…Continue Reading
Kết quả bầu cử Hoa Kỳ 2024 (Ngày 20/11/2024): Trump thắng tổng thống kỳ hai – Cộng Hòa kiểm soát Thượng Viện – Hạ viện kiểm soát Hạ Viện (chưa có kết quả cuối cùng, Cộng Hòa đang dẫn trước) – Tối Cao Pháp Viện: Bảo thủ 6, cấp tiến 3.
Tin tức cứu trợ bão Helene và Milton- Thông báo cứu trợ đợt 2 tại Sarasota, Florida
Xem phóng sự của Vũ Nhân:
Overlay7
Tết Trung Thu 2024 tại Pomona, California
Thông báo cứu trợ bão Helene và Milton
Đính chính: Đợt 2: Một tuần sau (thay vì hai tuần)
Cập nhật bão tại Florida: Bão Milton mạnh lên thành cấp 5 – Florida bắt đầu di tản – AP
Theo Associated Press Cập nhật 1:57 PM EDT, ngày 7 tháng 10 năm 2024
https://interactives.ap.org/hurricane-tracker/?lat=28&lon=-81&zoom=5&apnews=true
36 giây trước khu vực sơ tán
…Continue ReadingBiểu tình chống sự hiện diện Của Tô Lâm Tại Liên Hiệp Quốc Tại New York Ngày 23-9-2024
Phỏng Vấn Đặc Biệt: Bác Sĩ Trần Quốc Hưng và Luật Sư Linh Nguyễn tại New York
Thông báo 2: Chi tiết địa điểm biểu tình chống CS Tô Lâm tại New York 22 và 23 tháng 9, 2024
Thư Gửi Các Tổ Chức Thế Giới Về Tô Lâm
Ngày 16 tháng 9 năm 2024
Thưa các bạn,
Năm nay, các nhà lãnh đạo thế giới và nguyên thủ quốc gia họp tại Thành phố New York để khai mạc phiên họp mới của cuộc họp đa phương lớn nhất thế giới – Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sẽ diễn ra từ ngày 10 đến ngày 24 tháng 9.
Trọng tâm của phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ là Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai. Được đề xuất trong Chương Trình Nghị Sự Chung của Chúng Ta năm 2021, Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai dự kiến sẽ phác thảo lộ trình cải cách Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là về phương án thực hiện các thỏa thuận và mục tiêu quốc tế hiện có một cách hiệu quả hơn, cụ thể là các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam sẽ tham gia và cử đại biểu đến cho Những Ngày Hành Động và Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai.
…Continue ReadingTuyên cáo nhân dịp Tô Lâm đến dự Đại Hội Đồng LHQ tại New York
Thông báo: Biểu tình chống Tô Lâm tại New York
Quyết Nghị Đại Hội Khoáng Đại 2024 CĐNVQG- LBHK
Thông cáo báo chí về Đại Hội Khoáng Đại 2024 CĐNVQG- LBHK
Mẫu Sơ lược tiểu sử Ứng cử viên
Những điểm chính trong đêm cuối cùng của Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa
Bởi Gram Slattery và Nathan Layne
Ngày 19 tháng 7 năm 2024 5:53 AM EDT
I could stop wars with a telephone call.
…Continue ReadingTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Việt Nam qua đời ở tuổi 80
Chính trị Việt Nam© Được cung cấp bởi Associated Press
…Continue ReadingFBI điều tra hung thủ: kẻ nổ súng là một thanh niên 20 tuổi – Vụ Xả súng tại một cuộc mít tinh của Trump ở Pennsylvania: Bản đồ và hình ảnh
Bởi Leanne Abraham , June Kim , Elena Shao , Julie Walton Shaver , Anjali Singhvi , Christiaan Triebert và Karen Yourish Ngày 13 tháng 7 năm 2024
…Continue ReadingCập nhật vụ ám sát TT Trump: Trump cho biết ông bị bắn vào tai trong cuộc biểu tình; một người tham dự và tay súng đã tử vong AP
Âm mưu ám sát cựu TT Trump: Nguồn tin của AP cho biết vụ nổ súng tại cuộc mít tinh của Trump đang được điều tra như một vụ ám sát
Donald Trump đã bị kéo ra khỏi sân khấu tại một cuộc mít tinh ở Butler, Pennsylvania sau khi tiếng súng nổ vang lên giữa đám đông. Ông nhanh chóng ẩn mình sau bục phát biểu khi các đặc vụ từ đội bảo vệ của ông chạy lên sân khấu và tiếng la hét vang lên từ đám đông.Hình ảnh20BỞI
JILL COLVIN , JULIE CARR SMYTH , COLLEEN LONG , ERIC TUCKER , MICHAEL BALSAMO VÀ MICHELLE L. PRICE Cập nhật 8:57 PM EDT, ngày 13 tháng 7 năm 2024Chia sẻ
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 08 tháng 4 năm 2024: *Trung Quốc đe dọa việc làm tại Hoa Kỳ *Nhật Bản Hoa Ky hợp tác quân sự *Nga Trung Quốc hợp tác về Ukraina *Israel ”chuẩn bị” tấn công Rafah *Myanmar ‘đang suy yếu’ *Quốc hội Mỹ tái họp *Mêxicô và Ecuador
Võ Thái Hà tổng hợp
Washington không để Trung Quốc đe dọa việc làm và ngành công nghiệp Hoa Kỳ
Thanh Hà /RFI – 08/4/2024
Trong ngày cuối cùng chuyến công tác 5 ngày tại Trung Quốc, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen hôm nay 08/04/2024 cho biết « không loại trừ khả năng áp thuế » hàng hóa Trung Quốc. Washington không để tái diễn nguy cơ chính sách trợ giá của Bắc Kinh tạo cạnh tranh bất bình đẳng, « hủy hoại 2 triệu việc làm của người Mỹ » như trong quá khứ.
Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 08/04/2024. REUTERS – Florence Lo
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Tư 27 tháng 3 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Lam Research bác tin họ thương lượng việc chi 2 tỷ USD, mở nhà máy ở Việt Nam
27/3/2024 – VOA Tiếng Việt
Phó Chủ tịch Lam Research, Karthik Rammohan, gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ở Hà Nội, 20/3/2024 (Photo: Chinhphu.gov.vn)
…Continue ReadingGiới hoạt động gốc Việt tham gia các diễn dàn bên lề Thượng đỉnh Dân chủ Thế giới
21/3/2024
“Có mặt tại Seoul, bác sĩ nha khoa Elise Phạm ở Na Uy, thuộc Ban điều hành Liên minh vì Dân Chủ cho Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng chỉ đạo của Liên minh Dân chủ Toàn cầu, chia sẻ ý kiến với VOA về sự kiện này:
“Cao trào đấu tranh dân chủ trên toàn thế giới đang ở tầm cao, điển hình là khi chúng tôi dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Nam Hàn, đã cho thấy phong trào đấu tranh cho dân chủ trên thế giới đang diễn ra rất sôi nổi và mãnh liệt. Trong khi đó, chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn còn độc tài, toàn trị, họ vẫn bắt bớ và trấn áp những tiếng nói đấu tranh cho dân chủ”.
…Continue ReadingThời sự ngày Thứ năm 21 tháng 3 năm 2024: *Chiến sự Ukraine *Intel nhận 19,5 tỷ USD chế tạo chip *TQ yêu cầu Mỹ không chọn phe *Kamala Harris và 2024 *Vận động viên Nga và Belarus tại Olympic
Võ Thái Hà tổng hợp
Nga mở cuộc tấn công tên lửa lớn nhất trong nhiều tuần vào Kyiv
21/3/2024
Lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường sau cuộc tấn công của Nga ở Kyiv, Ukraine, vào ngày 21/3/2024.
…Continue ReadingThời sự thứ Tư 20/3/2024: *Bất đồng giữa Mỹ-Israel về Gaza *Đài Loan và các căn cứ TQ gần Ba Bình *Úc và TQ *Quốc hội Mỹ và UNRWA *Đức viện trợ cho Ukraine *Evergrande bị phạt *Copilot và GPT-4 Turbo *Melania Trump và bầu cử 2024
Võ Thái Hà tổng hợp
Bất đồng giữa Mỹ-Israel về cuộc chiến Gaza
https://vietquoc.org/ 19/3/2024
Bất đồng giữa Mỹ-Israel về tấn công Rafah, Gaza
Vào cuối tuần trước, truyền thông Hoa Kỳ đã cho biết có sự bất đồng giữa Tổng Thống Mỹ Biden và Thủ tướng Israel Netanyahu về các lằn ranh đỏ ở Gaza qua lời phát biểu của Thượng Nghị Sỹ Chuck Schumer – đã tạo ra một cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Israel. Có nhiều người đặt đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể hạn chế viện trợ quân sự nếu Israel tấn công vùng Rafah (địa điểm có cửa khẩu duy nhất Rafah nằm giữa Ai Cập và Gaza) Trong bản Tin nóng: Chiến tranh Israel-Hamas (1) trên website https://vietquoc.org có đoạn đã viết: Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan khuyên nhủ có tính cách khẳng định rằng: “Israel không nên có chiến dịch quân sự lớn ở Rafah nếu không có một kế hoạch rõ ràng và khả thi để bảo vệ cái chết cho dân thường bằng cách đưa người dân đến nơi an toàn và cung cấp thức ăn, quần áo và chỗ ở cho họ”. Lời khuyên nhủ này chính là lằn ranh đỏ của Mỹ mà Joe Biden muốn…
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Ba 19 tháng 3 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá da trơn Việt Nam
RFA 19/3/2024
Cá da trơn được bày bán ở một ngôi chợ ở Hà Nội vào năm 2003
AFP
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 19/3/2024: *Mỹ cam kết bảo vệ Philippines, TQ tức giận *EU trừng phạt Hamas và Israel *Bắc Hàn bắn tên lửa đạn đạo khi Ô. Blinken đến Seoul *Anh nói Vũ khí laser chỉ mất 13 USD mỗi lần bắn *Các công ty lớn Hàn Quốc đang rời khỏi TQ *Viện Ludwig: Thất nghiệp thực sự ở Hoa Kỳ là 23% *Nhật chấm dứt chính sách lãi suất âm
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ khẳng định cam kết bảo vệ Philippines, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ
Anh Vũ /RFI
19/3/2024
Trong chuyến thăm Philippines, ngày hôm nay 19/03/2024, ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, đã khẳng định Washington cam kết chắc chắn bảo vệ Philippines trong trường hợp xảy ra xung đột trên Biển Đông. Ngay lập tức, Trung Quốc tuyên bố Hoa Kỳ không có bất kỳ lý do chính đáng nào can dự vào vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (T) trước cuộc hợp với tổng thống Ferdinand Marcos Jr., tại Điện Malacanang, Manila, Philippines, ngày 19/03/2024. AP – Evelyn Hockstein
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 18 tháng 3 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Meta, Boeing, GE Vernova tham gia phái đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam tuần này
18/03/2024 – Reuters
Logo ứng dụng Instagram và của công ty Meta. Meta sẽ tham gia cùng các doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing, GE Vernova, UL Solutions, Chubb, Roblox, AES… đến Việt Nam tuần này.
Một phái đoàn doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, bao gồm Meta, Boeing và công ty năng lượng gió GE Vernova, sẽ đến Việt Nam trong tuần này trong một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đến quốc gia Đông Nam Á sau khi Washington nâng cấp quan hệ vào năm ngoái.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 15 tháng 3 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Nguyễn Chương – Ngày15/03/2024 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng lần thứ 1981
(Nhằm ngày 6 tháng Hai âm lịch năm 2024, cách đây 1981 năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết: 6 tháng Hai âm lịch, năm 43)
1/ Hôm 8 tháng Ba (ở nước Việt Nam đời nay gọi là mừng ngày Quốc tế phụ nữ), tôi cảm thấy nặng lòng. Chuyện gì nên nỗi? Rảo trên mạng, trên Facebook, tôi thấy những dòng viết như sau: “Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng nổi lên khởi nghĩa: 8 tháng 3 năm 40”!
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 15/3/2024: *Thêm 5 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraina *Châu Âu thông qua dự luật về AI *Bầu cử tổng thống Nga bắt đầu *Người Mỹ không hài lòng dù kinh tế tăng trưởng tốt *Nhiều công ty sẽ ‘mệt’ với quy định mới về sử dụng A.I.
Võ Thái Hà tổng hợp
Liên Âu : Thêm 5 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraina
Thanh Hà /RFI – 15/3/2024
Sau nhiều tháng đàm phán, cuối cùng 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 13/03/2024, đạt thỏa thuận viện trợ quân sự thêm 5 tỷ euro cho Ukraina trong năm 2024. Khoản tiền này nhằm giúp Kiev trang bị vũ khí và đạn dược để chiến đấu chống quân Nga. Cụ thể, 5 tỷ được dùng để trực tiếp thanh toán cho các thành viên Liên Âu đã cung cấp vũ khí đạn dược cho Ukraina.
Hình minh họa: Binh sĩ Ukraina đang luyện tập chiến đấu tại một địa điểm phía bắc Ukraina, ngày 13/11/2023. AP – Efrem Lukatsky
…Continue ReadingThông báo 04: Triển hạn nộp đơn ứng cử CĐNVQG Tampa Bay
Tâm Thư Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 2024
Thời sự Thứ Năm 14/3/2024: *Mỹ muốn đầu tư chất bán dẫn ở Thái Lan *Làn sóng lo sợ TikTok: *TT Biden trình ngân sách quốc phòng 2025 cao nhất lịch sử *Mạng lưới buôn lậu biên giới nam Hoa Kỳ “có liên hệ với IS” *ĐCS TQ đã hoàn toàn mất lòng dân *Đài Loan & Trung Quốc cùng nhau cứu con thuyền bị lật
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ muốn đầu tư sản xuất chất bán dẫn ở Thái Lan
13/3/2024 – Reuters
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đang có chuyến công du đến các nước đông nam Á
…Continue ReadingTuyên Cáo chung (video)
Kết quả Xuân Giáp Thìn của CĐNVQG Trung Tâm Florida
Bấm vào link để xem:
https://cdnvqglbhk.org/wp-content/uploads/2024/03/Tet-Summary-Xuan-Xay-Dung-2024.pdf
Overlay7
BẢN TIN CỘNG ĐỒNG NVQG PHILADELPHIA VÀ PHỤ CẬN
Ghi nhanh của Phương Nam
Một cuộc họp HỘI ĐỒNG ĐẠI BIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA PHILADELPHIA VÀ PHỤ CẬN tại Hội quán chùa Bồ Đề Lúc 10;00 AM thứ bảy ngày 9 tháng 3 năm 2024 do ông Vũ Trực chủ Tịch HĐĐB triệu tập, tham dự gồm có đại biểu các Hội Đoàn, Đoàn Thể đê bàn thảo việc tổ chức lễ tưởng niệm Quốc Hận 30/4/2024.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ tư 13 tháng 3 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Việt Nam phê duyệt công ước về công đoàn độc lập vào tháng 10 để tránh rắc rối với EU?
13/3/2024
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 13/3/2024: *Đức và Philippines cam kết bảo vệ luật pháp quốc tế *Hạ viện Mỹ bỏ phiếu về số phận của TikTok *Châu Á – Thái Bình Dương nhập vũ khí nhất thế giới *Lệnh tiêu hủy tài liệu COVID của ĐCSTQ *Điều tra về trí nhớ của Tổng thống Biden
Võ Thái Hà tổng hợp
Biển Đông: Đức và Philippines tái khẳng định cam kết bảo vệ luật pháp quốc tế
Trọng Thành /RFI – 13/3/2024
Căng thẳng dâng cao trong tuần qua tại Biển Đông với vụ va chạm giữa Hải cảnh Trung Quốc và Tuần duyên Philippines, khiến nhiều thủy thủ Philippines bị thương. Cơ quan truyền thông của phủ tổng thống Philippines cho biết hôm qua, 12/03/2024, trong cuộc họp báo chung tại Berlin, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tái khẳng định cam kết ‘‘thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật pháp’’.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 08 tháng 3 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Báo Mỹ: Việt Nam đang xạo với bạn bè quốc tế
08/3/2024
(VNTB) – Lãnh đạo Việt Nam không muốn có sự thay đổi về chính trị dưới chế độ độc tài
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 08/3/2024: *’Đại ly hôn’ giữa TQ và kinh tế thị trường *Quỹ đầu tự TQ tăng đổ ra nước ngoài
Võ Thái Hà tổng hợp
Cuộc “đại ly hôn” giữa Trung Quốc và nền kinh tế thị trường
Minh Anh /RFI – 08/3/2024
Tăng trưởng kinh tế được dự phóng ở mức 5%. Không có kế hoạch phục hồi lớn nào trong chương trình nghị sự. Những điều này đã khiến chỉ số chứng khoán Trung Quốc CSI 300 mất giá đến 11% Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc ông Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát về mặt tư tưởng đã thật sự gây hoảng sợ các nhà đầu tư.
Ảnh minh họa : Tiền xu và tiền giấy nhân dân tệ của Trung Quốc. REUTERS – FLORENCE LO
…Continue ReadingThời sự ngày Thứ Tư 06/3/2024: *Mỹ yêu cầu TQ chấm dứt ‘‘khiêu khích’’ Tuần duyên Philippines *Mỹ-Philippines tập trận đối diện với Biển Đông, Đài Loan *Chi tiêu quân sự TQ vượt mức tăng trưởng kinh tế *Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Philippines:
Võ Thái Hà tổng hợp
Biển Đông: Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ‘‘khiêu khích’’ Tuần duyên Philippines
Trọng Thành /RFI – 06/3/2024
Hôm qua, 05/03/2024, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra thông cáo lên án ‘‘hành động khiêu khích’’ của Trung Quốc nhắm vào hoạt động hàng hải hợp pháp của Philippines tại Biển Đông. Thông cáo được đưa ra ngay sau vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc va chạm với tàu Tuần duyên Philippines đang tiếp tế cho đơn vị đồn trú tại Bãi Cỏ Mây, quần đảo Trường Sa, khiến 4 người bị thương. Về phần mình, Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng Philippines làm ‘‘con bài’’ gây bất ổn ở Biển Đông.
Tàu của Tuần duyên Philippines bị tàu Hải cảnh Trung Quốc ngăn chặn khi làm nhiệm vụ tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, quần đảo Trường Sa, Biển Đông, ngày 05/03/2024. REUTERS – Adrian Portugal
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 04/3/2024: *Philippine và Úc lên án TQ ở Biển Đông *Trung Quốc: Vỡ đập ở Thanh Hải *Tòa án tối cao phán quyết các tiểu bang không được loại Trump khỏi phiếu bầu
Võ Thái Hà tổng hợp
Philippines và Úc lên án những hành động gây bất ổn ở Biển Đông
Minh Anh /RFI – 04/3/2024
Hôm nay, 04/03/2024, lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Úc có cuộc họp cấp cao tại thành phố Melbourne của Úc. Bên lề cuộc họp, ngoại trưởng Philippines hối thúc Trung Quốc ngừng « sách nhiễu » Philippines ở Biển Đông.
…Continue ReadingThời sự ngày Thứ sáu 01 tháng 3 năm 2024: *Putin dọa chiến tranh hạt nhân *Úc: ‘Không có chỗ’ cho Trung Quốc giữ trật tự tại Thái Bình Dương *Mỹ điều tra xe ô tô TQ vì lo ngại an ninh *Israel tố cáo Nga đứng về phía ‘thế lực gây bất ổn’ *Tang Lễ của Navalny…
Võ Thái Hà tổng hợp
Putin dọa chiến tranh hạt nhân: Mỹ, Pháp lên án phát biểu ‘‘vô trách nhiệm’’
Trọng Thành /RFI 01/3/2024
Hoa Kỳ và Pháp đã lên án các lời lẽ đe dọa chiến tranh hạt nhân mà tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm qua, 29/02/2024, trong thông điệp Liên bang thường niên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong Thông điệp Liên bang, tại Matxcơva, Nga, ngày 29/02/2024. AP – Alexander Zemlianichenko
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Ba 27/02/2024: *Việt Nam cải cách công đoàn, các công ty lo lắng *Điện gió Hải Anh hợp đồng với TQ *Ngôn ngữ học bận ngủ ở Việt Nam? *Phi cơ dân sự do TQ chế tạo trình diễn tại Việt Nam *Giá lúa giảm mạnh sau Tết
Quê Hương tổng hợp
Việt Nam lên kế hoạch cải cách công đoàn, công ty nước ngoài lo lắng
Nguồn hình ảnh, Reuters
…Continue ReadingThượng viện Florida thông qua Dự luật dạy học sinh từ mẫu giáo về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản
Tường trình của DS Nguyễn Minh Ngọc, CT CĐNVQG Florida
…Continue ReadingHiến Chương CĐNVGLBHK
Hiến Chương 2023 (tu chính)
Chuyện Việt Nam Thứ hai 26/02/2024: *5.000 container vô chủ tại hải cảng *200 học viên nghiện trốn khỏi trung tâm Sóc Trăng *Người H’mong chỉ đòi tự do tôn giáo *Hủy hoại rừng ở Việt Nam *Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động *Việt Nam nhẹ nhàng – Philippines cứng rắn…
Quê Hương tổng hợp
Việt Nam hiện có gần 5.000 container vô chủ tại cảng biển
RFA – 26/02/2024
MInh họa: Hình ảnh hoạt động tại cảng Hải Phòng.
AFP
Lượng hàng hóa tồn ở cảng biển gần 5.000 container và cả trăm tấn tại các kho hàng sân bay.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) công bố số liệu vừa nêu và truyền thông Nhà nước loan ngày 26/2.
Cụ thể tại Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1, tính đến tháng 1/2024 số lượng hàn tồn quá 30 ngày và 60 ngày là hơn 1.200 container; tại Chị Cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, số lượng hàng hóa tồn đọng được báo cáo gần 68 tấn thuộc 134 dòng hàng, tăng gấp hơn hai lần so với tháng 1/2023.
Số lượng hàng tồn quá 90 ngày tại các cảng biển tính đến tháng 1/2024 là hơn 4.800 container, hàng tồn tại cửa khẩu đường hàng không gần 470.000 tấn thuộc hơn 2.000 dòng hàng; riêng tại Chi Cục Hải quan Cửa Khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là trên 467 tấn thuộc 1.700 dòng hàng…
Tổng Công ty Tân Cảng sài Gòn cho biết có hàng nghìn container chứa phế liệu. Số này chiếm dụng diện tích rất lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng.
Tình trạng tồn đọng các container còn dẫn đến thiếu container rỗng, buộc các hãng tàu tăng giá cước vận chuyển…
Gần 200 học viên cai nghiện trốn khỏi trung tâm ở Sóc Trăng
RFA
26/02/2024
Một số học viên cai nghiện bỏ trốn được đưa trở lại cơ sở ngày 25/2.
Báo Công an Nhân dân
Gần 200 học viên cai nghiện ma túy tại cơ sở ở Sóc Trăng vào ngày 24/2 phá khóa, phá cổng chính để trốn khỏi nơi này.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 25/2 dẫn xác minh của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Sóc Trăng, ông Võ Thanh Quang về vụ trốn trại tập thể mới nhất như vừa nêu.
Theo lời ông Võ Thanh Quang, cơ sở cai nghiện báo cáo rằng vào trưa ngày 24/2, một số học viên lợi dụng mâu thuẫn giữa những học viên khác đã kích động việc gây náo loạn, đập phá và đến 18 giờ chiều ùa ra cổng, khống chế bảo vệ và phá khóa cổng tràn ra ngoài. Nguyên nhân cụ thể được cho biết là một số học viên nghi ngờ học viên khác báo cho cán bộ quản lý về việc dùng ma túy trong phòng.
Công an được điều động đến nhưng bị những học viên chống trả khiến ba công an bị thương.
Tin nói đến sáng ngày 26/2, 94 học viên trốn được ra ngoài bị đưa lại cơ sở. Công an và gia đình của chừng 100 người đang tìm kiếm số còn lại.
Đây là vụ học viên tai cơ sở tỉnh Sóc Trăng bỏ trốn mới nhất; vài năm trước đây hằng trăm học viên tại cơ sở này cũng đã phá trại trốn ra ngoài. Tại cơ sở này có hơn 460 học viên đang được cai nghiện.
Tại một số địa phương khác cũng xảy ra tình trạng tương tự; đơn cử ở Tiền Giang vào năm 2018, chừng 200 học viên cai nghiện cũng trốn ra ngoài. Trước đó một năm, 100 học biên tại cơ sở ở Long An bỏ trốn do không được cho về nhà ăn Tết năm đó.
Bộ LĐ-TB &XH Việt Nam thừa nhận cơ sơ vật chất của hơn phân nửa những trung tâm cai nghiện tại Việt Nam thiếu thốn trang thiết bị và không đáp ứng được yêu cầu.
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện có hơn 30.000 người nghiện ma túy đang tham gia cai nghiện bắt buộc tại những trung tâm của Nhà nước.
Người H’mong đòi tự do tôn giáo chứ không “thành lập nhà nước riêng” như Nhà nước vu cáo
RFA – 26/02/2024
Phụ nữ H’mong chơi với trẻ nhỏ ở chợ phiên ở Lào Cai hôm 5/4/2015 (minh họa)
AFP
Công an tỉnh Điện Biên nói rằng các nhóm tôn giáo của người H’mong muốn ly khai và thành lập vương quốc riêng ở khu vực miền núi phía Bắc, tuy nhiên một số người hoạt động nhân quyền phản bác luận điệu này.
Trong bài viết “Không để tái diễn âm mưu thành lập ‘Nhà nước riêng’ ở Điện Biên” ngày 26/2, báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) viết rằng Công an tỉnh Điện Biên đã làm tan rã ba tổ chức phản động tuyên truyền thành lập “Nhà nước riêng” của người H’mong, bắt giữ 107 người đứng đầu; tuyên truyền vận động, cảm hóa 683 đối tượng…
Dẫn thông tin từ công an, VOV viết rằng trong những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, tổ chức người H’mong lưu vong đã kích động tư tưởng ly khai tự trị dựa vào tuyên truyền dối trá, những lời hứa hão huyền về “Vua Mông.”
Báo còn viết “…các đối tượng dàn dựng kịch bản ‘đón Vua’ một cách rất huyễn hoặc. Chúng tuyên truyền người Mông cứ đến quả núi ở bản Huổi Khon, nếu thấy đám mây từ trên trời sà vào ai thì người đó được chọn làm ‘Vua’. Người Mông đi theo ‘Vua’ thì không cần làm mà vẫn có rượu thịt ăn.”
Tuy nhiên, một người H’mong ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cho biết thông tin trên của chính quyền đưa ra là hoàn toàn bịa đặt.
Ông Giàng A Chín mới phải chạy sang Thái Lan khoảng hai tháng nay để tìm kiếm quy chế tị nạn. Sở dĩ ông và một số thành viên trong gia đình phải bỏ nước ra đi vì có nguy cơ bị công an bắt giữ sau khi ông thu thập thông tin và viết báo cáo về đàn áp tự do tôn giáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 26/2:
“Vấn đề chính của người H’mong thứ nhất là quyền tự do tôn giáo, thứ hai là đất đai của người H’mong bị thu hồi. Dân tộc H’mong đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi, người H’mong đoàn kết đứng lên đòi đất. Về sau Nhà nước kết tội cho người H’mong là có ý định thành lập vương quốc H’mong và cộng sản Việt Nam bắt đầu đàn áp người H’mong.”
Tuy VOV không nêu tên ba tổ chức bị coi là “phản động” nhưng trong nhiều năm qua, truyền thông nhà nước thường đưa tin về các hoạt động của các cơ quan chức năng ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong việc triệt phá các nhóm tôn giáo như Hội Thánh Giê Sùa và Hội Thánh Chúa Thương Chúng Ta (chính quyền thường gọi là tà đạo Bà Cô Dợ).
Ông Chín thường thu thập thông tin về các vụ đàn áp tự do tôn giáo rồi gửi cho tổ chức Liên minh Nhân quyền người H’mong (Hmong Human Rights Coalition), do một số cá nhân người H’mong đang xin tị nạn ở Thái Lan lập ra. Ông cho biết “Bà Cô Dợ” là nhóm tôn giáo bị đàn áp khốc liệt nhất ở khu vực.
Trong một bài viết hồi năm 2022, RFA đưa tin về việc Công an huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đàn áp và sách nhiễu tín đồ của nhóm đạo “Bà Cô Dợ.” Chính quyền địa phương buộc tín đồ phải bỏ đạo, nếu không sẽ hứng chịu nhiều hậu quả như bị cấm không được đi trên đường thôn, cấm sử dụng nguồn nước…
Hàng trăm tín đồ theo đạo này ở nhiều tỉnh bị buộc phải bỏ đạo, theo báo cáo của một số nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo.
Bà Cô Dợ là một nhóm tôn giáo theo Kito giáo, được sáng lập bởi bà Vừ Thị Dợ (tiếng Hmong: Nkauj Ntxawm), người H’mong gốc Lào và hiện đang sinh sống ở Wisconsin (Hoa Kỳ). Chính quyền Việt Nam gọi là tà giáo và quyết tâm triệt phá.
Trong email gửi RFA một năm trước, bà Dợ (tên tiếng anh: Klao Jer Vue) cho biết báo chí nhà nước Việt Nam đưa thông tin sai sự thật về nhóm đạo này, khẳng định họ hoàn toàn hoạt động về tôn giáo và không có ý định hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam.
Ông Giàng A Chín, sinh năm 1994, cho biết mặc dù gia đình ông theo Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc, một tổ chức tôn giáo được Chính phủ Việt Nam cho phép hoạt động nhưng vẫn bị truy bức trong những năm đầu của thập niên 1990.
Bản thân ông, để được đi học trường cấp 3, cũng như Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc ở tỉnh Hoà Bình, ông Chín cũng phải làm theo yêu cầu của công an phải khai “không tôn giáo” khi làm giấy Chứng minh Nhân dân.
Bài viết của VOV cho rằng, bên cạnh việc xử lý nhóm đối tượng cầm đầu, các cấp chính quyền và lực lượng chức năng cũng có những biện pháp hỗ trợ người dân, đặc biệt là người dân tộc để họ ổn định cuộc sống, tập trung làm ăn phát triển kinh tế như hỗ trợ cây giống, con giống, hỗ trợ làm nhà cho các trường hợp bị lầm lỡ trở về địa phương để trở thành công dân tốt…
Tuy nhiên, ông Chín cho biết chính quyền địa phương chỉ trợ giúp các gia đình ký vào cam kết bỏ đạo. Gia đình ông không nhận được trợ giúp gì vì không ký giấy bỏ đạo. Tuy nhiên, việc trợ giúp kinh tế không hoàn toàn đúng như ông Minh nói.
“Những gia đình viết cam kết không theo bất cứ tôn giáo nào thì Nhà nước cũng cung cấp một ít tiền để mua trâu bò ngựa. Họ cho vay chứ họ không cho không, khi nào mình làm có tiền thì phải trả lại Nhà nước.”
Hủy hoại rừng – Báo chí đừng chỉ đưa tin
Châu Nam Việt – 26/02/2024
(VNTB) – Báo chí phải đóng vai trò hàng đầu trong việc vạch rõ nguyên nhân của tình trạng chặt phá rừng và phân tích một cách thẳng thắn và minh bạch.
Đầu năm nay, tại vùng biên giới xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai, hơn 30 người dân trong đêm 30 Tết đã đưa nhiều xe công nông vào rừng và đốn hạ 181 cây loại lớn, chiếm gần 26 m3 gỗ. Nếu tìm kiếm trên mặt báo, sẽ thấy rất nhiều những tin tức tương tự ở Lâm Đồng, Bảo Lộc, Tây Nguyên, Lạc Dương…
Cùng với những thông tin phá rừng trên mặt báo, đó là những bình luận như “Vì sao tình trạng phá rừng không chặn được? Rừng còn chảy máu đến bao giờ? Trách nhiệm nêu gương, người đứng đầu ở đây là gì?”, “Có gì mới đâu, phá hàng chục năm nay rồi?”. Những bình luận này cho thấy sự bức xúc và chán nản của người dân trước tình trạng phá rừng vẫn diễn ra một cách không kiểm soát. Cùng với đó là sự bất lực trước sự quản lý yếu kém của Nhà nước.
Người dân bày tỏ sự lo ngại về việc tình trạng này không chỉ gây tổn thất lớn về tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái và cuộc sống của cộng đồng.
Sự bức xúc của người dân cũng phần nào là do việc tình trạng phá rừng đã tồn tại hàng chục năm mà chưa được giải quyết một cách triệt để. Việc đó cho thấy rằng các biện pháp và chính sách hiện tại vẫn chưa đủ mạnh mẽ và có hiệu quả để ngăn chặn và trừng phạt những người vi phạm.
Trong những phân tích về nguyên nhân không thể bảo vệ rừng, báo chí trong nước thường tập trung vào hai điểm lực lượng bảo vệ và ý thức người dân.
Thiếu lực lượng bảo vệ
Đây là một vấn đề quen thuộc và được nhắc đến nhiều trong các bài viết về bảo vệ rừng. Thiếu hụt nhân lực và tài nguyên vật chất khiến cho việc giám sát, tuần tra và xử lý các vi phạm về phá rừng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, tại sao lại thiếu nhân lực, tại sao nhân viên kiểm lâm không đủ kinh phí hoạt động khi ngân sách dành cho lực lượng công an cao hơn hẳn so với ngân sách dành cho giáo dục?
Ý thức người dân kém
Việc đổ tội cho ý thức người dân kém được dùng để biện minh và làm cho việc bảo vệ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi đề cập đến các dự án lấy đất của dân xây thủy điện cho các công ty sân sau, hay những dự án khiến đẩy người dân địa phương vào cảnh nghèo đói khiến họ buộc phải đi phá rừng, lấn đất thì lại không thấy nhắc tới. Báo chí bị kiểm duyệt thường không dám nhìn sâu hơn và đưa ra các giải pháp thực sự hiệu quả, không phải bởi họ không nhìn thấy cái lỗi của thể chế, mà vì sự kiểm duyệt mà “ai cũng biết là tại sao”.
Việc đưa ra giải pháp chống nạn chặt phá rừng và xây dựng lại rừng quốc gia là một nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự can đảm và quyết đoán từ các bên liên quan trong việc lắng nghe ý kiến các chuyên gia và nhìn thẳng vào giải pháp, bao gồm cả Nhà nước và các cơ quan quản lý môi trường. Trong quá trình này, vai trò của báo chí không thể phủ nhận, bởi báo chí có khả năng nêu bật những vấn đề quan trọng và đưa ra những phân tích sâu sắc và tới cùng về nguyên nhân và giải pháp.
Báo chí phải đóng vai trò hàng đầu trong việc vạch rõ nguyên nhân của tình trạng chặt phá rừng và phân tích một cách thẳng thắn và minh bạch. Báo chí không chỉ đặt câu hỏi tại sao vấn đề này không được chặn đứng mà còn phải đi sâu vào các nguyên nhân cụ thể, bao gồm cả yếu kém trong quản lý, tham nhũng, và thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
Câu hỏi về sự quyết tâm và mong muốn thực sự của chính phủ trong việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia là hoàn toàn chính đáng. Chỉ khi nhìn thẳng vào sự thật, hành động một cách dứt khoát và minh bạch, chính phủ mới có thể thực sự bảo vệ được rừng cũng như môi trường sống của cộng đồng.
Việt Nam vẫn nợ Quyền tự do hiệp hội của người lao động theo Công ước 87
Hoài Nguyễn – 26/02/2024
(VNTB) – Tính đến hiện tại thì quyền tự do hiệp hội theo Công nước 87 vẫn chưa được Việt Nam phê duyệt.
Việt Nam chần chờ phê duyệt Công ước 87
Công ước 87 được xem là Công ước nổi bật và mang tính nền tảng nhất trong số hơn 50 Điều ước, Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có liên quan đến quyền tự do hiệp hội. Tuy nhiên, khi đề cập đến quyền tự do hiệp hội theo các tiêu chuẩn của ILO, người ta còn đề cập đến Công ước 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Mặc dù có sự độc lập về nội dung, hai Công ước cơ bản này của ILO được xem là “cặp đôi” quan trọng trong việc thực thi quyền tự do hiệp hội.
Quyền tự do hiệp hội theo Công ước 87 gồm các nội dung chính sau: Công ước 87 ghi nhận quyền tự do thành lập và tham gia hiệp hội của người lao động. Cụ thể, người lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, có quyền được thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình mà không phải xin phép trước, với “điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó. Sự tự do lập hội còn được thể hiện ở việc các tổ chức của người lao động phải được hưởng.
Sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành vi can thiệp của bên kia hoặc của những phái viên hay thành viên của bên kia trong quá trình thành lập, hoạt động hoặc điều hành hoạt động của mình. Có nghĩa, theo Công ước, người lao động và người sử dụng lao động đều được thành lập tổ chức của mình, và không được can thiệp vào hoạt động của nhau. Tuy nhiên, người lao động là chủ thể có vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động, do đó, Điều 1 Công ước số 98 có quy định nhằm bảo vệ cho chủ thể này. Theo đó, người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử người lao động vì lý do họ tham gia thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn hợp pháp.
Đồng thời, người sử dụng lao động cũng không được chi phối hoặc hỗ trợ tổ chức của người lao động bằng tài chính hay những biện pháp khác, với ý đồ đặt các tổ chức đó dưới sự kiểm soát của người sừ dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động.
Luật hóa quyền tự do hiệp hội phù hợp Công ước 87
Quyền tự do thành lập và tham gia hiệp hội được thể hiện qua một số nguyên tắc như: Không phân biệt đối xử, không phải xin phép, được tự do lựa chọn tổ chức theo mong muốn của người lao động.
Như vậy theo ý nghĩa nội luật hóa cho thấy rất cần thiết việc Quốc hội phê chuẩn Luật về quyền lập hội mà mấy nhiệm kỳ trước đó của Chính phủ đã từng khởi động để thay thế Luật số 102/L.0 của Quốc hội, về quyền lập hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01-01-1957.
Một dự án Luật Về hội đã được dự kiến thông qua vào cuối năm 2016, song phút chót đa số ý kiến đại biểu đồng ý chưa thông qua. Đa số đại biểu cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo luật chưa thật phù hợp với thực tiễn của hoạt động hội trong những năm qua. Thậm chí, có quy định còn hạn chế hơn so với pháp luật hiện hành, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, nặng về yêu cầu quản lý Nhà nước. Và kể từ đó dự luật này vẫn chưa biết bao giờ sẽ tái khởi động.
Những nhiệm kỳ chờ đợi
“Chúng ta đã bắt tay chuẩn bị Luật về Hội từ 1986 khi cả nước bắt đầu tiến hành công cuộc “đổi mới” – Phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ tại Hội thảo “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật về Hội” do Viện Nghiên cứu Lập pháp phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tổ chức tại thành phố Vũng Tàu.
Còn theo ông Đặng Đình Luyến – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa 13, thì, “Một số nghị quyết, văn kiện của Đảng có liên quan đến tổ chức, hoạt động của các hội được ban hành từ lâu nhưng chưa được các cơ quan chức năng của Nhà nước thể chế hóa kịp thời, đầy đủ thành văn bản pháp luật để thực hiện, như Kết luận số 102-KL/TW ngày 22-9-2014 của Bộ Chính Trị về hội quần chúng; Nghị quyết số 39 – NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính Trị về tinh giản biên chế… Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả… Các cơ quan chức năng cần sớm thể chế hóa, ban hành văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các hội kiện toàn tổ chức, bộ máy và hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Việc xây dựng, ban hành Luật về hội quá chậm, từ những năm 2004 – 2005 Chính phủ đã tổ chức soạn thảo và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, do còn một số vấn đề ý kiến còn khác nhau nên Quốc hội giao cho Chính phủ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội và đến năm 2016 Chính phủ đã trình lại Quốc hội cho ý kiến một lần nữa, nhưng có một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau nên Quốc hội đã giao lại cho Chính phủ tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua, nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa trình lại Quốc hội. Đề nghị Bộ nội vụ và các bộ ngành có liên qua khẩn trương nghiên cứu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật về hội để sớm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua để làm cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các hội”.
Xem chừng ở năm cuối cùng nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, món nợ về “quyền lập hội” vẫn chưa thấy “điểm sáng” nào cho hứa hẹn trình ở Quốc hội trong năm Giáp Thìn 2024.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động để bảo dưỡng tổng thể
RFA 26/02/2024
Cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy lọc dầu Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi ngày 22 tháng 2 năm 2009.
AFP
Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bắt đầu dừng hoạt động từ ngày 15/3 đến 1/5 để bảo dưỡng tổng thể theo định kỳ.
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được truyền thông Nhà nước dẫn thông báo như vừa nêu vào ngày 25/2.
Đây là lần bảo dưỡng tổng thể (BDTT) lần thứ năm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tổng Giám đốc BSR, ông Bùi Ngọc Dương, cho biết khối lượng công việc BDTT lần này lớn hơn nhiều so với bốn đợt trước đây. Cụ thể số lượng công việc cần thực hiện với hơn 546 thiết bị cơ khí tĩnh, 977 thiết bị đường ống, 67 thiết bị cơ khí, 275 thiết bị điện, 3.195 thiết bị tự động hóa và 67 dự án cải tiến (MOC) và 7 dự án Tie-in.
BRS phân chia khối lượng công việc như vừa nêu thành 10 gói; trong đó BSR tự thực hiện bốn gói được cho quan trọng, có tình chuyên môn sâu liên quan thiết bị điện, thiết bị quay, tự động hóa, tháo lắp van; sáu gói còn lại thuê nhà thầu thực hiện liên quan đến thiết bị cơ khí tĩnh và đường ống.
BRS huy động hơn 135 chuyên gia trong và ngoài nước tham gia công tác BDTT gồm nhà sản xuất, nhà bản quyền & tư vấn thiết kế, kiểm tra & tư vấn độc lập, giám sát bảo dưỡng.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng vào năm 2005 tại Quảng Ngãi, bắt đầu sản xuất vào năm 2009, khánh thành vào năm 2011, do nhà nước Việt Nam làm chủ. Phần công nghệ của nhà máy này do các công ty Pháp, Nhật Bản, Malaysia, và Tây Ban Nha xây dựng.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa, có qui mô lớn hơn Dung Quất, và nhà nước Việt Nam chỉ sở hữu một phần, phần còn lại là của một công ty Kuwait và hai công ty Nhật Bản.
Việt Nam chừng mực – Philippines cứng rắn: Hai cách bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc ở Biển Đông
26/02/2024 – RFI
Việt Nam và Philippines muốn khôi phục niềm tin và giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra giữa hai nước khi thông qua hai bản ghi nhớ an ninh ký ngày 30/01/2024 về “ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông” và “hợp tác trên biển”. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, không nên coi sự kiện đó thể hiện lập trường thống nhất giữa Manila và Hà Nội trong việc đẩy lùi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ảnh tư liệu : Người Việt ở Philippines và người Philippines biểu tình trước lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Makati, Philippines, ngày 16/05/2014 để phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào gần quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông. AP – Bullit Marquez
Philippines có lập trường cứng rắn hơn, trông cậy vào liên minh với Mỹ nhiều hơn kể từ khi ông Marcos Jr. làm tổng thống. Sự xoay trục này có thể có lợi cho Việt Nam, nhưng Hà Nội không có chung cách tiếp cận với Manila. Việt Nam thận trọng, khẳng định chủ quyền nhưng không rầm rộ phản đối theo cách của Philippines. Đây là một trong những nhận định với RFI Tiếng Việt của giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đông Nam Á Daniel K. Inouye (DKI APCSS) tại Hawai, Mỹ.
Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đông Nam Á Daniel K. Inouye (DKI APCSS) tại Hawai, Mỹ. © RFI / Tiếng Việt
RFI : Việt Nam và Philippines ký hai bản ghi nhớ về an ninh về “ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông” và “hợp tác trên biển” giữa lực lượng tuần duyên hai nước. Hai văn bản này có lợi ích như nào cho hai nước cũng có tranh chấp chủ quyền đối với một số thực thể ở Biển Đông ?
GS. Alexander Vuving : Tôi nghĩ là bất kỳ sự hợp tác nào giữa Việt Nam và Philippines trên biển đều tốt cho cả hai nước bởi vì hai nước có đòi hỏi chủ quyền chồng lấn lên nhau, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Trường Sa, một phần lớn khu vực đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Khi Việt Nam đòi hỏi chủ quyền trên một số đảo-đá ở đó thì có sự chồng lấn, rất dễ gây ra những sự cố, những tranh chấp. Bất kể một thỏa thuận nào về hợp tác trên biển giữa lực lượng tuần duyên hai nước, ngăn ngừa sự cố đều hết sức có lợi cho hai quốc gia.
Đặc biệt hơn, Việt Nam và Philippines là hai nước mà không nước nào lớn hơn hẳn nước kia để có thể “bắt nạt” nước kia. Có nghĩa là khi Việt Nam và Philippines ngồi lại đàm phán với nhau thì đó là một cuộc đàm phán tương đối bình đẳng. Cho nên kết quả cuộc đàm phán nói chung là tương đối công bằng cho cả hai bên. Tôi nghĩ là những bản ghi nhớ vừa ký giữa lực lượng tuần duyên của hai nước, dù không rõ nội dung cụ thể là gì vì họ không công bố, nhưng có thể hiểu rằng thỏa thuận sẽ có lợi cho cả hai nước. Đồng thời có thể nói rằng họ có những thỏa thuận về cách thức để cho hai bên hành xử như thế nào đó để giữ được hợp tác, ngăn ngừa những sự cố thì đó cũng có thể coi là bước đầu tiên tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Như chúng ta biết là từ hàng chục năm nay, các nước ASEAN và Trung Quốc đã thương thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông và không đi đến được thỏa thuận nào cụ thể. Tôi nghĩ là bởi vì trong trường hợp này, Trung Quốc đòi hỏi quá xa và gần như vi phạm nguyên tắc cơ bản của Luật Biển Quốc Tế, trong khi một số nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines muốn rằng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông phải đi đúng tinh thần của luật quốc tế, nhất là Luật Biển Quốc Tế. Ở đây, chúng ta có Việt Nam và Philippines cùng đồng ý dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tôi hy vọng những thỏa thuận của hai nước là những bước tiến thực chất và tiến bộ trong việc hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, trước hết là song phương giữa Việt Nam và Philippines, sau này có thể mở đa phương với một số nước khác ở Đông Nam Á.
RFI : Trung Quốc đòi hầu hết chủ quyền đối với Biển Đông, chồng lấn với Việt Nam và Philippines. Nhưng hai nước Đông Nam Á này lại có cách cư xử khác nhau đối với Trung Quốc !
Alexander Vuving : Mỗi một nước có cách cư xử khác nhau, kể cả ngay bản thân mỗi nước lại có cách cư xử khác nhau trong từng thời kỳ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cư xử này. Thứ nhất là hoàn cảnh khác nhau khiến người ta cư xử khác nhau. Thứ hai, ngay trong bản thân nội bộ mỗi nước lại có cách hiểu hoàn cảnh khác nhau khi lãnh đạo thay đổi một chút.
Một điểm quan trọng nữa là mỗi nước có kinh nghiệm lịch sử khác nhau. Việt Nam có kinh nghiệm lịch sử với Trung Quốc rất khác với Philippines. Cho nên cách ứng xử trên cơ sở kinh nghiệm lịch sử cũng rất khác nhau. Thêm nữa, ngay bản thân mỗi nước, tuy họ chung một kinh nghiệm lịch sử nhưng mỗi một cá nhân, một nhóm lãnh đạo lại rút ra những bài học khác nhau từ cùng một kinh nghiệm lịch sử cho nên họ có cách cư xử khác nhau.
