 ngày nay mà báo chí Nhà nước không cho biết thêm thông tin gì (1). Tiếng nói của ông, tiếng nói phê phán trực tiếp công an và kiểm sát, từ này không còn được cất lên ở chốn nghị trường. Nữ Trung tá Ksor H’bơ Khăp, thần tượng của đa số cử tri trong cả nước do những chất vấn của bà tại các kỳ họp trước đây, thì nay cũng đã “được đề bạt” về địa phương công tác (2). Những cuộc chất vấn tại tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vì thế đã diễn ra khá buồn tẻ và đìu hiu, “theo đúng quy trình”.

Về các vụ án điển hình, Ban Nội chính Trung ương cho biết, từ nay đến hết năm 2023, Tòa án sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm bốn vụ trọng điểm: Vụ án tại Học viện Quân y Bộ Quốc phòng; Vụ án Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tại Hải Dương và các địa phương liên quan; Vụ án tại Công ty Tân Hoàng Minh; Vụ án tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) (3). Trong các vụ này thì Việt Á và Tân Hoàng Minh sẽ là hai vụ đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến các phiên họp chất vấn, kỳ này sẽ tiến hành theo bốn nhóm, gồm các lĩnh vực kinh tế tổng hợp – vĩ mô; kinh tế ngành; văn hóa – xã hội, và tư pháp – nội chính – kiểm toán nhà nước. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn dịp này chỉ bàn về những vấn đề đã từng được chất vấn và giám sát trước đây, chứ không phải là về những vấn đề đang nổi cộm lên hiện nay. Theo đó, Quốc hội chỉ tiến hành chất vấn việc thực hiện các lời hứa, cam kết của các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước (4).

Lèo lái chương trình theo cách nói trên, Chủ tịch Quốc hội đã tạo điều kiện cho các đại biểu né tránh được những đề tài đang gây sốc trong công luận. Đặc biệt nhất là hai “scandal” hiện đang nóng như Hỏa Diệm Sơn: “Scandal” về Lưu Bình Nhưỡng và vụ án tày đình về Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát. Trong khi các trang mạng xã hội và dư luận trong công chúng “sôi sùng sục”, thì các ông bà Nghị có đầy đủ lý do để “phú lỉnh” các đề tài này, vì nghị trình chất vấn chưa cho phép đề cập đến những vấn đề nóng đang nổi lên hiện nay. Tuy nhiên, những “slogan” quen thuộc vẫn được mạng xã hội dóng lên. Nhìn gương ông Lưu Bình Nhưỡng nhiều cử tri tự hỏi: “Đấu tranh rồi… ‘tránh đâu’?” hoặc “Một cán bộ cao cấp đại biểu quốc hội còn vậy thì dân đen sẽ ra sao?” (5)

luubinhnhuongconganthaibinh.jpeg

Ông Lưu Bình Nhưỡng. Hình: Ảnh chụp màn hình video 

Những bình luận ngắn sau đây đều trích dẫn từ nguồn YouTube nói trên đủ thấy lòng dân ngao ngán đến nhường nào khi thấy các nghị sỹ từng dám cất lên tiếng nói đại diện cho những bức xúc của họ đều bị vô hiệu hóa theo cách này hay cách khác. Bình luận viên có đuôi @tranminhty-ob2dd viết: “Cái sai của ông Nhưỡng là nói thẳng nói thật, động chạm nhiều người, và các vị có tật, đã uất hận trả thù ông. Chuyện này trình độ thấp cũng hiểu được”. Một nick name là @ChauNguyen-mw5nt nhận xét: “Mọi chuyện lùm xùm này không chỉ do do bộ công an, hay do tòa, viện… mà chủ yếu là do chế độ không kiểm soát được quyền lực”. Một nick name khác, @dungthai3224 thì chất vấn: “Lưu Bình Nhưỡng bị bắt hơn tuần nay rồi mà sao đài báo và các quan chức đều im như thóc vậy?”

Nhưng Quốc hội càng đìu hiu bao nhiêu thì mạng xã hội và đài báo đài quốc tế càng sôi sục bấy nhiêu. Một ngày sau khi ông Nhưỡng bị “bắt khẩn cấp”, RFA có ngay phóng sự dài, phản ánh tâm trạng của dân chúng. Khi không còn người của họ ở nghị trường, người dân phát biểu qua truyền thông quốc tế, dù không dám nêu tên vì lý do an ninh. Theo người này,“cứ mỗi lần chuẩn bị nhân sự của Đảng cho nhiệm kỳ mới là lại có những vụ án gây chấn động dư luận…” và giải thích trường hợp công an bắt nóng ông Nhưỡng là vì “ông đã va chạm quá nhiều đối với những lực lượng siêu quyền lực ở Việt Nam. Người ta muốn ông im lặng trước Đại hội 14” (6).