RFI : Philippines thể hiện cứng rắn hơn trong hành động và lời nói, lên án những hành động hăm dọa của tầu thuyền Trung Quốc trong những vùng biển Manila đòi chủ quyền, đặc biệt trong thời gian gần đây. Tuần duyên Philippines hiện giờ cố tỏ ra minh bạch hơn, cập nhận thông tin thường xuyên hơn với báo chí về hoạt động của tầu Trung Quốc. Nhưng dường như Việt Nam không theo chủ trương này ?
Alexander Vuving : Hành xử của Philippines đối với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là ở trong khu vực Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), phải nói thẳng là khác hẳn với chính cách cư xử của Philippines trong thời kỳ tổng thống Duterte bởi những lý do tôi nói ở trên về cách hiểu của lãnh đạo, cách lãnh đạo rút ra bài học từ cùng một kinh nghiệm lịch sử.
Tuy nhiên, cách cư xử hiện nay của Philippines ở Bãi Cỏ Mây lại tương đối giống cách hành xử của Việt Nam cách đây khoảng 10 năm vào thời kỳ giàn khoan Hải Dương 981. Theo tôi hiểu, lãnh đạo hiện nay của Philippines, đặc biệt là tổng thống Marcos Jr., đã học được những bài học lịch sử từ những cách ứng xử của Philippines, kể cả của Việt Nam với Trung Quốc trong một, hai thập niên qua. Đặc biệt tôi nghĩ rằng họ cũng đã học được bài học từ chính cách hành xử của Việt Nam đối với Trung Quốc trong thời kỳ giàn khoan Hải Dương 981.
Chính thời đó, Việt Nam, cũng tương tự Philippines hiện nay, giữ thế của mình, không để Trung Quốc lấn lướt, tìm cách minh bạch. Thậm chí, Việt Nam còn đưa phóng viên quốc tế trên tầu cảnh sát biển Việt Nam ra tận nơi để chứng kiến, thu hình, nghi âm và viết bài, đưa thành một vấn đề quan trọng, nóng hổi trong thời sự quốc tế. Philippines hiện nay cũng tương tự như vậy, có những chuyến tầu đưa phóng viên quốc tế ra tận nơi để ghi lại những sự kiện đó, họ minh bạch thông tin.
Thế nhưng hiện nay, Việt Nam không hành xử kiểu như vậy nữa. Cách hành xử của Việt Nam gần như đi ngược lại cách ứng xử thời kỳ giàn khoan 981. Tức là suốt từ khoảng năm 2017 trở lại đây, Trung Quốc liên tục đưa tầu tầu hải cảnh, tầu dân quân biển vào sách nhiễu hoạt động kinh tế ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong những vùng khoan dầu khí của Việt Nam, thậm chí có những lúc khiến Việt Nam hủy bỏ hợp đồng, tốn kém đến cả tỉ đô la bồi thường cho các công ty. Thiệt hại rất lớn cho Việt Nam nhưng chính phủ không hề đưa thông tin ra ngoài như thời giàn khoan 981. Công luận Việt Nam gần như không động đậy gì. Đó là sự khác biệt rất lớn. Chúng ta không biết cụ thể tại sao. Tuy nhiên, có thể có một vài giải thích như sau.
Thứ nhất, Việt Nam học được bài học. Tức là từ cùng một sự kiện giàn khoan 981, có người rút ra bài học : Muốn giữ được chủ quyền với Trung Quốc thì phải kiên quyết đối với họ, không được lùi bước, phải giữ những gì mình có quyền chiểu theo Luật Biển quốc tế, đồng thời phải hết sức minh bạch, đưa các nhà báo quốc tế, đưa công luận quốc tế vào để cho thế giới trông thấy sự thật. Đó là một bài học mà có thể một số người ở Việt Nam và ở Philippines đã rút ra và họ áp dụng hiện nay ở Bãi Cỏ Mây.
Ngoài ra, người ta cũng có thể rút ra một bài học khác nữa. Bởi vì trong thời kỳ giàn khoan đó, ở Việt Nam đã xảy ra những sự kiện, biểu tình dẫn đến việc sát hại một số công nhân Trung Quốc, ví dụ làm việc ở khu vực Hà Tĩnh, rồi hàng loạt vụ phá hoại những công xưởng có chữ Hoa. Hồi đó đại đa số những công xưởng bị đập phá là của Đài Loan, chứ không phải Trung Quốc. Điều đó gây ra những bất ổn rất ghê gớm, gây rất nhiều thiệt hại về tài sản cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam.
Từ đó, có thể có một số người rút ra bài học : Nếu căng thẳng với Trung Quốc mà thông tin được đưa ra thì nhân dân sẽ bị lợi dụng và có thể dẫn đến những phản ứng quá khích, gây hậu quả xấu ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc… Bài học rút ra : Từ giờ, nếu có chuyện gì xảy ra ở Biển Đông, trừ trường hợp Trung Quốc đi quá vạch đỏ, như đặt một giàn khoan, còn nếu họ chỉ sách nhiễu, đưa tàu bè vào quấy nhiều thì thôi, cố gắng im lặng để tránh gây ra những sự kiện như thế.
Còn một vấn đề nữa được gọi là “những ưu tiên chiến lược của lãnh đạo”. Như đã nói ở trên, Philippines thời tổng thống Duterte có những ưu tiên chiến lược khác với tổng thống Marcos Jr. hiện nay. Ông Duterte rất là nhũn với Trung Quốc. Khi Trung Quốc gây hấn thì ông không làm mạnh vì sợ gây ra chiến tranh bởi vì ưu tiên chiến lược của ông Duterte, về mặt quốc nội là chống ma túy, về đối ngoại là hướng tới thế ngoại giao cân bằng hơn. Ông Duterte không tin tưởng vào Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Philippines và Mỹ, ông nghĩ đó chỉ là tờ giấy lộn và Mỹ không thực sự cam kết với thỏa thuận đó.
Đây cũng là một kinh nghiệm lịch sử của ông Duterte đối với những gì mà tổng thống Mỹ Obama hành xử với Philippines năm 2012 khi có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarboroug. Khi đó Mỹ, thay vì đứng ra bảo vệ Philippines, lại đề xuất làm trung gian hòa giải. Chính vì thế Philippines mất Scarborough về tay Trung Quốc. Nhưng hiện nay, tổng thống Marcos Jr. lại có suy nghĩ khác và nhận thấy Mỹ đã có những cam kết mạnh mẽ hơn đối với Hiệp ước phòng thủ song phương cho nên ông ấy đã thể hiện cứng rắn hơn ở trong khu vực Bãi Cỏ Mây.
Phải nói là ưu tiên chiến lược của mỗi lãnh đạo khác nhau. Rất có thể lãnh đạo Việt Nam bây giờ có những ưu tiên chiến lược khác so với thời kỳ năm 2014. Tuy cùng một tổng bí thư nhưng thủ tướng khác, rồi hoàn cảnh điều kiện khác.
RFI : Việt Nam hiểu rằng tranh chấp ở Biển Đông sẽ kéo dài và tìm cách tránh xung đột quân sự. Vậy Việt Nam có chiến lược cụ thể như nào để có thể bảo vệ đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông ?
Alexander Vuving : Về mặt chính thức, Việt Nam có mấy “K”, tức là “kiên quyết”, “kiên trì”… Còn cụ thể, chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông, tôi tạm gọi là “mỗi thứ một chút”. Tức là Việt Nam sử dụng hầu như các công cụ từ quyền lực cứng đến quyền lực mềm để ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông.
Quyền lực cứng như là tìm cách tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt trong chiến lược quân sự của Việt Nam có vấn đề hiện đại hóa quân đội, nhất là các binh chủng Hải quân và Không quân – những lực lượng sử dụng nhiều ở Biển Đông – thì đi trước một bước, tức là mua sắm nhiều trang thiết bị, tăng cường khả năng phòng thủ. Ngoài ra còn trang bị thêm cho những lực lượng bán quân sự như hải cảnh, dù không được bằng Trung Quốc nhưng dùng phương pháp “chiến tranh nhân dân” trên biển.
Ngoài những biện pháp quân sự như vậy, Việt Nam còn thông qua những biện pháp phi quân sự, như giữ vững chủ quyền ở khu vực đặc quyền kinh tế bằng những hoạt động kinh tế, đặc biệt là khai thác dầu khí. Việt Nam cũng rất chú trọng đến hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài, của những nước lớn đứng sau, chẳng hạn của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản để giữ chủ quyền ở Biển Đông. Có thể nói đây là một hình thức phần nào “quốc tế hóa”, dùng lực lượng phi quân sự từ bên ngoài răn đe Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiếp theo, trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam rất chịu khó đưa vấn đề Biển Đông ra cho các nước bàn thảo và để lôi kéo về phía mình, đặc biệt là giương cao ngọn cờ luật pháp quốc tế. Chẳng hạn Việt Nam lập ra một nhóm bạn bè ủng hộ Công ước Quốc tế về Luật Biển ở Liên Hiệp Quốc. Lúc đầu có khoảng hơn 10 nước, trong đó Việt Nam và Đức đồng chủ trì, hiện nay đã có 110-120 nước, có cả Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra, mỗi khi có tuyên bố chung giữa lãnh đạo Việt Nam với các nước, đều có câu nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam tìm mọi cách, phương pháp ngoại giao để lôi kéo các nước ủng hộ lập trường của mình ở Biển Đông rằng tuân thủ luật pháp quốc tế, hợp tác về kinh tế để đưa các nước vào nhằm tạo sự đan xen lợi ích của nước ngoài với mình, kể cả với Trung Quốc để làm cho họ bớt hung hăng, bớt chèn ép. Đó cũng là một phương pháp. Có hiệu quả hay không lại là một chuyện khác. Việt Nam cũng dùng cả tình đoàn kết anh em giữa hai đảng Cộng sản, một hình thức “quyền lực mềm” để làm Trung Quốc bớt hung hăng.
Tóm lại, Việt Nam tìm mọi cách, mỗi thứ một chút, từ cứng cho đến mềm. Tuy nhiên, có thể hiểu là chiến lược của Việt Nam có rất nhiều mũi tên theo rất nhiều hướng. Nhưng mũi tên đó lúc dài lúc ngắn tùy theo thời kỳ. Về hiệu quả, cũng có lúc hiệu quả hơn, cũng có lúc kém hiệu quả.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Đông Nam Á tại Hawai, Hoa Kỳ.
Overlay7
Thượng viện Florida thông qua Dự luật dạy học sinh từ mẫu giáo về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản
Nhà bảo trợ dự luật Jay Collins, R-Tampa và những người ủng hộ khác đã cảnh báo rằng giới trẻ ngày càng nhìn chủ nghĩa cộng sản dưới góc độ tích cực
Bởi Ryan Dailey và News Service of Florida vào Thứ Tư, ngày 21 tháng 2 năm 2024 lúc 9:29 sáng
Ảnh qua Jay Collins/FacebookThượng nghị sĩ Jay Collins, R-Tampa
…Continue ReadingThời sự Thứ tư 21/02/2024: *Putin nói giành thêm chiến thắng, Kiev bác bỏ *Philippines có thể kiện TQ, VN đánh cá bằng xyanua *Hacker Trung Quốc tấn công mạng các nước *Thượng viện Florida thông qua Dự luật dạy học sinh về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản
Võ Thái Hà tổng hợp
Chiến tranh Ukraina: Putin khẳng định giành thêm một chiến thắng, Kiev bác bỏ
Thanh Phương /RFI – 21/02/2024
Quân đội Ukraina hôm nay, 21/02/2024, đã bác bỏ tuyên bố của phía Nga cho rằng Kiev đã mất quyền kiểm soát một ngôi làng bên bờ sông Dniepr ở miền nam Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu ở Chelyabinsk, Nga, ngày 16/02/2024. AP – Ramil Sitdikov
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Ba 20 tháng 02 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Ấn độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá tấm pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam
Các tấm pin năng lượng mặt trời và turbin gió tại một trang trại điện ở tỉnh Bình Thuận hôm 23/4/2019 (minh hoạ)
AFP
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 20/02/2024: *Mỹ, Philippines tuần tra phi cơ chung ở Biển Đông, TQ tức giận *Úc chi 6,7 tỷ euro cho hải quân *Kiev: tình hình quân sự « vô cùng khó khăn » *TQ kiểm tra tàu Đài Loan *EU kêu gọi trừng phạt Nga về vụ Navalny *2023: Đầu tư vào TQ giảm 82% *Mỹ-Ấn hợp tác công nghiệp quốc phòng *Ông Thaksin trông ‘thực sự đau ốm’
Võ Thái Hà tổng hợp
Máy bay chiến đấu của Mỹ và Philippines tuần tra chung ở Biển Đông, Trung Quốc tức giận
20/02/2024
Hình chụp hôm 4/1/2024: phi công Philippines láy trực thăng của hải quân Philippines AW109 hạ cánh trên tàu USS Carl Vinson của Mỹ ở Biển Đông
ARMED FORCES OF THE PHILIPPINES / AFP
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 19/02/2024: *VietJet bị thu hồi máy bay *Mã độc trộm tiền trên iPhone Việt Nam TQ xuất khẩu xe ô tô ở Indonesia sang Việt Nam, Philippines Tiếng nước tôi? *Chùa Ba Vàng cầu bình an dịp Tết?
Quê Hương tổng hợp
Tòa án Anh yêu cầu VietJet không can thiệp việc thu hồi máy bay mà hãng thuê nhưng nợ tiền
BBC News
18 tháng 2 2024
Nguồn hình ảnh, Reuters
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 19/02/2024: *Hội nghị An ninh Munich không mang lại được giải pháp *Nhật Bản tổ chức hội nghị tái thiết Ukraina Mỹ tấn công các khu vực Houthi kiểm soát ở Yemen 20 Big Tech chống deepfake bầu cử năm 2024 *Ô. Zelensky giải thích rút khỏi Avdeevka *Vợ ông Navalny tới Hội đồng Đối ngoại EU *Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin được tự do *Ô Trump gây quỹ cho tiền phạt 354 triệu USD *
Võ Thái Hà tổng hợp
Chiến tranh Ukraina, xung đột Gaza: Hội nghị An ninh Munich không mang lại được giải pháp
Trọng Thành /RFI – 19/02/2024
Hội nghị An ninh Munich thường niên lần thứ 60 tại Đức, khép lại hôm qua, 18/02/2024, sau ba ngày làm việc, đã không mang lại triển vọng giải quyết hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của thế giới trong thời điểm hiện tại, cuộc xâm lăng Ukraina của Nga và xung đột Israel – Hamas tại Gaza.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, tại Khách sạn Bayerischer Hof, Munich, Đức, ngày 17/02/2024. AP – Matthias Schrader
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Tư 14/02/2024
Thời sự Thứ Tư 14/02/2024: *NATO tăng ngân sách quốc phòng *Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin xuất viện *Đảng Cộng Hòa đàn hặc ông Mayorkas *Thượng viện Mỹ thông qua viện trợ hơn 60 tỷ USD cho Ukraine *Ông Trump đe dọa không bảo vệ nước NATO không đáp ứng tài chính *Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin ‘được ân xá’ *Ukraine đánh chìm tàu chiến Nga ở Biển Đen
Võ Thái Hà tổng hợp
NATO tăng ngân sách quốc phòng
Thu Hằng /RFI – 14/02/2024
Bộ trưởng Quốc Phòng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp tại Bruxelles ngày 14/02/2024 nhưng vắng bộ trưởng Mỹ Lloyd Austin, vừa xuất viện. Nhân dịp này, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo tăng ngân sách quốc phòng của khối, chỉ vài ngày sau khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích các nước NATO không dành đủ 2% GDP cho quốc phòng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg họp báo ngày 14/02/2024 tại trụ sở Liên Minh Bắc Đại Tây Dương -Bruxelles, Bỉ. REUTERS – YVES HERMAN
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 12 tháng 02 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Bộ Công an CSVN đề xuất mẫu thẻ căn cước mới
11/02/2024
Mẫu thẻ căn cước mới được Bộ Công an đề xuất
Bộ Công An
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 12/02/2024: *Bộ trưởng Quốc phòng Austin lại nhập viện, đã chuyển giao nhiệm vụ. *Mạng lưới cung cấp thông tin của ĐCSTQ có thể lên tới 15 triệu người *8 khinh khí cầu Trung Quốc bay qua Đài Loan ngày thứ hai *Israel quyết tâm truy đuổi Hamas đến Rafah *TikTok thua kiện tại châu Âu *Ông Trump nói sẽ ‘khuyến khích’ Nga tấn công các thành viên NATO không đóng tiền (cho NATO)
Võ Thái Hà tổng hợp
Ngũ Giác Đài: Bộ trưởng Quốc phòng Austin lại nhập viện, đã chuyển giao nhiệm vụ
Melanie Sun – Thứ hai, 12/02/2024
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kathleen Hicks đã đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ của bộ trưởng.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin điều trần trước Ủy ban Thẩm định Thượng viện tại Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 31/10/2023. (Ảnh Manuel Balce Ceneta/AP)
…Continue ReadingThư chúc Tết Giáp Thìn 2024 của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
Chuyện Việt Nam Thứ tư 07 tháng 02 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Kon Tum: xảy ra liên tiếp năm trận động đất trong ngày 7/2
RFA 07/02/2024
Xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông là nơi tâm chấn của các trận động đất
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 07/02/2024: *Hamas đề nghị ngừng bắn 135 ngày, chấm dứt chiến tranh? *Ngoại trưởng Mỹ trở lại Israel. *Hoà Lan cáo buộc TQ xâm nhập mạng quân sự. *Hạ viện Mỹ bác dự luật viện trợ cho Israel. *Houthi nói gây thiệt hại 2 tàu ở Biển Đỏ. *EU tìm tăng nguồn cung đạn dược cho Ukraine. *Người TQ nhập cư bất hợp pháp vào Guam. *Bangkok « không dung túng » đối lập Cam Bốt ở Thái Lan. *Phán quyết tòa án ICJ lợi cho Ukraine
Võ Thái Hà tổng hợp
Hamas đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 135 ngày, dọn đường chấm dứt chiến tranh
Nguồn hình ảnh, Getty Images
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 05/02/2024: *Mỹ cam kết « tiếp tục » tấn công dân quân thân Iran. *Mỹ – Nhật tập trận, Trung Quốc là kẻ thù giả. *hỏa thuận viện trợ cho Ukraina bị chặn ở Hạ Viện. *Israel đã tấn công hơn 50 mục tiêu Hezbollah ở Syria. *Sự cáo chung của mạng xã hội. *Thêm 6 F-16 của Hòa Lan cho Ukraine..
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ cam kết « tiếp tục » tấn công các lực lượng vũ trang thân Iran
Thanh Hà /RFI – 05/02/2024
Sau hai ngày dồn dập oanh kích cơ sở của các nhóm vũ trang thân Iran trên lãnh thổ Irak và Syria, và cả tại Yemen chiều qua, 04/02/2024, cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố Washington « tiếp tục đáp trả khi các lực lượng của Mỹ bị tấn công ». Các đợt oanh kích tiến hành từ hôm Thứ Sáu 02/02/2024 mới là « điểm khởi đầu ».
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan họp báo tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 10/11/2022. AFP – MANDEL NGAN
…Continue ReadingTin chiến sự Trung Đông: Mỹ tấn công mạnh mẽ vào dân quân ở Iraq và Syria, trả đũa vụ tấn công bằng máy bay không người lái gây tử vong
1 trên 6 |
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 02 tháng 02 năm 2024: *Nhiều tỉnh được cấp gạo cứu đói nhân dịp Tết. *Liên minh tham nhũng. *Giá điên cao: nguyên nhân, ảnh hương… *Cúng ông Táo về trời… *Người dân lỉnh kỉnh đồ về quê ăn Tết, nhiều tuyến đường Hà Nội nghẹt cứng
Quê Hương tổng hợp
Thêm tỉnh được cấp gạo cứu đói nhân dịp Tết và giáp hạt
02/02/2024
Một nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng ở Hà Nội hôm 6/3/2023
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 30/01/2024: *Nông dân Pháp chặn đường vào Paris. *Đài Loan củng cố cầu tàu trên đảo Ba Bình. *Xuất khẩu vũ khí Mỹ đạt kỷ lục tài khóa 2023. *Tòa Hồng Kông ra lệnh thanh lý China Evergrande vì không thể trả được nợ. *Ngày tồi tệ của TT Joe Biden: 3 binh sĩ thiệt mạng, nhiều người bị thương ở Jordan *Ukraine không thể tấn công lúc này chỉ nên phòng thủ chờ thời, tin từ Hoa Kỳ
Võ Thái Hà tổng hợp
Pháp : Nông dân cắm trại chặn đường vào Paris chờ biện pháp mới
Thu Hằng /RFI – 30/01/2024
Hàng nghìn nông dân, chủ yếu từ các tỉnh quanh Paris, đã đặt chốt tại 8 điểm trên các đường cao tốc dẫn đến thủ đô Pháp, để tiếp tục gây sức ép với chính phủ cho đến khi thủ tưởng Gabriel Attal thông báo « những biện pháp mới » hôm nay 30/01/2024. Tối hôm trước, đại diện hai nghiệp đoàn chính trong đợt biểu tình này là FNSEA và Nông dân Trẻ đã được thủ tướng tiếp tại điện Matignon ( phủ thủ tướng ) trong ba tiếng rưỡi.
Một nông dân lái máy cày “cắm trại” tại phía bắc Paris, Pháp, ngày 29/01/2024. AFP – SAMEER AL-DOUMY
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 29 tháng 01 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Việt Nam là mục tiêu hàng đầu của nguồn quỹ hỗ trợ thuộc Đạo luật CHIPS
RFA
29/01/2024
Bức ảnh này được chụp vào ngày 28 tháng 2 năm 2023 cho thấy một công nhân sản xuất chip bán dẫn tại một xưởng ở Suqian, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. (HMH)
…Continue ReadingThời sự Thứ hai 29/01/2024: *Ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 34 bị thương ở Jordan, Iran nói không dính líu. *Israel cáo buộc một số nhân viên của UNRWA đã ủng hộ Hamas. *Tổng thống Philippines thăm Việt Nam. *Trung Quốc đang bước vào thời kỳ đổ vỡ kinh tế? *EU áp lực với Hung vì chặn viện trợ cho Ukraine
Võ Thái Hà tổng hợp
Ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 34 người bị thương trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Jordan
29/01/2024 Reuters
Lực lượng đặc nhiệm của Iraq, Jordan và Hoa Kỳ trong một cuộc diễn tập chung ở Jordan. [Ảnh minh họa]
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ năm 25 tháng 01 năm 2024
Việt Nam “gánh” phần lớn rác thải nhựa từ Châu Âu
25/01/2024
Dòng sông Nam Bắc Ninh chảy qua làng nghề ken đặc rác nhựa
…Continue ReadingThời sự Thứ Năm 25/01/2024: *Tổng thống Pháp công du Ấn Độ. *NATO mở màn cuộc tập trận lớn nhất kể từ Chiến tranh lạnh. *Bắc Triều Tiên phát triển trí tuệ nhân tạo? *Giới tư bản Mỹ trước cơn lốc Donald Trump. *3 nước Baltic xây dựng 600 boongke ngăn chặn Nga tấn công. *Cựu quan chức ĐCSTQ cảnh báo 2024: “Hãy thắt dây an toàn”. *Anh bí mật gửi thêm Storm Shadows tới Ukraine
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Pháp công du Ấn Độ củng cố mối quan hệ chiến lược
Thanh Hà /RFI
25/01/2024
New Delhi trải thảm đỏ tiếp tổng thống Pháp. Bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà Nước trong hai ngày 25 và 26/01/2024, tổng thống Emmanuel Macron là khách mời danh dự nhân lễ Quốc Khánh Ấn Độ. Paris chú trọng đến hợp tác quân sự và kinh tế với New Delhi, vì Ấn Độ là một trong những cột trụ trong khối các nền kinh tế đang trỗi dậy và một tiếng nói có trọng lượng của nhóm các nước « Global South ».
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 23/01/2024: *Nato đặt mua 220 ngàn đạn 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD. *Israel đề nghị hưu chiến 2 tháng để trao đổi con tin. *Mỹ, Anh mở tấn công mới ở Yemen. *Bắc Kinh đang thí nghiệm loại độc Covid mới. *WHO kêu gọi ứng phó đại dịch tử vong gấp 20 lần COVID-19. *Lý Cường khoe có 400 triệu người tầng lớp trung lưu. *Nikki Haley mong đợi vào bầu cử New Hampshire. *Cp TT Biden chi hàng tỷ USD cho các chương trình người nhập cư bất hợp pháp. *Nga phòng thủ ở Leningrad ‘kém’, ISW
Võ Thái Hà tổng hợp
Nato đặt hàng 220 nghìn đạn pháo 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD
BBC News 23/01/2024
Chụp lại hình ảnh, Quân nhân Ukraine ở chiến trường chống Nga bê đạn pháo 155 ly, nặng 45kg
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 22/01/2024: *CSVN và Philippines và Quy tắc ứng xử Biển Đông riêng? *Bảo trì xe lửa Hà Khẩu Lào Cai? *Thủ tướng CSVN nổ tại Davos!! *Gần 5.000 công ty bất động sản phá sản năm 2023. *Vụ bạo động Đắk Lắk: không có án tử hình *Trao quà Xuân cho TPB VNCH, bị bắt và tra khảo. *Cục phó Trần Hùng kêu oan…
Quê Hương tổng hợp
Việt Nam CS liệu có tham gia cùng Philippines xây dựng Quy tắc ứng xử Biển Đông riêng?
Khánh An-VOA – 22/01/2024
Một vụ va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) và tàu tiếp tế của Philippines (trái) gần Bãi Cỏ Mây trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông vào ngày 23/10/2023. Tổng thống Philippines rằng việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là một nhu cầu rất cấp thiết.
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 22/01/2024: *Ngoại trưởng Israel, Palestine và Âu Châu gặp nhau về con tin. *Giám đốc tình báo TQ thăm Hoa Kỳ – khi bộ ngoại giao TQ rối loạn. *Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024. *Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi. *Thủ tướng Israel từ chối điều kiện của Hamas. *Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập, chữa trị 1.000 người Gaza bị thương. *Putin có thể tấn công các nước NATO từ 5 đến 8 năm tới
Võ Thái Hà tổng hợp
Ngoại trưởng Israel và Palestine bàn với các đồng nhiệm châu Âu về thỏa thuận trao đổi con tin
Thùy Dương /RFI
22/01/2024
Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) hôm nay 22/01/2024 tiếp riêng các đồng nhiệm Israel và Palestine tại Bruxelles, để cố thuyết phục Israel và Palestine về việc cần có một giải pháp chính trị cho Gaza và Cisjordanie.
Tuần hành kêu gọi Hamas thả các con tin, Tel Aviv, Israel, ngày 20/01/2024. AP – Leo Correa
Lãnh đạo ngoại giao Israel Katz gặp các ngoại trưởng châu Âu vào buổi sáng hôm nay, buổi chiều thì đến lượt ngoại trưởng của chính quyền Palestine, Riyad al-Maliki. Không có cuộc gặp nào giữa ngoại trưởng Israel và Palestine được dự trù.
Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao châu Âu xin ẩn danh cho biết Liên Âu không trông chờ sẽ có một quyết định được đưa ra, nhưng đối với Bruxelles, chỉ riêng việc hai nhà lãnh đạo ngoại giao Israel và Palestine hiện diện cùng ngày tại Bruxelles đã là một « biểu tượng mạnh ».
Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi có thể có những phản ứng căng thẳng bởi tối thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell đã tố cáo Israel từng muốn tài trợ Hamas để làm suy yếu chính quyền Palestine thuộc đảng Fatah. Hôm nay, trước báo giới, ông Josep Borrell nhấn mạnh Israel không thể xây dựng hòa bình chỉ bằng « các phương tiện quân sự ». Ông cũng nhận định một giải pháp hai Nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Trong khi đó, chính quyền Hamas ở Gaza tuyên bố : « Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng bất kỳ dự án nào của quốc tế hoặc Israel nhằm quyết định tương lai của dải Gaza ».
Các lãnh đạo ngoại giao Liên Âu cũng sẽ trao đổi với các đồng nhiệm Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Jordanie, cũng như với Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập, những nước và tổ chức có thể giữ một vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị thời hậu chiến.
Quan chức cấp cao của Mỹ đến Ai Cập để thương lượng về con tin
Một quan chức cấp cao của Mỹ hôm nay đến Ai Cập để thương lượng về một thỏa thuận trao đổi con tin. Le Monde hôm nay trích dẫn New York Times cho biết Brett McGurk, điều phối viên của tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Đông, sẽ tới Cairo để gặp Abbas Kamel, lãnh đạo cơ quan tình báo Ai Cập. Hai quan chức này sẽ thảo luận về một thỏa thuận có thể đạt được giữa Israel và Hamas về việc thả con tin để đổi lấy việc hưu chiến. Theo dự kiến, ông McGurk cũng sẽ tới Doha gặp thủ tướng Qatar.
Giám đốc tình báo Trung Quốc có chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ trong bối cảnh rối loạn ở bộ ngoại giao nước nhà
Shawn Lin, Linn Xu – Cẩm An lược dịch
Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao) (thứ 4 bên phải) gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 12/01/2024. (Ảnh: Roberto Schmidt/AFP)
Ông Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương, mới đây đã dẫn đầu một phái đoàn đến Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Ban Liên lạc Đối ngoại là cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại. Ông Lưu nắm quyền điều hành cơ quan này hồi năm 2022.
Các nhà quan sát chính trị tin rằng vào thời điểm quan trọng trước cuộc bầu cử ở Đài Loan, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chọn người đứng đầu ban liên lạc này để can dự tại một cuộc họp cấp cao với các quan chức Hoa Kỳ nhằm thay mặt ông truyền đạt lập trường ngoại giao của ĐCSTQ. Như vậy, ở một mức độ nào đó, ông Lưu đang đóng vai trò của một ngoại trưởng.
Hôm 12/01, một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã gặp ông Lưu.
Hai ngày trước đó, phó cố vấn chính an ninh quốc gia Jon Finer đã có một cuộc thảo luận dài với ông Lưu.
Khác với giọng điệu ngoại giao chiến lang trước đây của ĐCSTQ, ông Lưu đã dịu giọng hơn trong một sự kiện công khai hôm 09/01 do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) tổ chức để kỷ niệm 45 năm mối bang giao Mỹ-Trung.
Nhà ngoại giao cộng sản 60 tuổi này cho biết Trung Quốc không tham gia vào các cuộc chiến tranh nóng hay lạnh với các nước khác, cũng như không tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện tại, trong khi nhắc lại rằng vấn đề Đài Loan là một “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.
Trước những cáo buộc cho rằng Trung Quốc xuất cảng lượng lớn fentanyl sang Hoa Kỳ, ông Lưu cho biết cả hai nước sẽ hợp tác để “giải quyết những thách thức chung.” Và phía Trung Quốc mong đợi “những kết quả cụ thể và hữu hình.”
Ông Lưu tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và đã làm việc lâu năm ở Bộ Ngoại giao. Ông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Ngoài ra, ông từng làm đại sứ ở các nước khác nhau, nên trình độ của ông cũng gần bằng ông Tần Cương (Qin Gang), vị cựu ngoại trưởng đã biến mất hơn nửa năm mà nguyên nhân vẫn còn là một bí ẩn.
Chuyến thăm cấp cao tới Hoa Kỳ của ông Lưu trái ngược với vị thế đang suy yếu của Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi), làm dấy lên đồn đoán về sự thay đổi trong chức vụ này.
Hồi cuối tháng Tám, ông Tập Cận Bình đã tới Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS, và hôm 22/08, ông đã dự định diễn thuyết tại diễn đàn doanh nghiệp này nhưng lại không xuất hiện và không có lời giải thích chính thức. Thay vào đó, bài diễn thuyết của ông đã được đọc bởi Bộ trưởng Bộ thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao).
Ngày hôm sau, khi ông Tập bước vào hội nghị thượng đỉnh BRICS, thông dịch viên của ông chạy bộ vào theo nhưng bị an ninh của Nam Phi chặn lại. Khi ông Tập nhìn lại, thì cánh cửa đã đóng lại. Ông Tập dừng lại và thường xuyên nhìn lại phía sau, thậm chí còn do dự vài giây trước khi một mình bước vào địa điểm gặp gỡ. Vì ông Tập không hiểu tiếng Anh, nên ông gần như không nói nên lời trong buổi chụp hình. Một video ghi lại vụ việc được lan truyền trên mạng, khiến ông Tập mất mặt.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông vào ngày 08/03/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc đó ông Vương Nghị đang trả lời câu hỏi của các ký giả Trung Quốc và ngoại quốc về các vấn đề liên quan đến “chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.” (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)
Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một học giả luật sống ở Úc, nói với The Epoch Times ấn bản Hoa Ngữ rằng sau khi ông Tập trở về từ Nam Phi, ủy ban trung ương ĐCSTQ đã chỉ trích nặng nề ông Vương Nghị về biến cố ngoại giao này và được lệnh tiến hành thanh tra.
Hôm 11/01, nhà bình luận thời sự Trần Phá Không (Chen Pokong) cho rằng ông Tập không có ứng cử viên phù hợp nào khác cho vị trí ngoại trưởng, với lý do Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triêu Húc (Ma Chaoxu) sẽ không chiếm được lòng tin của ông Tập vì ông này là cấp dưới của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Ông Trần nói: “Bây giờ rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ ông Vương Nghị, điều này tương đương với việc ông Vương Nghị mất chức [bộ trưởng ngoại giao].”
Ông DeSantis rút khỏi cuộc đua Tổng thống 2024
Xuân Thành
Thống đốc Florida Ron DeSantis vào chiều Chủ nhật (21/1) đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua tổng thống 2024 và chứng thực cựu Tổng thống Donald Trump. Ông DeSantis đưa ra động thái đáng chú ý này chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang New Hampshire vào thứ Ba (23/1).
Thống đốc Florida đã loan báo quyết định rút lui qua một video đăng trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) vào chiều Chủ nhật (21/1, giờ Mỹ).
“Nếu có bất cứ điều gì tôi đã có thể làm để tạo ra được một kết quả thuận lợi hơn, thì đó là thêm nhiều điểm dừng vận động chiến dịch, thêm nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, tôi sẽ làm như thế”, ông DeSantis nói trong video. “Nhưng tôi không thể yêu cầu những người ủng hộ mình tự nguyện dành thời gian và đóng góp nguồn lực của họ nếu chúng ta không có một con đường chiến thắng rõ ràng”.
“Theo đó, hôm nay tôi đình chỉ chiến dịch tranh cử của mình”, ông DeSantis nhấn mạnh.
Ông DeSantis nêu bật rằng ông đã có “những bất đồng” với ông Trump, nhưng tin tưởng rằng cựu tổng thống này là vị lãnh đạo tốt hơn ông Biden.
“Tôi thấy rõ ràng rằng đa số cử tri của Đảng Cộng hòa muốn trao cho ông Donald Trump một cơ hội nữa”, ông DeSantis nói tiếp. “Họ đã chứng kiến nhiệm kỳ của ông ấy bị cản trở bởi sự phản kháng không ngừng nghỉ, và họ thấy Đảng Dân chủ bây giờ sử dụng cuộc chiến pháp lý để tấn công ông”.
Ông DeSantis chỉ ra rằng: “Tôi đã ký bản cam kết ủng hộ đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, và tôi sẽ tôn trọng cam kết đó”.
Sau loan báo của ông DeSantis, ông Trump nói trên Fox News Digital rằng ông “rất vinh dự khi nhận được chứng thực” của ông DeSantis.
“Tôi mong chờ được làm việc cùng với ông ấy để đánh bại Joe Biden, vị tổng thống tồi tệ và hủ bại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”, ông Trump nói.
Ông Trump cũng nói ông sẽ không sử dụng biệt danh “Ron DeSantis cao đạo” (Ron DeSanctimonious) mà ông thường dùng để chỉ trích thống đốc Florida trong vài tháng tranh cử vừa qua.
“Không, cái tên đó đã chính thức biến mất”, ông Trump nói với Fox News Digital.
Thống đốc DeSantis, trong video tuyên bố rút lui, cũng đã nhân cơ hội này chỉ trích cựu Đại sứ Liên Hiệp Quốc, cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley. Sau khi ông DeSantis rút lui, bà Haley trở thành ứng viên duy nhất tranh đua với ông Trump.
Ông DeSantis cho rằng ông chứng thực ông Trump “bởi vì chúng ta không thể quay lại Vệ binh Cộng hòa của ngày hôm qua, một dạng hình ảnh ấn tượng của chủ nghĩa nghiệp đoàn hấp hối mà bà Nikki Haley đại diện”.
“Những ngày tháng nước Mỹ bị đặt sau cùng, cúi đầu trước các tập đoàn lớn, và đầu hàng tư tưởng thức tỉnh đã kết thúc”, ông DeSantis nói thêm.
Bà Haley, trong buổi tập trung chiến dịch tại Seabrook, New Hampshire, đã nói với đám đông ủng hộ rằng: “Tôi muốn nói với Ron. Ông ta đã tham gia một cuộc đua vĩ đại. Ông ta đã đang là một thống đốc tốt. Và chúng tôi chúc ông mọi điều tốt đẹp. Tuy nói vậy, nhưng phải thừa nhận rằng bây giờ chỉ còn lại một quý ông và một quý bà”.
Ông DeSantis, 45 tuổi, đã về thứ hai trong cuộc bầu cử sơ bộ tại tiểu bang Iowa vào tuần trước với 20,1% phiếu bầu, kém ông Trump 30 điểm phần trăm, và chỉ hơn bà Haley chưa tới 2 điểm phần trăm. Trong khi đó, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, tại New Hampshire ông DeSantis đứng cuối, kém hơn bà Haley và vẫn thua xa ông Trump.
Ấn Độ khánh thành đền Hindu trị giá 220 triệu đô
Vào thứ Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì lễ thánh hiến một ngôi đền trị giá 220 triệu USD ở thành phố Ayodhya miền bắc đất nước. Trước tâm lý bàng hoàng của 200 triệu người Hồi giáo trong nước và nhiều người Ấn Độ có tư tưởng thế tục, buổi lễ hoành tráng sẽ đánh dấu một cột mốc mới trong dự án Hindu dân tộc chủ nghĩa nhiều năm nay của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền. Ngôi đền được xây dựng trên đúng địa điểm mà vào năm 1992 đám đông đã san bằng một nhà thờ Hồi giáo 450 năm tuổi.
Đối với nhiều người theo đạo Hindu, đây là một dịp vui vì nó sửa chữa một sai lầm cổ xưa: theo thần thoại, địa điểm này là nơi sinh của vị thần Ram trong đạo Hindu. Hàng triệu người sẽ theo dõi qua TV; văn phòng, thị trường chứng khoán và thậm chí cả sòng bạc đều cho biết sẽ đóng cửa. Vì những lý do này, sự kiện cũng là hồi chuông khai cuộc cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ ba của ông Modi vào tháng 4 và tháng 5. Tòa Tối cao Ấn Độ đã ra phán quyết rằng “tôn giáo và chính trị” không nên trộn lẫn. Nhưng sự kết hợp đó có thể sẽ lại một lần nữa củng cố vị thế trên đỉnh cao quyền lực của ông Modi.
Khai mạc Diễn đàn Tài chính châu Á
Hơn 2.500 nhân vật chính trị, doanh nghiệp và tài chính sẽ tề tựu về Hồng Kông trong tuần này để tham dự Diễn đàn Tài chính châu Á thường niên. Nhìn chung tâm trạng là lạc quan: IMF kỳ vọng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024, so với mức tăng trưởng toàn cầu 2,9%.
Nhưng bầu không khí ở thành phố chủ nhà lại u ám hơn. Hồi tháng 11, chính phủ Hồng Kông đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống còn 3,2% – nghĩa là nền kinh tế Hồng Kông hiện nay thậm chí nhỏ hơn so với năm 2018. Chỉ số thị trường chứng khoán chính đã giảm hơn một phần tư trong năm qua. Giá bất động sản giảm gần 1/5 kể từ mức đỉnh, và dữ liệu công bố vào thứ Hai về lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc, vốn rất quan trọng đối với thị trường nhà ở của đại lục, có thể sẽ không mang lại nhiều niềm vui.
Trưởng đặc khu John Lee tuyên bố sự kiện này sẽ thể hiện “sự tự do, sức sống và tính đa dạng” của Hồng Kông, và sự tham gia của quốc tế chứng tỏ nó “vẫn hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Song cần nhiều hơn một diễn đàn để thuyết phục được thế giới.
Tổng thống Macron thăm Đức
Pháp và Đức sẽ phô diễn tình hữu nghị của họ tại Berlin vào thứ Hai. Quốc hội Đức đang tổ chức lễ tưởng niệm Wolfgang Schäuble, cựu bộ trưởng tài chính Đức vừa qua đời tháng trước. Khách mời danh dự sẽ là Emmanuel Macron, người sẽ đọc ít nhất một phần bài điếu văn bằng tiếng Đức. Ông Schäuble từng gọi tổng thống Pháp là “cơ hội cho châu Âu.”
Khi ở Berlin, ông Macron sẽ gặp thủ tướng Đức Olaf Scholz. Hai nhà lãnh đạo đã nỗ lực vượt qua nhiều khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là về chính sách năng lượng và các quy định tài chính của khu vực đồng euro. Một chủ đề cấp bách là viện trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine. Nếu nhìn tổng thể, Đức chi nhiều hơn Pháp. Tuy vậy, Pháp hiện đang gửi lô tên lửa hành trình tầm xa thứ hai, trong khi quốc hội Đức từ chối cho phép nước này gửi bất kỳ tên lửa nào. Ông Macron tuần trước đã tuyên bố “chiến thắng của Nga sẽ là dấu chấm hết cho an ninh châu Âu.”
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi
Tuần này Antony Blinken, bộ trưởng ngoại giao Mỹ, sẽ đi thăm Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Nigeria và Angola. Trọng tâm của Mỹ là Ukraine và Trung Đông, và tổng thống Joe Biden đã thất hứa không đi thăm lục địa này vào năm ngoái. Có lẽ một trong những mục đích của chuyến đi là cho người châu Phi thấy họ không hề bị lãng quên.
Ông Blinken cũng sẽ nêu ra những tin tốt. Cape Verde là một nền dân chủ nhiều sức sống vừa đánh bại được bệnh sốt rét. Ở Bờ Biển Ngà, nơi có nền kinh tế đang bùng nổ, ông có thể sẽ tham dự một trận đấu bóng đá tại Cúp Các Quốc gia châu Phi, để chứng tỏ nước Mỹ hòa hợp với người dân châu Phi.
Nhưng đứng đầu vẫn là các vấn đề an ninh. Bờ Biển Ngà đang chống đỡ các chiến binh thánh chiến ở biên giới phía bắc. Nigeria đang ở trong một cuộc khủng hoảng bắt cóc mà việc Mỹ bán vũ khí cho nước này hầu như không giúp ích được mấy. Nhưng cũng như chuyến thăm châu Phi của ông Blinken vào tháng 3 năm ngoái, ông lại một lần nữa bỏ qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên lục địa: chiến tranh Sudan, nơi rất cần sự quan tâm ngoại giao.
Thủ tướng Israel từ chối điều kiện thả con tin của Hamas
Lý Ngọc biên dịch
Ông Netanyahu đã bác bỏ các điều kiện của Hamas về việc chấm dứt chiến tranh và thả con tin. Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu trước giới truyền thông ở Tel Aviv ngày 12/10/2023. (Jacquelyn Martin/POOL/AFP qua Getty Images)
Vào Chủ nhật (21/1), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối những điều kiện Hamas đưa ra để kết thúc cuộc chiến và thả những con tin, bao gồm Israel phải hoàn toàn rút quân và Hamas sẽ nắm quyền kiểm soát ở Gaza.
Ông Netanyahu cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật (21/1): “Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận và mọi khu vực. Chúng tôi sẽ không loại trừ bất kỳ kẻ khủng bố nào: Ở Gaza, Lebanon, Syria hay bất kỳ nơi nào khác. Ai muốn gây hại cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả”.
Ông Netanyahu cho rằng Israel có nghĩa vụ giải cứu tất cả con tin: “Đây là một trong những mục tiêu của cuộc chiến và áp lực quân sự là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này”.
“Tôi đang làm việc suốt ngày đêm để giải quyết vấn đề này”, ông nói: “Nhưng tôi phải nói rõ, tôi dứt khoát bác bỏ các điều khoản đầu hàng tàn ác của Hamas”.
Ông cảnh báo: “Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh, yêu cầu chúng tôi rút lực lượng của khỏi Gaza, thả tất cả những kẻ giết người và hiếp dâm, và để Hamas nguyên vẹn để đổi lấy việc thả các con tin, nếu chúng tôi đồng ý, sự hy sinh của những người lính của chúng ta sẽ vô ích. Nếu chúng ta đồng ý làm điều này, chúng ta sẽ không thể đảm bảo an toàn cho công dân của mình. Chúng ta sẽ không thể đưa những người sơ tán về nhà của họ một cách an toàn, và một ngày 7/10 khác sẽ chỉ là vấn đề thời gian”.
“Tôi không chấp nhận những đòn đánh đe dọa tới an ninh của Israel; do đó, chúng tôi sẽ không đồng ý làm như vậy”, ông bổ sung, “các điều kiện do Hamas đề ra làm nổi bật một vấn đề đơn giản – Chiến thắng không thể thay thế được, chỉ có chiến thắng mới đảm bảo được việc tiêu diệt hoàn toàn Hamas và đưa tất cả con tin của chúng ta trở về nhà.
Tổ chức Hamas và các chiến binh Palestine khác đã bắt giữ khoảng 240 con tin ở Gaza trong một cuộc đột kích vào miền nam Israel vào tháng 10 năm ngoái. Vào cuối tháng 11, lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần đã đạt được khi Hoa Kỳ, Qatar và Ai Cập làm trung gian, theo đó Hamas đã thả hơn một trăm con tin để đổi lấy một số người Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel.
Nhưng kể từ đó, ông Netanyahu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đảm bảo thả 136 con tin vẫn đang bị giam giữ.
Đồng thời, các đồng minh trong đó có Mỹ cũng gây áp lực lên Israel về các vấn đề thời hậu chiến ở Gaza, yêu cầu giải quyết vấn đề Gaza phải trên cơ sở hai nhà nước là Israel và Palestine. Tuy nhiên, ông Netanyahu đã có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề xây dựng nhà nước Palestine hơn bao giờ hết.
Ông nói: “Tôi sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề kiểm soát an ninh toàn diện của Israel trên tất cả các lãnh thổ về phía Tây sông Jordan”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu tuần trước cho biết, ông đã nói chuyện với Thủ tướng Netanyahu về các giải pháp khả thi cho một nhà nước Palestine độc lập và đề xuất một con đường có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ phi quân sự.
Ông Netanyahu hôm thứ Bảy tuần trước dường như phản bác lại những đề xuất của ông Biden về quy chế nhà nước của Palestine thời hậu chiến, họ không đồng ý về vấn đề xây dựng nhà nước Palestine. Việc xây dựng nhà nước Palestine là một giải pháp được ông Biden đề xuất để đạt được hòa bình lâu dài ở Trung Đông.
Các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận về đề xướng thuế carbon tại Davos
Stephen Katte
Cẩm An biên dịch
Thứ hai, 22/01/2024
Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam tham dự một phiên họp vào ngày bế mạc cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, hôm 19/01/2024. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images)
Tổng thống Singapore đã đề nghị áp thuế carbon trên toàn thế giới nhằm buộc các công ty chuyển đổi khỏi các nguồn năng lượng như than đá và dầu mỏ.
Trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây ở Thụy Sĩ, Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam đã kêu gọi áp thuế carbon trên toàn thế giới như là một giải pháp nhằm đối phó với khả năng tàn phá của biến đổi khí hậu do con người tạo ra.
Biến đổi khí hậu xảy ra tự nhiên trên Trái Đất và kéo dài trong hàng trăm triệu năm, được đánh dấu bằng những thay đổi cả dần dần lẫn đột ngột như sự xuất hiện và biến mất của các kỷ băng hà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng các xã hội công nghiệp hóa của chúng ta — đã học cách đốt than, dầu, và khí đốt để lấy năng lượng — đang thải ra khí nhà kính mà họ lo ngại sẽ làm nóng trái đất theo cách gây ra những thay đổi về khí hậu vốn diễn ra nhanh hơn những gì nền văn minh của chúng ta có thể giải quyết.
Theo ông Shanmugaratnam, không có “giải pháp thực tế” nào để chống lại biến đổi khí hậu do con người tạo ra mà không có một hệ thống thuế carbon với sự phối hợp của toàn thế giới. Việc chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế như phong năng, quang năng, và hạt nhân được một số nhà hoạch định chính sách đưa ra như một giải pháp giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu, kết hợp với thuế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.
Thuế carbon có thể được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng Trung tâm Giải pháp Khí hậu và Năng lượng cho biết trong hầu hết trường hợp, chính phủ là cơ quan tốt nhất để ấn định mức giá mà các nhà phát thải phải trả cho lượng khí thải nhà kính mà họ thải ra. Về lý thuyết, giải pháp này sẽ buộc các công ty phải hạn chế lượng khí thải hoặc chuyển sang các nguồn năng lượng khác — nhiều nguồn trong số đó có tính không liên tục, tốn nhiều chi phí hơn, hoặc vẫn đang trong quá trình phát triển — để giảm gánh nặng thuế của họ.
Ông Shanmugaratnam cho biết những hệ thống này có nhận thức về việc cản trở tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy lạm phát ở các quốc gia nghèo hơn vốn không đủ khả năng chi trả thuế, đồng thời [biện pháp này] cũng bất công và không công bằng đối với họ và dẫn đến lạm phát — một đặc điểm mà ông không đồng tình.
“Trên thực tế, điều xảy ra là hoàn toàn ngược lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì những nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất cuối cùng sẽ là những nước đang phát triển. Họ sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu,” ông nói về những dự đoán biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vốn đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì cho đến nay các mô hình ngắn hạn của họ thiếu độ chính xác.
Nhà lãnh đạo Singapore này cho biết: “Những gì chúng ta cần là một hệ thống thuế carbon kết hợp với các khoản trợ cấp cho những gia đình dễ bị tổn thương và một dòng tiền tài trợ cho các nước đang phát triển để cho phép họ tiến hành đầu tư, cũng như giảm thiểu và thích ứng giúp họ tiếp tục phát triển.”
Ông nói thêm rằng ông tin rằng thuế carbon là một “cơ hội thực sự” và là “giải pháp công bằng và thực tế” duy nhất để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu do con người tạo ra.
Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia cho biết thuế mới sẽ gây khó khăn về chính trị
Theo mô hình do Liên Hiệp Quốc công bố, biến đổi khí hậu do con người tạo ra có thể tàn phá thế giới, và có thể chỉ còn vài năm nữa để hành động. Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng những thay đổi căn nguyên về các kiểu thời tiết có thể khiến việc trồng lương thực trở nên khó khăn hơn và có thể làm tăng nhu cầu di cư, điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho sự ổn định tài chính của các quốc gia. Tuy nhiên, sự hoài nghi về những dự báo đáng sợ này đã và đang ngày càng gia tăng, vì nhiều dự đoán trước đây của IPCC đã không thành hiện thực.
Ông Mohammed Al-Jadaan, bộ trưởng tài chính của Saudi Arabia, đồng ý với một số phần trong đề xướng của Tổng thống Shanmugaratnam, đặc biệt là có “Trợ cấp cho những người có nhu cầu.” Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng một loại thuế khác được áp dụng cho công chúng mà vẫn cho phép các công ty làm những gì họ muốn với việc phát thải carbon sẽ khiến nhiều người khó chấp nhận.
“Có rất nhiều sự đối kháng chính trị từ các quốc gia phát triển — về mặt chính trị, trong nội bộ. Ý tôi là, vừa mới đây chúng tôi nghe được một số ý kiến,” ông nói.
“Vì vậy, để nói rằng chúng ta sẽ đánh thuế nhưng sau đó chúng ta sẽ chuyển hướng một số phần thuế đó sang các nước có thu nhập thấp sẽ là rất khó khăn về mặt chính trị, vô cùng khó khăn.”
Thay vào đó, theo quan điểm của ông Al-Jadaan, nên tập trung vào việc giúp các nước nghèo đói tạo ra điều kiện sống tốt hơn cho người dân của họ để họ có thể “thúc đẩy quá trình chuyển đổi của chính mình.” Ông cho biết có hơn 600 triệu người ở châu Phi không được tiếp cận với các tiện ích hiện đại cơ bản, chẳng hạn như điện, trong khi các thành viên diễn đàn đang ngồi trong một tòa nhà được kiểm soát khí hậu.
Ông nói, “Vì vậy, nếu bảo họ rằng, hãy đi ăn bánh ngọt đi, tại sao mọi người lại tìm bánh mì chứ, thì theo tôi là đạo đức giả.”
Ông tiếp tục, “Họ có khả năng riêng của mình, cho phép họ sử dụng khả năng riêng của mình. Giúp họ sử dụng giới trẻ, trao quyền cho giới trẻ, trau dồi kỹ năng cho giới trẻ, đào tạo giới trẻ. Đó là điều thực sự sẽ thay đổi châu Phi và các quốc gia có thu nhập thấp khác.”
Tàu chiến Pháp ngoài khơi Ai Cập chữa trị khoảng 1.000 người Gaza bị thương
22/01/2024 – Reuters
Một binh sĩ hải quân Pháp và một bé gái Palestine bị thương trên tàu Dixmude.
Khoảng 1.000 người từ Gaza đã được chữa trị tại một bệnh viện dã chiến của Pháp trên một con tàu ngoài khơi Ai Cập, thuyền trưởng của tàu này cho biết về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho một số người trong khi cơ sở hạ tầng y tế ở vùng đất bị chiến tranh tàn phá này bị phá hủy.
Dixmude, một tàu chiến chở trực thăng của Pháp, đã cập cảng al-Arish của Ai Cập, cách Dải Gaza 50 km về phía tây, kể từ tháng 11. Tàu được trang bị các phòng bệnh, phòng mổ và 70 nhân viên y tế.
Gần 120 người bị thương đã trở thành bệnh nhân nội trú trên tàu, trong khi hàng trăm người khác đã được khám ngoại trú, bao gồm cả việc theo dõi các vết thương và các vấn đề tâm thần, thuyền trưởng Alexandre Blonce cho biết, nói rằng đây là một “nhiệm vụ chưa từng có”.
Các lực lượng Israel đã phát động cuộc chiến tổng lực nhằm loại bỏ nhóm Hồi giáo Hamas cầm quyền ở Gaza sau khi các chiến binh của nhóm này tràn qua biên giới vào các thị trấn và căn cứ phía nam Israel vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người và bắt 253 con tin trở về vùng đất này. Hơn 25.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, người dân Gaza đã phải vật lộn để được chăm sóc y tế tại quê hương mình trong khi hàng chục nghìn người bị thương, và hầu hết trong số 36 bệnh viện ở Gaza không còn hoạt động và những bệnh viện còn lại hoạt động quá công suất.
Israel đã nhắm mục tiêu vào các bệnh viện lớn nhất còn lại, nói rằng các chiến binh Hamas đang hoạt động ở đó, nhưng Hamas đã phủ nhận.
Những người may mắn đến được Ai Cập, như Ahmed Abu Daqqa, 16 tuổi, vốn bị thương vào ngày 1/11, phải chờ đợi rất lâu để được chăm sóc y tế.
Ahmed nói trên tàu Dixmude rằng các bác sĩ ở Gaza “đã lấy mảnh đạn ra” nhưng một tháng sau lại “phát hiện thêm mảnh đạn ở đầu gối” nhưng họ nói với em rằng họ “sẽ xử lý nó sau vì có quá nhiều ca phẫu thuật”.
Em nói thêm rằng “em đã cố gắng nhiều lần để được chuyển đi” trước khi đến Ai Cập để được chữa trị trên tàu Dixmude.
Em và những người khác trên tàu của Pháp đang chờ chuyển tiếp đến các bệnh viện ở Ai Cập hoặc nước ngoài.
Ý đã gửi một bệnh viện nổi tương tự đến bờ biển Ai Cập vào tháng 12.
XEM THÊM (HD PRESS)
Đức: Putin có thể tấn công các nước NATO trong 5 đến 8 năm tới
Các nước vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới với Nga và Belarus
Sophia Yan Và James Jackson BÉC-LINNgày 19 tháng 1 năm 2024 • 5:40 chiều
Vladimir Putin có thể tấn công NATO trong vòng 5 đến 8 năm, Đức cảnh báo, khi các quốc gia vùng Baltic thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus.
“Chúng ta phải tính đến việc một ngày nào đó Vladimir Putin thậm chí sẽ tấn công một quốc gia NATO,” Boris Pistorius, người bảo vệ Đức cho biết bộ trưởng.
Ông nói với Der Tagesspiegel, một tờ báo của Đức: “Các chuyên gia của chúng tôi mong đợi khoảng thời gian từ 5 đến 8 năm để điều này có thể thực hiện được”. “Hiện tại tôi không nghĩ có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga”.
Châu Âu đang phải đối mặt với một “tình huống đe dọa quân sự… chưa từng có trong 30 năm qua,” ông nói thêm. “Hầu như ngày nào chúng tôi cũng nghe thấy những lời đe dọa từ Điện Kremlin – gần đây nhất là nhằm vào những người bạn của chúng tôi ở Baltics.”
Các quốc gia vùng Baltic đang thực hiện các bước để tăng cường an ninh biên giới trước những lo ngại về an ninh gia tăng sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022.
Hầm được xây dựng dọc theo biên giới
Estonia, Latvia và Lithuania hôm thứ Sáu đã ký một thỏa thuận xây dựng các boongke trong vài năm tới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ dọc biên giới của họ với Nga và Belarus, một đồng minh trung thành của Moscow.
Theo thỏa thuận được ký kết tại Riga, ba nước sẽ “xây dựng các cơ sở phòng thủ chống di chuyển trong những năm tới để ngăn chặn và, nếu cần thiết, chống lại các mối đe dọa quân sự”, Bộ Quốc phòng Estonia tuyên bố.
Kế hoạch và bình luận của ông Pistorius được đưa ra một ngày sau khi một quan chức quân sự hàng đầu của NATO cảnh báo rằng dân thường ở phương Tây phải chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh tổng lực với Nga trong 20 năm tới và sẵn sàng huy động nếu cần thiết.
Adml Bauer, một sĩ quan hải quân Hà Lan, chủ tịch ủy ban quân sự NATO, cho biết: Trong khi các quân đội khác nhau đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc bùng nổ chiến tranh, công chúng cũng phải sẵn sàng cho một cuộc xung đột có nghĩa là sẽ có sự thay đổi lớn trong cuộc sống của họ.
Ông nói: “Chúng ta phải nhận ra rằng việc chúng ta đang trong hòa bình không phải là chuyện đương nhiên. “Và đó là lý do tại sao chúng tôi [NATO] đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga.
“Nhưng cuộc thảo luận rộng hơn nhiều. Đó cũng là nền tảng công nghiệp và cũng là người dân phải hiểu rằng họ đóng một vai trò nào đó.”
Thủ tướng Phần Lan hôm thứ Sáu cho biết Phần Lan, quốc gia trở thành thành viên mới nhất của NATO khi gia nhập vào tháng 4 năm ngoái, không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự trực tiếp nào từ Nga. Petteri Orpo nói: “Tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự ngay lập tức nào từ Nga đối với Phần Lan”. “Ở Phần Lan, chúng tôi ngủ yên giấc vào ban đêm vì chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Overlay7
Nghịch lý của Việt Nam: Tưởng niệm trận chiến Hoàng Sa – The Diplomat
Cuộc đụng độ là một cột mốc quan trọng đối với yêu sách của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc đánh dấu kỷ niệm 50 năm tuyên bố chủ quyền đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ miền Nam Việt Nam.
Bởi Christelle Nguyễn Ngày 19 tháng 1 năm 2024
Hoàng Sa giữa những phản bội và trung thành
Tác giả, André Menras Hồ Cương Quyết
Gửi tới BBC từ Pháp – 20 tháng 1 2024
” Dù có nguy cơ đối mặt với nguy hiểm, ngư dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển.
…Continue ReadingSự thực, những người duy nhất chưa bao giờ từ bỏ Hoàng Sa, quần đảo nguồn sống của họ từ nhiều thế kỷ, là ngư dân Việt Nam. Cuộc sống của họ, của gia đình họ là ở đó, gian nan, nhọc nhằn nhưng đầy nhân cách, tiếp tục truyền thống của cha ông.
Chuyện Việt Nam Thứ năm 18 tháng 01 năm 2024
Võ Thái Hà tổng hợp
Mười lăm tỉnh cần gạo cứu đói cho dân dịp Tết
17/01/2024
Người dân gói bánh chưng nhân dịp Tết hôm 7/1/2023 ở chùa Tam Chúc, Hà Nam (minh hoạ)
AFP
Mười lăm tỉnh trên cả nước có văn bản yêu cầu chính phủ Trung ương cấp gạo cứu đói cho người dân trong tỉnh vào dịp Tết âm lịch sắp đến và mùa giáp hạt.
Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Việt Nam cho truyền thông Nhà nước biết thông tin vừa nêu ngày 16/1. Danh sách cụ thể các tỉnh gồm Sóc Trăng, Cà Mau, Cao Bằng, Bình Định, Gia Lai, Quảng Bình, Nghệ An, Bạc Liêu, Đắk Nông, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hà Giang, Kon Tum, Bắc Kạn, Bình Phước.
Tổng số gạo đề nghị là gần 14.200 tấn để cấp cho hơn 181.000 hộ dân với gần 936.000 nhân khẩu thuộc 15 tỉnh vừa nêu. Trong số này hơn 11.500 tấn để hỗ trợ cứu đói Tết, và hơn 2.600 tấn để hỗ trợ cứu đói giáp hạt.
Bộ LĐ-TB-XH cho biết tính đến ngày 10/1 vừa qua, chỉ mới có tỉnh Sóc Trăng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định hỗ trợ hơn 3.500 tấn.
Các doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua EVN
17/01/2024
Công nhân điện lắp đặt đường dây điện ở Hà Nội hôm 14/12/2023 (minh hoạ)
AFP
Nhiều doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất, không qua EVN để đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và đáp ứng mục tiêu “năng lượng xanh”. Đó là một nội dung trong “Sách Trắng” thường niên được Phòng Thương mại Châu Âu – EuroCham mới công bố hôm 17/1 vừa qua.
Theo “Sách Trắng”, các công ty Châu Âu tại Việt Nam muốn mua điện thông qua DPPA. Đây là cơ chế bán điện từ nhà sản xuất điện đến trực tiếp người tiêu dùng thông qua hệ thống truyền tải quốc gia.
“Các tập đoàn cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua DPPA được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ ‘sau công tơ điện’ có quy mô lớn hơn” – EuroCham cho biết.
Theo EuroCham, việc cho phép các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng DPPA sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu 100% năng lượng sạch vốn đầy thách thức.
Theo một khảo sát gần đây của Bộ Công thương, trong số 95 dự án năng lượng tái tạo được đầu tư, có 24 nhà phát triển muốn mua bán điện trực tiếp, không qua EVN; 17 chủ đầu tư khác đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.
EuroCham cũng kêu gọi việc tăng đầu tư tư nhân vào ngành điện và cho rằng việc cho phép các nhà phát triển dự án đầu tư trực tiếp vào mạng lưới truyền tải sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho EVN và mang lại sự chắc chắn để họ yên tâm thực hiện dự án.
Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN – là công ty Nhà nước độc quyền hệ thống truyền tải, bán lẻ điện tại Việt Nam. EVN cũng là bên mua duy nhất trên thị trường bán buôn điện ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên EVN trong thời gian qua liên tục báo lỗ dù liên tục tăng giá điện trong năm 2023. EVN cho biết năm 2023, tập đoàn này đã phải chịu lỗ 17.000 tỷ đồng.
Việt Nam siết chặt mức giới hạn cổ phần của nhà đầu tư trong ngân hàng
18/01/2024
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội
Quốc hội Việt Nam thông qua các quy định mới hôm thứ Năm 18/1 nhằm giảm mức cổ phần tối đa mà nhà đầu tư có thể nắm giữ tại các ngân hàng trong nước, một động thái nhằm giảm rủi ro về thao túng thị trường, nhưng có thể khiến việc đầu tư vào các ngân hàng và tổ chức tín dụng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Theo cải cách nêu trong Luật Các tổ chức Tín dụng sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm nay, các cổ đông ở cấp độ tổ chức, như quỹ đầu tư hoặc quỹ hưu trí, sẽ được phép nắm giữ tối đa 10% vốn chủ sở hữu của ngân hàng, giảm so với mức giới hạn hiện tại là 15%.
Hơn 90% đại biểu Quốc hội tán thành luật sửa đổi.
Động thái này diễn ra sau vụ bê bối gian lận tài chính bị đưa ra công luận cuối năm 2022, là vụ lớn nhất Việt Nam cho đến nay, trong đó đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rút ruột 12,5 tỷ đô la từ một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), vì bà ấy trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng này thông qua những người thân tín làm bình phong cho bà.
Những người ủng hộ luật sửa đổi kỳ vọng rằng các giới hạn chặt chẽ hơn về quyền sở hữu có thể khiến việc thao túng tương tự như vụ SCB khó tái diễn, trong khi đó, những người phản đối lại cảnh báo rằng điều đó có thể không hiệu quả vì các giới hạn hiện tại đã không ngăn chặn được gian lận.
Những người phê phán quy định mới, bao gồm cả một số đại biểu Quốc hội, cũng cảnh báo trong các cuộc tranh luận công khai rằng sự cải cách này có thể có tác động tiêu cực đến việc giảm đầu tư vào ngân hàng giữa thời điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nợ xấu gia tăng và rủi ro lan tỏa từ cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản kéo dài.
Các biện pháp mới đi ngược lại với yêu cầu mà các nhà đầu tư nước ngoài nêu ra thường xuyên, đó là cần nới lỏng hoặc bãi bỏ mức trần 30% hiện nay đối với tổng sở hữu của nước ngoài trong các ngân hàng.
Mức trần đó không được điều chỉnh trong cải cách lần này, nhưng giới hạn chặt hơn về mức sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng có thể hạn chế hơn nữa đầu tư nước ngoài vì các nhà đầu tư nước ngoài thường ở sát mức giới hạn tối đa hiện tại hơn so với các nhà đầu tư trong nước.
Phần nào tính đến những mối lo ngại này, các đại biểu Quốc hội đã quyết định không hạ thấp một giới hạn khác đối với mức sở hữu của mỗi cá nhân, vẫn giữ mức 5% mặc dù có kế hoạch ban đầu là giảm xuống 3%.
Các quy định mới cũng trao thêm quyền hạn cho ngân hàng trung ương Việt Nam được can thiệp nhanh chóng trong trường hợp xảy ra việc rút tiền mặt ồ ạt từ ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu từ sớm là tổ chức tín dụng gặp khó khăn.
Vụ bê bối SCB đã dẫn đến một cuộc rút tiền ồ ạt buộc ngân hàng trung ương phải tiếp quản ngân hàng này.
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
18/01/2024
Đại diện tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) và Bệnh viện Bạch Mai ký bản ghi nhớ hỗ trợ cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Photo USAID Vietnam
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam, nơi có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
USAID sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật cho Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) để cải thiện công tác chăm sóc đột quỵ, hợp tác đẩy mạnh vai trò của bệnh viện này như là trung tâm chăm sóc đột quỵ hàng đầu của Việt Nam và tiểu vùng Mekong.
Hôm 16/1, đối tác thực hiện dự án của USAID là tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) ký một bản ghi nhớ với Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện dự án này, USAID cho biết trong một thông cáo cùng ngày.
Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho hay sự hỗ trợ này của chính phủ Hoa Kỳ nhằm cải thiện công tác chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam và tiểu vùng Mekong, đồng thời khẳng định hỗ trợ của Hoa Kỳ về tăng cường hợp tác y tế và hỗ trợ các cơ sở y tế quan trọng của Việt Nam.
Trong thời gian 2 năm tới, HI sẽ phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai để nâng cao năng lực chuyên sâu thông qua việc hỗ trợ chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành đột quỵ và bệnh lý mạch máu não cho bác sĩ; tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ đa ngành để đảm bảo người bệnh được chăm sóc liên tục trong suốt quá trình điều trị, vẫn theo USAID.
Ngoài ra, dự án cũng bao gồm việc tăng cường phối hợp, chia sẻ các kỹ năng thực hành tốt và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới quốc gia và quốc tế.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.
“Chúng tôi vui mừng tiếp tục hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai thông qua Trung tâm Đột quỵ và Trung tâm Phục hồi chức năng”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu. “Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam tăng cường áp dụng các thực hành tốt nhất trên thế giới về cứu chữa bệnh nhân và giảm thiểu khuyết tật ở những người bệnh đột quỵ”.
Công an Bình Dương bắt giữ người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc ‘lừa bán’ 13 phụ nữ Việt
18/01/2024
Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt.
Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt, theo tường thuật trên các báo và trang tin Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân.
Thông tin từ công an Bình Dương được Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân dẫn lại cho hay người bị bắt là Liu Peiguang, sinh năm 1990, quốc tịch Trung Quốc, đã lẩn trốn trong tỉnh.
Ông này là nghi phạm bị Chi Cục Phát triển kinh tế và Công nghệ, Công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, điều tra về tội mua bán người, Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân cho biết, dẫn thông tin từ nhà chức trách.
Kết quả điều tra của phía Trung Quốc xác định rằng từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2019, Liu Peiguang và đồng phạm đã “giới thiệu” cho 13 phụ nữ Việt Nam “đi làm” bên Trung Quốc hoặc “kết hôn với những người đàn ông Trung Quốc giàu có”.
Tiếp đến, khi đã chiếm được niềm tin của các phụ nữ này, ông ta và đồng bọn tổ chức cho các nạn nhân nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc. Sau đó, Liu Peiguang đã “bán” tất cả những nạn nhân đó “với giá từ 100 nghìn đến 150 nghìn nhân dân tệ”, qua đó, ông ta “thu lợi bất chính 1 triệu 500 nghìn nhân dân tệ”, tương đương gần 5,2 tỷ đồng hoặc hơn 210.000 đô la.
Khi bị công an Trung Quốc phát hiện, Liu Peiguang bỏ trốn sang Việt Nam và làm việc tại một công ty trên địa bàn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các báo trong nước tường thuật.
Vẫn báo chí trong nước cho biết công an hai nước đã phối hợp với nhau, với kết quả là công an tỉnh Bình Dương bắt giữ Liu Peiguang và bàn giao ông ta cho công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Theo Báo cáo Buôn người 2023 được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi giữa năm ngoái, chính phủ Việt Nam điều tra 247 nghi phạm buôn người trong 90 vụ án hồi năm 2022, tăng gần 100 người so với 149 nghi phạm buôn người trong 77 vụ án của năm 2021. Trong 90 vụ được điều tra đó, có 49 vụ liên quan đến mua bán người xuyên quốc gia sang Trung Quốc và Campuchia.
Báo cáo của Mỹ đánh giá rằng Việt Nam “vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu trong công cuộc bài trừ nạn buôn người”, dù chính phủ đã có “những nỗ lực đáng kể”, do vậy, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Mỹ về vấn đề buôn người.
Hiện chưa có số liệu về nạn buôn người ở Việt Nam trong năm 2023.
Tuấn Khanh – Vaccine cho Hoàng Sa
Saigon Nhỏ
17/01/2024
Ảnh: Thanh Niên
Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi. Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.
Nói ngày 17 Tháng Năm, 2014, trước hơn trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố một cách mãnh liệt: “Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được”. Báo chí nhiều nơi đã rầm rập đưa lại. Cả nước hừng hực. Ai nấy đều như sốt, mặc dù cũng có người đặt câu hỏi “chúng ta đang đòi lại bằng cách nào, và nếu không được, thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi bằng cách nào?”.
Đó là chưa nói, ẩn trong câu tuyên bố, được nhìn thấy như là sự bất lực hô vang của một người cầm quyền về hiện trạng, khéo xô tất cả cho tương lai.
Sau năm 2014, ông Đam không hề nhắc lại lời nào về Hoàng Sa và chủ quyền ở biển Đông, hay ý nào mang tính dân túy như vậy. Bởi đơn giản, năm 2014 là năm mà Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 đến biển của Việt Nam và bắt đầu thử khai thác. Bắc Kinh vấp phải một sức phản ứng dữ dội của người dân nói chung cho đến tận nay, và riêng của chính quyền trong một thời gian ngắn, từ 11 đến 18 Tháng Năm.
Nói thêm để biết, trong giai đoạn đó, bộ hồ sơ dự định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế đã bắt đầu được tính tới. Nhưng rồi sau khi sống êm gió lặng giữa hai quốc gia, đến năm 2016, thì bộ hồ sơ kiện Trung Quốc gần như bị bỏ quên. Và Anh Đam cũng im lặng, né chủ đề Hoàng Sa từ đó.
Tháng Một, 2020, ông Đam bùng lên một lần nữa trong con mắt ngưỡng mộ của công chúng, khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống covid 19. Báo chí Nhà nước cũng tham gia đẩy nhân vật gầy gò, có dáng vẻ khắc khổ đáng kính này lên đến tận cùng. Đặc biệt là những hình ảnh và video ông xăng xái đi tìm những con hẻm không khoá lại, nhà nào có bị nghi ngờ dịch không bị cô lập, và lên giọng giận dữ vì thấy người dân vẫn còn đi ngoài đường. Áo ông ướt đẫm mồ hôi. Gương mặt ông suy tư lo âu được cân nhắc, chụp rất cẩn thận, trên những tấm hình đăng trên báo.
Bất ngờ, trong đại dịch, từ vị trí một nhà lãnh đạo quốc gia luôn cho thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt cho việc chung, ông Đam cho phát đi tấm ảnh vận động ủng hộ phát hành chính thức vaccine covid 19 của Việt Nam sản xuất.
Vaccine tên Nanocovax, vốn trầy trật nhiều lần xin được phát hành chính thức, nhưng WHO của Liên Hiệp Quốc không chấp nhận vì thấy thiếu minh bạch, kể cả những chuyên gia y tế của Việt Nam cũng vậy. Hãng này không chịu thiệt, ra sức tự giới thiệu rực rỡ về giá trị của mình, nói rõ với ước mơ được một cơ hội toàn quốc không khác test kit Việt Á. Trong cơn tuyệt vọng, ông Thích Nhật Từ của Phật giáo nhà nước được mời đến và bị lộ một bản video cho thấy đang gióng chuông gõ mõ, cúng cầu mua may bán đắt cho vaccine này.
Trong một bức ảnh quảng cáo đó, ông Đam giới thiệu là mình đang chích mũi thứ hai của Nanocovax mà vẫn rất khỏe mạnh. Không có tờ báo nào phỏng vấn ông sau khi từ chức thủ tướng, về hai mũi chích đó; cũng không nghe nói rằng có thật sự ông đã đi qua đại dịch mà không cần nhờ một vaccine nào của phương Tây không?
Nhân kỷ niệm 50 năm Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng xâm lược, mà nhà nước Việt Nam vẫn luôn lên tiếng mạnh mẽ chứng minh chủ quyền, chợt nhớ lại câu phát ngôn cảm động đến rơi nước mắt của ông Đam về Hoàng Sa.
Nhưng trước khi bàn đến chuyện lớn như chuyện chủ quyền đảo Hoàng Sa, chỉ ước mong Đam có dịp nói thật về hai mũi chích Nanocovax, mà ông đã tự chuyển mình từ một nhà lãnh đạo, thành một người quảng cáo nhiệt tình một món hàng, mà giờ đây phát minh tầm quốc tế đó cũng không còn nghe đến nữa.
Chỉ dám xin ông đến đó thôi!
Võ Xuân Sơn – Rộn ràng những nỗi đau, nghẹn ngào những nỗi vui
17/01/2024
Phải nói là kiến thức của tôi về thế giới mạng, thế giới quan chức… rất hạn hẹp.
Thế cho nên tôi hoàn toàn bất ngờ với phản ứng của thế giới mạng đối với việc ông Nguyên Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông, hai cựu Tổng Biên Tập của Báo Thanh Niên, bị bắt.
Một người bạn trên Facebook của tôi, là cựu nhà báo của Báo Thanh Niên, anh Huỳnh Ngọc Chênh, là một KOL trên mạng. Anh gặp vấn đề với một KOL khác xung quanh vụ mấy ông này bị bắt, chỉ vì anh buông một chữ “buồn” trong một status sau khi hai ông nói trên bị bắt. Thì ra tầm ảnh hưởng của các ông này (có lẽ chủ yếu là ông Khế) lớn thật.
Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng đặc biệt của dân tộc. Chúng ta đang sống trong một thể chế mà chẳng còn mấy ai ngạc nhiên khi một quan chức nào đó bị bắt, cũng chẳng còn ai cảm thấy bất ngờ khi những kẻ xấu xa được tung hô, tôn thờ. Chẳng còn ai tỏ ra buồn rầu khi những thực tế cuộc sống như vậy cứ diễn ra một cách đều đặn, tự nhiên. Mọi người đều mặc định là phải vui mừng khi một quan chức nào đó bị bắt, bị ra tòa, bị lãnh án.
Nhưng có ai để ý đến sự chua xót, sự đau đớn đằng sau những câu châm biếm, những biểu hiện mặt cười được thả đâu. Thật sự tôi cảm thấy rất chua xót khi hàng loạt quan chức bị bắt, và cái cách mà bọn họ nhơn nhơn trước tòa. Không lẽ dân tộc này, đất nước này lại cứ cam chịu cho bọn sâu mọt này đục khoét, lũng đoạn mãi sao?
Tôi đau xót khi nhận thấy rằng, có một bộ phận chỉ còn biết cười cợt, vui mừng, mà không còn cảm thấy đau đớn. Sự đổ vỡ niềm tin đã khiến họ rơi vô trạng thái cực đoan cảm xúc.
Nguyễn Hồng Lam – Đọc và kinh hãi
17/01/2024
Hồi đại học, Lê Đỗ Quỳnh Hương cũng có tham gia sáng tác. Cùng lứa, cùng có chút máu văn nghệ, tôi biết cô từ hơn 30 năm trước.
Nhưng tôi, cũng như nhiều người có “biết” Quỳnh Hương từ những năm tháng học đại học đều nghĩ rằng “em nó diễn đến mức tin luôn những gì mình diễn và nói” (nhận xét của một bạn học với Quỳnh Hương ở Đại học Sư phạm, Hương học khoa Anh). Cho nên sự quan tâm cũng nhạt nhẽo dần, kể cả khi cô đã thành ngôi sao, một MC khá nổi tiếng của HTV.
Lâu nay, món thần số học của cô MC, tôi nghe nói thì nhiều, nhưng đọc thì chỉ một, hai bài đầu, còn sau đó thì không quan tâm. Với tôi, nó nhảm nhí. Nhưng là niềm tin của người khác, pháp luật cũng không cấm, kệ họ. Không thích thì không theo dõi, thế thôi.
Kể cả khi đọc được ở đâu đó cho rằng “hiện nay, em nó (Quỳnh Hương) tin rằng mình sáng tạo ra số nhiều phần trăm bên cạnh những phần trăm của Phật pháp, Kinh Dịch, Pi…”, tôi chỉ nhếch mép, nhưng cũng thây kệ.
Nhưng từ tối qua, sau sự cố bắt hai cựu tổng biên tập Báo Thanh Niên, đột nhiên tên cô lại được nhắc nhiều, không phải để cảm thông, mà đầy thị phi. Vì thế, tôi đã vào trang của cô MC đọc thử. Và kinh hoàng.
Chỉ 4 giờ sau khi chồng (đã là chồng cũ) bị bắt, bị khám xét, cô cựu MC đã vội lên ngay Facebook đăng bài “We thank you”, và 5 giờ sau nữa là bài “Tấm séc nhiệm màu”, giảng và quảng cáo lớp học thần số học.
Cô cho biết, mọi thứ sẽ không thay đổi gì cả. “Sự cố”, cô đã biết trước và khuyên chồng kiểu “trong nguy có cơ”, xem chuyện chồng vướng vào vòng lao lý như “anh đang được đi qua một khóa học lớn, và nên hãy tận dụng ‘nguy’ này để lảy ra cơ hội học hỏi được thêm biết bao nhiêu là điều quý giá”. Cô còn bình thản: “Mình tin rằng anh hiểu, và làm được rất tốt điều này”.
Nói tóm lại, lớp học online ĐẠI CỘNG HƯỞNG ONLINE THÁNG 01/2024, SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG TỪ QUYỂN 5 LƯƠNG HOÀNG SÁM: GIẢI OAN THÍCH KIẾT mà cô sẽ giảng sẽ vẫn cứ diễn ra bình thường vào vài ngày nữa! Cô đang dốc sức làm mọi thứ để lùa cho đủ 1.000 học viên vào phòng zoom! Cô không rảnh để buồn hay rơi lệ với việc chồng cũ của cô vừa bị bắt.
Trước chỉ biết, không thân, nhưng giờ thì thật sự mình thương cảm cho anh Nguyễn Quang Thông. Nghe nói họ đã ly dị, nhưng bao năm qua phải sống với một cô vợ tỉnh rụi, không gì lay chuyển và đầy “niệm lành”, đầy “lòng biết ơn” như thế thì quả khó tin là anh đã rất …. biết ơn.
Và cũng thương cho hàng ngàn học viên theo lớp “Thức sớm Yoga cùng MayQ” mà cô MC là giảng viên – chủ xị. Họ đang mê muội một thần tượng có thần kinh, dây cảm xúc bằng inox. Nói trắng ra là nhảm nhí, bán niềm tin đa cấp, đưa cả chuyện chồng con vào làm dẫn chứng là bất cận nhân tình, thiếu tính người. Lẽ ra, các cơ quan quản lý đã phải ngăn chặn, dẹp bỏ trò lừa mị ấy từ lâu. Cô đang lừa hàng ngàn người và lừa cả chính mình.
Ai tò mò, tự tìm trang có “tích xanh” của cô mà đọc. Tôi sẽ không dẫn link, cũng không đủ can đảm trích dẫn thêm nữa. Tôi thật sự kinh hãi!
XEM THÊM (Báo Dân Trí VN)
Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Định xây nhà trái phép trên núi để đọc sách?
Thứ năm, 16/03/2023 – 20:38
(Dân trí) – Nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Định đã mua hơn 5.000m2 đất rẫy, sau đó xây nhà trái phép và cho rằng mục đích làm nơi đọc sách, gần gũi thiên nhiên để dưỡng bệnh.
Ngày 16/3, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, kể cả đảng viên, cán bộ hưu trí.
“Tất cả những ai xây nhà trái phép, lấn chiếm đất đai, mua bán trái phép sẽ được xử lý kiên quyết, kể cả cán bộ, đảng viên. Tỉnh không bao giờ bao che chuyện đó. Nếu địa phương nào không xử lý sẽ chịu trách nhiệm”, ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.
Thời gian qua, dư luận địa phương xôn xao việc một số công trình xây dựng trái phép trên vùng đồi núi thuộc khu vực 5, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn. Trong đó, nổi lên nhiều công trình trái phép của nguyên cán bộ, đảng viên; đặc biệt là căn nhà của ông N.T. – nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định.
Qua tìm hiểu, căn nhà trái phép của gia đình ông T. xây dựng trên khu vực đất đồi gồm các hạng mục như nhà ở, nhà kho, bể nước… Xung quanh được bọc tường rào chắc chắn, nằm sâu trên khu đất đồi.
Năm 2016, UBND phường Quang Trung, TP Quy Nhơn đã kiểm tra, đình chỉ việc thi công công trình không phép này và cưỡng chế tháo dỡ một phần. Thời điểm này, công trình do vợ của ông T. đứng tên.
Trao đổi với báo chí, ông T. thừa nhận việc xây dựng căn nhà trên đất rẫy là không đúng quy định của pháp luật.
Sau khi mua đất rẫy, ông T. xây dựng ngôi nhà trên diện tích khoảng 40m2 với mục đích làm nơi đọc sách, dưỡng bệnh.
Hiện có 30 công trình xây dựng trái phép tại tổ 49, khu vực 5, phường Quang Trung. Các công trình này xây dựng trái phép trong thời gian dài.
Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, thừa nhận tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn phường Quang Trung và việc này xảy ra một quá trình dài chứ không phải mới đây.
Ông Nam cũng cho rằng, việc này có sự thiếu quyết liệt của các đơn vị liên quan, chính quyền các phường, xã. Hiện nay, chính quyền thành phố cùng các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã rà soát đánh giá lại toàn bộ các công trình xây dựng trái phép thuộc phạm vi quản lý.
“Trước mắt, theo chỉ đạo chung của Thường trực Tỉnh ủy chúng tôi sẽ thực hiện cắm mốc phân định khu vực được xây dựng và xử lý công trình trái phép. Sau thời gian cắm mốc, nếu còn tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trái phép sẽ truy trách nhiệm chính quyền địa phương trong quản lý đất đai. Đây là vấn đề rất khó nhưng chúng tôi đang chỉ đạo rất quyết liệt”, ông Nam cho hay. (Theo Dân Trí, Việt Nam)
Mười lăm tỉnh cần gạo cứu đói cho dân dịp Tết
17/01/2024
Người dân gói bánh chưng nhân dịp Tết hôm 7/1/2023 ở chùa Tam Chúc, Hà Nam (minh hoạ)
AFP
Mười lăm tỉnh trên cả nước có văn bản yêu cầu chính phủ Trung ương cấp gạo cứu đói cho người dân trong tỉnh vào dịp Tết âm lịch sắp đến và mùa giáp hạt.
Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Việt Nam cho truyền thông Nhà nước biết thông tin vừa nêu ngày 16/1. Danh sách cụ thể các tỉnh gồm Sóc Trăng, Cà Mau, Cao Bằng, Bình Định, Gia Lai, Quảng Bình, Nghệ An, Bạc Liêu, Đắk Nông, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hà Giang, Kon Tum, Bắc Kạn, Bình Phước.
Tổng số gạo đề nghị là gần 14.200 tấn để cấp cho hơn 181.000 hộ dân với gần 936.000 nhân khẩu thuộc 15 tỉnh vừa nêu. Trong số này hơn 11.500 tấn để hỗ trợ cứu đói Tết, và hơn 2.600 tấn để hỗ trợ cứu đói giáp hạt.
Bộ LĐ-TB-XH cho biết tính đến ngày 10/1 vừa qua, chỉ mới có tỉnh Sóc Trăng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định hỗ trợ hơn 3.500 tấn.
Các doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua EVN
17/01/2024
Công nhân điện lắp đặt đường dây điện ở Hà Nội hôm 14/12/2023 (minh hoạ)
AFP
Nhiều doanh nghiệp Châu Âu muốn mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất, không qua EVN để đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và đáp ứng mục tiêu “năng lượng xanh”. Đó là một nội dung trong “Sách Trắng” thường niên được Phòng Thương mại Châu Âu – EuroCham mới công bố hôm 17/1 vừa qua.
Theo “Sách Trắng”, các công ty Châu Âu tại Việt Nam muốn mua điện thông qua DPPA. Đây là cơ chế bán điện từ nhà sản xuất điện đến trực tiếp người tiêu dùng thông qua hệ thống truyền tải quốc gia.
“Các tập đoàn cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc mua năng lượng tái tạo thông qua DPPA được đề xuất và sản xuất năng lượng sạch của riêng họ trong các nhà máy điện với hệ thống quản lý tài sản năng lượng bằng chương trình lưu trữ ‘sau công tơ điện’ có quy mô lớn hơn” – EuroCham cho biết.
Theo EuroCham, việc cho phép các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng DPPA sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu 100% năng lượng sạch vốn đầy thách thức.
Theo một khảo sát gần đây của Bộ Công thương, trong số 95 dự án năng lượng tái tạo được đầu tư, có 24 nhà phát triển muốn mua bán điện trực tiếp, không qua EVN; 17 chủ đầu tư khác đang cân nhắc về khả năng tìm, ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.
EuroCham cũng kêu gọi việc tăng đầu tư tư nhân vào ngành điện và cho rằng việc cho phép các nhà phát triển dự án đầu tư trực tiếp vào mạng lưới truyền tải sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho EVN và mang lại sự chắc chắn để họ yên tâm thực hiện dự án.
Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN – là công ty Nhà nước độc quyền hệ thống truyền tải, bán lẻ điện tại Việt Nam. EVN cũng là bên mua duy nhất trên thị trường bán buôn điện ở quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên EVN trong thời gian qua liên tục báo lỗ dù liên tục tăng giá điện trong năm 2023. EVN cho biết năm 2023, tập đoàn này đã phải chịu lỗ 17.000 tỷ đồng.
Việt Nam siết chặt mức giới hạn cổ phần của nhà đầu tư trong ngân hàng
18/01/2024
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội
Quốc hội Việt Nam thông qua các quy định mới hôm thứ Năm 18/1 nhằm giảm mức cổ phần tối đa mà nhà đầu tư có thể nắm giữ tại các ngân hàng trong nước, một động thái nhằm giảm rủi ro về thao túng thị trường, nhưng có thể khiến việc đầu tư vào các ngân hàng và tổ chức tín dụng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Theo cải cách nêu trong Luật Các tổ chức Tín dụng sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm nay, các cổ đông ở cấp độ tổ chức, như quỹ đầu tư hoặc quỹ hưu trí, sẽ được phép nắm giữ tối đa 10% vốn chủ sở hữu của ngân hàng, giảm so với mức giới hạn hiện tại là 15%.
Hơn 90% đại biểu Quốc hội tán thành luật sửa đổi.
Động thái này diễn ra sau vụ bê bối gian lận tài chính bị đưa ra công luận cuối năm 2022, là vụ lớn nhất Việt Nam cho đến nay, trong đó đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rút ruột 12,5 tỷ đô la từ một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), vì bà ấy trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng này thông qua những người thân tín làm bình phong cho bà.
Những người ủng hộ luật sửa đổi kỳ vọng rằng các giới hạn chặt chẽ hơn về quyền sở hữu có thể khiến việc thao túng tương tự như vụ SCB khó tái diễn, trong khi đó, những người phản đối lại cảnh báo rằng điều đó có thể không hiệu quả vì các giới hạn hiện tại đã không ngăn chặn được gian lận.
Những người phê phán quy định mới, bao gồm cả một số đại biểu Quốc hội, cũng cảnh báo trong các cuộc tranh luận công khai rằng sự cải cách này có thể có tác động tiêu cực đến việc giảm đầu tư vào ngân hàng giữa thời điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nợ xấu gia tăng và rủi ro lan tỏa từ cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản kéo dài.
Các biện pháp mới đi ngược lại với yêu cầu mà các nhà đầu tư nước ngoài nêu ra thường xuyên, đó là cần nới lỏng hoặc bãi bỏ mức trần 30% hiện nay đối với tổng sở hữu của nước ngoài trong các ngân hàng.
Mức trần đó không được điều chỉnh trong cải cách lần này, nhưng giới hạn chặt hơn về mức sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng có thể hạn chế hơn nữa đầu tư nước ngoài vì các nhà đầu tư nước ngoài thường ở sát mức giới hạn tối đa hiện tại hơn so với các nhà đầu tư trong nước.
Phần nào tính đến những mối lo ngại này, các đại biểu Quốc hội đã quyết định không hạ thấp một giới hạn khác đối với mức sở hữu của mỗi cá nhân, vẫn giữ mức 5% mặc dù có kế hoạch ban đầu là giảm xuống 3%.
Các quy định mới cũng trao thêm quyền hạn cho ngân hàng trung ương Việt Nam được can thiệp nhanh chóng trong trường hợp xảy ra việc rút tiền mặt ồ ạt từ ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu từ sớm là tổ chức tín dụng gặp khó khăn.
Vụ bê bối SCB đã dẫn đến một cuộc rút tiền ồ ạt buộc ngân hàng trung ương phải tiếp quản ngân hàng này.
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ
18/01/2024
Đại diện tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) và Bệnh viện Bạch Mai ký bản ghi nhớ hỗ trợ cải thiện chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Photo USAID Vietnam
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam, nơi có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
USAID sẽ hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật cho Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) để cải thiện công tác chăm sóc đột quỵ, hợp tác đẩy mạnh vai trò của bệnh viện này như là trung tâm chăm sóc đột quỵ hàng đầu của Việt Nam và tiểu vùng Mekong.
Hôm 16/1, đối tác thực hiện dự án của USAID là tổ chức Humanity & Inclusion Vietnam (HI) ký một bản ghi nhớ với Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện dự án này, USAID cho biết trong một thông cáo cùng ngày.
Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho hay sự hỗ trợ này của chính phủ Hoa Kỳ nhằm cải thiện công tác chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam và tiểu vùng Mekong, đồng thời khẳng định hỗ trợ của Hoa Kỳ về tăng cường hợp tác y tế và hỗ trợ các cơ sở y tế quan trọng của Việt Nam.
Trong thời gian 2 năm tới, HI sẽ phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai để nâng cao năng lực chuyên sâu thông qua việc hỗ trợ chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành đột quỵ và bệnh lý mạch máu não cho bác sĩ; tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ đa ngành để đảm bảo người bệnh được chăm sóc liên tục trong suốt quá trình điều trị, vẫn theo USAID.
Ngoài ra, dự án cũng bao gồm việc tăng cường phối hợp, chia sẻ các kỹ năng thực hành tốt và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các mạng lưới quốc gia và quốc tế.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.
“Chúng tôi vui mừng tiếp tục hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai thông qua Trung tâm Đột quỵ và Trung tâm Phục hồi chức năng”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu. “Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam tăng cường áp dụng các thực hành tốt nhất trên thế giới về cứu chữa bệnh nhân và giảm thiểu khuyết tật ở những người bệnh đột quỵ”.
Công an Bình Dương bắt giữ người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc ‘lừa bán’ 13 phụ nữ Việt
18/01/2024
Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt.
Công an tỉnh Bình Dương của Việt Nam thông báo hôm 17/1 rằng họ bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 34 tuổi, bị nhà chức trách nước láng giềng truy nã quốc tế về tội buôn bán người, với tổng số nạn nhân lên đến 13 phụ nữ người Việt, theo tường thuật trên các báo và trang tin Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân.
Thông tin từ công an Bình Dương được Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân dẫn lại cho hay người bị bắt là Liu Peiguang, sinh năm 1990, quốc tịch Trung Quốc, đã lẩn trốn trong tỉnh.
Ông này là nghi phạm bị Chi Cục Phát triển kinh tế và Công nghệ, Công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, điều tra về tội mua bán người, Tuổi Trẻ, VOV và Nhân Dân cho biết, dẫn thông tin từ nhà chức trách.
Kết quả điều tra của phía Trung Quốc xác định rằng từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2019, Liu Peiguang và đồng phạm đã “giới thiệu” cho 13 phụ nữ Việt Nam “đi làm” bên Trung Quốc hoặc “kết hôn với những người đàn ông Trung Quốc giàu có”.