Như vậy, cái đích mà ĐCSVN hướng tới trong việc bắt Phó ban Dân nguyện không chỉ là để “bịt mồm” các đại biểu muốn chuyển tải “lòng dân” lên Quốc hội, mà Đảng còn nhắm tới một tương lai xa hơi hơn, đó là “dọn dẹp bãi đáp” cho chuyến bay “chia chác quyền lực”  trong nội bộ. Mặc dầu, việc chia chác này mãi tới 2026 mới xẩy ra. Đúng là “ý Đảng” thật “nhìn xa trông rộng”. Như một sự diễu cợt công khai, người dân so sánh “màn kịch” do chính quyền dựng lên với ông Nhưỡng không khác gì “trường hợp hai bao cao su đã qua sử dụng của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ năm nào…”  Mỉa mai thay nền tư pháp XHCN, hai cánh cổng lớn ở nhà từ đường của ông Nhưỡng hay hai bao cao su đã qua sử dụng trong nhà khách của TS. Vũ đều có thể được đảng dùng làm ‘tang vật” cho các  đại án!!!

Còn đối với vụ Vạn Thịnh Phát – “cơn động đất chính trị” rung chuyển cả xã hội Việt Nam lẫn hệ thống quyền lực trong nội bộ ĐCS – từ cách đây hơn một năm, nhà báo Trần Đông A đã  từng bình  luận trên VOA: “Đảng và Nhà nước đang sử dụng vụ Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho trò chơi ‘vương quyền’ của mình. Nếu vụ này không được xử lý rốt ráo, nhất là khi cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì đấy là sự bỡn cợt ‘nhà đốt lò vĩ đại’ Nguyễn Phú Trọng (7). Ngay cả một vài tờ báo mậu dịch cũng tìm cách “xé rào”, sử dụng ý kiến thảo luận từ các đại biểu hoặc các cuộc phỏng vấn tại hành lang Quốc hội để báo động cho công luận về bản chất các vụ án, chứ không chỉ dừng lại ở “những tảng băng vỡ trên bề mặt”(8).

Tóm lại, ĐCSVN muốn thông qua các công cụ của mình là Công an và các cơ quan Tư pháp để bằng mọi giá phải “tảo thanh” cho được đội ngũ phản biện “chối tai” tại nghị trường, bất chấp sự công phẫn của xã hội. Bời vì, não trạng hiện nay của lãnh đạo ĐCSVN là, càng có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ và phương Tây, thì cảng phải tăng cường bắt bớ và đàn áp, đến mức “xóa sổ” được xã hội dân sự cũng như những tiếng nói “trung ngôn” ngay trong nội bộ đảng, ra khỏi sinh hoạt chính trị của đất nước. Tuy nhiên, những đợt sóng Hỏa Diệm Sơn trong lòng chế độ khó có thể dập tắt bằng bạo lực và trấn áp. “Bão ngày mai là gió nổi hôm nay…” Giờ là lúc đảng nên học lại câu thơ này của Tố Hữu!

————————————

THAM KHẢO:

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/why-is-luu-binh-nhuong-arrested-11152023083421.html

(2) https://thanhnien.vn/nu-trung-ta-ksor-hbo-khap-pho-gd-cong-an-tinh-gia-lai-phu-nu-can-coi-troi-chinh-minh-1851512369.htm

(3) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tu-nay-den-het-2023-se-dua-ra-xet-xu-so-tham-4-vu-an-trong-diem-119231122162727724.htm

(4) https://tuoitre.vn/4-nhom-linh-vuc-nao-se-duoc-quoc-hoi-chat-van-tai-ky-hop-thu-6-20231030203720455.htm

(5) https://www.youtube.com/watch?v=FZme2HmkkUI

(6) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-surrounding-the-arrest-of-luu-binh-nhuong-11162023102800.html

(7) https://www.voatiengviet.com/a/van-thinh-phat-sup-do-tu-loan-cao-cao-den-thuyet-am-muu/6788348.html

(8) https://thanhnien.vn/vu-van-thinh-phat-co-the-chi-la-be-noi-cua-tang-bang-bi-vo-185231121111049744.htm 


Overlay7

Thời sự Thứ Hai 08 tháng 4 năm 2024: *Trung Quốc đe dọa việc làm tại Hoa Kỳ *Nhật Bản Hoa Ky hợp tác quân sự *Nga Trung Quốc hợp tác về Ukraina *Israel ”chuẩn bị” tấn công Rafah *Myanmar ‘đang suy yếu’ *Quốc hội Mỹ tái họp *Mêxicô và Ecuador

Thời sự Thứ Sáu 01/12/2023: *Philippines xây trạm tuần duyên trên đảo Thị Tứ. *TQ cần ‘cẩn thận’ thống trị đất hiếm. Cựu BT Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates: Quan Hệ Quân Sự Với TQ Đài Loan khuyến cáo người già, trẻ em dịch viêm phổi tại TQ. *Indonesia tăng 20% ngân sách quốc phòng 2024. *Chủ tịch 2 công ty Tập đoàn Zhongzhi TQ mất liên lạc

Friday, December 1st, 2023

Võ Thái Hà tổng hợp


Philippines xây trạm tuần duyên mới trên đảo Thị Tứ ở Biển Đông 

01/12/2023 – Reuters 

Đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát (ảnh tư liệu, tháng 4/2017).

Đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát (ảnh tư liệu, tháng 4/2017). 

(more…)