Tiếp đến, khi đã chiếm được niềm tin của các phụ nữ này, ông ta và đồng bọn tổ chức cho các nạn nhân nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc. Sau đó, Liu Peiguang đã “bán” tất cả những nạn nhân đó “với giá từ 100 nghìn đến 150 nghìn nhân dân tệ”, qua đó, ông ta “thu lợi bất chính 1 triệu 500 nghìn nhân dân tệ”, tương đương gần 5,2 tỷ đồng hoặc hơn 210.000 đô la.
Khi bị công an Trung Quốc phát hiện, Liu Peiguang bỏ trốn sang Việt Nam và làm việc tại một công ty trên địa bàn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các báo trong nước tường thuật.
Vẫn báo chí trong nước cho biết công an hai nước đã phối hợp với nhau, với kết quả là công an tỉnh Bình Dương bắt giữ Liu Peiguang và bàn giao ông ta cho công an thành phố Liaocheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Theo Báo cáo Buôn người 2023 được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hồi giữa năm ngoái, chính phủ Việt Nam điều tra 247 nghi phạm buôn người trong 90 vụ án hồi năm 2022, tăng gần 100 người so với 149 nghi phạm buôn người trong 77 vụ án của năm 2021. Trong 90 vụ được điều tra đó, có 49 vụ liên quan đến mua bán người xuyên quốc gia sang Trung Quốc và Campuchia.
Báo cáo của Mỹ đánh giá rằng Việt Nam “vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu trong công cuộc bài trừ nạn buôn người”, dù chính phủ đã có “những nỗ lực đáng kể”, do vậy, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Mỹ về vấn đề buôn người.
Hiện chưa có số liệu về nạn buôn người ở Việt Nam trong năm 2023.
Tuấn Khanh – Vaccine cho Hoàng Sa
Saigon Nhỏ
17/01/2024
Ảnh: Thanh Niên
Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi. Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.
Nói ngày 17 Tháng Năm, 2014, trước hơn trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố một cách mãnh liệt: “Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được”. Báo chí nhiều nơi đã rầm rập đưa lại. Cả nước hừng hực. Ai nấy đều như sốt, mặc dù cũng có người đặt câu hỏi “chúng ta đang đòi lại bằng cách nào, và nếu không được, thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi bằng cách nào?”.
Đó là chưa nói, ẩn trong câu tuyên bố, được nhìn thấy như là sự bất lực hô vang của một người cầm quyền về hiện trạng, khéo xô tất cả cho tương lai.
Sau năm 2014, ông Đam không hề nhắc lại lời nào về Hoàng Sa và chủ quyền ở biển Đông, hay ý nào mang tính dân túy như vậy. Bởi đơn giản, năm 2014 là năm mà Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 đến biển của Việt Nam và bắt đầu thử khai thác. Bắc Kinh vấp phải một sức phản ứng dữ dội của người dân nói chung cho đến tận nay, và riêng của chính quyền trong một thời gian ngắn, từ 11 đến 18 Tháng Năm.
Nói thêm để biết, trong giai đoạn đó, bộ hồ sơ dự định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế đã bắt đầu được tính tới. Nhưng rồi sau khi sống êm gió lặng giữa hai quốc gia, đến năm 2016, thì bộ hồ sơ kiện Trung Quốc gần như bị bỏ quên. Và Anh Đam cũng im lặng, né chủ đề Hoàng Sa từ đó.
Tháng Một, 2020, ông Đam bùng lên một lần nữa trong con mắt ngưỡng mộ của công chúng, khi nhận chức Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống covid 19. Báo chí Nhà nước cũng tham gia đẩy nhân vật gầy gò, có dáng vẻ khắc khổ đáng kính này lên đến tận cùng. Đặc biệt là những hình ảnh và video ông xăng xái đi tìm những con hẻm không khoá lại, nhà nào có bị nghi ngờ dịch không bị cô lập, và lên giọng giận dữ vì thấy người dân vẫn còn đi ngoài đường. Áo ông ướt đẫm mồ hôi. Gương mặt ông suy tư lo âu được cân nhắc, chụp rất cẩn thận, trên những tấm hình đăng trên báo.
Bất ngờ, trong đại dịch, từ vị trí một nhà lãnh đạo quốc gia luôn cho thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt cho việc chung, ông Đam cho phát đi tấm ảnh vận động ủng hộ phát hành chính thức vaccine covid 19 của Việt Nam sản xuất.
Vaccine tên Nanocovax, vốn trầy trật nhiều lần xin được phát hành chính thức, nhưng WHO của Liên Hiệp Quốc không chấp nhận vì thấy thiếu minh bạch, kể cả những chuyên gia y tế của Việt Nam cũng vậy. Hãng này không chịu thiệt, ra sức tự giới thiệu rực rỡ về giá trị của mình, nói rõ với ước mơ được một cơ hội toàn quốc không khác test kit Việt Á. Trong cơn tuyệt vọng, ông Thích Nhật Từ của Phật giáo nhà nước được mời đến và bị lộ một bản video cho thấy đang gióng chuông gõ mõ, cúng cầu mua may bán đắt cho vaccine này.
Trong một bức ảnh quảng cáo đó, ông Đam giới thiệu là mình đang chích mũi thứ hai của Nanocovax mà vẫn rất khỏe mạnh. Không có tờ báo nào phỏng vấn ông sau khi từ chức thủ tướng, về hai mũi chích đó; cũng không nghe nói rằng có thật sự ông đã đi qua đại dịch mà không cần nhờ một vaccine nào của phương Tây không?
Nhân kỷ niệm 50 năm Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng xâm lược, mà nhà nước Việt Nam vẫn luôn lên tiếng mạnh mẽ chứng minh chủ quyền, chợt nhớ lại câu phát ngôn cảm động đến rơi nước mắt của ông Đam về Hoàng Sa.
Nhưng trước khi bàn đến chuyện lớn như chuyện chủ quyền đảo Hoàng Sa, chỉ ước mong Đam có dịp nói thật về hai mũi chích Nanocovax, mà ông đã tự chuyển mình từ một nhà lãnh đạo, thành một người quảng cáo nhiệt tình một món hàng, mà giờ đây phát minh tầm quốc tế đó cũng không còn nghe đến nữa.
Chỉ dám xin ông đến đó thôi!
Võ Xuân Sơn – Rộn ràng những nỗi đau, nghẹn ngào những nỗi vui
17/01/2024
Phải nói là kiến thức của tôi về thế giới mạng, thế giới quan chức… rất hạn hẹp.
Thế cho nên tôi hoàn toàn bất ngờ với phản ứng của thế giới mạng đối với việc ông Nguyên Công Khế và ông Nguyễn Quang Thông, hai cựu Tổng Biên Tập của Báo Thanh Niên, bị bắt.
Một người bạn trên Facebook của tôi, là cựu nhà báo của Báo Thanh Niên, anh Huỳnh Ngọc Chênh, là một KOL trên mạng. Anh gặp vấn đề với một KOL khác xung quanh vụ mấy ông này bị bắt, chỉ vì anh buông một chữ “buồn” trong một status sau khi hai ông nói trên bị bắt. Thì ra tầm ảnh hưởng của các ông này (có lẽ chủ yếu là ông Khế) lớn thật.
Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng đặc biệt của dân tộc. Chúng ta đang sống trong một thể chế mà chẳng còn mấy ai ngạc nhiên khi một quan chức nào đó bị bắt, cũng chẳng còn ai cảm thấy bất ngờ khi những kẻ xấu xa được tung hô, tôn thờ. Chẳng còn ai tỏ ra buồn rầu khi những thực tế cuộc sống như vậy cứ diễn ra một cách đều đặn, tự nhiên. Mọi người đều mặc định là phải vui mừng khi một quan chức nào đó bị bắt, bị ra tòa, bị lãnh án.
Nhưng có ai để ý đến sự chua xót, sự đau đớn đằng sau những câu châm biếm, những biểu hiện mặt cười được thả đâu. Thật sự tôi cảm thấy rất chua xót khi hàng loạt quan chức bị bắt, và cái cách mà bọn họ nhơn nhơn trước tòa. Không lẽ dân tộc này, đất nước này lại cứ cam chịu cho bọn sâu mọt này đục khoét, lũng đoạn mãi sao?
Tôi đau xót khi nhận thấy rằng, có một bộ phận chỉ còn biết cười cợt, vui mừng, mà không còn cảm thấy đau đớn. Sự đổ vỡ niềm tin đã khiến họ rơi vô trạng thái cực đoan cảm xúc.
Nguyễn Hồng Lam – Đọc và kinh hãi
17/01/2024
Hồi đại học, Lê Đỗ Quỳnh Hương cũng có tham gia sáng tác. Cùng lứa, cùng có chút máu văn nghệ, tôi biết cô từ hơn 30 năm trước.
Nhưng tôi, cũng như nhiều người có “biết” Quỳnh Hương từ những năm tháng học đại học đều nghĩ rằng “em nó diễn đến mức tin luôn những gì mình diễn và nói” (nhận xét của một bạn học với Quỳnh Hương ở Đại học Sư phạm, Hương học khoa Anh). Cho nên sự quan tâm cũng nhạt nhẽo dần, kể cả khi cô đã thành ngôi sao, một MC khá nổi tiếng của HTV.
Lâu nay, món thần số học của cô MC, tôi nghe nói thì nhiều, nhưng đọc thì chỉ một, hai bài đầu, còn sau đó thì không quan tâm. Với tôi, nó nhảm nhí. Nhưng là niềm tin của người khác, pháp luật cũng không cấm, kệ họ. Không thích thì không theo dõi, thế thôi.
Kể cả khi đọc được ở đâu đó cho rằng “hiện nay, em nó (Quỳnh Hương) tin rằng mình sáng tạo ra số nhiều phần trăm bên cạnh những phần trăm của Phật pháp, Kinh Dịch, Pi…”, tôi chỉ nhếch mép, nhưng cũng thây kệ.
Nhưng từ tối qua, sau sự cố bắt hai cựu tổng biên tập Báo Thanh Niên, đột nhiên tên cô lại được nhắc nhiều, không phải để cảm thông, mà đầy thị phi. Vì thế, tôi đã vào trang của cô MC đọc thử. Và kinh hoàng.
Chỉ 4 giờ sau khi chồng (đã là chồng cũ) bị bắt, bị khám xét, cô cựu MC đã vội lên ngay Facebook đăng bài “We thank you”, và 5 giờ sau nữa là bài “Tấm séc nhiệm màu”, giảng và quảng cáo lớp học thần số học.
Cô cho biết, mọi thứ sẽ không thay đổi gì cả. “Sự cố”, cô đã biết trước và khuyên chồng kiểu “trong nguy có cơ”, xem chuyện chồng vướng vào vòng lao lý như “anh đang được đi qua một khóa học lớn, và nên hãy tận dụng ‘nguy’ này để lảy ra cơ hội học hỏi được thêm biết bao nhiêu là điều quý giá”. Cô còn bình thản: “Mình tin rằng anh hiểu, và làm được rất tốt điều này”.
Nói tóm lại, lớp học online ĐẠI CỘNG HƯỞNG ONLINE THÁNG 01/2024, SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG TỪ QUYỂN 5 LƯƠNG HOÀNG SÁM: GIẢI OAN THÍCH KIẾT mà cô sẽ giảng sẽ vẫn cứ diễn ra bình thường vào vài ngày nữa! Cô đang dốc sức làm mọi thứ để lùa cho đủ 1.000 học viên vào phòng zoom! Cô không rảnh để buồn hay rơi lệ với việc chồng cũ của cô vừa bị bắt.
Trước chỉ biết, không thân, nhưng giờ thì thật sự mình thương cảm cho anh Nguyễn Quang Thông. Nghe nói họ đã ly dị, nhưng bao năm qua phải sống với một cô vợ tỉnh rụi, không gì lay chuyển và đầy “niệm lành”, đầy “lòng biết ơn” như thế thì quả khó tin là anh đã rất …. biết ơn.
Và cũng thương cho hàng ngàn học viên theo lớp “Thức sớm Yoga cùng MayQ” mà cô MC là giảng viên – chủ xị. Họ đang mê muội một thần tượng có thần kinh, dây cảm xúc bằng inox. Nói trắng ra là nhảm nhí, bán niềm tin đa cấp, đưa cả chuyện chồng con vào làm dẫn chứng là bất cận nhân tình, thiếu tính người. Lẽ ra, các cơ quan quản lý đã phải ngăn chặn, dẹp bỏ trò lừa mị ấy từ lâu. Cô đang lừa hàng ngàn người và lừa cả chính mình.
Ai tò mò, tự tìm trang có “tích xanh” của cô mà đọc. Tôi sẽ không dẫn link, cũng không đủ can đảm trích dẫn thêm nữa. Tôi thật sự kinh hãi!
XEM THÊM (Báo Dân Trí VN)
Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Định xây nhà trái phép trên núi để đọc sách?
Thứ năm, 16/03/2023 – 20:38
(Dân trí) – Nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Định đã mua hơn 5.000m2 đất rẫy, sau đó xây nhà trái phép và cho rằng mục đích làm nơi đọc sách, gần gũi thiên nhiên để dưỡng bệnh.
Ngày 16/3, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, kể cả đảng viên, cán bộ hưu trí.
“Tất cả những ai xây nhà trái phép, lấn chiếm đất đai, mua bán trái phép sẽ được xử lý kiên quyết, kể cả cán bộ, đảng viên. Tỉnh không bao giờ bao che chuyện đó. Nếu địa phương nào không xử lý sẽ chịu trách nhiệm”, ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.
Thời gian qua, dư luận địa phương xôn xao việc một số công trình xây dựng trái phép trên vùng đồi núi thuộc khu vực 5, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn. Trong đó, nổi lên nhiều công trình trái phép của nguyên cán bộ, đảng viên; đặc biệt là căn nhà của ông N.T. – nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định.
Qua tìm hiểu, căn nhà trái phép của gia đình ông T. xây dựng trên khu vực đất đồi gồm các hạng mục như nhà ở, nhà kho, bể nước… Xung quanh được bọc tường rào chắc chắn, nằm sâu trên khu đất đồi.
Năm 2016, UBND phường Quang Trung, TP Quy Nhơn đã kiểm tra, đình chỉ việc thi công công trình không phép này và cưỡng chế tháo dỡ một phần. Thời điểm này, công trình do vợ của ông T. đứng tên.
Trao đổi với báo chí, ông T. thừa nhận việc xây dựng căn nhà trên đất rẫy là không đúng quy định của pháp luật.
Sau khi mua đất rẫy, ông T. xây dựng ngôi nhà trên diện tích khoảng 40m2 với mục đích làm nơi đọc sách, dưỡng bệnh.
Hiện có 30 công trình xây dựng trái phép tại tổ 49, khu vực 5, phường Quang Trung. Các công trình này xây dựng trái phép trong thời gian dài.
Ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, thừa nhận tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn phường Quang Trung và việc này xảy ra một quá trình dài chứ không phải mới đây.
Ông Nam cũng cho rằng, việc này có sự thiếu quyết liệt của các đơn vị liên quan, chính quyền các phường, xã. Hiện nay, chính quyền thành phố cùng các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã rà soát đánh giá lại toàn bộ các công trình xây dựng trái phép thuộc phạm vi quản lý.
“Trước mắt, theo chỉ đạo chung của Thường trực Tỉnh ủy chúng tôi sẽ thực hiện cắm mốc phân định khu vực được xây dựng và xử lý công trình trái phép. Sau thời gian cắm mốc, nếu còn tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trái phép sẽ truy trách nhiệm chính quyền địa phương trong quản lý đất đai. Đây là vấn đề rất khó nhưng chúng tôi đang chỉ đạo rất quyết liệt”, ông Nam cho hay. (Theo Dân Trí, Việt Nam)
Overlay7
Thời sự Thứ Năm 18/01/2024: *Pháp viện trợ 40 hỏa tiễn, sắp ký thoả thuận an ninh với Ukraine. *Đại tá Nga bị tù vì sai sót bảo vệ cầu Crimea. *24 máy bay quân sự TQ quanh Đài Loan trong 24 giờ. *LHQ cảnh báo nguy cơ từ AI. *Iran, Pakistan pháo kích nhau. *TQ, Phi đồng ý đối thoại. *Nam Hàn Quốc trước siêu thanh của Bắc Hàn. *Chiến sự Ukraine, Trung Đông
õ Thái Hà tổng hợp
Pháp viện trợ 40 tên lửa hành trình, sắp ký thoả thuận an ninh với Ukraine
Tên lửa hành trình Storm Shadow/Scalp EG do Pháp sản xuất tại lễ khai mạc Triển lãm hàng không Dubai ngày 20/11/2005. (Ảnh: RABIH MOGHRABI/AFP via Getty Images)
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Tư 17 tháng 01 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đã hành động như thế nào?
BBC News – 17/01/2024
Nguồn hình ảnh, Getty Images
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 17/01/2024: *Pháp sẽ giao thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine. *Trudeau: Sẽ khó khăn cho Canada nếu ô. Trump tái đắc cử. *Putin tiếp ngoại trưởng Bắc Triều Tiên. *TQuốc mua chip lậu từ Nvidia. *Ai Cập thất thu từ kênh đào Suez do Houthi tấn công Hồng Hải. *Biểu tình lớn ở thị trấn xa Nga vì nhà hoạt động bị kết án. *Hỏa tiễn Iran giết chết hai trẻ em ở Pakistan
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Macron: Pháp sẽ giao thêm tên lửa tầm xa cho Ukraina
Thu Hằng /RFI – 17/01/2024
Trong buổi họp báo ngày 16/01/2024 tại Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Kiev, « không để Nga chiến thắng » trong cuộc xâm lược Ukraina. Ông Macron thông báo « sẽ đến Ukraina vào tháng Hai » và Pháp « sẽ giao hàng loạt vũ khí mới » cho Kiev.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo tại điện Elysée, Paris, Pháp, ngày 16/01/2024. AFP – LUDOVIC MARIN
Trong số vũ khí sắp được giao cho Ukraina, có 40 tên lửa tầm xa Scalp và « vài trăm quả bom ». Tổng thống Macron cũng cho biết Pháp « đang đúc kết một thỏa thuận » về an ninh với Kiev theo mô hình thỏa thuận mà Anh Quốc và Ukraina đã ký hôm 12/01 và có thời hạn 10 năm. Đích thân tổng thống Pháp sẽ thông báo thỏa thuận này trong chuyến công du Ukraina.
Ngoài ra, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu « sẽ có nhiều quyết định mới trong những tuần và những tháng tới nhằm không cho Nga chiến thắng ». Ông Macron phát biểu :
« Đối với tôi, nguy cơ lớn nhất là cuộc chiến xâm lược của Nga ở Ukraina. Chúng ta không thể để Nga thắng, chúng ta không được làm như vậy, bởi vì an ninh của toàn châu Âu và của các nước láng giềng của Nga sẽ bị tác động. Để Nga chiến thắng có nghĩa là chấp nhận rằng những quy luật của trật tự quốc tế, như chúng ta đã xác định, có thể không được tuân thủ. Những nước bạn hữu của chúng ta ở vùng Baltic, hay Ba Lan, Rumani, sẽ không còn sống được. Tôi cũng không quên Moldova và các nước ở vùng Kavkaz. Vì thế, chúng ta phải làm tất cả ( để Nga không chiến thắng) . Đối với tôi, đó là vấn đề chính yếu mà chúng ta phải huy động toàn lực và khó khăn cũng là từ đó ».
Tổng thống Ukraina kêu gọi gia tăng trừng phạt Nga
Chiều 17/01, tổng thống Pháp đến dự Diễn dàn Kinh tế Thế giới – WEF tại Davos, Thụy Sĩ. Cũng tại diễn đàn này, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã liên tục gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới và chủ các đại tập đoàn để vận động viện trợ cho Ukraina. Theo AFP, phát biểu trước cử tọa khoảng 1.500 người ngày 16/01, ông Zelensky lên án tổng thống « Putin là hiện thân cho chiến tranh, ông ấy sẽ không thay đổi ». Theo tổng thống Ukraina, biện pháp hữu hiệu nhất là « phải khiến ông ấy mất nhiều nhất có thể » thông qua việc tăng cường trừng phạt, kể cả lĩnh vực công nghiệp hạt nhân, hiện vẫn chưa bị trừng phạt.
Phía Nga « sẽ không bao giờ để bị buộc phải từ bỏ những thành quả đạt được », đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trên truyền hình ngày 16/01. Ông còn bác bỏ « điều được gọi là công thức hòa bình » mà phương Tây và Ukraina thảo luận, ngụ ý nói đến hội nghị cấp cao về hòa bình cho Ukraina mà Thụy Sĩ sẽ tổ chức theo đề nghị của tổng thống Zelensky.
Thủ tướng Trudeau: Sẽ khó khăn cho Canada nếu ông Trump tái đắc cử
17/01/2024
Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Nếu ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây thì đó sẽ là ‘một bước lùi’ khiến cuộc sống của Canada trở nên khó khăn, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, nhận định hôm 16/1.
Ông Trudeau lên nắm quyền vào tháng 11/2015 và có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Năm 2018, ông Trump từng chỉ trích ông Trudeau yếu đuối và không trung thực.
“Nhiệm kỳ đầu tiên đã không dễ dàng và nếu có lần thứ hai, cũng sẽ không dễ dàng”, ông Trudeau nói tại cuộc thảo luận do Phòng thương mại Montreal tổ chức.
Canada xuất khẩu 75% hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ và đặc biệt dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự chuyển hướng nào của Mỹ sang chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Khi ông Trump lên nắm quyền, ông thề sẽ đàm phán lại hiệp ước thương mại tự do giữa Mỹ, Canada, và Mexico.
Ottawa đã mất gần hai năm đàm phán để đưa ra một hiệp ước ba bên nhằm bảo vệ phần lớn lợi ích của Canada.
Khoảng 2/3 số người Canada được khảo sát trong tháng này cho rằng nền dân chủ của Mỹ không thể tồn tại thêm 4 năm nữa dưới sự nắm quyền của ông Trump, và khoảng phân nửa cho rằng Mỹ đang trên đường trở thành một quốc gia độc tài, theo một cuộc thăm dò được công bố đầu tuần này.
Ông Trudeau nói rằng chiến thắng của ông Trump sẽ là ‘một bước lùi’ và là một chiến thắng cho ‘chủ nghĩa dân túy phản ánh nhiều đau khổ và phẫn nộ… mà không nhất thiết đưa ra giải pháp’.
“Rõ ràng có những vấn đề mà tôi không đồng ý chút nào với ông Trump,” ông Trudeau nói, trích dẫn vấn đề về khí hậu.
Tổng thống Nga Putin tiếp ngoại trưởng Bắc Triều Tiên
Anh Vũ /RFI
17/01/2024
Trong bối cảnh Matxcơva và Bình Nhưỡng đẩy mạnh hợp tác quân sự, ngày 16/01/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe Son-hui, đang thăm Nga trong 3 ngày.
Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Choe Son Hui (P) được tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tại Matxcơva, Nga, ngày 16/01/2024. via REUTERS – SPUTNIK
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, dẫn thông cáo của phủ tổng thống Nga, cho biết ngoại trưởng Bắc Triều Tiên, bà Choe Son-hui, đã thông báo với tổng thống Putin về kết quả hội đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov.
Chuyến công du Nga của ngoại trưởng Bắc Triều Tiên được giới quan sát chú ý nhiều trong bối cảnh gần đây hai nước đã mở rộng hợp tác quân sự: Bình Nhưỡng cung cấp vũ khí cho Matxcova, đổi lại Bắc Triều Tiên được Nga hỗ trợ về công nghệ tiên tiến cho chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Vẫn theo Yonhap, trong cuộc hội đàm với bà Choe Son-hui, ông Lavrov đã đánh giá cao sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng đối với « chiến dịch quân sự đặc biệt » của Nga tại Ukraina. Trong khi đó, bà Choe Son-hui hứa Bắc Triều Tiên sẽ thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã ký nhân cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Putin và lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 09/2023. Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên xem chuyến thăm Nga lần này của bà là « thời điểm quan trọng để đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới trong năm nay ».
Hôm 15/01, điện Kremlin đã tỏ ý định đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác với Bắc Triều Tiên trong mọi lĩnh vực. Nga giờ đây ca ngợi Bắc Triều Tiên như là « láng giềng thân cận nhất » và là « một đối tác ». Ông Dmitri Peskov còn bày tỏ mong muốn tổng thống Putin sẽ tới thăm Bắc Triều Tiên trong « tương lai gần », đồng thời xác nhận là lịch trình chi tiết của chuyến đi sẽ được hai bên chuẩn bị qua kênh ngoại giao.
Tổng thống Erdogan yêu cầu các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Hôm thứ Hai (15/1), tờ Bloomberg đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã can thiệp để ngăn Bộ trưởng Tài chính nước này Mehmet Simsek tham dự cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ trong tuần này do lập trường của tổ chức này đối với cuộc chiến Israel – Hamas.
Trích dẫn những nguồn tin quen thuộc về vấn đề này, Bloomberg đưa tin, Bộ trưởng Simsek đã dự kiến sẽ đến Thụy Sĩ để dự cuộc họp thường niên của giới tinh hoa kinh doanh và chính trị toàn cầu cho đến khi Tổng thống Erdogan yêu cầu hủy bỏ chuyến đi này.
Không rõ là có bao nhiêu người khác dự định sẽ đi cùng với phái đoàn của Bộ trưởng Simsek. Tờ Bloomberg chỉ cho biết, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã “yêu cầu các quan chức nước mình bỏ qua” hội nghị thượng đỉnh này.
Trước đó hồi tháng 10/2023, người sáng lập WEF Klaus Schwab đã đưa ra một tuyên bố lên án “các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Israel” của tổ chức Hamas. Tuyên bố này cũng kêu gọi bảo vệ “dân thường ở Gaza,” nhưng không nói rõ liệu trách nhiệm này thuộc về lực lượng Israel hay tổ chức chiến binh người Palestine.
Tổng thống Erdogan đã chỉ trích mạnh mẽ nhà nước Do Thái khi cáo buộc Israel phạm “tội diệt chủng ở Gaza”, đồng thời lên án Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu “không khác gì Hitler”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không đến Davos kể từ năm 2009, khi đó ông tham gia vào một cuộc tranh luận gay gắt với Thủ tướng Israel lúc đó là Shimon Peres. Ông Erdogan, khi đó là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, đã chỉ trích ông Peres về việc Israel xâm chiếm Gaza một năm trước. Sau đó, khi rời khỏi sân khấu, Thủ tướng Erdogan đã tuyên bố rằng: “Tôi không nghĩ tôi sẽ trở lại Davos sau chuyện này”.
Phát ngôn viên của WEF lưu ý tờ Bloomberg rằng “tình hình an ninh và nhân đạo nghiêm trọng ở Trung Đông sẽ là trọng tâm chính” của hội nghị thượng đỉnh năm nay và “hơn 50 nhà lãnh đạo từ thế giới Ả Rập, bao gồm đại diện cấp cao của Palestine” sẽ có mặt trong cuộc họp kéo dài một tuần này.
Tổng thống Israel Isaac Herzog sẽ có cuộc phỏng vấn với người sáng lập WEF schwab vào thứ Năm (18/1), trong khi các quan chức của Liên Hiệp Quốc và Hội Chữ thập đỏ sẽ thông báo ngắn gọn cho những người tham dự về tình hình nhân đạo ở Gaza vào thứ Ba (16/1).
Đầu tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt 33 người bị tình nghi làm gián điệp cho cơ quan tình báo Mossad của Israel. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc những người này âm mưu tiến hành công việc “do thám”, bao gồm việc thay mặt cho Israel “theo đuổi, hành hung và bắt cóc” những công dân nước ngoài sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi ông Ronen Bard, giám đốc cơ quan tình báo Shin Bet của Israel, cảnh báo rằng Nhà nước Do Thái sẽ truy lùng các thành viên Hamas ở nhiều nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Gia Huy (Theo RT)
Trung Quốc lách lệnh cấm của Hoa Kỳ để mua chip lậu từ Nvidia
Liên Thành
Trung Quốc lách lệnh cấm của Hoa Kỳ để mua chip từ Nvidia. (ảnh: Reuters).
Bất chấp lệnh cấm từ phía được Hoa Kỳ, nhiều thông tin cho thấy Trung Quốc vẫn còn thực hiện việc giao dịch lượng nhỏ chíp Nvidia.
Thông tin này cho thấy vẫn tồn tại những lỗ hổng trong lệnh cấm và những khó khăn mà Hoa Kỳ gặp phải khi cố gắng cắt đứt hoàn toàn nguồn cung chip tiên tiến của Trung Quốc.
Reuters đưa tin, sau khi xem xét hàng trăm hồ sơ đấu thầu, họ nhận thấy trong năm qua, các cơ quan quân sự, viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và các trường đại học thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc vẫn mua một lượng nhỏ Chip Nvidia – đây là những sản phẩm vốn bị Mỹ cấm bán cho Trung Quốc.
Những hồ sơ đấu thầu cho thấy hàng chục thực thể Trung Quốc đã mua và nhận các sản phẩm bán dẫn của Nvidia kể từ khi lệnh cấm của Mỹ được thực thi.
Những sản phẩm giao dịch có A100 và H100, cả hai loại này đều bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vào tháng 9/2022, hay như A800 và H800 là loại mà Nvidia phát triển cho thị trường đại lục vào tháng 10 năm ngoái.
Nhu cầu không hề suy giảm đối với những sản phẩm chip bị cấm của Trung Quốc, điều này cho thấy các công ty Trung Quốc không thể sản xuất sản phẩm thay thế tốt hơn. Trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực, Nvidia nắm giữ 90% thị trường chip của Trung Quốc.
Báo cáo chỉ ra rằng, những người mua chip từ Nvidia bao gồm Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở Thành Đô.
Cả hai trường đại học này đều bị đưa vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ với lý do bị cáo buộc liên quan đến các vấn đề quân sự hoặc liên kết với các tổ chức quân sự trái với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra của Reuters cho thấy cả Nvidia và các nhà bán lẻ được Nvidia ủy quyền đều không nằm trong số các nhà cung cấp chính thức. Và không rõ làm thế nào các thực thể Trung Quốc này có được chip.
Sau khi Hoa Kỳ thực hiện các hạn chế, một thị trường ngầm về chip đã xuất hiện ở Trung Quốc.
Một số nhà cung cấp Trung Quốc cho biết, sau khi Nvidia vận chuyển số lượng Chip lớn cho các công ty ở Mỹ, họ sẽ thu gom lượng hàng tồn kho dư thừa đang chảy vào thị trường hoặc nhập khẩu thông qua các công ty đã đăng ký kinh doanh ở Ấn Độ, Đài Loan, Singapore và những nơi khác.
Chris Miller, tác giả cuốn “Chip Wars” và là giáo sư tại Đại học Tufts, cho biết sẽ không thực tế nếu kỳ vọng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sẽ chặt chẽ, vì chip rất nhỏ và không quá khó để buôn lậu.
Tác giả này nói thêm rằng, mục đích chính của Mỹ là “cản trở quá trình phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc” và gây khó khăn cho quốc gia này trong việc xây dựng các cụm chip tiên tiến quy mô lớn để huấn luyện hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Nvidia cho biết, họ tuân thủ tất cả các luật kiểm soát xuất khẩu hiện hành và yêu cầu khách hàng của mình cũng làm như vậy. Người phát ngôn của Nvidia cho biết: “Nếu chúng tôi biết khách hàng bán lại bất hợp pháp cho bên thứ ba, chúng tôi sẽ có hành động thích hợp ngay lập tức”.
Kết quả điều tra của Reuters cho thấy, kể từ khi lệnh cấm được thực hiện vào năm 2022, Đại học Thanh Hoa đã mua khoảng 80 chip A100, tháng trước trường này cũng mua thêm hai chip H100; một phòng thí nghiệm do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin quản lý cũng có mua Chip H100.
Những đơn vị mua chip cũng bao gồm một thực thể thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có trụ sở tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Đơn vị này đã các chip A100 vào tháng 10 và chip H100 trong tháng này.
Tất nhiên các thông tin chứng từ mua bán của Trung Quốc được chỉnh sửa rất nhiều do với thực tế, nên khó lòng có thể xác minh con số giao dịch thật sự là bao nhiêu.
Trung Quốc đối diện thách thức về kinh tế lẫn nhân khẩu học
Vào thứ Tư, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ công bố hai sự suy giảm đáng chú ý của sức mạnh quốc gia. Thứ nhất, dân số Trung Quốc có thể đã giảm năm thứ hai liên tiếp trong năm 2023. Và thứ hai, nền kinh tế có thể đã suy thoái, tính theo đồng đô la.
Sau khi Trung Quốc vội vàng từ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch covid-19 vào cuối năm 2022, virus này đã khiến nhiều người thiệt mạng. Một mô hình ước tính có hơn 1,4 triệu người tử vong trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. Có lẽ đã có thay đổi nhân khẩu học tương đương ở đầu bên kia của vòng đời: số ca sinh có thể chỉ còn khoảng 8 triệu trong năm 2023 so với 9,56 triệu của năm 2022, theo một số nhà phân tích.
Một lý do là tâm lý bi quan về nền kinh tế. Số liệu hôm nay có thể sẽ xác nhận GDP đã đạt mục tiêu tăng trưởng thực tế khoảng 5% của chính phủ. Nhưng áp lực giảm phát sẽ làm giảm GDP “danh nghĩa.” Và đà giảm của đồng nhân dân tệ có thể đã khiến GDP tính bằng đô la của Trung Quốc nhỏ hơn một chút so với một năm trước đó.
Thị trường xe điện nở rộ ở Ấn Độ
Nếu muốn bắt mạch kinh tế của Ấn Độ, cứ nhìn ra đường phố. Dữ liệu công bố tuần trước cho thấy doanh số bán ô tô ở nước này tăng 7% trong năm 2023, đưa Ấn Độ trở thành thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc). Doanh số bán xe điện đang tăng trưởng đặc biệt nhanh chóng. Chỉ trong chín tháng đầu năm 2023, con số này đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ có chính sách khuyến khích cả nhà sản xuất và người tiêu dùng xe điện. Thủ tướng Narendra Modi đang tìm cách thuyết phục Tesla đầu tư vào Ấn Độ. Vinfast, một công ty Việt Nam, cũng có kế hoạch bắt đầu bán xe hai bánh và ô tô điện trong năm nay. Và vào thứ Tư, Tata Motors, công ty dẫn đầu thị trường Ấn Độ với 73% doanh số bán ô tô điện, đã ra mắt Punch, một mẫu SUV chạy điện nhỏ gọn. Dù vậy, mục tiêu xe điện chiếm 30% tổng doanh số bán ô tô vào năm 2030 của chính phủ có vẻ vẫn còn xa vời.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thể giảm quyền giám sát của các cơ quan nhà nước
Vào thứ Tư, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe tranh luận bằng miệng trong hai vụ án có thể hạn chế thẩm quyền của 436 cơ quan liên bang, từ quản lý môi trường đến kiểm soát không lưu. Cả hai trường hợp đều liên quan đến nghề đánh bắt cá trích. Giới nghề cá đã đệ đơn kiện một quy định do Cơ quan Thủy sản Biển Quốc gia ban hành vào năm 2020, theo đó yêu cầu ngư dân trả tiền để có một người quan sát tham gia cùng trên thuyền của mình.
Các ngư dân đang đặt câu hỏi về một phán quyết trước đây của Tòa Tối cao — Chevron USA kiện Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên — mà các tòa án liên bang đã dựa vào suốt bốn mươi năm qua để trao quyền cho các cơ quan liên bang đưa ra những quy định như trên. Phán quyết Chevron hướng dẫn các thẩm phán tuân theo định nghĩa của các cơ quan về các đạo luật không rõ ràng, miễn sao cách giải thích của họ là hợp lý.
Một số thẩm phán bảo thủ phản đối phán quyết Chevron, bao gồm Neil Gorsuch, người nói rằng điều đó đồng nghĩa với việc “từ bỏ tư pháp.” Tòa án tối cao đang ngày càng phớt lờ phán quyết Chevron khi thu hẹp quyền giám sát các cơ quan quản lý. Các vụ kiện về cá trích đem đến cho tòa một cơ hội để chôn vùi nó một lần và mãi mãi.
Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu họp ở Istanbul
Vào thứ Tư, các đại biểu từ 195 chính phủ sẽ tiếp tục cuộc họp tại Istanbul để chuẩn bị cho Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), một sáng kiến nhằm đánh giá và tóm tắt các hướng dẫn khoa học về khí hậu.
IPCC ảnh hưởng đến cách các chính phủ hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt vì nó vạch ra các kịch bản nóng lên trong tương lai. Sản phẩm chính của cơ quan này là “báo cáo đánh giá,” được xuất bản khoảng 7 năm một lần. (Bản mới nhất được công bố trong giai đoạn 2021-2023; và bản tiếp theo sẽ có sớm nhất vào năm 2028.) Trong thời gian chờ đợi, IPCC sẽ công bố các báo cáo đặc biệt về mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến các thành phố, cũng như mức độ ảnh hưởng của khí aerosol và khí mê-tan đến khí hậu. Các chủ đề được tổ chức này nhấn mạnh sẽ định hình cách các nước điều hướng nền kinh tế của họ khỏi nhiên liệu hóa thạch, như đã cam kết tại COP28, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Dubai hồi tháng 12.
Ai Cập thất thu từ kênh đào Suez do Houthi tấn công ở Hồng Hải
Thu Hằng /RFI – 17/01/2024
Ba hãng vận tải biển Nhật Bản, Nippon Yusen, Mitsui OSK Lines và Kawasaki Kisen, xác nhận với AFP ngày 17/01/2024 là họ phải tránh tuyến đường Hồng Hải để « bảo đảm an toàn cho thủy thủ đoàn » trước các cuộc tấn công của phiến quân Houthi Yemen. Trước đó, nhiều tập đoàn vận tải cũng đã thông báo tránh tuyến đường này cho đến khi có lệnh mới. Cuộc xung đột ở Hồng Hải đã khiến Ai Cập thành nạn nhân liên đới bị thiệt hại nặng nhất.
Ảnh tư liệu: Một tàu chở hàng trên Kênh đào Suez mới, Ismailia, Ai Cập, ngày 25/07/2015. REUTERS – STRINGER
Chỉ trong hơn 10 ngày, từ ngày 01 đến 11/01/2024, Ai Cập bị mất 40% thu nhập bằng đô la từ phí sử dụng kênh đào Suez so với cùng kỳ năm 2023. Khoản phí này mang lại cho Ai Cập khoảng 8 tỉ đô la hàng năm. Trên truyền hình tối 11/01, ông Osama Rabie, giám đốc Cơ quan quản lý kênh đào Suez, cho biết giao thông hàng hải đã giảm 30% trong những ngày đầu tháng 1, cụ thể chỉ có 544 tầu đi qua kênh Suez so với 777 trong cùng kỳ năm 2023.
Trả lời đài RFI ngày 16/01, ông Paul Tourret, giám đốc Viện Kinh tế Hàng hải (ISEMAR) tại Nantes, Pháp, cho rằng « Ai Cập là bên thua cuộc đầu tiên trong cuộc xung đột » ở Hồng Hải :
« Quả thực, Ai Cập đang bị mất một phần giao thông hàng hải, do hầu hết các tàu chở container, tầu chở ô tô… đều tránh khu vực này. Các tầu chở dầu của phương Tây cũng bắt đầu quay lưng lại với khu vực, cho nên Ai Cập bị mất nguồn lợi kinh tế thứ hai, xét về thu nhập.
Nếu doanh thu hàng năm là 8 tỷ thì thu nhập hàng tháng vào khoảng 600 triệu đô la. Ngay cả khi thu nhập chỉ giảm từ 30 đến 40% thì Ai Cập cũng thất thu gần 500 triệu đô la mỗi tháng nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Các chủ tàu hoàn toàn có thể đi vòng qua châu Phi trong ba đến sáu tháng, trong khi thách thức của Ai Cập là biến nền kinh tế hàng hải liên quan đến kênh Suez thành yếu tố chính để phát triển đất nước. Chính vì vậy, Ai Cập là bên thua cuộc đầu tiên trong cuộc xung đột ».
XEM THÊM
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở thị trấn xa của Nga sau khi một nhà hoạt động bị kết án
Fail Alsynov đã bị phạt vào năm ngoái vì chỉ trích nỗ lực huy động lực lượng của Nga cho cuộc xung đột ở Ukraine, gọi đây là “cuộc diệt chủng đối với người Bashkir”.
AFP | Ngày 17 tháng 1 năm 2024, 1:16 chiều
Người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đã bị thương hôm thứ Tư khi các cuộc đụng độ nổ ra tại một thị trấn nhỏ ở trung tâm Bashkortostan của Nga sau khi một nhà hoạt động bị kết án 4 năm tù.
Biểu tình trên đường phố là điều hiếm thấy ở Nga. Nga đã trấn áp những người bất đồng chính kiến kể từ khi phát động cuộc tấn công quân sự ở Ukraine và có biện pháp chống biểu tình nghiêm ngặt.
Cảnh quay trên mạng xã hội cho thấy đám đông đàn ông ở thị trấn Baymak đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở nhiệt độ dao động quanh -20 độ C (-4 độ F).
Ủy ban Điều tra Nga cho biết cả cảnh sát và người biểu tình đều bị thương trong cuộc đối đầu.
“Trong các cuộc bạo loạn hàng loạt, đi kèm với bạo lực, bao gồm cả việc sử dụng đồ vật làm vũ khí, một số người đã bị thương, bao gồm cả các thành viên thực thi pháp luật,” nó nói trong một tuyên bố vào thứ Tư.Quảng cáo
Nhóm bảo vệ quyền OVD-Info độc lập, chuyên theo dõi các cuộc biểu tình trên khắp nước Nga, cho biết cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán, hàng chục người đã bị bắt giữ.
Ủy ban điều tra cho biết đã mở vụ án hình sự về tội “bạo loạn hàng loạt”; — một tội có hình phạt tối đa là 15 năm tù — và tội bạo hành công chức, có thể bị phạt tới 5 năm tù.
Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi một tòa án ở thị trấn khoảng 17.000 dân kết án một nhà hoạt động sinh thái và nhà vận động bảo vệ ngôn ngữ Bashkir — Fail Alsynov — bốn năm tù vì “kích động thù hận”.
Phán quyết được đưa ra sau cánh cửa đóng kín.
Alsynov bị buộc tội đưa ra bình luận phân biệt chủng tộc trong bài phát biểu trước cuộc họp hội đồng làng phản đối việc đào vàng. Ông khẳng định lời nói của mình đã bị dịch sai từ ngôn ngữ Bashkir.
Kênh Telegram của phe đối lập SOTA đã chiếu đoạn video quay cảnh Alsynov bị còng tay vẫn ở trong phòng xử án sau phán quyết hôm thứ Tư, phản đối sự vô tội của anh ta.
“Tôi không nhận tội” Alsynov nói và thề sẽ kháng cáo phán quyết.
“Tôi luôn đấu tranh cho công lý, cho đất nước của tôi, cho nền cộng hòa của tôi.”
Theo SOTA, cuộc đụng độ bắt đầu sau khi những người biểu tình chặn tòa nhà trong nỗ lực ngăn chặn việc Alsynov bị bắt đi.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những người đàn ông rửa mắt bằng nước sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay trong nhiệt độ đóng băng bên ngoài.
Đoán trước phản ứng của công chúng, ngay trước ngày tuyên án, cảnh sát đã cảnh báo người dân không tham gia “các cuộc tụ tập công cộng bất hợp pháp”.
Vụ án của Alsynov đã gây ra sự phản đối của hàng trăm người ở Baymak vào đầu tuần này.
Người đứng đầu Bộ Nội vụ địa phương, Rafail Divayev, kêu gọi người biểu tình lùi bước vào thứ Tư.
“Bạo loạn hàng loạt đe dọa an ninh quốc gia nước ta nên hình phạt theo điều này là khá nghiêm trọng” Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời ông nói.
“Tôi khuyên bạn nên tỉnh táo đừng hủy hoại cuộc đời mình.”
Các cuộc biểu tình là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong nước kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine và leo thang cuộc đàn áp kéo dài hàng thập kỷ nhằm vào phản đối Điện Kremlin.
Một số người biểu tình kêu gọi cách chức thống đốc địa phương, Radiy Khabirov, người đã cáo buộc Alsynov sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc.
Trong bài phát biểu dẫn đến cáo buộc, Alsynov đã sử dụng hai từ trong tiếng Bashkir được dịch sang tiếng Nga là “người da đen”.
Ở Nga, cụm từ này thường được dùng để mô tả một cách miệt thị những người đến từ Trung Á và vùng Kavkaz. Alsynov cho biết ông đang ám chỉ những người nghèo.
Năm ngoái, nhà hoạt động này đã bị phạt vì chỉ trích cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine trên mạng, nói rằng cuộc tấn công đó không xảy ra ở Bashkortostan’ sở thích của bạn.
Theo truyền thông địa phương, Alsynov gọi động thái huy động quân của Nga là một “cuộc diệt chủng người Bashkir” và nói rằng cuộc tấn công của Moscow “không phải là cuộc chiến của chúng tôi”.
Nhiều phân tích độc lập đã cho thấy số lượng người nhập ngũ và tử vong cao một cách không cân đối giữa các nhóm dân tộc thiểu số ở Nga, bao gồm cả từ Bashkortostan.
Hỏa tiễn Iran giết chết hai trẻ em ở Pakistan
Islamabad cảnh báo về ‘hậu quả nghiêm trọng’ sau vụ tấn công được cho là nhắm vào phiến quân
Sophia Yan, PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI CAO CẤP Ngày 17 tháng 1 năm 2024 • 11:39 sáng
Pakistan đã lên án Iran vi phạm không phận sau vụ tấn công hỏa tiễn hôm thứ Ba khiến ít nhất hai trẻ em thiệt mạng và ba người khác bị thương.
Tên lửa nhắm vào hai căn cứ của Jaish al-Adl, một nhóm chiến binh trước đây đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào Lực lượng an ninh Iran dọc biên giới với Pakistan, truyền thông nhà nước Iran cho biết.
Vụ này xảy ra một ngày sau khi Iran tấn công miền bắc Iraq mà nước này tuyên bố là một cuộc tấn công vào một căn cứ gián điệp của Israel. Nước cộng hòa Hồi giáo này hiện đang phải đối mặt với áp lực leo thang xung đột ở Trung Đông thông qua các lực lượng ủy nhiệm như Houthis.
Chính phủ Pakistan đã gửi đơn khiếu nại lên Iran về những cái chết của dân thường trong cuộc không kích mới nhất và đã cảnh báo rằng “trách nhiệm về hậu quả sẽ xảy ra”. sẽ thẳng thắn với Iran”.
Các báo cáo của Iran mô tả các tên lửa đã rơi xuống tỉnh Balochistan của Pakistan, mặc dù chính quyền nước này chưa nêu rõ nơi xảy ra vụ tấn công.
Jaish al-Adl, hay “Quân đội Công lý”, là một nhóm chiến binh người Sunni được thành lập vào năm 2012 và chủ yếu hoạt động ở Pakistan.
Nhóm này tuyên bố họ đứng sau một vụ tấn công vào tháng 12, khi phiến quân tấn công một đồn cảnh sát ở phía đông nam Iran. Truyền thông nhà nước Iran khi đó đưa tin 11 nhân viên an ninh đã thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Vụ việc liên quan đến Pakistan làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, diễn ra vài giờ sau khi Iran tấn công Iraq và Syria – hoạt động quân sự trực tiếp đầu tiên của nước này kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 10 năm ngoái giữa Israel và Hamas.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng xung đột giữa Israel và Hamas, phần lớn diễn ra ở Dải Gaza, lãnh thổ của người Palestine, có thể nhấn chìm Trung Đông trong một cuộc chiến rộng lớn hơn.
Giao tranh khu vực, nếu xảy ra, sẽ tàn phá khu vực nơi nền kinh tế của nhiều quốc gia đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, trong bối cảnh có nhiều thách thức chính trị và xã hội khác.
Những lời cáo buộc đã được đưa ra về việc ai là người chịu trách nhiệm khiến căng thẳng ngày càng gia tăng.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cáo buộc Mỹ và Anh đã phạm “sai lầm chiến lược” khi tiến hành các cuộc tấn công ở Biển Đỏ chống lại phiến quân Houthi của Yemen, một nhóm khác được Iran hậu thuẫn.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã cảnh báo các nhóm như Houthis hãy lùi bước và ngừng phát động các cuộc tấn công mà phong trào này cho là nhằm hỗ trợ Hamas trong cuộc chiến chống lại Israel.
Những cuộc tấn công đó phần lớn đã làm đình trệ hoạt động vận chuyển thương mại qua Biển Đỏ, tuyến đường quan trọng nối châu Á với Trung Đông và châu Âu.
Từ Bản tin của Biên tập viên Hoa Kỳ
Chuyện Việt Nam Thứ hai 15/01/2024: *Jetstar Australia và tiền VN. *Thước đo một minh quân. *Chống tham nhũng/thanh trừng ở chế độ độc tài. *tháp chuông “cảng cáp treo Vinpearl” bị sập. *CSVN đang biến tiền thành rác
Thời sự Thứ Hai 15/01/2024: *Hướng tới dân chủ tránh xa Trung Quốc (Tổng thống đắc cử Đài Loan Lại Thanh Đức) *Phái đoàn Mỹ đến thăm Đài Loan. Lịch trình bầu cử sơ bộ 2024 của Đ. Cộng Hòa 100 ngày chiến sự ở Gaza. *Bắc Hànều Tiên tuyên bố bắn thành công hỏa tiễn siêu thanh nhiên liệu rắn. *Nguyễn Phú Trọng còn sống…
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống đắc cử Đài Loan Lại Thanh Đức: hướng tới dân chủ và tránh xa Trung Quốc
Tác giả: Adam Schreck – Seung Min Kim/AP
Nguồn: AP – Taiwan president-elect Lai Ching-te has steered the island toward democracy and away from China
Ngân Bình dịch
15/01/2024
(VNTB) – Ông Lại Thanh Đức, tổng thống đắc cử, tuyên bố sẽ bảo vệ nền độc lập trên thực tế của Đài Loan trước Trung Quốc và tiếp tục gắn kết với các quốc gia dân chủ khác.
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 12/01/2024: *Đài Loan: Cuộc tranh cử vào ngày cuối. *Pháp công bố tân chính phủ. *Chỉ huy tình báo Nga thiệt mạng ở Crimea. *Ts Fauci tán thành lý thuyết COVID rò rỉ từ phòng thí nghiệm. *Phần Lan tiếp tục đóng biên giới với Nga. *Mỹ, Anh, Đồng Minh tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen. *Bằng chứng Nga sử dụng hỏa tiễn Bắc Triều Tiên ở Ukraine… *Tổng Bí thư ĐCSVN phải nhập viện sau nhiều tuần vắng mặt
Võ Thái Hà tổng hợp
Đài Loan : Chiến dịch tranh cử bước vào ngày cuối
Anh Vũ /RFI
12/01/2024
Hôm nay, 12/01/2024, hàng chục ngàn người ủng hộ ba đảng chính trị của Đài Loan tham gia các cuộc tập hợp lớn vận động tranh cử cuối cùng. Ngày mai, 13/01, cử tri Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu, bầu tổng thống và Quốc Hội mới, trong bối cảnh áp lực và đe dọa sáp nhập của Trung Quốc ngày càng lớn.
Người ủng hộ Đảng Dân Tiến tập hợp tại thủ đô Đài Bắc, Đài Loan, ngày 11/01/2024. REUTERS – CARLOS GARCIA RAWLINS
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Sáu 05 tháng 01 năm 2024
Quê Hương tổng hợp
Quê Hương tổng hợp
VNCS: Miền Bắc tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu điện vào mùa hè năm 2024
04/01/2024
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 05 tháng 01 năm 2024: Tin tức thế giới, Hoa Kỳ, Trung Đông, Ukraine, Do Thái, Gaza…
Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung
Bắc Triều Tiên nã hàng trăm quả đạn pháo, Hàn Quốc sơ tán dân ở đảo Yeonpyeong
Trần Công /RFI – 05/01/2024
Ngày 05/01/2024, Bắc Triều Tiên đã bắn hơn 200 đạn pháo ra biển Hoàng Hải, gần các đảo xa Yeonpyeong và Baengnyeong của Hàn Quốc. Seoul lập tức cho sơ tán thường dân và đáp trả bằng một cuộc tập trận bắn đạn thật trong cùng khu vực.
Ảnh minh họa : Một cuộc tập trận bắn pháo của Bắc Triều Tiên. Ảnh do KCNA công bố ngày 25/03/2016. REUTERS/KCNA/File Photo
…Continue ReadingThời sự Thứ Năm 04 tháng 01 năm 2024: *Mỹ và TQ tập trận cùng lúc ở Biển Đông *Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông Mỹ: ‘không thấy có hành động diệt chủng’ ở Gaza *Iran: 2 vụ nổ liên tiếp khiến 103 người thiệt mạng *Toà Tối cao Mỹ sẽ quyết định liệu ông Trump có được tranh cử *Ukraine cho nổ máy bay Nga 1000 dặm sau phòng tuyến
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ và Trung Quốc thao dượt cùng lúc ở Biển Đông
Thu Hằng /RFI
04/01/2024
Quân đội Trung Quốc huy động lực lượng tập huấn ở Biển Đông trong hai ngày 03-04/01/2024, cùng lúc với cuộc thao dượt giữa hải quân Philippines với Hoa Kỳ sau một loạt sự cố gần đây giữa Manila với Bắc Kinh ở vùng biển có tranh chấp chủ quyền.
Ảnh tư liệu: Tàu sân bay USS Carl Vinson tại Ấn Độ Dương, ngày 15/04/2017. via REUTERS – U.S. Navy
…Continue ReadingThời sự ngày Thứ ba 02 tháng 01 năm 2024
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ thông báo rút hàng không mẫu hạm ra khỏi Đông Địa Trung Hải
Minh Anh /RFI 02/01/2024
Ngày 31/12/2023, hai quan chức cao cấp Mỹ trên kênh truyền hình ABC News của Mỹ cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford, cùng với tám phi đội bay và 4000 thành viên thủy thủ đoàn sẽ rời Đông Địa Trung Hải trong những ngày sắp tới.
Ảnh minh họa chụp ngày 15/12/2017: Hàng không mẫu hạm Mỹ Gerald R. Ford ASSOCIATED PRESS – Steve Earley
…Continue ReadingĐộng đất mạnh rung chuyển Nhật Bản, gần 100.000 người dân được sơ tán, báo động sóng thần được giảm sau đó
Bởi Tim Kelly, Satoshi Sugiyama và Sakura Murakami
Ngày 1 tháng 1 năm 2024 12:52 chiều EST Đã cập nhật 17 phút trước
Residents rushed to evacuate from
…Continue ReadingChúc mừng Năm Mới 2024
Nhân dịp Năm Mới 2024
Kính chúc quý vị nhiều sức khỏe, may mắn và thành công; thế giới được hòa bình, không còn chiến tranh; Việt Nam được tư do…
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ tư 27 tháng 12 năm 2023: *Đại án ‘chuyến bay giải cứu’: Ba bị cáo bị tuyên y án chung thân; Công ty Keyhinge Toys VN cho 1250 công nhân nghỉ việc 26/12/2023; Chính phủ Nhật viện trợ gần 250.000 USD cho ba dự án tại Việt Nam
Quê Hương tổng hợp
Đại án ‘chuyến bay giải cứu’: Ba bị cáo bị tuyên y án chung thân
BBS News – 27/12/2023
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 27/12/2023: *Hamas nói 241 người thiệt mạng ở Gaza trong vòng 24 giờ *Tập Cận Bình khẳng định sáp nhập Đài Loan; TQ cuối năm 2023: Dịch bệnh và đột tử, thiên tượng và điềm báo; Đài Loan bầu tổng thống vào tháng 1; hướng địa chính trị TQ năm mới. *Ukraina xác nhận rút khỏi thành phố Marinka; tấn công Hắc hải phá hủy tàu đổ bộ lớn Nga. *Nam Hàn mua thêm 20 tiêm kích tàng hình F-35A
Võ Thái Hà tổng hợp
Cuộc chiến Israel-Gaza: Hamas nói 241 người thiệt mạng ở Gaza chỉ trong vòng 24 giờ
BBC News – 27/12/2023
Nguồn hình ảnh, Getty Images
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Năm 21 tháng 12 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Đường sắt cao tốc Bắc Nam & khoản nợ khổng lồ Nguyễn Huy Vũ 20/12/2023
Nguyễn Văn Thắng, bộ trưởng Giao thông-Vận tảiChỉ với 13 km đường sắt trên cao, mất 10 năm để hoàn thành, đội vốn hơn gấp đôi. Vậy có gì bảo đảm để cho thấy rằng những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay có đủ khả năng để thực hiện một dự án đường sắt tới 1.700 km? Chính phủ do đảng Cộng sản nắm quyền đang đưa ra bàn thảo dự án xây đường sắt cao tốc Bắc Nam. Gọi là đường sắt cao tốc vì tốc độ dự kiến ít nhất là 250 km/h cho tới 350 km/h.
Nếu được thông qua, dự án này sẽ chính thức đưa Việt Nam vào con đường phá sản vì nợ. Trước khi bắt đầu đầu tư vào một dự án, một nhà đầu tư thường cân nhắc đến các khía cạnh như sau. Thứ nhất là tính cần thiết. Liệu chúng ta có thật sự cần một dự án đường sắt sang trọng theo tiêu chuẩn hàng đầu của thế giới trong thời điểm hiện tại hoặc ít nhất là 20 năm nữa? Tôi nghĩ là không cần lắm. Quãng đường bộ Sài Gòn – Hà Nội có tổng chiều dài là 1700 km. Nếu Việt Nam hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc theo tiêu chuẩn Châu Âu và cho phép lái xe với tốc độ 100 km/h, thì chỉ mất 17 tiếng để đi từ Hà Nội vào Sài Gòn. Một chiếc xe đò khởi hành từ 7h tối hôm nay ở Sài Gòn, nếu chạy liên tục thì 12h trưa hôm sau là đến Hà Nội. Còn nếu xe nghỉ giữa đường vài tiếng, thì chỉ cần đến xế chiều là tới nơi. Đó không phải là một khoảng thời gian quá dài. Những người bận rộn, có ít thời gian, hoặc muốn một sự tiện nghi hơn, có thể đi máy bay và chỉ cần 2 tiếng là đến. Xe đò và máy bay đều cho phép chở hàng. Nếu muốn chở hàng nặng hơn thì hệ thống đường sắt hiện tại hoặc đường thuỷ cũng có thể đảm nhiệm, chỉ cần sắp xếp lại cách quản lý và bảo trì hệ thống đường sắt và cầu cảng. Chi phí không nhiều. Như vậy, chỉ cần tập trung vào xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc theo tiêu chuẩn châu Âu là có thể giải quyết được phần lớn nhu cầu giao thông của quốc gia. Và nếu sắp xếp lại hệ thống đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không là đủ đáp ứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, ít nhất là trong 30 năm tới. Yếu tố thứ hai trước khi một nhà đầu tư quyết định xây dựng một dự án đó là tính khả thi về mặt kỹ thuật và bảo trì. Liệu rằng nhà thầu có đủ công nghệ để xây dựng không. Liệu rằng mình có đủ khả năng để giám sát không. Liệu rằng mình có đủ trình độ để bảo trì và quản lý dự án sau này không. Đó là những câu hỏi thuần tuý về khả năng công nghệ và quản lý. Nếu nhà đầu tư không có những khả năng này, khả năng cao là dự án đội vốn, chất lượng thấp, và không thể vận hành trôi chảy. Những kinh nghiệm trong việc xây dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho thấy rằng Việt Nam hiện chưa có đủ khả năng để quản lý những dự án công nghệ lớn. Chỉ với 13 km đường sắt trên cao, mất 10 năm để hoàn thành, đội vốn hơn gấp đôi. Vậy có gì bảo đảm để cho thấy rằng những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay có đủ khả năng để thực hiện một dự án đường sắt tới 1.700 km? Yếu tố thứ ba là tài chính. Liệu rằng nhà đầu tư sẽ lấy tiền đâu để chi trả cho dự án. Và liệu rằng dự án có thành công để đem lại nguồn thu nhằm trả nợ tiền vay. Dựa trên những thông tin được đưa ra, chi phí cho dự án dự trù gần 60 tỉ đô la Mỹ. Nếu lấy kinh nghiệm của dự án Cát Linh Hà Đông làm chuẩn, rằng chi phí đội vốn cho dự án là hơn gấp đôi, thì chi phí cho dự án đường sắt cao tốc này cuối cùng phải là 120 tỉ đô la Mỹ. Để so sánh con số 120 tỉ đô la lớn cỡ nào thì phải so với con số nợ công của Việt Nam hiện nay là 150 tỉ đô la, và Việt Nam rất vất vả để trả những khoản nợ này. Một dự án với chi phí lớn như vậy, khó có thể kiếm được một đối tác nào dành một số vốn ưu đãi cho Việt Nam vay. Nếu Việt Nam vay, Việt Nam sẽ gánh một khoản nợ khổng lồ. Và khi mà gánh một khoản nợ khổng lồ như vậy, nó khiến cho Việt Nam rơi vào một cái bẫy nợ. Ngân sách quốc gia thay vì dành để phát triển hạ tầng cho những nhu cầu cấp thiết như y tế, giáo dục, hạ tầng đường bộ, viễn thông… thì lại dành một phần lớn để trả nợ cho dự án đường sắt cao tốc vốn chẳng đem lại nhiều hiệu quả.
Gia đình nữ sinh bị thiếu tá tông chết kháng cáo bản án sơ thẩm
20/12/2023
Cựu thiếu tá Hoàng Văn Minh tại phiên tòa Sài Gòn Giải Phóng Thân nhân của nữ sinh lớp 12 ở Ninh Thuận bị thiếu tá Trung đoàn Không quân 937 tông chết có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm đối với thủ phạm này. Mạng báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh loan tin ngày 20/12 dẫn nguồn từ ông Hồ Hoàng Hùng, cha của nạn nhân Hồ Hoàng Anh, nữ sinh lớp 12 bị thiếu tá Hoàng Văn Minh tông chết hồi tháng 6/2022. Lý do kháng cáo được cho biết vì gia đình nạn nhân không đồng ý với bản án sơ thẩm do Tòa án Quân sự Khu vực 2, Quân Khu 5 tuyên đối với thiếu tá Hoàng Văn Minh ở mức 14 tháng tù theo tội “vi phạm quy định về giao thông đường bộ” và khoản bồi thường hơn 254 triệu đồng. Ông Hồ Hoàng Hùng được mạng báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời rằng bản án sơ thẩm đã đánh giá không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội của thiếu tá Hoàng Văn Minh; hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội, chưa mang tính răn đe; mức bồi thường thiệt hại dân sự không phù hợp. Ngoài ra, ông Hồ Hoàng Hùng cho biết cũng khiếu nại kết luận điều tra bổ sung và quyết định đình chỉ vụ án khai báo gian dối, quyết định đình chỉ bị can đối với bà Huỳnh Thị Kim Hằng, vợ ông Hoàng Văn Minh, và ông Phạm Văn Võ, chồng của dì ruột ông Minh. Theo ông Hùng, các quyết định này không phù hợp, dẫn đến có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm với vai trò đồng phạm. Vụ việc diễn ra hồi sáng ngày 28/6/2022 khi thiếu tá Hoàng Văn Minh lái xe ô tô chở bà Hằng, ông Võ và một số thân nhân tông chết nữ sinh Hồ Hoàng Anh đi xe máy cùng chiều. Cáo trạng xác định ông Minh gây tai nạn vì vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Nhưng khi vụ việc xảy ra, ông Minh nhờ ông Võ nhận thay là người lái xe nhằm trốn trách nhiệm. Bà Hằng, vợ ông Minh, cũng khai báo gian dối để giúp chồng. Sau khi xảy ra vụ tai nạn, gia đình ông Hồ Hoàng Hùng còn nhận được kết quả xét nghiệm độ cồn trong máu của cháu Hồ Hoàng Anh. Gia đình phản đối, và sau đó lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận thừa nhận kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của nạn nhân là do kỹ thuật viên sai sót trong quy trình thực hiện. Lãnh đạo bệnh viện đến xin lỗi gia đình nạn nhân.
Nhân viên tín dụng ngân hàng Bản Việt lừa hơn 53 tỷ đồng lĩnh án chung thân
RFA 21/12/2023
Bị cáo Nguyễn Thanh Quang tại phiên tòa. VietnamFinance Nguyễn Thanh Quang (trú tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng), cựu nhân viên Ngân hàng Bản Việt bị tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Toà án nhân dân TP. Đà Nẵng trong ngày 21/12 đã tuyên phạt Nguyễn Thanh Quang mức án trên và được truyền thông loan trong cùng ngày. Cáo trạng xác định, Nguyễn Thanh Quang đã đưa thông tin gian dối để lừa 15 người cho vay tiền với lãi suất cao, chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng. Trong thời gian từ tháng 5/2018 đến tháng 4/2021, Quang là cán bộ tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Bản Việt tại TP. Đà Nẵng và được lãnh đạo Phòng tín dụng đưa hồ sơ vay vốn của Công ty TNHH V. (do bà M.T.K. làm giám đốc) cho Quang làm thủ tục. Khi Ngân hàng Bản Việt xác nhận đồng ý cấp tín dụng cho Công ty TNHH V. số tiền 25 tỷ đồng, Quang không giao cho bà K. mà đưa cho một số bị hại xem. Quang đưa ra thông tin gian dối là bà K. có nhu cầu vay tiền để tất toán khoản vay tại ngân hàng khác, lấy tài sản bảo đảm về thế chấp vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt, qua đó làm các bị hại tin tưởng giao tiền rồi chiếm đoạt. Số tiền chiếm đoạt được, Quang dùng để trả lãi và gốc cho người khác hoặc trả cho chính các bị hại để những người này tin tưởng tiếp tục giao tiền. Kết quả điều tra xác định, bằng thủ đoạn nêu trên, Quang đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt của 15 bị hại với tổng số tiền hơn 53 tỷ đồng. Quang đã trả được hơn 12 tỷ đồng, còn lại hơn 40 tỷ đồng chưa trả lại cho các bị hại. Trong số các bị hại nói trên có người là đồng nghiệp cùng cơ quan với Quang bị Quang lừa với số tiền 7 tỷ đồng. 14 bị hại còn lại, người thấp nhất với số tiền 400 triệu đồng và cao nhất là 13,5 tỷ đồng. Tại phiên tòa, Quang thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, khai không còn khả năng trả hơn 40 tỷ đồng chưa khắc phục xong cho các bị hại.
Làn sóng công nghiệp hỗ trợ Trung Quốc đổ vào Việt Nam để né thuế
20/12/2023 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Đang có làn sóng đổ bộ công nghiệp hỗ trợ của Trung Quốc vào Việt Nam để né thuế và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp sản xuất trong nước.” Báo VNExpress dẫn lời Giáo Sư Phan Đăng Tuất, chủ tịch Hiệp Hội Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam, cho biết như trên tại “Hội nghị tổng kết ngành Công Thương” hôm 20 Tháng Mười Hai.
Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe hơi đến chín chỗ ngồi ở Việt Nam còn rất thấp, chủ yếu xài hàng của Trung Quốc. (Hình: Nguyễn Mạnh/Dân Trí) Công nghiệp hỗ trợ bao gồm công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Theo ông Tuất, 2023 là năm khó khăn với nhiều ngành sản xuất, trong đó có công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Đơn hàng sụt giảm tại nhiều thị trường chính như Châu Âu, khiến doanh thu bình quân của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giảm 40%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đổ bộ của các công ty Trung Quốc với quy mô cực lớn, cực nhanh. Họ hình thành các chuỗi sản xuất cụm chi tiết xuất sang Châu Âu, Bắc Mỹ để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ khi đầu tư ở Việt Nam. “Đây là nỗi lo của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước,” Giáo Sư Tuất nói. Ông Phạm Văn Tài, tổng giám đốc Thaco – một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hơi lớn ở Việt Nam, cho hay công ty mình cũng không tránh khỏi doanh thu giảm do cầu thị trường yếu và cạnh tranh của đối thủ. Lĩnh vực cơ khí, công nghiệp hỗ trợ của Thaco, ước tính giảm 20% so với 2022.
Hiện chỉ khoảng 30% doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ ở Việt Nam tham gia được chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. (Hình: Như Ý/Tiền Phong) Ông Tuất phân tích, doanh nghiệp trong nước gặp hai nút thắt lớn về vốn, chi phí. Hiện lãi suất vay vốn với nhiều công ty công nghiệp phụ trợ là 10%-12%, gấp năm lần Nam Hàn. Cùng với đó, chi phí nhập nguyên vật liệu của công ty Việt Nam cũng cao hơn do quy mô sản xuất thấp. “Vốn vay của doanh nghiệp đắt gấp 4-5 lần, vật tư mua nhỏ lẻ đắt gấp 1.5 lần, nên doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội cạnh tranh,” ông Tuất nhận định. Trước làn sóng đầu tư vào chip bán dẫn và Việt Nam đang được coi là “điểm thu hút đầu tư” lĩnh vực này, ông Tuất cho rằng Bộ Công Thương ùng các bộ ngành nên “dự báo chính xác hơn để doanh nghiệp tính toán phương án đầu tư, vay vốn, kết nối sản xuất.” Ông Trần Hồng Hà, phó thủ tướng, nhìn nhận cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn vào 2024, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam “cần chủ động để không nằm ngoài cuộc chơi, xu thế lớn của thời đại.” (Tr.N) [qd]
Overlay7
Thời sự Thứ Năm 21/12/2023: *Israel buộc cư dân thành phố lớn nhất ở nam Gaza “sơ tán” *Pháp lý của cựu TT Trump ở Colorado có thể ‘hóa vàng’ *Ông Trump có thể làm tổng thống bất chấp các rắc rối pháp lý? *TT Đài Loan đề nghị hỗ trợ Bắc Kinh sau trận động đất ở Cam Túc. *TQ cảnh báo Philippines ở Biển Đông
Võ Thái Hà tổng hợp
Xung đột Cận Đông: Israel buộc cư dân thành phố lớn nhất ở nam Gaza “sơ tán”
Thanh Hà /RFI
21/12/2023
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hôm qua, 20/12/2023, dân cư tại một phần lớn Khan Younès, thành phố lớn nhất miền nam Gaza đã được lệnh sơ tán. Đây là nơi có tới hơn 110.000 người cư ngụ trước đợt tấn công hồi đầu tháng 10/2023. Trong hơn hai tháng qua, Khan Younès tiếp nhận thêm hơn 30.000 người Palestine ở các khu vực bắc Gaza tản cư về phía nam lánh nạn.
Đống đổ nát ở Khan Younès, Gaza sau các vụ oanh kích của quân đội Israel, ngày 20/12/2023. REUTERS – BASSAM MASOUD
Hãng tin Pháp AFP trích dẫn tài liệu của văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) cho biết quân đội Israel đã ra lệnh cho dân cư tại một khu vực tương đương với 1/5 diện tích của thành phố Khan Younès « sơ tán ngay lập tức ». Nhưng tài liệu của Liên Hiệp Quốc không đi sâu thêm vào chi tiết về « tầm mức quy mô của các chương trình sơ tán nói trên ».
Từ đầu chiến tranh Israel – Hamas, dân cư ở bắc Gaza được lệnh di tản về phía nam và những người Palestine tản cư được đưa vào 32 trại tị nạn ở nam Gaza. Từ đầu tuần (Thứ Hai 18/12/2023), quân đội Israel gia tăng các cuộc oanh kích nhắm vào Khan Younès.
Trong khi đó, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, một lần nữa cuộc bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về một « lệnh ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo » cho Gaza đã bị hoãn lại vào hôm qua. Các bên kỳ vọng Hội Đồng Bảo An họp lại vào ngày hôm nay và sẽ tìm ra đồng thuận về bản dự thảo nghị quyết do Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đề nghị.
Văn bản này tránh nêu đích danh Hamas mà chỉ lên án « tát cả mọi hành vi tấn công mù quáng nhắm vào thường dân », mọi « hành vi khủng bố », mọi vụ « bắt giữ con tin », đồng thời kêu gọi các bên liên quan « tạo mọi điều kiện đưa viện trợ nhân đạo » vào Gaza, bằng « đường thủy, đường bộ và đường hàng không ».
Theo giới quan sát, việc cuộc họp đã nhiều lần bị dời lại cho thấy các bên tiếp tục đàm phán gay go về « một thỏa thuận ngừng bắn vì lý do nhân đạo ». Mỹ hôm 08/12/2023 đã dùng quyền phủ quyết về vấn đề này. Washington muốn tránh để bị cô lập về quan điểm bảo vệ đồng minh Israel. Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu tối qua một lần nữa bác bỏ mọi khả năng hưu chiến cho tới khi nào « tiêu diệt » được phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas.
Bất lợi pháp lý của cựu Tổng thống Trump ở Colorado có thể ‘hóa vàng’
BBC News – 21/12/2023
Một trong những thách thức tòa án liên quan đến tư cách tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 đã giúp ông Donald Trump cuối cùng ‘hốt được vàng’.
Phán quyết của Tòa án Tối cao bang Colorado về việc loại cựu tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa khỏi danh sách ứng viên trong cuộc bỏ phiếu tổng thống sơ bộ lại là một thời khắc chưa có tiền lệ nữa trong nền chính trị Hoa Kỳ.
Quyết định này tiếp tục xóa mờ lằn ranh giữa hệ thống chính trị và tư pháp của Mỹ, tạo ra xung đột hoàn toàn mới giữa chiến dịch tranh cử tổng thống và các tòa án.
Tuy nhiên, thất bại pháp lý mới nhất này hẳn sẽ không tác động nghiêm trọng đến việc ông Trump tranh cử trở lại Nhà Trắng – và ông đang tận dụng nó như một lợi thế chính trị.
Các nhà hoạt động đã đệ trình vụ kiện lên tòa án tại bang Colorado – gồm một nhóm giám sát theo chủ nghĩa tự do cùng với các cử tri độc lập và chống Trump trong Đảng Cộng hòa – có thể đang ăn mừng chiến thắng.
Thế nhưng, phản ứng cho đến nay từ các chính trị gia thuộc Đảng Dân chủ – những người sẽ đứng trước các cử tri vào năm sau và đang phối hợp để đánh bại Trump trong cuộc bầu cử – lại kể một câu chuyện khác.
Đây không phải là một cuộc chiến mà họ muốn.
Bang vụ khanh Colorado Jena Griswold – người đã từ chối hành động đơn phương để ngăn chặn ông Trump trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ tại bang này – đã công bố một bản phản hồi của bà trước quyết định của tòa án hôm thứ Tư 20/12, cho thấy thực ra không hề có sự hồ hởi nào.
“Quyết định này có thể bị kháng cáo,” bà nói. “Tôi sẽ dõi theo quyết định của tòa án, vốn sẽ được đưa ra vào thời điểm chứng nhận phiếu bầu.”
Một phần lý do khiến bà có vẻ lưỡng lự trong việc tham gia vào vụ việc – cũng như sự yên ắng từ các đảng viên Dân chủ khác – là viễn cảnh cuối cùng về thách thức pháp lý tại bang Colorado không mấy sáng sủa.
Đội ngũ vận động tranh cử của ông Trump cam kết sẽ gửi kháng cáo trực tiếp lên Tòa án Tối cao Mỹ liên quan đến quyết định này. Theo Samuel Issacharoff, Giáo sư luật hiến pháp tại Đại học New York, đơn kháng án sẽ gần như chắc chắn sẽ được thụ lý, đặc biệt xét trong trong bối cảnh các tòa án bang khác đã cân nhắc, hoặc bác bỏ, các vụ kiện tương tự.
“Tư cách ứng viên tổng thống quốc gia không thể được quyết định theo từng bang,” ông nói. “Điều này sẽ phá vỡ trật tự dân chủ.”
Tòa án Tối cao Mỹ hiện thời có thế đa số bảo thủ là 6:3. Và trong khi các thẩm phán, thậm chí có ba người do ông Trump bổ nhiệm, đã cho thấy sẵn sàng đưa ra phán quyết chống lại cựu tổng thống trong các vụ kiện trước đó, Giáo sư Issacharoff cho rằng họ sẽ cực kỳ lưỡng lự khi ở vào thế có thể bị coi là đang hạn chế các lựa chọn của cử tri trong cuộc bỏ phiếu.
Phe dân chủ cũng có thể quan ngại rằng các thách thức pháp lý – và phán quyết của bang Colorado – đóng vai trò là một trong những thông điệp trọng tâm trong chiến dịch của ông Trump, rằng giới tinh hoa lãnh đạo đang bị phong trào chính trị của ông ấy đe dọa và sẵn sàng lật đổ ý chí của nhân dân để giữ vững quyền lực.
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Cựu Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với một số thách thức pháp lý trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2024
Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Trump là Steven Cheung đã gọi phán quyết ở bang Colorado là “hoàn toàn sai lầm”. Ông nói đây là một dấu hiệu cho thấy phe Dân chủ đã mất niềm tin vào Tổng thống Joe Biden và “hiện đang làm tất cả để ngăn chặn việc cử tri Mỹ phế truất họ vào tháng 11 năm tới”.
Trong khi đó, các đối thủ trong Đảng Cộng hòa của Trump phần lớn ủng hộ ông như trong suốt các cuộc chiến pháp lý của cựu tổng thống Mỹ vào năm nay.
Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, đã gọi quyết định ở bang Colorado là sự lạm dụng quyền lực. Ứng viên tổng thống Mỹ Vivek Ramaswamy nói ông sẽ gạch bỏ tên mình trong phiếu bầu sơ bộ tại bang này.
Đảng Cộng hòa tại Colorado cũng đe dọa hủy bỏ hoàn toàn cuộc bỏ phiếu sơ bộ và chọn một ứng viên thông qua quy trình họp kín (caucus).
“Chúng tôi sẽ chiến thắng theo một cách đúng đắn,” cựu Thống đốc bang South Carolina, Nikki Haley, người có thể là đối thủ thách thức sát sườn nhất của ông Trump, tuyên bố. “Chúng tôi không muốn các thẩm phán bảo với chúng tôi rằng ai có thể hoặc không thể có mặt trên lá phiếu bầu.”
Phe Dân chủ có thể cảm thấy nản chí trước việc, ít ra là cho đến nay, ông Trump dường như đã tránh được cái giá phải trả về mặt chính trị và pháp lý cho vai trò của mình trong cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 tại Điện Capitol.
Cựu Tổng thống Mỹ đã bị các công tố viên và một chưởng lý quận ở bang Georgia truy tố với các cáo buộc liên quan đến nỗ lực hai lần đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Thế nhưng, vẫn còn vài tháng nữa, nếu không muốn nói là còn lâu hơn, mới diễn ra các vụ xét xử này, vốn sẽ do các bồi thẩm đoàn chứ không phải thẩm phán quyết định. Và điều đó cho thấy công tố viên đặc biệt Jack Smith, người đang dẫn dắt vụ kiện liên bang, đã đưa ra các cáo buộc có phạm vi hạn chế và không trực tiếp dựa trên căn cứ chứng tỏ ông Trump đã dẫn đầu cuộc bạo loạn.
Quyết định do Tòa án Tối cao bang Colorado đưa ra có thể mang đến một khoảnh khắc ngoạn mục về tính trách nhiệm giải trình mà một số người chỉ trích Trump mong muốn, nhưng cũng chỉ có thể mang tính tạm thời.
Và cuối cùng thì quan trọng là điều này có thể mang lại khả năng cao hơn cho vị cựu tổng thống Mỹ trở lại nắm quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxx3pzejpn9o
Ông Trump có làm tổng thống được chăng, bất chấp các rắc rối pháp lý?
21/12/2023
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa và cựu Tổng thống Mỹ Trump tham dự một sự kiện tranh cử ở Waterloo, Iowa
Ông Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2024, bị buộc tội trong bốn vụ án hình sự riêng biệt và có thể phải đối mặt với phiên tòa đầu tiên ngay sau tháng Ba.
Cựu tổng thống Mỹ không nhận tội trong tất cả các vụ án và các rắc rối pháp lý khó có thể ngăn cản ông giành lại chức vụ nếu đắc cử.
Ông Trump có hội đủ điều kiện làm Tổng thống dù bị truy tố hình sự?
Hiến pháp Hoa Kỳ đòi hỏi các tổng thống phải ít nhất 35 tuổi và là công dân Hoa Kỳ đã sống ở Mỹ 14 năm.
Quốc hội đã bổ sung một điều khoản trong Tu chính án thứ 14 sau nội chiến, cấm các quan chức nào tham gia ‘nổi dậy hoặc nổi loạn’ không được giữ chức vụ liên bang.
Tòa án Tối cao Colorado hôm 19/12 ra phán quyết rằng ông Trump không đủ tư cách xuất hiện trên lá phiếu bầu cử sơ bộ của tiểu bang này vì ông đã tham gia vào cuộc nổi loạn ngày 6/1/2021, khi những người ủng hộ ông tấn công Điện Capitol của Hoa Kỳ.
Ông Trump, người đã phủ nhận hành vi sai trái trong vụ việc 6/1/2021, cho biết ông sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nơi có đa số bảo thủ 6-3 bao gồm ba người được ông bổ nhiệm.
Các tòa án đang bị chia rẽ về việc liệu điều khoản nổi loạn có áp dụng đối với ông Trump hay không. Phán quyết của Colorado đã đảo ngược quan điểm của thẩm phán tòa cấp dưới, người đồng ý rằng ông Trump đã tham gia vào cuộc nổi loạn nhưng nói rằng ông không phải là một ‘viên chức’ có thể bị loại theo Tu chính án đó.
Các thẩm phán ở một số bang, bao gồm Minnesota, Michigan và New Hampshire đã bác bỏ các vụ kiện tương tự như vụ kiện ở Colorado.
Ông Trump chưa chính thức bị buộc tội nổi loạn.
Nếu đắc cử, ông Trump có thể kết thúc các vụ án hình sự nhắm vào ông chăng?
Ông Trump đối mặt với hai vụ kiện liên bang, trong đó có một vụ cáo buộc ông tìm cách đảo ngược thất bại một cách phi pháp trong cuộc bầu cử năm 2020 trước đảng viên Dân chủ Joe Biden và một vụ khác về việc ông xử lý các tài liệu mật khi rời nhiệm sở. Cả hai vụ án đều do công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Jack Smith đưa ra.
Ông Trump không thể trực tiếp sa thải ông Smith nhưng có thể bổ nhiệm một tổng chưởng lý, người sẽ làm việc đó, mặc dù ông Smith chỉ có thể bị sa thải vì hành vi sai trái hoặc vì các lý do chính đáng khác.
Ông Trump cũng đã bị truy tố tại tòa án bang New York vì vụ trả tiền bịt miệng một ngôi sao khiêu dâm trước khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 và tại Georgia vì nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử năm 2020.
Các tổng thống không có quyền sa thải các công tố viên của tiểu bang và ông Trump sẽ không có quyền chấm dứt các cuộc điều tra này.
Các rắc rối pháp lý của ông Trump có gây phương hại cho việc ông tái tranh cử?
Cho đến nay, ông Trump đã lợi dụng các vụ việc này để làm lợi cho mình, cho rằng chúng là một phần của âm mưu chính trị chống lại ông, và hồ sơ tài chính trong chiến dịch tranh cử của ông đã cho thấy số tiền quyên góp tăng vọt sau các bản cáo trạng nhắm vào ông.
Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào đầu tháng 12 cho thấy 52% cử tri tự nhận là đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu cho ông Trump ngay cả khi ông bị bồi thẩm đoàn kết án trọng tội và 46% sẽ bỏ phiếu cho ông cho dù ông đang có án tù.
Khoảng 31% đảng viên Cộng hòa sẽ không bỏ phiếu cho ông nếu ông bị kết án và 39% sẽ không bỏ phiếu cho ông nếu ông thọ án tù. Những người còn lại nói rằng họ không biết họ sẽ làm gì.
Ông Trump có thể tự đặc xá cho mình không, nếu bị kết án?
Một khi được bầu làm tổng thống, ông Trump có thể tìm cách đặc xá cho chính mình nếu bị kết án trong cả hai vụ án liên bang. Tổng thống có quyền đặc xá rộng rãi, mặc dù các học giả pháp lý không nhất trí liệu việc tự ân xá có vi phạm hay không nguyên tắc cơ bản là không ai được làm thẩm phán cho vụ án của chính mình.
Câu hỏi này gần như chắc chắn sẽ được Tòa án Tối cao quyết định.
Ông Trump không có quyền ân xá cho chính mình trong các vụ án cấp tiểu bang. Ông vẫn có thể được bầu và tuyên thệ nhậm chức ngay cả khi bị kết án trong vụ ở New York hoặc Georgia.
Vụ án ở New York hiện được ấn định ngày 25/3. Vụ án ở Georgia dự kiến sẽ không diễn ra trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2024.
https://www.voatiengviet.com/a/7406786.html
Giữa căng thẳng leo thang, tổng thống Đài Loan đề nghị hỗ trợ Bắc Kinh sau trận động đất ở Cam Túc
Lý Ngôn – Lý Ngọc biên dịch
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đến Thư viện Tổng thống Reagan ở Semi Valley, tiểu bang California, Mỹ, hôm 5/4/2023. (Ảnh: John Fredricks/The Epoch Times)
Một trận động đất đã xảy ra ở rìa phía bắc của cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng , khiến hơn 100 người thiệt mạng. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Ba (19/12) bày tỏ lời chia buồn và một lần nữa đề nghị hỗ trợ Bắc Kinh.
Căng thẳng giữa hai eo biển đang leo thang trong 4 năm qua, khi ĐCSTQ tiếp tục tìm cách thống nhất eo biển Đài Loan thông qua áp lực chính trị và quân sự. Đài Loan Dân chủ từ chối trở thành một phần “không thể thiếu” của Trung Quốc.
Nhưng sau trận động đất hôm thứ Hai (18/12) , bà Thái Anh Văn đã gạt bỏ việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Đài Loan và đưa ra một tuyên bố bằng tiếng Anh và tiếng Trung trên nền tảng mạng xã hội X để bày tỏ “lời chia buồn chân thành tới tất những người đã mất và người thân của họ trong trận động đất”.
“Một trận động đất mạnh đã xảy ra ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, gây thương vong và thiệt hại. Tôi xin gửi lời chia buồn tới những nạn nhân không may mắn và gia đình họ. Chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ cần thiết”. Bà nói thêm: “Chúng tôi hy vọng công tác cứu hộ, khắc phục sau thiên tai sẽ diễn ra suôn sẻ và khu vực địa phương có thể trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất”.
Hôm thứ Hai (18/12), một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter đã tấn công các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải, khiến ít nhất 127 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương. Đường sá bị hư hại, đường dây điện và thông tin liên lạc bị gián đoạn, người dân phải đối mặt với thời tiết lạnh giá nghiêm trọng.
Theo Reuters, sở cứu hỏa Đài Loan cho biết đã thành lập đội tìm kiếm cứu nạn gồm 160 người, 4 chó và 13 tấn vật tư, sẵn sàng tới Trung Quốc khi cần thiết. Trung Quốc vẫn chưa trả lời liệu họ có cho phép bất kỳ đội cứu hộ nước ngoài nào vào nước này hay không.
Trận động đất được coi là tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong 9 năm qua. Vào tháng 8/2014, một trận động đất xảy ra ở tỉnh Vân Nam, khiến 617 người thiệt mạng.
Bản thân Đài Loan thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất. Bà Thái Anh Văn đã hơn một lần gửi lời chia buồn sau những thảm họa xảy ra ở Trung Quốc, kể cả sau trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên năm ngoái.
Năm 2008, trận động đất mạnh 7,9 độ Richter xảy ra ở Vấn Xuyên, Tứ Xuyên, Đài Loan cũng cử đội cứu hộ tới Trung Quốc. Trận động đất đã giết chết gần 70.000 người và gây thiệt hại trên diện rộng.
Bởi vì ĐCSTQ liên tục làm sai lệch thông tin nên dữ liệu được công bố luôn bị nghi ngờ.
Căng thẳng giữa hai eo biển tiếp tục leo thang
Đề xuất gửi viện trợ cho Bắc Kinh của bà Thái Anh Văn được đưa ra trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Đài Loan vào tháng tới bị cáo buộc là có sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường xâm nhập quân sự và khiêu khích Đài Loan. Đài Loan cho biết ít nhất hai khinh khí cầu của Trung Quốc đã bay qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan vào Chủ nhật (17/12).
Đây là lần thứ 2 trong tháng này, khinh khí cầu của Trung Quốc bay về phía Đài Loan, lần thứ nhất vào ngày 7/12.
Đài Loan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 13/1. Ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), đương kim phó Tổng thống của Đảng Dân Tiến, dự kiến sẽ đắc cử. Ông Lai Ching-te, người bị Đảng Cộng sản Trung Quốc cáo buộc luôn tìm kiếm “một Đài Loan độc lập”, cho biết ông hy vọng sẽ duy trì hòa bình và duy trì hiện trạng quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Tháng trước, Trung Quốc đã cử 43 máy bay quân sự và 7 tàu chiến đến gây rối Đài Loan.
Kinh tế toàn cầu đã thoát suy thoái trong năm 2023
Chỉ cách đây một năm người ta vẫn cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ sớm rơi vào suy thoái. Nhưng rồi kinh tế Mỹ bùng nổ trong năm 2023, tăng trưởng với tốc độ năm đáng kinh ngạc là 5,2% trong quý 3. Và ngay cả khi không có suy thoái toàn cầu, lạm phát vẫn giảm trên toàn thế giới.
Tuy vậy, niềm vui tốt đẹp này không thể kéo dài. Nền tảng cho sự tăng trưởng hiện nay có vẻ không ổn định. Một lý do khiến nền kinh tế Mỹ hoạt động tốt hơn mong đợi là vì người tiêu dùng nước này đã chi tiêu số tiền họ tích lũy được trong đại dịch. Do đó, khi khoản tiền này vơi đi, lãi suất cao sẽ gây ảnh hưởng nặng nề, buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Rắc rối cũng sẽ xuất hiện nếu lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài – với một điển hình là tình trạng phá sản của các doanh nghiệp đang gia tăng.
Nền kinh tế thế giới cũng đang được nâng đỡ bởi nguồn tài chính khổng lồ không bền vững. Nhìn chung, nợ chính phủ ở các nước giàu hiện nay tính theo tỷ trọng GDP đang cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ sau Chiến tranh Napoléon đầu thế kỷ 19..
Khoảng cách tiền lương thu hẹp ở các nước phát triển
Niềm tin rằng chủ nghĩa tư bản được thiết kế để mang lại lợi ích cho người giàu và gây hại cho người lao động đã định hình thế giới quan của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng nó có thể không đúng sự thật. Khoảng cách tiền lương đang thu hẹp trên khắp các nước phát triển. Ở Mỹ, thu nhập thực tế hàng tuần của nhân công thu nhập thấp đang tăng nhanh hơn những người có thu nhập cao nhất. Đâu là động lực của xu hướng này?
Các chính phủ đã mở hầu bao trong đại dịch Covid-19, trong khi Mỹ tiếp tục thâm hụt ngân sách lớn. Hệ quả là nhu cầu lao động vẫn ở mức cao. Hơn nữa, năng suất cao hơn trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi AI sẽ thúc đẩy nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực mà AI không thật sự hữu dụng (ví dụ như lao động chân tay). Nhu cầu cao hơn trong khi nguồn cung thì hạn chế, được đánh dấu bởi tỉ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động chính xuống mức thấp chưa từng thấy ở các nước phát triển.
Thời kỳ hoàng kim hiện nay dành cho người lao động cổ cồn xanh vẫn còn ngắn ngủi và hoàn toàn có thể thay đổi. Nhưng ít nhiều nó đã chứng tỏ con đường tốt nhất dẫn tới thịnh vượng trong tương lai cho tất cả mọi người. Các chính phủ không nên thu hẹp, mà hãy chia đều miếng bánh.
Chủ nghĩa bảo hộ phi thi trường liệu có bền vững?
Đứt gãy chuỗi cung ứng, các mối đe dọa về an ninh quốc gia, quá trình chuyển đổi năng lượng và khủng hoảng chi phí sinh hoạt – tất cả gần đây đã thôi thúc các chính phủ phải hành động. Song chúng cũng thúc đẩy cái được nhiều người gọi là “kinh tế quê hương” (homeland economics), một hệ tư tưởng mang nặng tính bảo hộ và can thiệp do các nhà nước quản lý. Thị trường mở bị bỏ quên khi các chính phủ vứt bỏ các nguyên tắc đã làm cho thế giới trở nên giàu có.
Sự kết hợp giữa bảo hộ, chi tiêu và quy định có một cái giá không hề rẻ. Hóa đơn nợ công ngày một tăng của Mỹ có thể sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trước cuối thập niên này. Kinh tế quê hương cũng không quá hấp dẫn trước một thế giới thay đổi từng ngày. Quá trình chuyển đổi năng lượng và AI là quá lớn để các chính phủ có thể lập kế hoạch – ý tưởng cần được thử nghiệm bởi thị trường, không phải nhà nước.
Tin tốt là kinh tế quê hương sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính nó. Ví dụ, một Trung Quốc trì trệ và đàn áp có thể không còn giữ được lời hứa về sự thịnh vượng do nhà nước chỉ đạo. Dù tiềm ẩn những hứa hẹn, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho thị trường tự do sẽ không dễ dàng.
Thị trường quản lý tài sản bùng nổ
Các công ty quản lý tài sản là điều hấp dẫn nhất ở Phố Wall. Với mức phí hàng năm khoảng 1% tài sản đầu tư, họ đang ngày càng tỏ ra hiệu quả trong việc giúp khách hàng phân bổ tài sản, giảm thiểu hóa đơn thuế và lập kế hoạch nghỉ hưu. Các công ty đang đổ xô vào mảng quản lý tài sản, nhờ tiềm năng to lớn khi thế giới ngày càng giàu có hơn. Ví dụ, năm ngoái ở Ấn Độ có 849.000 triệu phú đô la, gấp gần 23 lần so với năm 2000.
Sự bùng nổ này là tin tốt cho các công ty và cơ quan quản lý. Người đánh cược cũng được hưởng lợi. Các công ty quản lý tài sản có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ và phải hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng khi đưa ra lời khuyên tài chính. Họ không phải là những tay đánh cổ phiếu với tham vọng đánh bại thị trường (lợi nhuận chủ động thật ra cũng không thể đánh bại được lợi nhuận thụ động sau phí). Đối với những người muốn bảo tồn và phát triển tài sản cá nhân, các nhà quản lý tài sản là lựa chọn hàng đầu.
Tòa Tối cao Colorado ra phán quyết lịch sử loại ông Trump khỏi lá phiếu vì liên quan đến bạo loạn
Tòa án Tối cao tiểu bang Colorado
Tòa án Tối cao Colorado ra phán quyết hôm thứ Ba 19/12 rằng cựu Tổng thống Donald Trump không đủ tiêu chuẩn đứng đầu Nhà Trắng, căn cứ vào một điều khoản của Hiến pháp Mỹ nói về tội phản loạn, và tòa loại ông khỏi cuộc bỏ phiếu tổng thống sơ bộ của bang.
Phán quyết này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Mục 3 của Tu chính án thứ 14 được sử dụng để loại một ứng cử viên tổng thống.
“Đa số các thẩm phán của tòa xác định rằng ông Trump không đủ tiêu chuẩn để giữ chức tổng thống theo Mục 3 của Tu chính án thứ 14”, tòa nêu ra trong phán quyết của mình, đạt được với 4 thẩm phán bỏ phiếu thuận và 3 vị bỏ phiếu chống.
Tòa án cấp cao nhất của Colorado đã hủy bỏ phán quyết trước đây của một thẩm phán tòa án cấp quận hạt. Ở cấp này, vị thẩm phán xác định rằng ông Trump đã kích động một cuộc nổi loạn vì ông đóng vai trò trong vụ tấn công vào Điện Capitol hôm 6/1/2021, nhưng vẫn thẩm phán này cho rằng không thể cấm đưa tên ông vào lá phiếu vì không thể xác định là điều khoản của tu chính án có chủ định áp dụng cả với chức vụ tổng thống hay không.
Tòa án Tối cao của Colorado duy trì hiệu lực của phán quyết vừa đưa ra cho đến ngày 4/1/2024 hoặc cho đến khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết về vụ này.
Các luật sư của ông Trump tuyên bố sẽ kháng cáo ngay lập tức mọi phán quyết về “không đủ tiêu chuẩn” lên tòa án cao nhất của Mỹ, nơi đưa ra quyết định cuối cùng về các vấn đề bảo hiến.
“Tòa án Tối cao Colorado đã ra một phán quyết hoàn toàn sai lầm tối nay và chúng tôi sẽ nhanh chóng nộp đơn kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đồng thời yêu cầu hoãn lại phán quyết hết sức phi dân chủ này”, phát ngôn viên cho ban tranh cử của ông Trump, Steven Cheung, ra tuyên bố tối 19/12.
Ông Trump đã thua ở Colorado với khoảng cách 13 điểm phần trăm vào năm 2020 và không cần đến bang này để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Nhưng mối nguy đối với vị cựu tổng thống là ở chỗ sẽ có thêm nhiều tòa án và quan chức bầu cử làm theo Colorado và loại ông Trump khỏi cuộc bầu cử ở các bang mà ông buộc phải giành chiến thắng.
Các quan chức Colorado nói rằng vấn đề này phải được giải quyết xong trước ngày 5/1/2024, là hạn chót để bang in các lá phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ.
Trên toàn nước Mỹ, đã có hàng chục đơn kiện được nộp tới tòa nhằm loại bỏ ông Trump, căn cứ vào Mục 3 của Tu chính án 14. Điều khoản này có mục đích ngăn chặn những người thuộc Liên minh các bang miền Nam Hoa Kỳ trước đây quay trở lại tham gia chính quyền sau Nội chiến. Điều khoản này cấm bất cứ ai từng tuyên thệ “ủng hộ” Hiến pháp mà sau đó lại “tham gia nổi dậy hoặc bạo loạn” chống lại Hiến pháp, và điều khoản này mới chỉ được áp dụng một vài lần kể từ thập niên ngay sau Nội chiến.
Vụ tranh tụng ở Colorado vừa diễn ra là vụ đầu tiên mà bên nguyên đơn đã thắng. Sau phiên điều trần kéo dài một tuần hồi tháng 11, Thẩm phán cấp quận hạt Sarah B. Wallace xác định rằng ông Trump thực sự đã “tham gia nổi dậy” với việc ông kích động cuộc tấn công vào Điện Capitol hôm 6/1, đồng thời, phán quyết của bà thẩm phán rằng tên của ông được giữ lại trên lá phiếu là một phán quyết nặng về tính lý thuyết.
Các luật sư của ông Trump khi đó đã thuyết phục bà Wallace rằng vì từ ngữ trong Mục 3 đề cập đến “các viên chức của Hoa Kỳ” tuyên thệ “ủng hộ” Hiến pháp, nên điều khoản này không được áp dụng cho tổng thống, là chức vụ không được đưa vào danh sách “viên chức của Hoa Kỳ” ở những nơi khác trong tu chính án và lời thề của tổng thống là “gìn giữ và bảo vệ” Hiến pháp, chứ không phải là “ủng hộ”.
Điều khoản này cũng viết rằng các chức vụ được áp dụng bao gồm thượng nghị sĩ, dân biểu, đại cử tri bầu tổng thống và phó tổng thống, và tất cả những người khác “thuộc Hoa Kỳ”, nhưng không nêu tên tổng thống.
Tòa án tối cao của bang không đồng ý với phán quyết trước đây. Tòa ủng hộ các luật sư của 6 cử tri đảng Cộng hòa ở Colorado và các cử tri không thuộc đảng nào, những người này lập luận rằng các tác giả soạn ra tu chính án đã lo ngại việc các thành phần thuộc Liên minh miền Nam trước đây quay trở lại nắm quyền, do đó, hẳn là rất phi lý khi cho rằng các vị tác giả đó muốn cấm các thành phần đó giữ chức vụ ở các cấp thấp mà lại không tính đến ngăn chặn họ ở chức vụ cao nhất của đất nước.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Chính quyền Myanmar bị tố phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy
21/12/2023 Reuters
Một nhà dân bị quân đội Myanmar phá hủy ở Daw Ngay Ku.
Quân đội Myanmar có thể đã thực hiện các cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường và sử dụng bom chùm bị cấm trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy dân tộc thiểu số, tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết hôm 21/12, đồng thời kêu gọi điều tra các cáo buộc tội ác chiến tranh, theo Reuters.
Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối mặt với thách thức chiến trường lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2021, với các cuộc tấn công phối hợp của các nhóm nổi dậy nhằm vào các đồn quân sự ở bang Shan, giáp biên giới Trung Quốc và ở bang Rakhine phía tây.
Một cuộc không kích của quân đội Myanmar ở bang Shan hồi đầu tháng này đã sử dụng những quả bom rất có thể là bom chùm, Tổ chức Ân xá cho biết trong một tuyên bố, trích dẫn bằng chứng được phân tích bởi nhà điều tra vũ khí của họ.
Theo Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), một trong ba nhóm nổi dậy “Liên minh ba anh em”, vụ tấn công này đã khiến một người dân thiệt mạng và 5 người bị thương.
Thường dân ở Pauk Taw, bang Rakhine bị cướp bóc, bắt giữ tùy tiện, đối xử và tra tấn vô nhân đạo, tổ chức Ân xá cho biết khi trích dẫn các cuộc phỏng vấn với 10 thường dân.
Ông Matt Wells, giám đốc Chương trình Ứng phó Khủng hoảng của Tổ chức Ân xá, cho biết: “Quân đội Myanmar có lịch sử vấy máu về các cuộc tấn công bừa bãi gây hậu quả tàn khốc cho dân thường và phản ứng tàn bạo của họ trước một cuộc tấn công lớn của các nhóm vũ trang”.
Reuters không thể xác minh độc lập các tin tức này. Ông Zaw Min Tun, người phát ngôn của chính quyền, không đưa ra bình luận. Ông phủ nhận việc quân đội Myanmar nhắm mục tiêu vào dân thường trong các chiến dịch mà ông gọi là hành động hợp pháp chống lại “những kẻ khủng bố”.
Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 300.000 người đã chạy trốn khỏi cuộc giao tranh nổ ra vào cuối tháng 10, với hơn 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa kể từ cuộc đảo chính.
Trong một tuyên bố được đưa ra trước báo cáo của Tổ chức Ân xá, liên minh cho biết quân đội thường xuyên đe dọa dân thường bao gồm việc bắt giữ tùy tiện, sử dụng lá chắn người và tra tấn.
Cũng hôm 21/12, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York cáo buộc một nhóm liên minh nổi dậy bắt cóc và cưỡng bức thường dân chạy trốn ở bang Shan gia nhập vào nhóm của họ.
Bà Elaine Pearson, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức này cho biết: “Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) đang vi phạm luật chiến tranh”.
MNDAA không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Trung Quốc cảnh báo Philippines về ‘tính toán sai lầm’ ở Biển Đông
21/12/2023
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị yêu cầu Philippines giải quyết những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ giữa họ về vấn đề Biển Đông thông qua đối thoại, cảnh báo rằng bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng sẽ khiến Bắc Kinh phải tự vệ và “kiên quyết đáp trả”.
Bắc Kinh và Manila cáo buộc nhau gay gắt trong những tháng gần đây về một loạt các vụ tranh chấp ở Biển Đông.
Philippines cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc cố tình va chạm với tàu bè của họ và sử dụng vòi rồng cũng như tia laser cấp quân sự để bắn vào tàu của họ, trong khi Trung Quốc cáo buộc Philippines xâm phạm lãnh thổ của họ.
Mối quan hệ giữa hai nước xấu đi trong năm nay trong lúc Manila tăng cường quan hệ quân sự với Nhật Bản và Hoa Kỳ, cựu cường quốc thuộc địa và đồng minh quốc phòng của nước này trong bảy thập kỷ.
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương nói với người đồng cấp Philippines Enrique Manalo trong cuộc điện đàm hôm 20/12 rằng: “Mối quan hệ Trung Quốc-Philippines đang ở ngã ba đường”.
“Ưu tiên hàng đầu là xử lý và kiểm soát hợp lý tình hình hàng hải hiện tại”.
Ông Vương được trích lời nói rằng nếu Philippines đánh giá sai hoặc thông đồng với các thế lực bên ngoài “có ý đồ xấu”, Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền lợi của mình và phản ứng kiên quyết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 21/12 rằng yêu cầu thực hiện cuộc điện đàm này đến từ phía Philippines.
Phát biểu của ông Vương có thể làm gia tăng tranh chấp đã âm ỉ trong nhiều năm, với việc Philippines đẩy lùi điều mà họ coi là chiến dịch của Trung Quốc nhằm ngăn cản nước này tiếp cận nhiên liệu hóa thạch và tài nguyên thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.
Sự leo thang hướng tới một cuộc đối đầu vũ trang, dù khó có thể xảy ra, sẽ là một sự gia tăng nguy cơ đáng kể, với việc Mỹ bị ràng buộc bởi hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 là phải bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công, kể cả ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Manalo cho biết trong một tuyên bố rằng ông đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Vương, đồng thời nói thêm rằng cả hai “lưu ý tầm quan trọng của đối thoại”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/12 cho biết: “Quan điểm của Trung Quốc vẫn không thay đổi là các tranh chấp cần được giải quyết hợp lý thông qua đối thoại và tham vấn”.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, bao gồm việc mở rộng quyền tiếp cận của Hoa Kỳ tới các căn cứ quân sự của Philippines trong khi tìm kiếm sự đảm bảo về mức độ mà Washington sẽ bảo vệ đất nước của ông khỏi bị tấn công – những động thái đã khiến Trung Quốc khó chịu.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm 20/12 chỉ trích Trung Quốc và nói rằng “không có quốc gia nào trên thế giới” ủng hộ yêu sách hàng hải của Bắc Kinh. Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác đã lên án việc lực lượng tuần duyên Trung Quốc đối đầu và ngăn chặn các tàu Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.
Philippines hôm 21/12 cho biết người đứng đầu quân đội của họ và tướng hàng đầu của Nhật Bản đã tổ chức các cuộc đàm phán về “các vấn đề an ninh khu vực cấp bách”, trong đó họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng liên minh để chống lại sự xâm lược, kể cả ở Biển Đông.
Tuyên bố của quân đội Philippines cho biết: “Cuộc gặp thể hiện cam kết của (quân đội Philippines) trong việc tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia có cùng chí hướng và thu hút sự ủng hộ cho việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cũng như một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Overlay7
Hiện tượng ‘ba số 0’ là báo động đỏ đối với kinh tế Trung Quốc
Bảo Nguyên tổng hợp
21/12/2023
” Thống kê cho thấy, quý I năm ngoái, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc là 101,2 tỷ USD; trong quý II năm nay, đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đạt 4,9 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1998.
Một dữ liệu khác: Năm 2023, chỉ có 8 quỹ ngoại tệ được huy động ở Trung Quốc; so với 114 vào cùng kỳ năm trước; và 792 trong cùng kỳ năm trước nữa. Trong nửa đầu năm 2023, các quỹ đầu tư tư nhân tập trung vào Trung Quốc chỉ huy động được 1,4 tỷ USD. So với gần 50 tỷ USD nửa đầu năm 2021, số liệu này cũng “cơ bản tiệm cận con số 0”.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ tư 20 tháng 12 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Taxi Xanh SM không được cấp phép ở Campuchia
Dương Quốc Chính
19/12/2023
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 20/12/2023: *Tổng thống Ukraina chiến tranh chưa có hồi kết. *Thượng viện Mỹ: không viện trợ Ukraine trong năm nay. *Philippines chỉ trích TQ ở Biển Đông. *Động đất ở TQ hàng trăm người thiệt mạng. *Hoa Kỳ: Lương tối thiểu sẽ tăng ở 22 tiểu bang vào đầu năm. *Nga mất 200 xe tăng trong hai tháng. *Ukraine sản xuất 50.000 máy bay không người lái trong 3 tuần. *Đã đến lúc tấn công Houthi ở Yemen
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Ukraina thừa nhận chiến tranh chưa có hồi kết
Minh Anh /RFI
20/12/2023
Ngày 19/12/2023, trong cuộc họp báo truyền thống cuối năm, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã khẳng định chưa có hồi kết cho cuộc chiến chống quân xâm lược Nga, đồng thời ông tạm thời bác bỏ đề xuất của quân đội động viên thêm khoảng nửa triệu người.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Ba 19/12/2023: *Giám đốc Tài chính TP HCM bị bắt do nhận hối lộ. *Đà Nẵng: Bắt giám đốc Cty Thép lừa đảo. *Hàng trăm tấn tôm hùm xuất sang TQ phải “giải cứu” *Hai cựu CT Khánh Hòa bị phạt thêm 9 năm tù. *Nông nghiệp VN: đang đi đúng trên con đường sai. *Vụ Việt Á: Sắp xử sĩ quan Học viện Quân Y. * VN mời ĐGH Phanxicô thăm VN. * Bần cùng hóa và mất niềm tin. *Mỹ nói cam kết QP Việt-Trung không ảnh hưởng tới Việt-Mỹ
Published 19/12/2023 | By LM3 | Edit
Quê Hương tổng hợp
Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị bắt do nhận hối lộ
RFA – 19/12/2023
Ông Lê Duy Minh
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 19/12/2023: *Mỹ cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần thiết. *Israel tấn công Gaza, Houthi tấn công Biển Đỏ. *Mỹ chống hoạt động khai thác đáy biển của TQ. *2023: Một năm sóng gió trên chính trường Trung Quốc *Động đất ở Trung Quốc: Hơn 100 người thiệt mạng. *Vatican chấp nhận ban phép lành cho các cặp đồng tính. *Mỹ thành lập liên minh chống lại khủng bố tàu buôn ở Hồng Hải
Võ Thái Hà tổng hợp
Gaza: Mỹ sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần thiết
Thùy Dương /RFI
19/12/2023
Công du Israel hôm qua, 18/12/2023, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định với thủ tướng Benjamin Netanyahu là Washington sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel những loại vũ khí mà Tel Aviv cần, kể cả các loại đạn dược quan trọng, xe chiến thuật và hệ thống phòng không.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (P) và đồng nhiệm Israel Yoav Gallant (T) họp tại Tel Aviv, Israel, ngày 18/12/2023. REUTERS – PHIL STEWART
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 15 tháng 12 năm 2023
Thời sự Thứ Sáu 15/12/2023: *Liên Âu thỏa thuận đàm phán kết nạp Ukraina và Moldova. *Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của Liên Âu cho Ukraina. *Giao tranh Israel-Hamas tiếp tục tàn phá Gaza; Mỹ ép phải bảo vệ dân thường. *Lính Hamas đầu hàng lính Israel ở Jabalia. *Anh, Ý, Nhật, phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới. *Báo chí Mỹ thiên vị đảng Dân chủ. *Lạm phát ở Nga tăng. *Liệu TQ có vượt qua nguy cơ suy thoái kinh tế? *Đàm phán giữa chính quyền Myanmar với phiến quân
Võ Thái Hà tổng hợp
Hungary chặn viện trợ 50 tỷ euro của Liên Âu cho Ukraina
Phan Minh /RFI
15/12/2023
Mặc dù đạt được thỏa thuận mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraina, nhưng các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 14/12/2023, đã không thuyết phục được thủ tướng Hungary Viktor Orban bật đèn xanh trong việc trích 50 tỷ euro từ quỹ chung của khối để viện trợ cho Kiev.
…Continue ReadingMạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Báo Cáo về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2022-2023 và Kết Quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023
On Saturday, November 18, 2023 at 11:47:31 PM EST, Vietnam Human Rights Network <vnhrnet@vietnamhumanrights.net> wrote:
Thông Cáo Báo Chí
Ngày 18 tháng 11 năm 2023
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Báo Cáo về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2022-2023 và Kết Quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023
Little Saigon, California – Sáng thứ bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ với giới truyền thông Việt ngữ và đại điện một số đoàn thể cộng đồng để công công bố Báo Cáo Nhân Quyền tại Việt Nam 2022-2023 và kết quả Giải Nhân quyền Việt Nam 2023.
…Continue ReadingNGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI BIỂU TÌNH TRƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC
ĐÒI NHÂN QUYỀN, TỰ DO DÂN CHỦ VÀ VẸN TOÀN LÃNH THỔ CHO VIỆT NAM NHÂN DỊP 75 NĂM TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN CỦA LHQ
New York, LHQ, 8 tháng 12, 2023 – Nhân kỷ niệm 75 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, người Việt Hải Ngoại đã biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 8 tháng 12, năm 2023 do CĐNVQG/LIÊN BANG HOA KỲ phối hợp với Cộng đồng người Việt QG New York và các cộng đồng thành viên ở các tiểu bang lân cận đã tổ chức với sự hỗ trợ của UCVHO, AfVD…
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 06/12/2023: *TT Ukraina nói chuyện với G7. *Philippines mở căn cứ hạm đội tại Vịnh Subic. *Ukraine có thể ‘thua’ nếu Mỹ hoãn viện trợ. *Anh thắt chặt nhập cư. *WTO đánh giá Hồng Kông. *Quân Israel tràn ngập Gaza. *“Ngân hàng ngầm” TQ rửa tiền cho mafia Ý. *Zhongzhi Enterprise Group (ZEG) gặp nguy. *Núi lửa Marapi bất ngờ hoạt động ở Indonesia, 22 nhà leo núi thiệt mạng
Võ Thái Hà tổng hợp
TT Ukraina nói chuyện với các lãnh đạo G7 sau khi bất ngờ hủy cuộc họp với Thượng Viện Mỹ
Trọng Nghĩa /RFI – 06/12/2023
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vào hôm nay, 06/12/2023 tham gia một cuộc họp trực tuyến cùng với các lãnh đạo nhóm G7 sau khi ông đột ngột hủy bỏ bài phát biểu qua cầu truyền hình trước Thượng Viện Mỹ vào hôm qua.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trên màn hình), các ngoại trưởng G7, và đại diện ngoại giao Liên Âu, ngoại trưởng Anh, tham dự một phiên họp tại Nhà khách Iikura, ngày 08/11/2023, ở Tokyo, Nhật Bản via REUTERS – POOL
…Continue ReadingIDF: Quân đội Israel hành quân ở trung tâm Khan Younis, đột kích vào trụ sở an ninh của Hamas ở Jabaliya
Tướng hàng đầu kể lại những trận chiến khốc liệt nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động trên mặt đất; Lực lượng Không quân tấn công đơn vị Hamas Nukhba tinh nhuệ đang hoạt động chung với lính dù; mục tiêu bị tấn công ở bờ biển Gaza
EMANUEL FABIAN và TOI STAFFHôm nay, 1:05 chiềuCập nhật lúc 4:31 chiều 4
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Sáu 01/12/2023: *Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN). *Mỹ điều tra trợ cấp tôm đông lạnh từ Việt Nam. *TQ, VN kết nối đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm. *Võ Văn Thưởng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng? *Vương Nghị thăm Hà Nội. *Một Quốc hội đìu hiu…
Quê Hương tổng hợp
Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN)
Bình luận của blogger Nguyễn Anh Tuấn
30/11/2023
Giáo sư Al-Misnad Sheikha là học giả hàng đầu của Qatar và là nữ chủ tịch đầu tiên của Đại học Qatar. Bà là một trong 18 thành viên được bầu và hoạt động độc lập của Ủy ban CERD.
Photo: RFA
Chính trị luôn gắn liền với tranh luận. Tuy nhiên những ai trông đợi các cuộc tranh luận nảy lửa trong chính trị dòng chính Việt Nam sẽ không khỏi thất vọng.
Thay vì là nơi các quan điểm khác biệt va đập với nhau, sinh hoạt Quốc Hội ở Việt Nam mang màu sắc hiệp thương kiểu mặt trận với những đại biểu cầm giấy ê a đọc. Ngay cả những phiên chất vấn Chính phủ được kỳ vọng nóng bỏng nhất thì lại quá nể nang, né tránh, chẳng hề có dáng dấp của một phiên điều trần ở các xứ dân chủ tự do.
Những buổi tiếp xúc cử tri cũng chẳng khá hơn. Thay vì rèn giũa khả năng hùng biện, thuyết phục, tranh luận từ việc gặp gỡ cử tri thật, đại biểu Quốc Hội tham gia những buổi tiếp xúc với cử tri được lựa chọn, thông thường là cán bộ hưu trí, với những phần hỏi đáp được chuẩn bị sẵn.
Lâu dần, các cuộc tranh luận nghiêm túc vắng bóng trên đời sống chính trị dòng chính ở Việt Nam. Điều này để lại hệ quả là khi cần sử dụng các kỹ năng tranh luận, quan chức Việt Nam thường phát ngôn lúng túng, diễn đạt quanh co, lập luận lòng vòng, khiến không ít người ngao ngán.
Ví dụ điển hình là phiên rà soát việc thực thi Công ước Xóa Bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (CERD) của Việt Nam vừa diễn ra ngày 29/11/2023 tại Geneva, Thụy Sĩ, mà may mắn thay được trực tiếp và phát lại trên website của UN để ai cũng có thể xem. Chứng kiến cách mà phái đoàn hùng hậu cán bộ từ các bộ ban ngành Việt Nam trả lời câu hỏi từ các thành viên Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (CERD) mới thấy hạn chế này lớn tới mức nào.
Chẳng hạn trước câu hỏi đơn giản của Bà Al-Misnad Sheikha (Qatar), một thành viên của Ủy ban CERD, là nếu Luật An ninh Mạng của Việt Nam cấm xúc phạm người nổi tiếng (famous people), thì hãy định nghĩa người nổi tiếng gồm những ai, phái đoàn Việt Nam đã trả lời lan man tới mức Chủ tọa phải nhắc. Hài hước hơn nữa là thành viên phái đoàn đến từ Bộ Thông tin Truyền thông còn tiện thể bày tỏ lòng biết ơn với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh lập quốc Việt Nam khi được giao trả lời câu hỏi.
Bà Al-Misnad Sheikha còn dẫn từ báo cáo quốc gia về thực thi Công ước của Chính phủ Việt Nam đoạn nói rằng “người sắc tộc thiểu số dễ bị dụ dỗ, kích động” và “các tập tục lạc hậu của người sắc tộc thiểu số ngăn họ bảo vệ quyền của họ một cách tích cực” để chất vấn liệu đây có phải là quan điểm chính thức của Chính phủ Việt Nam và nếu một báo cáo quốc gia mà nhìn nhận như thế thì thái độ coi thường này sẽ lan tỏa xuống những người thực thi pháp luật như công an, giáo viên và ảnh hưởng đến cách hành xử của họ.
Trước bình luận mạnh mẽ và chất vấn xác đáng này, phái đoàn Việt Nam đã không phản hồi được gì.
Một thành viên Ủy ban CERD khác là Ông Kut Gun (Thổ Nhĩ Kỳ) đã bình luận rằng điều mà Ủy ban kỳ vọng ở phiên rà soát này không phải là nghe đi nghe lại các quy định trên giấy mà là giải thích từ phái đoàn Việt Nam về những vấn đề thực tế và vụ việc cụ thể mà Ủy ban đã nêu sau khi tổng hợp thông tin báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó quan trọng nhất là từ các nạn nhân bị xâm phạm quyền.
Phái đoàn Việt Nam cũng chẳng phản hồi được gì trước bình luận và chất vấn này của Ông Kut Gun.
Hơn hai giờ đồng hồ của phiên rà soát tràn ngập những “tầm chương trích cú” luật, nghị định, thông tư mỗi lần những thành viên của phái đoàn Việt Nam phát biểu. Không rõ đây có phải là chiến thuật câu giờ có chủ đích hay đơn thuần đây là tất cả những gì phái đoàn có thể nói. Song một điều rõ ràng là mục tiêu bảo vệ báo cáo quốc gia của Việt Nam, như phái đoàn từng nói trước chuyến công tác, đã không đạt được vì những gì họ đem đến chỉ là một sự chán ngán không giấu nổi không chỉ trên gương mặt các thành viên Ủy ban CERD mà còn của những ai theo dõi phiên này.
Mỹ khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
RFA – 01/12/2023
Tại phân xưởng sản xuất tôm đông lạnh (HMH)
Reuters
Sản phẩm tôm của Việt Nam bị Mỹ điều tra chống trợ cấp do sản phẩm này bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
Theo Cục phòng vệ Thương mại, ngày 21/11, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số nước gồm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra CTC do sản phẩm tôm của Việt Nam đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
Cũng theo Cục phòng vệ, DOC khởi xướng điều tra trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam, do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh. Do vậy, các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam.
Khoảng 1.046 doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Mỹ trong thời kỳ điều tra.
Sau 65 ngày kể từ ngày khởi xướng, DOC sẽ ban hành kết luận sơ bộ, dự kiến vào ngày 18/1/2024 (có thể gia hạn). Sau khi có kết luận sơ bộ, DOC có thể thẩm tra tại chỗ Chính phủ và doanh nghiệp.
Sau 75 ngày kể từ ngày công bố kết luận sơ bộ, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, dự kiến ngày 2/4/2024 (có thể gia hạn).
Về phía Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), đại diện Cục phòng vệ Thương mại cho biết, đơn vị này dự kiến sẽ đưa ra kết luận sơ bộ vào ngày 11/12/2023 và kết luận cuối cùng vào ngày 17/5/2024.
Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu khoảng 800 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Mỹ, chiếm khoảng 20% tổng thị phần xuất khẩu tôm vào thị trường này.
Trung Quốc, Việt Nam tính kết nối đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm
01/12/2023 – Reuters
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang, Hà Nội, ngày 1/12/2023.
Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp đáng kể các tuyến đường sắt còn kém phát triển để tăng cường tuyến đường đi qua trung tâm đất hiếm và đến cảng biển hàng đầu ở miền bắc của Việt Nam, Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao và nhà ngoại giao cho biết hôm 1/12.
Các quan chức và các nhà ngoại giao cho biết rằng cuộc đàm phán này là một phần trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội trong vài tuần tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, điều này sẽ khẳng định thêm vai trò chiến lược ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, tranh giành ảnh hưởng chuỗi cung ứng này.
Các nhà ngoại giao cho biết rằng mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn và kết nối đường sắt dự kiến sẽ được thảo luận vào ngày 1/12 khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang tại Hà Nội.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt nối Côn Minh ở miền nam Trung Quốc với thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam trong một tuyên bố đưa ra vào tháng trước, sau khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào có chuyến thăm hiếm hoi tới Việt Nam.
Từ trước đến nay các quan chức Trung Quốc luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng với nước láng giềng phía Nam.
Việt Nam có đường sắt kết nối với Trung Quốc nhưng hệ thống này cũ kỹ và năng lực vận chuyển từ phía Việt Nam còn hạn chế. Hai hệ thống này hiện không thể tương tác với nhau, nghĩa là các chuyến tàu phải dừng ở biên giới để hành khách và hàng hóa được chuyển sang dịch vụ nội địa.
Tuyến đường sắt được nâng cấp sẽ đi qua khu vực Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, mà Trung Quốc cho đến nay là nhà tinh chế đất hiếm lớn nhất thế giới.
Việt Nam đang cố gắng xây dựng ngành đất hiếm của riêng mình. Nhưng điều này có thể thách thức sự thống trị của Trung Quốc, và dường như sự đấu đá nội bộ đã phủ bóng đen lên những nỗ lực này.
Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, các chuyên gia ngành đất hiếm Trung Quốc và Việt Nam hồi tuần trước đã thảo luận vào về việc hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc chế biến đất hiếm.
Không rõ Trung Quốc sẽ đóng góp bao nhiêu cho việc nâng cấp tuyến đường sắt ở Việt Nam và liệu Hà Nội có chấp nhận khoản tài trợ lớn từ Bắc Kinh cho việc này hay không.
Một nhà ngoại giao cho biết rằng tuyến đường này có thể được coi là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hàng đầu của Trung Quốc nhằm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, nhưng không rõ liệu nó có được gắn nhãn là dự án BRI hay không.
Tuyến đường sắt được tăng cường cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy du lịch Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam và hội nhập hơn nữa các ngành công nghiệp sản xuất của hai nước, điều mà các chuyên gia coi là sự cộng sinh, với các nhà máy ở Việt Nam chủ yếu lắp ráp linh kiện sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và từ đầu năm đến nay cũng là nhà đầu tư chính, bao gồm cả đầu tư từ Hong Kong, khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển một số hoạt động sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Bất chấp các mối liên kết kinh tế đang bùng nổ, hai quốc gia cộng sản vẫn bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp lãnh hải kéo dài nhiều năm ở Biển Đông và từng xảy ra một cuộc chiến ngắn vào năm 1979, cuộc chiến gần đây nhất của Trung Quốc.
Chủ tịch VNCS Võ Văn Thưởng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng?
Nguyễn Huyền /VNTB
30/11/2023
Ông Võ Văn Thưởng tin Thượng đế đã sắp xếp nên quan hệ Nhật – Việt hôm nay. Theo cách hiểu trong diễn đạt tiếng Việt, đã là “lương duyên trời định” thì đó không còn là kết quả của chính sách “ngoại giao cây tre” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thường đắc ý nhắc đến lâu nay nữa.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản – cơ quan lập pháp lâu đời nhất châu Á hôm 29-11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã diễn đạt rằng: “Nếu dùng một câu thật khái quát, ngắn gọn và cảm xúc về quan hệ hai nước chúng ta, tôi xin nói đó là: Lương duyên trời định”.
Bài phát biểu này được ông Võ Văn Thưởng dẫn dắt với câu chuyện từ thế kỷ thứ 8, nhà sư Phật Triết của Việt Nam đã tới tỉnh Nara tham dự pháp hội khai nhãn đại tượng Phật, mở đầu lịch sử giao lưu về Phật giáo và nhã nhạc cung đình giữa hai nước.
Đến thế kỷ 16, những Châu ấn thuyền của Nhật Bản đã qua Việt Nam buôn bán, làm ăn, lập nên những con phố, cây cầu mang đậm kiến trúc Nhật Bản, nay vẫn được gìn giữ ở Hội An. Đó còn là mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Hoa và thương nhân Araki Sotaro, là tình bạn cao đẹp giữa nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu với bác sĩ Asaba Sakitaro….
“Nhà chí sĩ Phan Bội Châu của Việt Nam đã nhận định Việt Nam – Nhật Bản là hai nước “đồng văn, đồng chủng, đồng châu”. Tuy không gần nhau về địa lý nhưng hai nước có nhiều sự tương đồng, gắn kết về văn hóa, lịch sử, con người.
Sự tương đồng về văn hóa, lịch sử, con người và truyền thống giao lưu bền chặt giữa nhân dân hai nước hàng nghìn năm qua đã là chất keo gắn kết tình cảm hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Nếu dùng một câu thật khái quát, ngắn gọn và cảm xúc về quan hệ hai nước chúng ta, tôi xin nói đó là: Lương duyên trời định” – Chủ tịch Võ Văn Thưởng đã lược thuật về dòng chảy văn hóa Nhật – Việt với nhiều gợi nhớ cho phong trào Đông Du như vậy.
Cuối bài phát biểu trên, ông Võ Văn Thưởng khéo léo đưa vào mệnh đề so sánh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Nhà vua Minh Trị có câu: Chỉ suy nghĩ có lợi cho dân mới mãi trường tồn trong xã hội của chúng ta”.
Ở hôm ‘ra mắt’ Quốc hội Nhật Bản đó, cùng với bài phát biểu trên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho Thư viện Quốc hội Nhật Bản.
Các diễn biến trên cho thấy việc ông Võ Văn Thưởng không sử dụng bất kỳ ‘từ ngữ tuyên giáo’ nào mang dáng dấp của ‘dấu ấn Nguyễn Phú Trọng’, là một chủ đích, và chủ đích ấy phải chăng là ‘tự tin’ của ‘bản lĩnh chính trị Võ Văn Thưởng’, hay đây là điềm báo nguy tương tự như nhận xét ‘dậy sóng’ hồi cuối năm 2019 của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: “Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”.
Lúc phát biểu câu để đời ở trên, ông Trần Quốc Vượng được đồn đoán rằng đã “một chân” bước vào ghế kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Rốt cuộc có lẽ do ‘ngã bài’ quá sớm nên ở kỳ đại hội đó ông Trần Quốc Vượng được ‘quyền nghỉ hưu’ dù ông kém đến chục tuổi so ông Nguyễn Phú Trọng.
Hoạn lộ của chính khách Võ Văn Thưởng cũng đi lên từ Thường trực Ban Bí thư, và lâu nay ông vẫn được đánh giá là ‘ngoan ngoãn, khôn khéo’ của ‘gọi dạ, bảo vâng’ đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Liệu có gì liên quan đến việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Việt Nam trong tuần này, và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ đến Việt Nam trong tháng tới?
Chiều 30-11, phái đoàn của ông Võ Văn Thưởng đã về lại Việt Nam.
https://vietnamthoibao.org/vntb-chu-tich-vo-van-thuong-phu-nhan-vai-tro-lanh-dao-cua-dang/ .
Hôm nay 1-12, Ngoại trưởng Vương Nghị có mặt ở Hà Nội
30/11/2023
Vương Nghị chuẩn bị ‘dọn đường’ cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng bí thư Tập Cận Bình Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng chủ trì phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội từ ngày 1 đến 2-12.
Dự kiến ông Vương Nghị sẽ chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; hội kiến với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Tin tức hậu trường cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị đến Hà Nội lần này còn có trọng trách của ‘sứ giả’ cho việc chuẩn bị ‘dọn đường’ cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng bí thư Tập Cận Bình trễ lắm là vào đầu năm 2024, tức trước kỳ họp bất thường của Quốc hội Việt Nam khóa XV.
Luật gia Hoàng Việt – chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đưa ra bình luận nhanh như sau về việc Vương Nghị có mặt ở Hà Nội: “Chúng ta đã thấy cho đến thời điểm này những vấn đề căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam ở trong tình trạng cố gắng hạn chế ở mức tối đa. Có lẽ để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam bên Trung Quốc sẽ kiềm chế tối đa để bầu không khí khi ông Tập Cận Bình đến Việt Nam sẽ được ôn hòa hơn”.
Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Tuy nhiên, hai nước trong nhiều thập kỷ qua cũng có những căng thẳng mà nổi bật nhất là cuộc chiến biên giới năm 1979 và những tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Việt Nam trong các năm qua đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động lấn lướt của Trung Quốc ở hai quần đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là Hoàng Sa và Trường Sa.
Các nguồn tin thân cận cho biết chuyến thăm Hà Nội lần này của Ngoại trưởng Vương Nghị còn nhằm tiếp tục thảo luận về việc cùng nhau tồn tại trong một “cộng đồng có chung vận mệnh”, một cụm từ thường được ông Tập sử dụng và một số người thấy gây tranh cãi. Có tin cho biết, các quan chức Việt Nam thận trọng khi thêm tài liệu tham khảo đó.
Với tư cách là chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới Việt Nam hai lần, với chuyến thăm gần đây nhất vào năm 2017, khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương với Donald Trump, Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo khác.
Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, về thương mại, năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD (tăng 5,47%). Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt gần 2,1 tỷ USD với 478 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam. Trung Quốc duy trì vị trí thứ 6/144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với hơn 4.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 26 tỷ USD. Về du lịch, Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Từ ngày 15-3-2023, Trung Quốc chính thức khôi phục cho phép các đoàn khách du lịch đi Việt Nam, mở lại một số tuyến bay thương mại giữa các địa phương hai nước (Hà Nội – Bắc Kinh) và điều chỉnh chính sách thị thực, xuất nhập cảnh, kiểm dịch y tế đối với người nước ngoài đến Trung Quốc. Trong chuỗi sự kiện ngoại giao liên quan thì tin tức cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã qua đời vào ngày 29-11 (giờ Mỹ) tại nhà riêng ở bang Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi cũng ít nhiều cho thấy khả năng ‘điều chỉnh’ các dự tính công du của ông chủ Tử Cấm Thành. Hồi 20-7-2023, ở tuổi 100 ông Henry Kissinger vẫn thăm Trung Quốc, được Tập “âu yếm” gọi là “người bạn cũ” của Bắc Kinh.
Với thế giới, Henry Kissinger là chính khách tài năng nhưng với Việt Nam ông có nhiều nợ nần, nhiều người không có thiện cảm với ông. Nhiều người ca ngợi Kissinger vì sự thông minh và kinh nghiệm chính trường, nhưng có một số người coi ông là tội phạm chiến tranh vì ủng hộ các chế độ độc tài.
Một thế kỷ trên trần thế ông đủ thời gian lật tung cả thế giới, nhưng với Việt Nam ông có nhiều nước đi sai lầm, ảnh hưởng cho tới hôm nay. Liệu Tập Cận Bình sẽ ‘khai thác’ những sai lầm đó từ “người bạn cũ của Bắc Kinh” cho chuyến công cán Việt Nam sắp tới đây? – một chính khách mà mặc dù nghĩa tử là nghĩa tận, song thể chế miền Nam Việt Nam sẽ tiễn bằng câu “cút về địa ngục mà gặp lại Hitler!”…
https://vietnamthoibao.org/vntb-hom-nay-1-12-ngoai-truong-vuong-nghi-co-mat-o-ha-noi/ .
Một Quốc hội đìu hiu…
Phân tích của blogger Trần Hiếu Chân/RFA
30/11/2023
Toàn cảnh họp Quốc hội tại Hà Nội hôm 23/10/2023
AFP
“Thắng lợi nhãn tiền” của Bộ Công an và các cơ quan Tư pháp là đã tạm thời “tảo thanh” được đội ngũ phản biện “chối tai” tại nghị trường. Những buổi chất vấn ở Quốc hội từ nay sẽ đìu hiu, buồn tẻ.
Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng xộ khám hơn 10 ngày nay mà báo chí Nhà nước không cho biết thêm thông tin gì (1). Tiếng nói của ông, tiếng nói phê phán trực tiếp công an và kiểm sát, từ này không còn được cất lên ở chốn nghị trường. Nữ Trung tá Ksor H’bơ Khăp, thần tượng của đa số cử tri trong cả nước do những chất vấn của bà tại các kỳ họp trước đây, thì nay cũng đã “được đề bạt” về địa phương công tác (2). Những cuộc chất vấn tại tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, vì thế đã diễn ra khá buồn tẻ và đìu hiu, “theo đúng quy trình”.
Về các vụ án điển hình, Ban Nội chính Trung ương cho biết, từ nay đến hết năm 2023, Tòa án sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm bốn vụ trọng điểm: Vụ án tại Học viện Quân y Bộ Quốc phòng; Vụ án Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tại Hải Dương và các địa phương liên quan; Vụ án tại Công ty Tân Hoàng Minh; Vụ án tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) (3). Trong các vụ này thì Việt Á và Tân Hoàng Minh sẽ là hai vụ đặc biệt nghiêm trọng.
Liên quan đến các phiên họp chất vấn, kỳ này sẽ tiến hành theo bốn nhóm, gồm các lĩnh vực kinh tế tổng hợp – vĩ mô; kinh tế ngành; văn hóa – xã hội, và tư pháp – nội chính – kiểm toán nhà nước. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn dịp này chỉ bàn về những vấn đề đã từng được chất vấn và giám sát trước đây, chứ không phải là về những vấn đề đang nổi cộm lên hiện nay. Theo đó, Quốc hội chỉ tiến hành chất vấn việc thực hiện các lời hứa, cam kết của các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước (4).
Lèo lái chương trình theo cách nói trên, Chủ tịch Quốc hội đã tạo điều kiện cho các đại biểu né tránh được những đề tài đang gây sốc trong công luận. Đặc biệt nhất là hai “scandal” hiện đang nóng như Hỏa Diệm Sơn: “Scandal” về Lưu Bình Nhưỡng và vụ án tày đình về Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát. Trong khi các trang mạng xã hội và dư luận trong công chúng “sôi sùng sục”, thì các ông bà Nghị có đầy đủ lý do để “phú lỉnh” các đề tài này, vì nghị trình chất vấn chưa cho phép đề cập đến những vấn đề nóng đang nổi lên hiện nay. Tuy nhiên, những “slogan” quen thuộc vẫn được mạng xã hội dóng lên. Nhìn gương ông Lưu Bình Nhưỡng nhiều cử tri tự hỏi: “Đấu tranh rồi… ‘tránh đâu’?” hoặc “Một cán bộ cao cấp đại biểu quốc hội còn vậy thì dân đen sẽ ra sao?” (5)
Ông Lưu Bình Nhưỡng. Hình: Ảnh chụp màn hình video
Những bình luận ngắn sau đây đều trích dẫn từ nguồn YouTube nói trên đủ thấy lòng dân ngao ngán đến nhường nào khi thấy các nghị sỹ từng dám cất lên tiếng nói đại diện cho những bức xúc của họ đều bị vô hiệu hóa theo cách này hay cách khác. Bình luận viên có đuôi @tranminhty-ob2dd viết: “Cái sai của ông Nhưỡng là nói thẳng nói thật, động chạm nhiều người, và các vị có tật, đã uất hận trả thù ông. Chuyện này trình độ thấp cũng hiểu được”. Một nick name là @ChauNguyen-mw5nt nhận xét: “Mọi chuyện lùm xùm này không chỉ do do bộ công an, hay do tòa, viện… mà chủ yếu là do chế độ không kiểm soát được quyền lực”. Một nick name khác, @dungthai3224 thì chất vấn: “Lưu Bình Nhưỡng bị bắt hơn tuần nay rồi mà sao đài báo và các quan chức đều im như thóc vậy?”
Nhưng Quốc hội càng đìu hiu bao nhiêu thì mạng xã hội và đài báo đài quốc tế càng sôi sục bấy nhiêu. Một ngày sau khi ông Nhưỡng bị “bắt khẩn cấp”, RFA có ngay phóng sự dài, phản ánh tâm trạng của dân chúng. Khi không còn người của họ ở nghị trường, người dân phát biểu qua truyền thông quốc tế, dù không dám nêu tên vì lý do an ninh. Theo người này,“cứ mỗi lần chuẩn bị nhân sự của Đảng cho nhiệm kỳ mới là lại có những vụ án gây chấn động dư luận…” và giải thích trường hợp công an bắt nóng ông Nhưỡng là vì “ông đã va chạm quá nhiều đối với những lực lượng siêu quyền lực ở Việt Nam. Người ta muốn ông im lặng trước Đại hội 14” (6).
Như vậy, cái đích mà ĐCSVN hướng tới trong việc bắt Phó ban Dân nguyện không chỉ là để “bịt mồm” các đại biểu muốn chuyển tải “lòng dân” lên Quốc hội, mà Đảng còn nhắm tới một tương lai xa hơi hơn, đó là “dọn dẹp bãi đáp” cho chuyến bay “chia chác quyền lực” trong nội bộ. Mặc dầu, việc chia chác này mãi tới 2026 mới xẩy ra. Đúng là “ý Đảng” thật “nhìn xa trông rộng”. Như một sự diễu cợt công khai, người dân so sánh “màn kịch” do chính quyền dựng lên với ông Nhưỡng không khác gì “trường hợp hai bao cao su đã qua sử dụng của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ năm nào…” Mỉa mai thay nền tư pháp XHCN, hai cánh cổng lớn ở nhà từ đường của ông Nhưỡng hay hai bao cao su đã qua sử dụng trong nhà khách của TS. Vũ đều có thể được đảng dùng làm ‘tang vật” cho các đại án!!!
Còn đối với vụ Vạn Thịnh Phát – “cơn động đất chính trị” rung chuyển cả xã hội Việt Nam lẫn hệ thống quyền lực trong nội bộ ĐCS – từ cách đây hơn một năm, nhà báo Trần Đông A đã từng bình luận trên VOA: “Đảng và Nhà nước đang sử dụng vụ Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho trò chơi ‘vương quyền’ của mình. Nếu vụ này không được xử lý rốt ráo, nhất là khi cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì đấy là sự bỡn cợt ‘nhà đốt lò vĩ đại’ Nguyễn Phú Trọng (7). Ngay cả một vài tờ báo mậu dịch cũng tìm cách “xé rào”, sử dụng ý kiến thảo luận từ các đại biểu hoặc các cuộc phỏng vấn tại hành lang Quốc hội để báo động cho công luận về bản chất các vụ án, chứ không chỉ dừng lại ở “những tảng băng vỡ trên bề mặt”(8).
Tóm lại, ĐCSVN muốn thông qua các công cụ của mình là Công an và các cơ quan Tư pháp để bằng mọi giá phải “tảo thanh” cho được đội ngũ phản biện “chối tai” tại nghị trường, bất chấp sự công phẫn của xã hội. Bời vì, não trạng hiện nay của lãnh đạo ĐCSVN là, càng có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ và phương Tây, thì cảng phải tăng cường bắt bớ và đàn áp, đến mức “xóa sổ” được xã hội dân sự cũng như những tiếng nói “trung ngôn” ngay trong nội bộ đảng, ra khỏi sinh hoạt chính trị của đất nước. Tuy nhiên, những đợt sóng Hỏa Diệm Sơn trong lòng chế độ khó có thể dập tắt bằng bạo lực và trấn áp. “Bão ngày mai là gió nổi hôm nay…” Giờ là lúc đảng nên học lại câu thơ này của Tố Hữu!
————————————
THAM KHẢO:
(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/why-is-luu-binh-nhuong-arrested-11152023083421.html
(2) https://thanhnien.vn/nu-trung-ta-ksor-hbo-khap-pho-gd-cong-an-tinh-gia-lai-phu-nu-can-coi-troi-chinh-minh-1851512369.htm
(3) https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tu-nay-den-het-2023-se-dua-ra-xet-xu-so-tham-4-vu-an-trong-diem-119231122162727724.htm
(4) https://tuoitre.vn/4-nhom-linh-vuc-nao-se-duoc-quoc-hoi-chat-van-tai-ky-hop-thu-6-20231030203720455.htm
(5) https://www.youtube.com/watch?v=FZme2HmkkUI
(6) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-surrounding-the-arrest-of-luu-binh-nhuong-11162023102800.html
(7) https://www.voatiengviet.com/a/van-thinh-phat-sup-do-tu-loan-cao-cao-den-thuyet-am-muu/6788348.html
(8) https://thanhnien.vn/vu-van-thinh-phat-co-the-chi-la-be-noi-cua-tang-bang-bi-vo-185231121111049744.htm
Overlay7
Thời sự Thứ Sáu 01/12/2023: *Philippines xây trạm tuần duyên trên đảo Thị Tứ. *TQ cần ‘cẩn thận’ thống trị đất hiếm. Cựu BT Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates: Quan Hệ Quân Sự Với TQ Đài Loan khuyến cáo người già, trẻ em dịch viêm phổi tại TQ. *Indonesia tăng 20% ngân sách quốc phòng 2024. *Chủ tịch 2 công ty Tập đoàn Zhongzhi TQ mất liên lạc
Võ Thái Hà tổng hợp
Philippines xây trạm tuần duyên mới trên đảo Thị Tứ ở Biển Đông
01/12/2023 – Reuters
Đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát (ảnh tư liệu, tháng 4/2017).
…Continue ReadingHenry Kissinger, nhà ngoại giao giúp định hình lại thế giới, qua đời ở tuổi 100 (Politico)
Những năm tháng phân cực của ông với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu quốc gia Hoa Kỳ đã sắp xếp lại mối quan hệ của Hoa Kỳ với bạn bè và kẻ thù.
“Kissinger đã nhân cách hóa sự phức tạp của con người – những đặc điểm của anh ấy từ thông minh, hóm hỉnh đến nhạy cảm, u sầu, mài mòn và man rợ,” một tác giả đã viết. | Stephen Voss/Redux
…Continue ReadingThời sự Thứ Năm 30/11/2023: *Khai mạc Hội nghị Khí hậu ‘‘quan trọng’’ kể từ Paris 2015. *Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời thọ 100 tuổi. *Hamas thả thêm 16 con tin. *Nga mất 30 xe tăng, hơn 1.000 binh sĩ trong 24 giờ. *Thủ tướng Scholz kêu gọi hỗ trợ Ukraine. *Phần Lan đóng tất cả biên giới với Nga từ 30/11. *Zelensky thăm quân đội ở tiền tuyến
Võ Thái Hà tổng hợp
COP28: Khai mạc Hội nghị Khí hậu ‘‘quan trọng nhất’’ kể từ Paris 2015
Trọng Thành /RFI – 30/11/2023
Hôm nay, 30/11/2023, tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhật, hội nghị khí hậu lần thứ 28 của Liên Hiệp Quốc (COP28) khai mạc. Tham dự hội nghị kéo dài hai tuần lễ này có lãnh đạo của khoảng 180 quốc gia. Nước chủ nhà và Liên Hiệp Quốc hy vọng đây sẽ là một Hội nghị Khí hậu có ý nghĩa lịch sử, tương tự như Hội nghị Khí hậu Paris năm 2015.
COP28 tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngày 30/11/2023. AP – Peter Dejong
…Continue ReadingNhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger, người đoạt giải Nobel, qua đời ở tuổi 100
Reuters
Ngày 29 tháng 11 năm 20238:45 tối EST. Đã cập nhật 28 phút trước
Công ty tư vấn địa chính trị Kissinger Associates Inc cho biết Henry Kissinger, người đoạt giải Nobel Hòa bình gây tranh cãi và là nhà ngoại giao quyền lực, người đã phục vụ dưới thời hai tổng thống để lại dấu ấn không thể phai mờ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, qua đời hôm thứ Tư, thọ 100 tuổi, theo công ty tư vấn địa chính trị Kissinger Associates Inc.
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 27/11/2023: *Israel đón Elon Musk – sắp có Starlink ở Gaza. *Ngân hàng Hoa Kỳ đóng cửa 64 chi nhánh trong một tuần. *Israel: Cơn ác mộng vẫn còn kéo dài. *Nga bắt đầu chiếm ưu thế về tác chiến điện tử. *Hải quân Mỹ bắt giữ kẻ tấn công tàu chở dầu liên hệ với Israel. *Quản lý tài sản Zhongzhi của Trung Quốc bị điều tra hình sự
Võ Thái Hà tổng hợp
Israel đón tiếp tỷ phú Elon Musk, sắp dùng hệ thống Starlink ở Gaza
27/11/2023 – Reuters
Ông Elon Musk.
…Continue ReadingCập nhật về Iran, chiến sự Israel-Hamas ngày 26 tháng 11 năm 2023
Ngày 26 tháng 11 năm 2023 – Nhà xuất bản ISW
Cập nhật về Iran, ngày 26 tháng 11 năm 2023
Ashka Jhaveri, Annika Ganzeveld, Andie Parry, Johanna Moore, Brian Carter và Nicholas Carl
Hạn chót thông tin: 2:00 chiều EST
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về những diễn biến ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông.
…Continue ReadingISW Đánh giá cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine ngày 26/11/2023
Ngày 26 tháng 11 năm 2023 – Nhà xuất bản ISW
Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 26 tháng 11 năm 2023
Nicole Wolkov, Christina Harward, Grace Mappes, Kateryna Stepanenko, George Barros và Frederick W. Kagan
Ngày 26 tháng 11 năm 2023, 6:30 chiều theo giờ ET
Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
…Continue ReadingBiểu tình chống CSVN Võ Văn Thưởng và TC Tập Cận Bình tại diễn đàn APEC-2023 San Francisco.
Israel-Gaza: Gia đình nhẹ nhõm khi con tin được thả
Ngày 25 tháng 11 năm 2023, 03:40 giờ EST
Bởi George Wrighttin tức BBC
0:45Xem: Con tin được giải thoát được giúp ra khỏi xe cứu thương
Gia đình của 13 con tin Israel được Hamas thả ra đã nói về sự nhẹ nhõm khi họ trở về.
…Continue ReadingISW Đánh giá cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine ngày 24/11/2023
Ngày 24 tháng 11 năm 2023 – Nhà xuất bản ISW
Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Christina Harward, Riley Bailey, Angelica Evans, Nicole Wolkov, Karolina Hird và Frederick W. Kagan
7:30 tối theo giờ ET ngày 24 tháng 11 năm 2023
Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraina của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
Nhấp vào đây để xem bản đồ địa hình địa hình Ukraina kiểm soát 3D của ISW. Bạn nên sử dụng máy tính (không phải thiết bị di động) để sử dụng công cụ nặng về dữ liệu này.
…Continue ReadingCập nhật về Iran, chiến sự Israel-Hamas ngày 24 tháng 11 năm 2023
Ngày 24 tháng 11 năm 2023 – Nhà xuất bản ISW
Cập nhật về Iran, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Ashka Jhaveri, Andie Parry, Peter Mills và Annika Ganzeveld
Thông tin về thời điểm cắt: 2:00 chiều EST
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về những diễn biến ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông.
…Continue ReadingHòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Ngài vừa viên tịch ngày 24/11/2023, hưởng thọ 79 tuổi (hiệu đính). Chúng tôi đăng lại để rộng đường dư luận.
Thành kính phân ưu cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nguyện cầu Giác Linh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Cao Đăng Phật Quốc.
…Continue ReadingTin tức Việt Nam ngày 24/11/2023
Quê Hương tổng hợp
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch
RFA – 24/11/2023
Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 24/11/2023: *Lệnh ngừng bắn có hiệu lực ở Gaza. *Đụng độ dữ dội giữa Hezbollah Liban và Israel. *Mỹ-Trung sau cuộc gặp: Bước tiến nhỏ, thách thức vẫn lớn. *WHO: Biến thể virus corona vẫn đe dọa. *Na Uy sẵn sàng đóng biên giới với Nga. *Thần đồng 6 tuổi IQ gần bằng Albert Einstein. *Nga ca ngợi ‘thân thiết hơn’ với Trung Quốc. *Bắc Hàn hủy thỏa thuận quân sự với Nam Hàn
Thái Hà tổng hợp
Lệnh ngừng bắn có hiệu lực ở Gaza trước khi con tin được thả, viện trợ được đưa vào
24/11/2023
Đoàn xe cứu thương và 1 xe tải của LHQ đi đến miền bắc Gaza khi Israel và Hamas ngừng bắn tạm thời, 24/11/2023. (REUTERS/Ibraheem Abu Mustafa)
Lệnh ngừng bắn tạm thời giữa các lực lượng Israel và Hamas đã được thực thi ở Dải Gaza hôm thứ Sáu 24/11, là lần đầu tiên hai bên tạm dừng tác chiến sau 48 ngày xung đột đã tàn phá vùng đất Palestine, nhưng cả hai bên đều cảnh báo rằng chiến tranh còn lâu mới kết thúc.
Lệnh ngừng bắn – bắt đầu lúc 7 giờ sáng, giờ địa phương (tức 5h00, giờ chuẩn quốc tế GMT) – cũng bao gồm việc thả 13 phụ nữ và trẻ em Israel bị Hamas bắt làm con tin trong cùng ngày 24/11, đổi lại, các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel cũng được phóng thích.
Các nhà báo của Reuters nhìn thấy xe tăng của Israel đi ra khỏi Dải Gaza ở đầu phía bắc và xe tải chở hàng viện trợ đi từ Ai Cập vào ở đầu phía nam. Không có tiếng động từ hoạt động của lực lượng không quân Israel trên bầu trời ở miền bắc Gaza, cũng như không có bất kỳ vệt khói nào thường thấy từ rocket của phía Palestine.
Tại thị trấn Khan Younis ở miền nam Gaza, nơi tá túc của hàng nghìn gia đình phải chạy nạn từ miền bắc, đường phố đông đúc những người mạnh dạn ra khỏi nhà và nơi trú ẩn.
Hamas xác nhận rằng mọi hoạt động tác chiến của họ sẽ dừng lại. Nhưng Abu Ubaida, người phát ngôn của cánh vũ trang thuộc Hamas, sau đó nhấn mạnh rằng đây là một “thỏa thuận ngừng bắn tạm thời”.
Trong một thông điệp bằng video, ông này kêu gọi “leo thang đối đầu với (Israel) trên tất cả các mặt trận kháng chiến”, kể cả Bờ Tây bị Israel chiếm đóng.
Quân đội Israel cũng nói rằng giao tranh sẽ sớm nổ ra trở lại.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói: “Đây sẽ là một khoảng thời gian tạm dừng ngắn, hết giai đoạn này, cuộc chiến (và) giao tranh sẽ tiếp tục với cường độ cực mạnh và sẽ tạo áp lực đòi trao trả thêm nhiều con tin nữa”.
Quân đội Israel cũng yêu cầu người Palestine chớ có cố quay về nhà ở miền bắc Gaza, phía Israel mô tả nơi đó là “vùng chiến sự nguy hiểm”.
Israel phát động cuộc tấn công vào Gaza sau khi các chiến binh Hamas xông qua hàng rào biên giới tiến sang miền nam Israel hôm 7/10, giết chết 1.200 người và bắt giữ khoảng 240 con tin, theo thống kê của Israel.
Kể từ đó, theo cơ quan y tế Palestine, Israel đã ném bom ồ ạt xuống khu vực do Hamas cai trị, giết chết khoảng 14.000 người Gaza, khoảng 40% trong số đó là trẻ em.
Hàng trăm ngàn người trong số 2,3 triệu dân ở Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa để tránh chiến sự trong khi tình hình ngày càng trở nên thê thảm hơn, bao gồm cả tình trạng lương thực, nước uống, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cơ bản khác cạn kiệt dần.
Đây là thời kỳ đẫm máu nhất trong cuộc xung đột kéo dài giữa Israel và Palestine. Israel tuyên bố chủ trương sẽ tiêu diệt Hamas một lần dứt điểm.
Lệnh ngừng bắn tạm thời được thực thi trong bối cảnh quốc tế lo ngại về số phận của các con tin và hoàn cảnh khốn khó của thường dân Palestine bị mắc kẹt ở Gaza. Israel đã bác bỏ lời kêu gọi hãy ngừng bắn hoàn toàn vì cho rằng làm như thế chỉ có lợi cho Hamas, một lập trường được Mỹ hậu thuẫn.
Những con tin đầu tiên, bao gồm cả các phụ nữ lớn tuổi, sẽ được trả tự do lúc 4 giờ chiều, giờ địa phương (tức 14h00, giờ GMT), và tổng số người được thả sẽ tăng lên thành 50 trong 4 ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar Majed Al-Ansari cho hay tại Doha. Toàn bộ những người này đều bị bắt đi trong cuộc tấn công ban đầu của Hamas vào miền nam Israel.
Dự kiến là các con tin sẽ được giao cho Hội Chữ thập Đỏ và một phái đoàn an ninh Ai Cập đã tới Gaza hôm 23/11, sau đó họ được đưa qua Ai Cập rồi được chuyển về Israel, các nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết.
Một quan chức Palestine cho hay Israel sẽ thả 39 tù nhân Palestine, trong đó có 24 phụ nữ và 15 thanh thiếu niên, ở Bờ Tây bị chiếm đóng để đổi lấy 13 con tin sẽ được trả tự do hôm 24/11.
Israel nói rằng lệnh ngừng bắn có thể được gia hạn sau 4 ngày đầu tiên nếu Hamas tiếp tục thả con tin với tốc độ ít nhất 10 người mỗi ngày. Một nguồn tin Palestine cho biết tổng số người được thả có thể lên tới 100 người.
Theo thỏa thuận, hàng viện trợ vô cùng cần thiết bắt đầu được chuyển đến Gaza. Theo cơ quan quản lý biên giới Gaza, đến giữa buổi sáng, 60 xe tải chở hàng viện trợ đã đi từ Ai Cập sang qua cửa khẩu Rafah.
Ai Cập cho hay 130.000 lít dầu diesel và 4 xe tải chở khí đốt sẽ được chuyển đến Gaza hàng ngày và 200 xe tải chở hàng viện trợ sẽ đi vào Gaza hàng ngày.
Cơ quan COGAT của Israel, chuyên trách việc liên lạc với phía Palestine về các vấn đề dân sự, cho biết 4 bồn chứa nhiên liệu và 4 bồn chứa gas đun nấu đã được chuyển từ Ai Cập đến các nhóm nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở miền nam Gaza thông qua cửa khẩu Rafah.
Đụng độ bùng phát dữ dội chưa từng có giữa lực lượng Hezbollah Liban và quân đội Israel
Thùy Dương /RFI
Tại mặt trận Liban – Israel, trong ngày 23/11/2023 đã diễn ra những vụ tấn công ở mức chưa từng có kể từ khi bắt đầu xảy ra xung đột giữa lực lượng Hezbollah Liban và quân đội Israel hôm 08/10, một hôm sau vụ tổ chức Hamas tấn công Israel.
Khói lửa tại khu biên giới Israel-Liban. Ảnh ngày 23/11/2023. REUTERS – GIL ELIYAHU
Bạo lực leo thang dữ dội ở biên giới Israel – Liban sau cuộc không kích của quân đội Israel khiến 5 thành viên Hezbollah thiệt mạng. Con trai của người đứng đầu đảng Hezbollah ở Nghị Viện Liban và ít nhất 3 sĩ quan cấp cao của đơn vị tinh nhuệ Al Radwan là các nạn nhân.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh gửi về bài tường trình :
Đối với Hezbollah, cái chết của 5 sĩ quan quân sự cấp cao thuộc các lực lượng tinh nhuệ của họ trong một cuộc đột kích vào một địa điểm cách biên giới 12 km cho thấy có sự vi phạm các quy tắc ngầm giữa các bên tham chiến.
Điều này có lẽ giải thích cho việc triển khai hỏa lực mạnh chưa từng thấy với con số kỷ lục về số vụ tấn công mà đảng thuộc hệ phái Shia này phát động : 22 cuộc tấn công tính từ sáng thứ Năm.
Biện pháp đáp trả trực tiếp cho cái chết của 5 quan chức quân sự của Hezbollah là việc phóng loạt 50 rốc-kết Katioucha vào một căn cứ gần thành phố Safad ở vùng núi cao Galilée, cách biên giới khoảng 15 km.
Đảng của Hassan Nasrallah thông báo đã dùng các loại vũ khí « đặc biệt » để tấn công một đơn vị bộ binh đang cố thủ trong một ngôi nhà gần Metoula, ở một vùng núi được gọi là « Ngón tay Galilée ». Tên lửa hạng nặng Al Burkan, được gắn 300 kg chất nổ, cũng đã được sử dụng trong ngày thứ ba liên tiếp. Một số căn cứ của Israel đã là mục tiêu bị tấn công nhiều lần bằng tên lửa dẫn đường, rốc-kết hoặc đạn pháo.
Hỏa lực mà Israel triển khai cũng ở mức mạnh chưa từng có. Các chiến đấu cơ và drone đã tấn công vào khoảng 15 địa phương trên lãnh thổ Liban. Lực lượng pháo binh cũng hoạt động cả ngày nhắm vào một vùng rộng khoảng 100km nằm dọc biên giới.
Theo AFP, tại Liban, các vụ đụng độ ở biên giới với Israel đã khiến tổng cộng 109 người thiệt mạng, gồm trên 77 chiến binh Hezbollah và ít nhất 14 thường dân, trong đó có 3 nhà báo.
Quan hệ Mỹ-Trung sau cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập: Bước tiến thì nhỏ còn thách thức vẫn lớn
Ryan Morgan
Cẩm An biên dịch
24/11/2023
Một nhà phân tích cho biết ông không ‘đặt nhiều niềm tin’ vào việc Trung Quốc sẽ thực hiện những cam kết mà ông Tập đã đồng ý trong cuộc gặp với ông Biden.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhìn chăm chú trong một cuộc họp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (không có trong ảnh) trong tuần lễ Các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Woodside, California, hôm 15/11/2023. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP qua Getty Images)
Tổng thống (TT) Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý thực hiện một số nỗ lực nhằm hâm nóng mối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng các nhà phân tích chính sách đối ngoại cho rằng những bước đi mà họ thực hiện là khiêm tốn và vẫn còn khoảng cách ngoại giao rộng lớn giữa hai quốc gia sau hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hồi tuần trước (13-19/11).
Theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc về cuộc họp hôm 15/11, Tổng thống Biden và ông Tập đã đồng ý nối lại liên lạc quân sự cấp cao giữa hai quốc gia và các nỗ lực song phương mới nhằm ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán ma túy quốc tế.
Phó Giám đốc Viện Đài Loan Toàn cầu (GTI) John Dotson cho biết bất kỳ cuộc gặp nào giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc “vốn dĩ đã là một dấu hiệu của sự tiến triển,” nhưng ông cũng nói với chương trình “Capitol Report” của NTD rằng những kết quả hữu hình từ cuộc gặp của họ có lẽ sẽ còn “khá khiêm tốn.”
“Đã có sự thổi phồng nào đó về những dấu hiệu tiến triển còn hạn chế, chẳng hạn như khôi phục hoạt động liên lạc giữa quân đội hai nước, và những nỗ lực được cho là của Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc sản xuất fentanyl. Nhưng tôi nghĩ nhìn chung đây thực sự là những bước tiến khá khiêm tốn,” ông Dotson cho biết.
Ông nói rằng ông không “đặt nhiều niềm tin” vào việc phía Trung Quốc sẽ thực sự thực hiện những cam kết mà ông Tập đã đồng ý trong cuộc họp hôm 15/11.
Ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), một thành viên cao cấp và là giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson, cũng mô tả kết quả từ cuộc họp hôm 15/11 giữa Tổng thống Biden và ông Tập là “rất hạn chế” và khuyên mọi người hãy có thái độ chờ xem thế nào đối với các mục hành động mà họ đã thảo luận trong buổi trao đổi kín đó.
Ông Dư nói với chương trình “Capitol Report” rằng những thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm cải thiện hoạt động liên lạc giữa quân đội với quân đội, mở rộng các hoạt động chống ma túy song phương, và cam kết không vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo nghe thì có vẻ đều “rất tốt,” nhưng ông cho biết ông vẫn có “sự nghi ngờ nhất định về khả năng thực thi những thỏa thuận đó.”
Đài Loan vẫn là vấn đề gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Một vấn đề cụ thể vẫn còn gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là chính sách của hai nước này đối với Đài Loan.
Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, đã tự trị như một quốc gia độc lập trong nhiều thập niên, nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) cho rằng hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Hoa lục. Hoa Kỳ đã duy trì một quan điểm mơ hồ hơn về lời tuyên bố quyền kiểm soát Trung Quốc của cả hai bên, duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với chính quyền Trung Quốc, trong khi tiếp tục quan hệ không chính thức với Đài Loan và cung cấp vũ khí để hòn đảo này có thể sử dụng trong việc chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát hòn đảo thông qua sức mạnh quân sự.
Sứ mệnh mà tổ chức GTI của ông Dotson đã tuyên bố là “tăng cường mối quan hệ giữa Đài Loan và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ.”
Ông Dotson đánh giá rằng sau cuộc gặp của Tổng thống Biden với ông Tập, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc “vẫn khá kiên định với quan điểm của mình về Đài Loan.”
Theo tờ thông tin của Tòa Bạch Ốc, trong cuộc gặp với ông Tập hôm 15/11, Tổng thống Biden tuyên bố rằng phía Hoa Kỳ mong đợi một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp xuyên eo biển về chủ quyền của Đài Loan và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo này.
Kể từ năm 2019, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện các chuyến bay gần như hàng ngày và các cuộc tập trận quân sự khác xung quanh Đài Loan, những hành động mà ông Dotson đánh giá là “một phần của mô hình hoạt động quân sự cưỡng ép lớn hơn nhằm vào Đài Loan.”
Trong mô tả riêng của mình về cuộc họp hôm 15/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông Tập đã nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng Hoa Kỳ phải cam kết không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan và ngừng vũ trang cho Đài Loan.
Mối quan hệ kinh tế làm phức tạp chính sách Mỹ-Trung
Mối quan hệ kinh doanh và thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc làm tăng thêm mức độ phức tạp cho mối bang giao giữa hai quốc gia.
Ông Dotson cho rằng Trung Quốc sử dụng quan hệ kinh tế với các quốc gia khác như một công cụ để ép buộc các quốc gia đó phải tuân theo sự chiếu cố của Trung Quốc hoặc trừng phạt những hành động mà phía Trung Quốc không ưa.
“Khi có một số hành động chính trị ở Đài Loan mà Trung Quốc không thích và họ muốn gửi một thông điệp mang tính biểu tượng, thì đó là lúc họ bỗng phát hiện ra nhiều lỗi trong các lô hàng trái cây và phải ban hành lệnh cấm chúng,” vị phó giám đốc GTI này cho biết. “Vì vậy, chúng ta đã thấy các lệnh cấm trong vài năm qua đối với các sản phẩm của Đài Loan như dứa, cá nhám, sáp ong, táo, những thứ tương tự. Và những lệnh cấm đó có xu hướng được đưa ra vào những thời điểm không phải ngẫu nhiên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ, muốn gửi đi một thông điệp. Nên đúng vậy, ĐCSTQ sử dụng rất nhiều biện pháp cưỡng ép kinh tế như một công cụ chính sách hiệu quả.”
Ông Dotson cho rằng quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Hoa Kỳ cũng có những biện pháp cưỡng ép tương tự.
“Chính phủ Trung Quốc đã có nỗ lực lâu dài trong nhiều năm nhằm kiểm soát việc cung cấp và buôn bán khoáng sản đất hiếm … và đã cố gắng sử dụng vị trí thống trị của họ trên thị trường đất hiếm như một công cụ đòn bẩy trước Hoa Kỳ, trong các lĩnh vực chính sách khác—hoặc là mở các cánh cổng một chút khi họ hài lòng, và chọn đóng các cánh cổng đó khi họ muốn gửi một thông điệp,” ông Dotson nói.
Ông Dư cho rằng Hoa Kỳ nên bớt tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ song phương với Trung Quốc mà thay vào đó là tăng cường quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Trung Quốc có vấn đề với hầu hết mọi nền dân chủ trên thế giới. Vì vậy, tầm cao giả tạo của tầm quan trọng tối cao này của mối quan hệ song phương Mỹ-Trung thực sự không hữu ích bởi vì những gì chúng ta có thể thấy ở đây là Trung Quốc đối nghịch với phần còn lại của thế giới, chứ không chỉ là Trung Quốc đối nghịch với Hoa Kỳ,” ông Dư nói.
Một số nhà phân tích chính sách đối ngoại đã kêu gọi thận trọng trong cách Hoa Kỳ xác định lại mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông Ted Galen Carpenter, một cựu thành viên cao cấp tại Viện CATO theo chủ nghĩa tự do, đã viết trong một chuyên mục năm 2020 rằng mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khuyến khích cả hai quốc gia giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình và rằng việc hai quốc gia tách rời hoàn toàn về kinh tế sẽ làm gia tăng căng thẳng quốc tế và làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang tốn kém.
Trong những bình luận của riêng mình với chương trình “Capitol Report”, ông Dotson nói rằng “không có câu trả lời hoàn toàn dễ dàng” về cách Hoa Kỳ nên giải quyết các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc trong tương lai.”
“Tôi nghĩ sẽ vô cùng khó khăn để chúng ta cắt đứt hoàn toàn khỏi nền kinh tế Trung Quốc,” ông nói. “Nhưng tôi nghĩ rằng có thể thực hiện những bước hợp lý để Hoa Kỳ giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc trong một số lĩnh vực … nhưng đại loại cũng là giảm bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc về sản xuất ở một số lĩnh vực.”
Từ NTD News
WHO: Biến thể của virus corona vẫn là mối đe dọa
(Ảnh minh họa: Viacheslav Lopatin/shutterstock)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/11 vừa qua đã lên tiếng cảnh báo rằng COVID-19 vẫn là mối đe dọa trên toàn cầu do những biến thể của virus corona đang duy trì đà lây lan trên trên toàn cầu, theo hãng tin AFP.
Phát biểu tại cuộc thảo luận trên các kênh truyền thông xã hội của WHO, chuyên gia Maria Van Kerkhove của WHO cho hay rằng hiện virus corona vẫn đang lây lan ở mọi quốc gia và vẫn là một mối đe dọa. Theo bà, các nước phải luôn cảnh giác do virus đang lây lan, phát triển và biến đổi.
Bà Van Kerkhove từng là trưởng nhóm kỹ thuật của WHO trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát. Bà hiện là quyền Giám đốc của WHO về chuẩn bị ứng phó và phòng ngừa dịch bệnh và đại dịch.
Theo bà Van Kerkhove, hiện thế giới còn 3 biến thể được quan tâm là XBB.1.5, XXB.1.16 và EG.5, cùng 6 biến thể đang được theo dõi. Một trong 6 biến thể này là BA.2.86 đang chuẩn bị được nâng lên thành biến thể được quan tâm. Bà Van Kerkhove cho biết không thấy sự thay đổi “về mức độ nghiêm trọng” của biến thể này so với các dòng biến thể khác, nhưng đã có sự gia tăng chậm và đều của biến thể này trên toàn thế giới. Bà nhấn mạnh rằng việc phân loại mới sẽ giúp thúc đẩy việc giám sát và nghiên cứu.
Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và tác động nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (mức báo động cao nhất) đối với căn bệnh này vào ngày 30/1/2020 và sau đó đã dỡ bỏ vào ngày 5/5 vừa qua. Ngoài số ca mắc và tử vong liên quan COVID-19, WHO cũng lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài do căn bệnh này gây ra.
Phan Anh
Na Uy sẵn sàng đóng cửa khẩu biên giới với Nga
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere (Ảnh: Wikimedia)
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết quốc gia này sẵn sàng làm theo Phần Lan và đóng cửa trạm kiểm soát biên giới với Nga.
Cụ thể, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Na Uy có nên đóng cửa trạm kiểm soát Storskog hay không, Thủ tướng Jonas Gahr Store ngày 22/11 khẳng định sẽ tiến hành đóng cửa nếu cần thiết. Ông nhấn mạnh rằng Na Uy đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở cả Phần Lan và Estonia.
Theo kênh truyền hình này, chưa có thông tin nào cho thấy số lượng người di chuyển qua trạm kiểm soát Storskog đã gia tăng.
Trước đó, Chính phủ Phần Lan đã quyết định đóng cửa 7 cửa khẩu ở biên giới với Nga, ngoại trừ trạm kiểm soát Raja-Jooseppi.
Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen ngày 22/11 cho biết nước này đang cân nhắc đóng cửa một số cửa khẩu hoặc toàn bộ khu vực biên giới với Nga nếu dòng người xin tị nạn từ nước láng giềng tiếp tục tăng.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/11 thông báo đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Phần Lan tại Moscow. Theo chính quyền Nga, việc Helsinki đóng các cửa khẩu biên giới nhộn nhịp với Nga đã ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người ở cả hai nước.
Trong tháng này, hơn 600 người không có giấy tờ thông hành hợp lệ từ Nga tới Phần Lan để vào Liên minh châu Âu. Helsinki cáo buộc việc này là do Moscow xúi giục, nhưng phía Nga đã bác bỏ thông tin đó.
Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.340km với Nga. Mối quan hệ giữa Nga và Phần Lan đã xấu đi đáng kể sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Phần Lan trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ mùa hè năm nay.
Phan Anh
Thần đồng nhí 6 tuổi gây sốt với chỉ số IQ gần bằng Albert Einstein
Bé Declan Lopez (6 tuổi, đến từ New Jersey)
Thần đồng nhí không thể hòa nhập với các bạn mẫu giáo đồng trang lứa. Cha mẹ cô bé mong rằng cộng đồng Mensa sẽ mang đến môi trường học tập tốt hơn cho con gái họ.
Mới đây, cô bé Declan Lopez (6 tuổi, đến từ New Jersey) đã trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của hội Mensa – cộng đồng gồm những người có IQ cao nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Ở Mỹ, chỉ có khoảng 100 người cùng độ tuổi với cô bé là thành viên của hội.
Declan Lopez có chỉ số IQ 138, cao hơn rất nhiều so với dân số nói chung. Một người bình thường thường có chỉ số IQ từ 85 đến 115. Theo Psych Central, có khoảng 98% dân số đạt điểm dưới 130, chỉ 2% đạt điểm cao hơn mức đó và được coi là “trên mức trung bình”.
Gia đình và giáo viên đã rất bất ngờ khi biết Declan Lopez có chỉ số IQ gần bằng Albert Einstein (ước tính khoảng 160).
Bố của Declan Lopez, ông Delano Lopez, là một giáo viên thể dục và sức khỏe ở trường trung học. Mẹ của cô, bà Machel Lopez, vốn là một nhân viên ngân hàng nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ việc học hành cho con gái.
Declan Lopez thích chơi búp bê như mọi cô bé 6 tuổi khác. Nhưng đồng thời cô cũng có thể đọc thuộc lòng các thành phần của bảng tuần hoàn, ghép các lá cờ với các quốc gia tương ứng, kể về các sự kiện địa lý, thành thạo môn toán và đọc rất giỏi.
“Chúng tôi nhận thấy con bé thực sự khác biệt khi mới 18 tháng tuổi. Tôi nhớ con bé đã ngồi trên đùi tôi và nhẩm đếm thầm bằng tiếng Quan Thoại. Tôi không hiểu con bé nói gì, tôi nghĩ có lẽ đó chỉ là lời nói bâng quơ của trẻ nhỏ. Nhưng sau đó chúng tôi nhận ra con bé đã nói theo video học tập trên Youtube mà chúng tôi bật”, Machel nói.
Phòng khách của gia đình Lopez chứa đầy sách, áp phích giáo dục và môt quả địa cầu để thiên tài nhí dễ dàng học tập. Một phóng viên khi đến tác nghiệp đã nhận xét rằng căn phòng “trông giống như một lớp học nhỏ”. Sau khi tan học ở trường mẫu giáo vào buổi chiều, Declan sẽ cùng mẹ học thêm một số số môn. Lịch học của cô bé được ghi rõ ràng trên một bức tường trong phòng.
Ngay từ ngày đầu tiên Declan đến học mầm non tại Learning Experience (Denville), giám đốc Vicki Vigorito đã nhận thấy cô bé rất đặc biệt. Bà chưa từng gặp đứa trẻ nào thông minh như thế trong suốt ba thập kỷ làm trong ngành giáo dục.
“Có rất nhiều sở thích và khả năng của Declan khiến tôi phải sửng sốt. Cô bé rất giỏi môn toán, có thể vẽ các bộ phận cơ thể cực kỳ chính xác về mặt giải phẫu. Cô bé cũng có thể nhớ họ tên của từng người. Những đứa trẻ 4 tuổi thường không thể làm được điều đó”, bà nói.
“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để giữ cho con bé có động lực và cảm thấy hứng thú khi học. Trong khi các bạn trên lớp đang học bảng chữ cái thì Declan đã có trình độ đọc của học sinh lớp 3 hoặc lớp 4. Con bé hoàn thành bài học trên lớp rất nhanh nên thường xuyên cảm thấy buồn chán. Declan thường hỏi giáo viên xem liệu nó có thể đi xung quanh để giúp các bạn làm bài không”, ông Delano cho biết.
Bà Machel cho biết Declan từng bị bạn học bắt nạt ở trường. Một cô bé nói về khí gas trên Sao Hải Vương rõ ràng không thể hòa nhập với những đứa trẻ đang học mẫu giáo.
Gia đình Lopez rất hào hứng khi Declan được nhận vào Mensa. Họ tin rằng cộng đồng này sẽ mang đến cho cô bé môi trường học tập phù hợp và tạo điều kiện cho cô kết bạn với những người giống mình.
“Chúng tôi hy vọng rằng Declan có thể phát triển trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Con bé hãy cứ là chính mình, hãy thỏa sức tỏa sáng, đừng bao giờ thu nhỏ mình lại. Là bậc phụ huynh, chúng tôi chỉ mong con gái của mình được phát huy hết tiềm năng của bản thân và sống hạnh phúc”, bà Machel nói.
Minh Minh/ Theo Breitbart
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga ca ngợi mối quan hệ ‘thân thiết hơn’ với Trung Quốc
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin phát biểu trong cuộc gặp với các sinh viên ở Innopolis, ngoại ô Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Nga, ngày 13 tháng 2 năm 2017. (Ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác giữa các cơ quan lập pháp của hai nước và nỗ lực thực hiện các thỏa thuận mà hai nguyên thủ quốc gia Nga-Trung đã đạt được.
Ông Volodin dẫn đầu một phái đoàn quốc hội đến Bắc Kinh và gặp ông Tập vào thứ Tư (22/11). Ông tuyên bố rằng quan hệ Nga-Trung đang ở mức mạnh nhất trong lịch sử. Ông Tập nói với ông Volodin rằng sự hợp tác lập pháp giữa hai nước, bao gồm việc sử dụng các nhóm hữu nghị quốc hội và các ủy ban chung, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lâu dài của quan hệ Nga-Trung.
“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để không ngừng làm sâu sắc thêm tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp, lâu dài, hợp tác chiến lược toàn diện và hợp tác cùng có lợi”, ông Tập nói. Ông nói thêm rằng những nỗ lực như vậy sẽ tạo động lực cho “sự phát triển và hồi sinh của hai nước, đồng thời mang lại sự thịnh vượng và ổn định hơn”.
Ông Tập lặp lại nhận xét của mình hồi tháng Mười trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo đã gặp mặt trực tiếp hai lần trong năm nay, phản ánh mối quan hệ được tăng cường giữa Moscow và Bắc Kinh trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc hôm thứ Tư (22/11) cho biết bằng cách cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các nỗ lực song phương, các nhà lập pháp ở cả hai nước sẽ giúp đảm bảo sự thành công của Sáng kiến Vành đai & Con đường và Liên minh kinh tế Á-Âu. Ông Tập nói với ông Volodin rằng các nghị sĩ cũng sẽ giúp tăng cường hợp tác trên các nền tảng đa phương như BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và G20.
Ông Volodin đã gặp Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, ông Triệu Lạc Tế hôm thứ Ba (21/11), cho biết nhiệm vụ của cơ quan lập pháp của hai nước là thực hiện phần việc của mình để giúp thực hiện các quyết định do hai nguyên thủ quốc gia đưa ra. Ông Volodin nói: “Những mối quan hệ này rất quan trọng đối với chúng tôi. Trung Quốc là hàng xóm của chúng tôi và chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ từ lâu và chúng tôi coi trọng mối quan hệ đó”.
Ông Tập và ông Putin đã gặp nhau bên lề Diễn đàn Vành đai & Con đường vào tháng Mười tại Bắc Kinh. Nhà lãnh đạo Nga cũng đã chủ trì tiếp đãi chuyến thăm Moscow của ông Tập vào tháng Ba. “Trong điều kiện khó khăn hiện nay, sự phối hợp chính sách đối ngoại chặt chẽ là đặc biệt cần thiết”, ông Putin nói tại cuộc họp tháng Mười. “Vì vậy, về mặt quan hệ song phương, chúng tôi đang tiến tới một cách rất tự tin”.
Anh Nguyễn, theo RT
Broadcom hoàn tất thương vụ kỷ lục 69 tỷ USD sáp nhập VMware
Hock Tan (71 tuổi), Chủ tịch và CEO của Broadcom, trả lời phỏng vấn về thương vụ mua VMware với giá kỷ lục 69 tỷ USD. (Nguồn video của Broadcom)
Hãng công nghệ chip Broadcom đã hoàn tất vụ thương vụ sáp nhập công ty điện toán đám mây VMware với 69 tỷ USD. Theo Reuters, những vụ hợp nhất của các hãng khổng lồ đã khiến các nhà chức trách lo ngại.
Hôm Thứ Tư (22/11), Chủ tịch và CEO Broadcom Hock Tan công bố hoàn tất một trong những vụ sáp nhập trị giá cao nhất thời gian qua khi hãng mua và sáp nhập VMware. Thương vụ 69 tỷ USD này được hãng công bố dự định từ tháng 5/2022. Mới tháng trước, Microsoft cũng vừa hoàn tất thương vụ gần 69 tỷ USD mua và sáp nhập Activision/Blizzard mà họ công bố từ hồi tháng 1/2022.
Cả Broadcom và VMware đều là các hãng lớn trong ngành công nghệ thông tin, cung ứng đa dạng các sản phẩm và dịch vụ. Broadcom thường được biết đến như hãng cung ứng chip, còn VMware thường được biết đến trong mảng điện toán đám mây. Theo tuyên bố của CEO Hock Tan, thương vụ này sẽ giúp gia tăng năng lực làm phần mềm của Broadcom.
Theo Reuters, tương tự các thương vụ hợp nhất khổng lồ khác ở phạm vi toàn cầu, Broadcom cũng phải đối mặt trước sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia khác nhau trong nhiều tháng qua. Broadcom đã phải trì hoãn ngày kết thúc thương vụ này đến tận 3 lần.
Cửa ải về chính sách cuối cùng là khi Trung Quốc cho thông qua vào Thứ Ba, sau khi căng thẳng đang diễn ra với Mỹ xung quanh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip cứng rắn hơn đã làm dấy lên lo ngại ở một số nhà đầu tư về khả năng kết thúc thỏa thuận của công ty trước thời hạn ngày 26/11.
“Giai điệu tâm trạng được cải thiện sau cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tháng này đã giúp xoa dịu những lo lắng còn lại,” theo Danni Hewson, người đứng đầu bộ phận phân tích tài chính tại AJ Bell, nói hôm Thứ Ba khi dự kiến ngày hoàn tất thương vụ là ngày 22/11.
Ủy ban Châu Âu đã phê duyệt thương vụ này sau khi Broadcom đưa ra các biện pháp nhượng bộ đối thủ Marvell Technology, trong khi Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) của Vương quốc Anh bật đèn xanh sau một cuộc điều tra chuyên sâu.
Microsoft sáp nhập Activision/Blizzard cũng gặp những trắc trở từ cơ quan quản lý Mỹ FTC (Hội ủy Mậu dịch Liên bang Mỹ) của bà chủ tịch Lina Khan.
Cabot Henderson, chiến lược gia thị trường tại JonesTrading, nói hôm Thứ Ba rằng “Có lẽ vào lúc này chúng ta thấy một số hội đồng sẵn sàng tiến lên phía trước khi chúng ta thấy (Activision/Blizzard) và (VMware) nhận được sự ủng hộ, nhưng đừng tưởng rằng chúng ta có thể dựa vào điều đó.”
Nhật Tân
Lạm phát được chào đón ở Nhật Bản
Vào thứ Sáu, Nhật Bản sẽ công bố số liệu lạm phát tháng 10. Chỉ số giá tiêu dùng, không bao gồm thực phẩm tươi sống, dự kiến sẽ duy trì trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tháng thứ 19 liên tiếp. Dự đoán của các nhà kinh tế là 3%. Xu hướng lạm phát đã bắt đầu với việc tăng giá hàng nhập khẩu. Nhưng hiện nay, giá của gần 90% các mặt hàng trong rổ CPI đều tăng.
Sau nhiều thập niên giảm phát hoặc lạm phát thấp, xu hướng này là đáng hoan nghênh. BoJ thậm chí còn đang tìm kiếm các chiến lược để thoát khỏi chính sách tiền tệ thích ứng của mình. Trong những tháng gần đây, họ đã điều chỉnh các thông số kiểm soát đường cong lợi suất, vốn giới hạn lợi suất trái phiếu dài hạn. Các nhà phân tích kỳ vọng lãi suất âm sẽ bị loại bỏ vào năm tới.
Tuy nhiên, BoJ sẽ không vội vàng thắt chặt. Sau khi tăng 4,8% so với cùng kỳ trong quý 2, GDP của Nhật đã giảm 2,1% trong quý 3. Tăng trưởng tiền lương đạt tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập niên, nhưng vẫn theo sau mức tăng giá. Các cuộc đàm phán về tiền lương vào mùa xuân tới sẽ giúp xác định liệu lạm phát cuối cùng đã trở nên bền vững hay chưa.
Tương lai tươi sáng hơn cho Cathay Pacific?
Đảng Cộng sản Trung Quốc không thực sự hài lòng với hãng hàng không treo cờ Hong Kong. Vào thứ Sáu, Cathay Pacific sẽ cập nhật cho các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh của mình. Hãng này đã nằm trong danh sách đen của đảng kể từ năm 2019, sau khi nhân viên của họ lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong. Swire, công ty mẹ từ thời Đế quốc Anh của Cathay, đang cố gắng thuyết phục đảng về lòng trung thành của mình. Trong năm nay, khi một phi hành đoàn Cathay bị ghi hình cảnh chế nhạo hành khách Trung Quốc đại lục nói tiếng phổ thông, vì những người này không nói được tiếng Anh hoặc tiếng Quảng Đông (phương ngữ của Hong Kong), truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.
Các ông chủ của Cathay cũng có lý do để phẫn nộ với chính phủ Hong Kong (một cách riêng tư). Quá trình cô lập kéo dài của đặc khu này trong thời kỳ đại dịch đã khiến hãng hàng không đứng trước bờ vực phá sản, buộc chính phủ phải tái cấp vốn cho hãng.
Khi Hong Kong mở cửa trở lại, mọi thứ đang dần khởi sắc. Cathay có thể đạt 70% công suất trước đại dịch trong năm nay. Lợi nhuận nửa năm đã đạt 4,27 tỷ đô la Hong Kong (546 triệu đô la). Nguy cơ bị tập đoàn Air China thuộc sở hữu nhà nước tiếp quản đã giảm bớt. Nhưng giờ đây, Cathay phải đảm bảo mối quan hệ của mình với đảng không bị rạn nứt thêm nữa.
Somali gia nhập Cộng đồng Đông Phi (EAC)
Cộng đồng Đông Phi (EAC) khởi đầu là một bộ ba quốc gia có cùng chí hướng—Kenya, Tanzania, và Uganda—nằm giữa Hồ Victoria và Ấn Độ Dương. Hiện nay, đây là khối khu vực hội nhập nhất ở châu Phi, hoạt động dựa trên các biện pháp như thương mại, di chuyển tự do, và liên kết giao thông. Chẳng bao lâu nữa, EAC sẽ trải dài từ Đại Tây Dương đến vùng Sừng Châu Phi. Tại cuộc họp vào thứ Sáu ở Tanzania, EAC dự kiến sẽ chào đón thành viên thứ tám, Somalia.
Somalia sẽ được hưởng lợi từ việc gia nhập một khối vừa là diễn đàn ngoại giao vừa là thị trường kinh doanh. EAC sẽ có hơn 3.000km bờ biển, điều mà các quan chức cho rằng sẽ thúc đẩy thương mại với bán đảo Ả Rập.
Tuy nhiên, EAC cũng phải đối mặt với những trở ngại. Liên minh hải quan của các nước này đang bị suy yếu do chênh lệch thuế quan, vốn ngày càng tăng theo thời gian, và thị trường chung vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong khi đó, Somalia đang phải vật lộn với cuộc nổi dậy thánh chiến kéo dài. Mở rộng tổ chức là phần dễ dàng, nhưng việc hội nhập thành viên mới sẽ đòi hỏi nhiều thời gian.
Nền kinh tế ốm yếu của Đức
Những tin tức gần đây về nền kinh tế Đức đều không mấy tốt đẹp. Việc Ifo, một viện nghiên cứu kinh tế, công bố chỉ số môi trường kinh doanh hàng tháng vào thứ Sáu, khó có thể cải thiện tình hình đó.
Tuần này, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dự báo rằng nền kinh tế sẽ suy giảm trong quý 4—điều có nghĩa là kinh tế suy giảm 3 trong số 4 quý. Các chính trị gia cũng đang quay cuồng với phán quyết của Tối cao Pháp viện, rằng kế hoạch chi 60 tỷ euro (65 tỷ USD) mà chính phủ ban đầu dự định dùng để chống lại COVID-19 cho các dự án xanh là vi hiến. Để cứu vãn những nỗ lực của chính phủ trong việc điều chỉnh lại nền kinh tế, vào tuần tới, Bộ trưởng Tài chính Đức sẽ trình bày một ngân sách bổ sung có thể đình chỉ “phanh nợ,” một đạo luật giới hạn chi tiêu của chính phủ.
Bundesbank tin rằng triển vọng năm tới sẽ đáng khích lệ hơn. Cơ quan này dự báo nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là máy móc, sẽ bắt đầu phục hồi, đồng thời kỳ vọng tiền lương sẽ tăng trưởng mạnh trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm một thời gian nữa Đức mới lấy lại được danh tiếng là đầu tàu kinh tế của châu Âu.
Triều Tiên hủy thỏa thuận quân sự với Hàn Quốc, thề triển khai vũ khí mới ở biên giới
24/11/2023
Màn hình TV chiếu tin Triều Tiên phóng vệ tinh do thám lần thứ ba trong năm nay, trong một chương trình tin tức tại Ga Seoul ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/ 11/2023. (Ảnh AP/Lee Jin-man)
Triều Tiên hôm thứ Năm nói họ sẽ triển khai lực lượng vũ trang mạnh hơn và vũ khí mới ở biên giới với miền Nam, một ngày sau khi Seoul đình chỉ một phần hiệp định quân sự năm 2018 giữa hai miền Triều Tiên để phản đối việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám.
Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn KCNA đăng tải rằng họ sẽ khôi phục tất cả các biện pháp quân sự mà nước này đã tạm dừng theo thỏa thuận với Hàn Quốc, được thiết kế để giảm căng thẳng dọc biên giới chung giữa hai nước.
Tuyên bố nêu rõ: “Kể từ bây giờ, quân đội của chúng tôi sẽ không bao giờ bị ràng buộc bởi Thỏa thuận quân sự Bắc-Nam ngày 19/9. Chúng tôi sẽ rút lại các bước được thực hiện để ngăn chặn căng thẳng quân sự và xung đột trên mọi lĩnh vực bao gồm trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời triển khai các lực lượng vũ trang mạnh hơn và khí tài quân sự mới trong khu vực dọc theo Đường phân giới quân sự.”
Vụ phóng vệ tinh hôm 21/11 là nỗ lực thứ ba của Triều Tiên trong năm nay sau hai lần thất bại và tiếp theo chuyến đi hiếm hoi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới Nga, trong đó Tổng thống Vladimir Putin hứa sẽ giúp Bình Nhưỡng chế tạo vệ tinh.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết vụ phóng mới nhất rất có thể được Nga hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác ngày càng tăng, trong đó Bình Nhưỡng cung cấp cho Nga hàng triệu đạn pháo.
Nga và Triều Tiên phủ nhận các thỏa thuận vũ khí nhưng hứa hẹn hợp tác sâu rộng hơn, bao gồm cả về vệ tinh.
Hàn Quốc hôm thứ Tư 22/11 đã đình chỉ một phần thỏa thuận liên Triều để đáp trả vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và cho biết họ sẽ ngay lập tức tăng cường giám sát dọc biên giới được canh giữ an ninh nghiêm ngặt với Triều Tiên.
Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc hủy bỏ thỏa thuận, được gọi là Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA), đồng thời nói rằng Seoul sẽ “hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy đụng độ không thể khắc phục” giữa hai miền Triều Tiên.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra vài giờ sau khi nước này phóng một tên lửa đạn đạo ra ngoài khơi bờ biển phía đông vào cuối ngày thứ Tư. Quân đội Hàn Quốc cho biết vụ phóng dường như đã thất bại.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết quyết định đình chỉ một phần CMA của Hàn Quốc là một “phản ứng thận trọng và kiềm chế”, với lý do Triều Tiên “không tuân thủ thỏa thuận”.
Quan chức này cho biết: “Việc đình chỉ của Hàn Quốc sẽ khôi phục các hoạt động giám sát và trinh sát dọc theo Đường phân giới quân sự phía Hàn Quốc, cải thiện khả năng của Hàn Quốc trong việc giám sát các mối đe dọa từ Triều Tiên”.
Hãng tin Yonhap đưa tin Hàn Quốc đã nối lại việc sử dụng máy bay trinh sát có người lái và không người lái ở khu vực biên giới vào thứ Tư.
Hiệp ước Bắc-Nam bị đình chỉ đã được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh năm 2018 giữa ông Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Moon Jae-in, một trong những biện pháp cụ thể nhất được đưa ra sau nhiều tháng ngoại giao bị đình trệ vào năm 2019.
Moon Chung-in, giáo sư tại Đại học Yonsei, người từng là cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Moon trong cuộc hội đàm với ông Kim, nói rằng mặc dù Triều Tiên không tuân thủ tất cả các điều của thỏa thuận, nhưng việc bãi bỏ CMA có thể làm tăng nguy cơ đối đầu dọc biên giới.
Ông nói: “Các cuộc đụng độ ngẫu nhiên có thể leo thang thành xung đột toàn diện, bao gồm cả tấn công hạt nhân. Chúng ta có mọi lý do để cố gắng giảm thiểu rủi ro và căng thẳng nhưng thay vào đó miền Nam lại đi theo hướng ngược lại”.
Các nhà phê bình cho rằng hiệp ước này đã làm suy yếu khả năng giám sát Triều Tiên của Seoul và Bình Nhưỡng đã vi phạm thỏa thuận.
Bruce Klingner, cựu nhà phân tích của CIA hiện đang làm việc cho Heritage Foundation tại Hoa Kỳ, nhận định: “CMA là một thỏa thuận tốt về mặt lý thuyết, vì các biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng như xây dựng lòng tin và an ninh đều có lợi cho cả hai bên bằng cách giảm nguy cơ xung đột chiến thuật và leo thang vô tình”.
Tuy nhiên, khi các biện pháp tiếp theo bị đình trệ, thỏa thuận này phải trả giá bằng việc cắt giảm hoạt động giám sát và huấn luyện quân sự của đồng minh nhưng không làm giảm mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên, ông Klingner nói.
Triều Tiên hôm thứ Ba cho biết họ đã phóng vệ tinh do thám đầu tiên vào quỹ đạo, khiến cộng đồng quốc tế lên án vì hành động đó vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ áp dụng cho các chương trình tên lửa đạn đạo.
Hàn Quốc cho biết vệ tinh của Triều Tiên được cho là đã đi vào quỹ đạo nhưng sẽ cần thêm thời gian để đánh giá liệu nó có hoạt động bình thường hay không.
Overlay7
Tình hình Ukraine ngày 24.11.2023 (#639): *Tổng tổn thất Nga: 322,900 quân; 5,496 xe tăng; 10,256 xe bọc thép; hệ thống pháo binh 7833… *kỷ niệm 90 năm vụ Holodomor 1932-1933 tại Liên hiệp quốc *Trung Quốc sẽ xây dựng ‘đường hầm’ đến Crimea. *Tình báo Anh: hỏa tiễn tầm xa Ukraine gây ra ‘thương vong hàng loạt’ cho Nga
15:00
…Continue ReadingThế giới hôm nay: 23/11/2023
chiến tranh Ukraine, Hoa Kỳ, tin thế giới, Trung CộngEditThế giới hôm nay: 23/11/2023
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
…Continue ReadingTình hình ở Ukraine ngày 23.11.2023 (#638): *Tổng thiệt hại của Nga: 321800 quân; 5466 xe tăng; 10224 xe bọc thép… *EU khẳng định cuộc phản công không thất bại. *Lithuania cung cấp 3 triệu viên đạn. *Zelensky ca ngợi ‘lá chắn phòng không’ của 20 quốc gia. *Nhà báo truyền hình Nga thiệt mạng
Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã pháo kích vào các vùng Chernihiv, Sumy, Zaporizhzhia, Dnipropetrovsk, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Mykolaiv và Kherson. Ít nhất ba công dân đã thiệt mạng. Thêm ba người nữa bị thương. – Thông tin từ Chính quyền quân sự khu vực
…Continue ReadingQatar: Lệnh ngừng bắn ở Gaza bắt đầu lúc 7 giờ sáng thứ Sáu, 13 con tin sẽ được trao trả lúc 4 giờ chiều.
Israel cho biết họ đã nhận được danh sách ‘ban đầu’ tên những người bị bắt cóc dự kiến sẽ được thả tự do; việc thực hiện đã bị trì hoãn từ sáng thứ Năm, gây ra nhiều suy đoán về nguyên nhân
JACOB MAGID và TOI STAFFHôm nay, 4:46 chiều
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ tư 22 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Mỹ từ chối nhập hơn 1.000 lô hàng của Việt Nam liên quan đến lao động cưỡng bức Trung Quốc
22/11/2023
Ảnh minh họa: Một công nhân may đang làm việc ở nhà máy Maxport nơi sản xuất quần áo cho nhiều thương hiệu khác nhau trong đó có Nike
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 22/11/2023: *Israel tạm đình chiến đổi lấy 50 con tin. *Philippines thuyết phục soạn thảo quy tắc Biển Đông. Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh do thám 20 người chết khi trại tị nạn Nuseirat bị dội bom. *Bệnh viện cabin Bắc Kinh thành nhà cho thuê. *Miến Điện: Biểu tình phản đối Trung Quốc
Võ Thái hà tổng hợp
Chính phủ Israel đồng ý tạm đình chiến để đổi lấy 50 con tin ở Gaza
Ông Netanyahu cho biết sứ mệnh rộng lớn hơn của Israel không thay đổi.
Reuters
22/11/2023
Người biểu tình giương biểu ngữ yêu cầu trả tự do cho các con tin đang bị giam giữ ở Dải Gaza sau khi họ bị bọn khủng bố Hamas bắt giữ vào ngày 07/10, tại Tel Aviv, Israel, hôm 21/11/2023. (Ảnh: Amir Cohen/Reuters)
…Continue ReadingTIẾN SĨ THỜI NAY – ĐỖ DUY NGỌC
LTS: Bài viết của Đỗ Duy Ngọc phản ảnh nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghiã do các ông cộng sản „răng đen mã tấu“ áp đặt lên đất nước VN, đọc mà buồn cho tương lai thế hệ trẻ của tổ quốc Việt Nam.
Dứt khoát phải dẹp bỏ cái thể chế „lưu manh giả trá“ này, thì đấtnước mới „khá“ lên được.
Germany 20.11.2023
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
TIẾN SĨ THỜI NAY – ĐỖ DUY NGỌC
Hồi mới lớn, ham học nên cứ nhìn mấy Thầy có bằng Tiến sĩ, nhất là bằng học từ nước ngoài về thì lấy làm ngưỡng mộ và khâm phục lắm, quyết tâm học hành để mong có được cái bằng như thế dù biết
rằng đấy là việc không phải dễ dàng, phải tốn nhiều công sức.
Thời sự Thứ Ba 21/11/2023: *BT Quốc phòng Mỹ thăm Kyiv, thêm viện trợ quân sự. *TNS Cộng Hòa kêu gọi TT Biden không nhượng bộ Trung Quốc. *Trung Quốc, Nhật Bản bán hàng tỷ USD công khố phiếu Hoa Kỳ. *Ngoại giao Trung Đông của Trung Quốc. *Biển Đông : Bắc Kinh không thực tâm về COC. *Xung đột Israel – Hamas bao phủ thượng đỉnh BRICS. *Đài Loan: Dân Tiến Đảng chọn bà Tiêu Mỹ Cầm làm PTT
Võ Thái Hà tổng hợp
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Kyiv, công bố thêm viện trợ quân sự
21/11/2023
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenzkyy (phải) họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Kyiv ngày 20/11/2023.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu đô la cho Ukraine trong chuyến thăm không báo trước tới Kyiv ngày 20/11, cam kết sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về tính bền vững của viện trợ quan trọng từ Hoa Kỳ.
Ông Austin loan báo gói viện trợ sau một ngày họp với các quan chức Ukraine. Đợt viện trợ mới nhất bao gồm các loại vũ khí như vũ khí chống tăng, hệ thống đánh chặn phòng không và Hệ thống Rốc-két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS).
Ông Austin, đi cùng với vị tướng hàng đầu của Mỹ ở châu Âu, được chụp ảnh mỉm cười và bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Việc này đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông Austin tới Kyiv kể từ tháng 4 năm 2022.
“Thông điệp mà tôi mang đến cho ông hôm nay, thưa Tổng thống, là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sát cánh với quý vị. Chúng tôi sẽ sát cánh với quý vị lâu dài”, ông Austin nói với ông Zelenskyy sau chuyến tàu đêm từ Ba Lan đến Ukraine.
Ông Zelenskyy nói với ông Austin rằng chuyến thăm của ông Austin là “một tín hiệu rất quan trọng” đối với Ukraine.
“Chúng tôi tin tưởng vào sự hỗ trợ của quý vị,” ông Zelenskiy nói với ông Austin.
Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 44 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022.
“Tôi nghĩ họ đã sẵn sàng chiến đấu vào mùa đông”, ông Austin nói với các phóng viên sau cuộc gặp.
Ông Austin nói thêm: “Họ đã làm rất tốt vào năm ngoái. Năm nay, chúng tôi kỳ vọng họ sẽ làm như vậy, dựa trên những gì… Tổng thống Zelenskyy đã nói, họ thậm chí còn mạnh hơn”.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh sự chia rẽ ngày càng tăng về viện trợ cho Ukraine tại Quốc hội Hoa Kỳ, với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 11 năm 2024. Một số nhà lập pháp Mỹ đang ưu tiên viện trợ cho Israel ngay cả khi các quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng Washington có thể hỗ trợ đồng thời cả hai đồng minh.
Trong một tuyên bố ngày 20/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã kêu gọi các nhà lập pháp phê duyệt thêm viện trợ.
Ông Blinken nói: “Điều quan trọng là Quốc hội phải hành động để hỗ trợ Ukraine bằng cách thông qua đề nghị tài trợ bổ sung của Tổng thống”.
“Giúp Ukraine tự vệ… giúp ngăn chặn xung đột lớn hơn trong khu vực và ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai, điều này giúp tất cả chúng ta an toàn hơn.”
Một cách riêng tư, một số quan chức hàng đầu của Ukraine đã bày tỏ lo ngại rằng việc cung cấp viện trợ quân sự có thể bớt thường xuyên hơn, phản ánh sự bất an ngày càng lớn về mức độ hỗ trợ cần thiết để duy trì cuộc chiến chống lại Nga. Ngân sách Ukraine năm tới thâm hụt hơn 40 tỷ đô la và cần phải bù đắp.
Các Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa lên tiếng về việc Biden gặp Tập.
Published 20/11/2023
Thượng Nghị Sĩ Jim Risch
Gần hai chục thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng Hòa đã kêu gọi Tổng Thống Joe Biden không “nhượng một tấc (inch)” về chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Điền Trang Filoli.
Được đứng đầu dẫn dắt bởi TNS Jim Risch, thành viên cao cấp của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, 22 thành viên Đảng Cộng Hòa tại Thượng viện cho biết trong một tuyên bố rằng “điều tối quan trọng là Biden và chính quyền của ông không nhượng bộ một tấc về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan”.
Biden và Tập ở San Francisco để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hợp Tác Kinh Tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm nay, được tổ chức từ ngày 16 – 17/11/2023 sau khi Hội Nghị Bộ Trưởng APEC được tổ chức hai ngày trước đó.
Tuyên bố cho biết: “Một số vấn đề cấp bách hơn việc bảo đảm Đài Loan có khả năng và đào tạo cần thiết để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Cộng. Các lợi ích an ninh kinh tế và quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ cũng như tương lai của toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều đang bị đe dọa ở đây”.
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa chỉ trích cuộc gặp dự kiến của Biden với Tập Cận Bình là “một thông điệp rõ ràng rằng chính quyền này sẽ theo đuổi việc thiết lập lại nền kinh tế với Trung Cộng bên trên việc củng cố an ninh quốc gia của Hoa Kỳ”.
“Niềm tin của chính quyền rằng một mối quan hệ kinh tế vững chắc sẽ ổn định toàn bộ mối quan hệ Mỹ-Trung là hoàn toàn sai lầm, và đó chính xác là điều mà Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) muốn chúng ta tin”.
Tuy nhiên, các giới chức hành chính chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cuộc họp sẽ nhằm mục đích thiết lập lại nền kinh tế.
Biden nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng mục tiêu của ông trong cuộc gặp với ông Tập sẽ là bình thường hóa liên lạc giữa hai cường quốc đặc biệt là nối ại những đường dây nóng quân sự.
Khi được hỏi làm thế nào ông xác định thành công cho cuộc họp hôm thứ Tư, Biden nói, “để quay trở lại hoạt động bình thường”.
Điều đó bao gồm “việc trao đổi thư từ, có thể nhấc điện thoại và nói chuyện với nhau nếu xảy ra khủng hoảng, có thể bảo đảm rằng quân đội của hai bên vẫn liên lạc với nhau” ông Biden nói như vậy.
TT Biden còn nói tiếp “Như tôi đã nói với bạn, chúng tôi không cố gắng tách rời khỏi Trung Cộng” và “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là thay đổi mối quan hệ tốt đẹp hơn”.
Cuộc gặp ngày 15/11/2023 là cuộc gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ tháng 11/2022 bên lề cuộc họp G20 được tổ chức tại Indonesia, và cuộc gặp gỡ của họ đã thu hút sự chú ý đáng kể do căng thẳng hiện có giữa Washington và Bắc Kinh.
Trong khi đó, khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của Bộ Ngoại giao Trung Cộng rằng họ muốn thấy “những hành động cụ thể” về sự ủng hộ của Mỹ đối với chính sách “One China” tại cuộc họp, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia John Kirby đã nhắc lại lập trường của Washington về vấn đề này.
Ông John Kirby nói.
“Không có gì thay đổi” vời chính sách “One China” của Trung Cộng, “Rõ ràng là chúng tôi không ủng hộ sự độc lập của Đài Loan. Chúng tôi chắc chắn muốn thấy nền dân chủ của Đài Loan được tiếp tục phát triển. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ căng thẳng xuyên eo biển này được giải quyết đơn phương hoặc làm đảo lộn hiện trạng một cách đơn phương, chắc chắn là không bằng vũ lực”.
Admin https://vietquoc.org
https://focustaiwan.tw/cross-strait/202311150005
Cựu đại sứ Ukraine tại Mỹ: Kyiv phải chuẩn bị ứng phó tình hình mất hỗ trợ từ Washington
Gia Huy (Theo RT)
Ông Valeriy Chaly, cựu đại sứ Ukraine tại Mỹ, nhận định, sự phản đối của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đang thách thức những nỗ lực của Nhà Trắng trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ông Chaly cảnh báo, Ukraine nên chuẩn bị ứng phó với tình huống xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm ẩn ở Mỹ, vốn có thể làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự tiếp tục của Hoa Kỳ dành cho quốc gia Đông Âu này.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Espresso trong tuần này, ông Chaly, người từng là đại sứ Ukraine tại Washington từ năm 2015 đến năm 2019, đã bình luận về chuyến thăm Washington gần đây của một phái đoàn Ukraine nhằm tìm cách vận động Quốc hội Mỹ hỗ trợ thêm tài chính cho Kyiv. Theo nhà ngoại giao này, Ukraine cảm thấy đang rơi vào trạng thái bấp bênh.
Phát biểu với đài truyền hình Ukraine, ông tiết lộ: “Trong số ba kịch bản mà từ lâu chúng tôi đã nói đến, vì một lý do nào đó, chính phủ chúng tôi đã cân nhắc kịch bản lạc quan nhất, và bây giờ những gì đang xảy ra thực sự lại là kịch bản xấu nhất.”
Ông Chaly đã chỉ ra mối quan ngại rằng Đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ, do tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson lãnh đạo, sẽ trì hoãn việc cung cấp việc viện trợ cho Kyiv. Ông bày tỏ lo lắng: “Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Rõ ràng là sẽ có sự sụt giảm [về viện trợ cho Ukraine].”
Tuy nhiên, cựu đại sứ Ukraine cho hay, ông chắc chắn rằng phương Tây sẽ không ngừng viện trợ cho Ukraine trong tương lai gần. Ông nói: “Tôi kỳ vọng mức hỗ trợ này sẽ không giảm mạnh cho đến mùa hè [năm sau].” Đồng thời ông lưu ý rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Kyiv ít nhất cho đến tháng Bảy năm sau.
Nhà ngoại giao kỳ cựu này cảnh báo: “Tuy nhiên bây giờ chúng ta phải nghĩ đến mùa thu năm sau khi Hoa Kỳ rất có thể sẽ rơi vào một cuộc khủng chính trị, khi đó chúng ta sẽ rất khó chốt ngân sách cho năm.”
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt gói viện trợ trị giá 106 tỷ đô la tập trung chủ yếu cho Ukraine và Israel. Tuy nhiên, nhiều thành viên Đảng Cộng hòa đã phản đối chính sách “tờ séc trắng” của chính quyền Biden đối với Ukraine và cho biết họ muốn xử lý hai vấn đề này một cách riêng biệt.
Hôm thứ Sáu (17/11), Tổng thống Biden đã ký một dự luật chi tiêu tạm thời để ngăn chặn việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Dự luật này không bao gồm khoản ngân sách bổ sung nào dành cho Israel và Ukraine.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga – Ukraine vào tháng 2/2022, Hoa Kỳ đã cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá hơn 44 tỷ đô la cho Kyiv. Tuy nhiên, gần đây Nhà Trắng đã cảnh báo rằng nguồn ngân quỹ có sẵn đang cạn kiệt trong bối cảnh Quốc hội Mỹ rơi vào tình trạng bế tắc chính trị.
Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine, vì điều này sẽ chỉ kéo dài xung đột và khiến phương Tây trở thành một bên trực tiếp tham gia vào cuộc chiến này.
Dữ liệu mới của Bộ Ngân khố: Trung Quốc, Nhật Bản đã bán hàng tỷ USD công khố phiếu Hoa Kỳ trong tháng Chín
Andrew Moran
Thứ ba, 21/11/2023 – Vân Du biên dịch
Đầu tư ngoại quốc vào công khố phiếu Hoa Kỳ giảm do những lo ngại về tài khóa.
Hình minh họa Euro, HKD, USD, yên Nhật, bảng Anh và tiền giấy 100 nhân dân tệ của Trung Quốc hôm 21/01/2016. (Ảnh: Jason Lee/Illustration/Reuters)
Dữ liệu mới cho thấy vào thời điểm chính phủ Hoa Kỳ đang chứng kiến sự quan tâm mờ nhạt đối với công khố phiếu ở trong nước, thì các nhà đầu tư ngoại quốc cũng đang hạn chế tiếp xúc với nợ Hoa Kỳ.
Theo báo cáo TIC hàng tháng của Bộ Ngân khố, đầu tư ngoại quốc — từ các ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính, và nhà đầu tư tư nhân — vào nợ chính phủ Hoa Kỳ đã giảm khoảng 100 tỷ USD xuống còn 7.605 ngàn tỷ USD trong tháng Chín. Sự sụt giảm này xảy ra ở cả trái phiếu, kỳ phiếu, và tín phiếu.
Nhật Bản, quốc gia nắm giữ lượng công khố phiếu Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, đã giảm 28.5 tỷ USD, tương đương với 2.55% lượng nắm giữ của họ, để xuống còn 1.087 ngàn tỷ USD. Con số này giảm gần 3% so với cùng thời kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục giảm lượng nắm giữ công khố phiếu Hoa Kỳ, bán đi hơn 27 tỷ USD, tương đương 3.4%, để sở hữu 778.1 tỷ USD. Tỷ lệ nắm giữ của Trung Quốc đã giảm khoảng 15% trong 12 tháng qua khi Bắc Kinh cố gắng chống đỡ đồng nhân dân tệ đang suy yếu. Trong ba tháng qua, Trung Quốc đã bán được hơn 47 tỷ USD, tốc độ bán nhanh nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ năm 2019.
“Có thể Trung Quốc đang tụt hậu với việc tăng lãi suất dài hạn của Hoa Kỳ. Tăng trưởng ở Trung Quốc đang chậm lại vì các lý do mang tính chu kỳ và cấu trúc, đồng thời xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ cũng thấp hơn,” ông Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng tại Apollo, viết hồi tháng Mười. “Kết quả là, Trung Quốc có ít tiền hơn để mua công khố phiếu. Trên thực tế, Trung Quốc đã bán 300 tỷ USD công khố phiếu kể từ năm 2021 và tốc độ bán của Trung Quốc đã tăng nhanh hơn trong những tháng gần đây.”
Nhiều loại công khố phiếu đang giao dịch ở mức lợi suất 5% hoặc gần 5%, mức cao nhất trong vòng 15 năm.
Trong khi đó, Vương quốc Anh là một trong những nước bán ròng lớn nhất trong tháng Chín, từ bỏ lượng trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ trị giá khoảng 30 tỷ USD, giảm tổng lượng nắm giữ xuống còn 668.9 tỷ USD.
Có thể kể đến các quốc gia khác cắt giảm mức độ liên quan đến nợ chính phủ Hoa Kỳ như Canada (15 tỷ USD), Đài Loan (5 tỷ USD), Ấn Độ (3 tỷ USD), Hồng Kông (6 tỷ USD), và Nam Hàn (5 tỷ USD).
Mặt khác, một số thị trường đã tăng lượng nắm giữ để tận dụng lợi suất cao hơn, chẳng hạn như Luxembourg (8 tỷ USD), Singapore (3 tỷ USD), Saudi Arabia (5 tỷ USD), và Đức (6 tỷ USD).
Tổng cộng, các nhà đầu tư ngoại quốc sở hữu khoảng ⅓ tổng số nợ tồn đọng của chính phủ Hoa Kỳ, giảm từ khoảng 43% vào một thập niên trước.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng diễn biến này báo hiệu thế giới không còn hứng thú với công khố phiếu như trước nữa. Có nhiều nguyên do khác nhau, từ căng thẳng địa chính trị cho đến lo ngại về lộ trình tài khóa của Hoa Thịnh Đốn.
Nhưng các nhà quan sát cảnh báo rằng dù thế nào đi nữa, xu hướng đảo chiều đột ngột trong sự quan tâm của quốc tế đối với công khố phiếu Hoa Kỳ đến không đúng lúc vì Bộ Ngân khố đang phát hành hàng ngàn tỷ công khố phiếu để giúp quản lý thâm hụt ngân sách, nợ quốc gia, và chi phí lãi vay đang ngày càng tăng.
Sự quan tâm đến nợ của Hoa Kỳ giảm dần
Tháng trước (10/2023), Bộ Ngân khố thông báo rằng chính phủ sẽ vay 776 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm tài khóa 2024, giảm so với doanh số bán nợ 1.01 ngàn tỷ USD của quý trước. Trong ba tháng đầu năm 2024, Bộ Ngân khố dự kiến sẽ vay 816 tỷ USD.
Trong một thông báo riêng, Bộ Ngân khố tiết lộ sẽ tăng quy mô phát hành công khố phiếu để giúp chính phủ liên bang quản lý gánh nặng nợ ngày càng tăng và chi phí lãi suất ngày càng tăng. Hành động đầu tiên đã xảy ra vào đầu tháng này khi Bộ Ngân khố bán đấu giá 112 tỷ USD. Nhu cầu đã cho thấy những tín hiệu trái chiều.
Đối với cuộc đấu giá trị giá 48 tỷ USD liên quan đến kỳ phiếu kỳ hạn 3 năm, các đại lý sơ cấp — các tổ chức tài chính thu thập nguồn cung mà các nhà đầu tư không mua — chiếm 16% tổng doanh số bán.
Đợt bán công khố phiếu kỳ hạn 10 năm trị giá 40 tỷ USD đã có kết quả tốt hơn một chút, trong đó các đại lý sơ cấp mua ít hơn 15% nguồn cung. Việc bán công khố phiếu kỳ hạn 30 năm trị giá 24 tỷ USD đã có mức độ quan tâm thấp đến tệ hại, buộc các nhà kinh doanh sơ cấp phải mua 25% số trái phiếu được phát hành. Trong khi trong vòng 12 tháng qua, mức mua trung bình là 12%.
Ngoài ra, lợi suất đã lên cao hơn mong đợi trước khi các cuộc đấu giá bắt đầu.
Ông Slok cho rằng “chi phí vốn có thể sẽ cao hơn vĩnh viễn,” viện dẫn việc phát hành công khố phiếu, chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của Nhật Bản, sự hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với nợ chính phủ Hoa Kỳ, và việc thắt chặt định lượng của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Để thu hút thêm đầu tư, Hoa Kỳ có thể cần phải giữ lãi suất ở mức cao.
Các quốc gia khác vẫn đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, dẫn đến lợi suất cao hơn trên toàn cầu. Ví dụ, công khố phiếu Anh kỳ hạn 2 năm có lãi suất khoảng 4.5%. Ngân hàng Nhật Bản đang đặt nền móng cho việc chấm dứt chính sách kiểm soát lợi suất trái phiếu kỳ hạn 7 năm, do đó gần đây đã khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 0.77%, mức cao nhất trong một thập niên.
Niềm tin vào công khố phiếu Hoa Kỳ đang bị xói mòn khi hai trong số ba hãng xếp hạng hàng đầu hạ bậc xếp hạng đối với Hoa Kỳ trong vòng một năm, khiến thị trường tài chính bất ngờ. Hồi tháng Tám, Fitch đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Hoa Kỳ từ AAA xuống AA+, dự đoán về tình trạng suy thoái tài khóa trong ba năm tới. Trong tháng này, Moody’s đã hạ đánh giá của hãng về triển vọng tín dụng của Hoa Kỳ từ “ổn định” xuống “tiêu cực,” nhấn mạnh những thách thức tài chính và sự hỗn loạn chính trị của Hoa Thịnh Đốn.
Các nhà kinh tế đã từ bỏ hy vọng, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, rằng Hệ thống Dự trữ Liên bang sẽ can thiệp. Bởi vì ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang giảm bảng cân đối kế toán bằng cách cắt giảm lượng nắm giữ công khố phiếu, nên khó có khả năng các cơ quan quản lý tiền tệ sẽ đảo ngược lộ trình và chạy đến giải cứu Hoa Thịnh Đốn.
Các cuộc đấu giá công khố phiếu đã trở thành sự kiện quan trọng đối với Wall Street. Nếu nhu cầu vẫn tiếp tục yếu đi, thì liệu lợi suất công khố phiếu có vượt quá 5% vào năm 2024 không?
https://www.epochtimesviet.com
Cuộc tranh luận về lãi suất của Fed
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chấm dứt việc tăng lãi suất? Vào thứ Ba, cơ quan này sẽ công bố biên bản cuộc họp mới nhất, vốn được tổ chức vào ngày 01/11. Các nhà đầu tư và nhà phân tích sẽ soi xét từng lời nói của các quan chức. Trước đó, một phần nguyên nhân khiến Fed hạn chế tăng lãi suất là vì lợi suất trái phiếu đã tăng đột biến. Biên bản cuộc họp có thể cho thấy rằng Fed xem các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn này là đã giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, cách giải thích này sẽ đặt ra nhiều câu hỏi mới, bởi lợi suất đã giảm gần nửa điểm phần trăm kể từ khi cuộc họp diễn ra. Nếu áp dụng logic tương tự, Fed có thể sẽ phản ứng với các điều kiện tài chính được nới lỏng gần đây bằng cách tăng lãi suất một lần nữa. Tuy nhiên, vẫn còn những dữ liệu khác sẽ được đưa vào tính toán của cơ quan này, đáng chú ý nhất là sự sụt giảm bất ngờ của lạm phát vào tháng trước. Tranh luận sẽ còn tiếp tục cho đến giữa tháng 12, thời hạn tiếp theo để Fed quyết định mức lãi suất.
Ngoại giao Trung Đông của Trung Quốc
Trong hơn ba thập niên qua, Mỹ là trung gian duy nhất trong xung đột Ả Rập-Israel. Tuy nhiên, sau khi thất vọng trước việc Mỹ từ chối kêu gọi ngừng bắn sau 5 tuần diễn ra cuộc chiến của Israel ở Gaza, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đang ra hiệu rằng họ có những lựa chọn thay thế. Vào thứ Ba, các quan chức Ai Cập, Indonesia, Jordan, Palestine, và Ả Rập Saudi sẽ kết thúc các cuộc gặp ngoại giao tại Trung Quốc, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du các thủ đô nước ngoài. Trung Quốc đang muốn đảm nhiệm vai trò mới. Khi các nhà lãnh đạo Hồi giáo đến Bắc Kinh vào thứ Hai, người đồng cấp Trung Quốc của họ, Vương Nghị, đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Ông nói “Israel nên ngừng trừng phạt tập thể người dân Gaza”.
Các bước đột phá ngoại giao của Trung Quốc tại Trung Đông đã mang lại kết quả vào đầu năm nay, khi nước này làm trung gian cho thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai kẻ thù lịch sử là Iran và Ả Rập Saudi. Nhưng giải quyết cuộc xung đột kéo dài 75 năm của Israel với người Palestine là công việc khó khăn hơn. Hôm thứ Hai, đại sứ Israel tại Trung Quốc nói rằng những nỗ lực gây áp lực lên Israel về cách nước này tiến hành chiến tranh là “có động cơ chính trị.” Và Israel đã nói rõ rằng họ sẽ không từ bỏ lựa chọn hòa giải của Mỹ.
Thế độc quyền của Nvidia đang bị đe dọa
Trong một cuối tuần đầy biến động khi Sam Altman bị sa thải khỏi OpenAI, thế giới đã chứng kiến những “kẻ khai sinh” và “kẻ diệt vong” AI tranh giành quyền thống trị. Một cuộc chiến AI khác cũng đang diễn ra song song: Nvidia, một nhà sản xuất chip, sẽ báo cáo kết quả hàng quý vào thứ Ba. Tập đoàn này gần như độc quyền về chất bán dẫn AI và giá cổ phiếu của nó đã tăng hơn 200% kể từ đầu năm. Nhưng áp lực lên sự thống trị của nó đang gia tăng.
Vì lý do an ninh quốc gia, chính phủ Mỹ đã ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt đối với chip AI được bán cho Trung Quốc, vốn chiếm 1/5 doanh thu của Nvidia. Các hạn chế thương mại này có thể thúc đẩy khách hàng đi tìm nhà cung cấp mới. Baidu, một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, được cho là đang mua nhiều chip AI hơn từ Huawei, một công ty khác của Trung Quốc, thay vì Nvidia. Tại quê nhà, những gã khổng lồ điện toán đám mây của Mỹ, như Alphabet, Amazon, và Microsoft, đang ngày càng cố gắng sử dụng chip AI được thiết kế nội bộ. Dù kết quả của Nvidia hiện tại có thể gây ấn tượng nhưng tình hình có thể thay đổi nhanh chóng. Cứ nhìn trường hợp của Altman.
Chad sẽ là quốc gia tiếp theo ở Dải Sahel rơi vào hỗn loạn?
Vào thứ Ba, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ thảo luận về Sahel. Dải đất khô cằn ở phía nam Sahara không hề an toàn. Kể từ năm 2020, các nhóm đảo chính đã lật đổ các chính phủ ở Burkina Faso, Mali và Niger, buộc lính Pháp phải rời khỏi các nước này. Bạo lực thánh chiến đang lan tràn và tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đang ngày càng có ảnh hưởng lớn.
Chad có thể là nước tiếp theo rơi vào tình trạng hỗn loạn. Kể từ khi cha ông bị phiến quân giết chết vào năm 2021, Mahamat Idriss Déby đã cai trị như một nhà độc tài. Nhưng ông cũng có nguy cơ bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình, hoặc thậm chí có thể là một cuộc bạo loạn của phiến quân. Sự ủng hộ ngày càng rõ ràng của Déby đối với Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) – một lực lượng bán quân sự đang đối đầu với quân đội chính quy ở nước láng giềng Sudan, và bao gồm nhiều người Chad – đã chia rẽ giới tinh hoa cầm quyền của Chad, vốn có một số người ủng hộ phe chính phủ Sudan. Ngay cả khi RSF giành chiến thắng, các phe phái vẫn có thể tìm cách thay đổi tình hình ở Chad. Biến động ở Chad cũng có thể đặt ra câu hỏi về các căn cứ quân sự Pháp đã có từ lâu ở Chad – và, giống như phần còn lại của Sahel, nó có thể mở ra cánh cửa cho ảnh hưởng lớn hơn của Nga.
Nga mở cửa lại thị trường xăng dầu
21/11/2023
VNTB – Nga mở cửa lại thị trường xăng dầu Lynn Huỳnh (VNTB) – Đầu tuần này, Nga mở cửa lại toàn bộ thị trường xăng dầu. Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu hôm 21-9. Đến ngày 6/10, Điện Kremlin nới lỏng lệnh cấm, cho phép xuất khẩu dầu diesel bằng đường ống, nhưng vẫn cấm xuất khẩu xăng. Dầu diesel là sản phẩm dầu mỏ xuất khẩu lớn nhất của Nga, đạt khoảng 35 triệu tấn vào năm ngoái. Gần 3/4 trong số đó được vận chuyển qua đường ống. Nga cũng xuất khẩu 4,8 triệu tấn xăng vào năm 2022. Các thương nhân cho biết thị trường nhiên liệu ở Nga, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm việc bảo trì tại các nhà máy lọc dầu, tắc nghẽn đường sắt và đồng rúp suy yếu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhiên liệu. Nga đã cố gắng khắc phục tình trạng thiếu hụt dầu diesel và xăng trong những tháng gần đây, nhưng lại chuyển sang hạn chế xuất khẩu để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Việc Nga nối lại xuất khẩu dầu diesel được cho rằng có tác động lớn nhất đến Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, vì đây là hai khách hàng lớn nhất của Nga trong năm nay. Bà Serena Huang, người đứng đầu bộ phận phân tích APAC tại Vortex cho biết: “Khi lệnh cấm được dỡ bỏ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể không cần nhập khẩu thêm dầu diesel từ châu Á, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào tốc độ khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu diesel của Nga”. Các thương nhân cho rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm diesel có thể đồng nghĩa với việc các lô hàng diesel châu Á lẽ ra sẽ thay thế Nga xuất khẩu sang châu Phi và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng giờ đây sẽ giữ lại khu vực này, bổ sung vào nguồn cung vốn đã dồi dào. Mức chênh lệch giá dầu diesel tương lai ở thị trường châu Âu đã giảm mạnh sau tin tức Nga mở cửa lại thị trường này. Khoản chênh lệch giữa giá lúc đó và giá tương lai trong 6 tháng đã giảm gần 30% xuống còn 80,50 USD/tấn. Sau khi Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập các sản phẩm từ dầu của Nga, nước này chuyển hướng xuất khẩu sang Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Vùng Vịnh và một số nước ở Bắc và Tây Phi. Hãng tin Reuters đánh giá việc bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của Nga trong việc giảm xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu mỏ 300.000 thùng mỗi ngày cho đến cuối năm nay. Ngày 17-11, giá xăng A-95 giao dịch ở mức khoảng 51.700 ruble/tấn và dầu diesel khoảng 56.300 ruble/tấn. Giá bán buôn xăng tại Nga tăng mạnh vào mùa xuân năm 2023 sau khi Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov công bố kế hoạch giảm một nửa số tiền đền bù các công ty dầu mỏ vì đã kiềm chế giá xăng dầu trên thị trường nội địa. Đầu tháng 9, giá xăng A-95 trên Sàn giao dịch nguyên liệu thô và hàng hóa quốc tế St. Petersburg (SPbMTSE) đã lập kỷ lục trong nhiều ngày và lần đầu tiên đạt mức 75.000 ruble/tấn. Giá dầu diesel giao dịch ngày 19/9 đạt mức kỷ lục 75.036 ruble/tấn. Xuất khẩu xăng của Nga thường ở mức thận trọng, trung bình khoảng 300.000-500.000 tấn/tháng. Họ đã tăng lên gần 1 triệu tấn/tháng vào đầu năm; tuy nhiên, do nhu cầu trong nước thấp theo mùa, và một phần góp phần vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước sau đó. Phó giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia của đất nước, ông Alexander Frolov, nói với TASS rằng khoảng 10% xăng sản xuất ở Nga thường xuyên được đưa ra thị trường xuất khẩu, tương đương khoảng 4 triệu-5 triệu tấn/năm. Ông nói thêm rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm là kịp thời do nhu cầu trong nước đang giảm dần. Theo dữ liệu của S&P Global Commodity Insights, sản lượng xăng của Nga hiện vượt quá 40 triệu tấn/năm sau khi nâng cấp nhà máy lọc dầu. Việc Nga mở cửa lại thị trường nhiên liệu đang được giới kinh doanh xăng dầu Việt Nam cho rằng sẽ giúp giá xăng sắp tới đây thêm nhiều cơ hội giảm ở mùa kinh doanh tháng giáp Tết 2024.
Copyright (C) https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-nga-mo-cua-lai-thi-truong-xang-dau/ .
Biển Đông : Bắc Kinh không thực tâm đàm phán về COC, Manila tìm kiếm sự hợp tác khu vực rộng lớn
Minh Anh /RFI
21/11/2023
Tại Hawai, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố, chính phủ của ông tìm cách tiếp cận với các nước Đông Nam Á láng giềng như Việt Nam và Malaysia để thảo luận về một Bộ Quy tắc Ứng xử riêng biệt ở Biển Đông. Nhưng mong muốn của Manila liệu có thể được đáp ứng ?
Ảnh tư liệu do quân đội Phillippines cung cấp : Tầu hải cảnh Trung Quốc chặn mũi tầu Philippines gần Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông, ngày 22/10/2023. © AP / Armed Forces of the Philippines
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, thủ phủ của Hawai hôm thứ Bảy 18/11, tổng thống Philippines trước hết đưa ra nhận định : Tình hình tại những vùng lãnh hải đang có tranh chấp « ngày càng thảm hại » do thái độ lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc, trong khi các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Bắc Kinh về một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông lại rất chậm chạp, hạn chế.
Một ngày trước đó, tại San Francisco, Hoa Kỳ, sau cuộc trao đổi với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương nhằm thảo luận về những phương cách giảm thiểu các căng thẳng tại những vùng biển có tranh chấp, tổng thống Marcos cho biết cả ông và chủ tịch Tập « đã nỗ lực tìm kiếm các cơ chế để hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông » nhưng không nêu chi tiết.
Trang mạng The Diplomat ngày 21/11/2023 ghi nhận các hành động gây hấn sách nhiễu của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể từ năm 2022 và liệt kê nhiều sự cố nghiêm trọng ở Biển Đông, đặc biệt trong các vùng biển của Philippines. Trong bài phát biểu tổng thống Marcos còn cho rằng Trung Quốc hiện nay còn « để ý » đến những bãi đá ngầm và vùng nước sâu « ngày càng gần » với bờ biển của Philippines.
Nói một cách khác tình hình không những không được cải thiện như cam kết của Bắc Kinh cách nay một năm mà ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Một năm trước, thủ tướng Trung Quốc thời đó là Lý Khắc Cường, trong cuộc họp ở Phnom Penh, nhằm kỷ niệm 20 năm Tuyên bố « lịch sử » về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DoC), đã cùng với 10 nước thành viên khối ASEAN tái khẳng định tuân thủ « các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước về Luật biển 1982, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và nhiều nguyên tắc phổ quát khác được luật pháp quốc tế công nhận, làm nền tảng cho các tiêu chuẩn cơ bản cho các mối quan hệ giữa Nhà nước ». Một cam kết mà ông Raymond Powell, giám đốc SeaLight, đánh giá là hàm chứa nhiều tham vọng hơn so với cam kết DOC năm 2002.
Sebastian Strangio, một cây bút xã luận của The Diplomat, chuyên gia về vùng Đông Nam Á nhận định, lời kêu gọi này của nguyên thủ Philippines về một sự hợp tác mới trong khu vực phản ảnh rõ những thách thức mà ASEAN đang đối mặt trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Bất chấp các nỗ lực từ 2002, khả năng ASEAN đạt được một thỏa thuận về Bộ Quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc sau các cuộc đàm phán với Trung Quốc là rất thấp.
Một mặt là vì ASEAN khó khăn dung hòa các lợi ích của 10 thành viên trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc không thực tâm đàm phán để đi đến một thỏa thuận công bằng và mang tính ràng buộc.
Cũng theo ông Raymond Powell, trong một bài viết trên The Diplomat, nếu như các chính phủ Đông Nam Á tiếp tục bày tỏ « ủng hộ » Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), thì « mối hoài nghi về triển vọng của văn bản này kể từ giờ phải được xem xét nghiêm túc ». Cũng theo chuyên gia này, trong trường hợp tốt nhất, đối với Trung Quốc, « các cuộc đàm phán bị kéo dài đóng vai trò là vỏ bọc chính trị trong khi nước này trên thực tế vẫn mở rộng quyền kiểm soát đối với nhiều yêu sách lãnh hải rộng lớn hơn nữa ».
Hơn nữa, một số nước Đông Nam Á chưa giải quyết được các đòi hỏi chủ quyền và tranh chấp với nhau tại Biển Đông, cản trở việc hình thành một mặt trận thống nhất phản đối các đòi hỏi quá mức của Bắc Kinh. Một Bộ Quy tắc Ứng xử không chính thức giữa Việt Nam, Philippines và Malaysia có thể sẽ là khúc dạo đầu cho một giải pháp đối với những tranh chấp giữa các nước này, và cho phép đặt nền tảng cho một trong những sự thống nhất rộng lớn trong khu vực về những tranh chấp ở Biển Đông.
Trước một Trung Quốc chọn « vũ lực » để khẳng định các yêu sách của mình, việc các nước khác phải đầu tư mọi nguồn lực ngoại giao trong đàm phán đa phương thu hẹp dường như hợp lý hơn là trong một khuôn khổ ASEAN vận hành theo cơ chế đồng thuận.
Nhưng liệu Việt Nam và Malaysia có đủ « can đảm » để nắm lấy cơ hội này hay không, còn là một câu chuyện khác !
Xung đột Israel – Hamas bao trùm thượng đỉnh BRICS
Chi Phương /RFI
21/11/2023
Nam Phi chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS, qua hình thức trực tuyến, vào hôm nay, 21/11/2023. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng tham gia cuộc họp này đặc biệt này. Các nước sẽ đưa ra một tuyên bố chung về tình hình ở Cận Đông, đặc biệt là ở Gaza.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel ở dải Gaza, quang cảnh nhìn từ miền nam Israel, thứ Ba 21/11/2023. AP – Leo Correa
Ngoài nguyên thủ của năm nước thuộc khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), lãnh đạo của một số nước có khả năng gia nhập khối vào tháng Giêng năm 2024, như Ả Rập Xê Út, Achentina, Ai Cập, Iran, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Ethiopia, cũng tham dự cuộc họp trực tuyến này.
Từ Johannesburg, thông tín viên Claire Bargelès tường trình :
« Lãnh đạo của Nam Phi sẽ là người khai mạc cuộc họp vì quốc gia này vẫn giữ vai trò chủ tịch luân phiên của khối BRICS. Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas là chủ đề mà chính phủ Nam Phi đặc biệt quan tâm. Kể từ đầu cuộc chiến, lãnh đạo Nam Phi đã lên tiếng tố cáo những hành động được mô tả là ‘man rợ’ ở dải Gaza, đảng Đại Hội Dân Tộc Phi cầm quyền vẫn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của người Palestine. Nam Phi cùng với 4 quốc gia khác cũng yêu cầu Tòa anh Hình sự Quốc tế mở một cuộc điều tra chống lại Israel. Prétoria cũng đã triệu hồi nhân viên ngoại giao của nước này ở Tel Aviv.
Tuy nhiên lập trường của các đối tác của Nam Phi lại khác nhau. Ví dụ, Ấn Độ và Ethiopia thì bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo ở Gaza. Trung Quốc lại muốn thể hiện là một trung gian hòa giải khả dĩ. Còn về phía Nga, điện Kremlin đã xác nhận Vladimir Putin tham gia vào cuộc họp này, Matxcơva đang sử dụng cuộc chiến này để tấn công vào sự bá quyền của Hoa Kỳ.
Do vậy, cần phải chờ xem nội dung của tuyên bố chung được thông qua vào cuối cuộc họp sẽ ra sao. Dẫu sao thì 5 quốc gia BRICS sẽ có dịp gặp lại nhau vào ngày mai, với sự hiện diện của nhiều nước hơn trong khuôn khổ cuộc họp trực tuyến của khối G20, dự trù diễn ra vào thứ Tư tới. »
Theo AFP, quan hệ giữa Israel và Nam Phi ngày càng căng thẳng, khi vào hôm qua, Israel đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Nam Phi, trong khi đảng Đại Hội Dân tộc Phi thì đề xuất đóng cửa sứ quán của Israel ở Pretoria, cắt đứt quan hệ với Tel Aviv, cho đến khi lệnh ngừng bắn được thực hiện ở Gaza.
Bầu cử Đài Loan: Dân Tiến Đảng chọn bà Tiêu Mỹ Cầm làm ứng viên phó tổng thống
Nguồn hình ảnh, Văn phòng Nghị sĩ Hsiao Bi-khim
Chụp lại hình ảnh,
Bà Tiêu Mỹ Cầm sinh ra trong gia đình Đài-Mỹ và từng có quốc tịch Hoa Kỳ
20 tháng 11 2023
Bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), cựu nghị sĩ quốc hội và đại diện ngoại giao chính thức của Đài Loan ở Hoa Kỳ, vừa quyết định sẽ ra tranh cử chức phó tổng thống trong liên danh với ông Lại Thanh Đức.
Sáng ngày 20/11/2023, theo giờ Đài Bắc, bà Tiêu Mỹ Cầm chính thức đệ đơn lên Bộ Ngoại giao Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) xin thôi chức Đại diện Ngoại giao tại Hoa Kỳ.
Trong buổi chiều cùng ngày, Phó Tổng thống Lại Thanh Đức của Đài Loan lên Facebook công bố bà Tiêu Mỹ Cầm sẽ là ứng viên phó tổng thống cùng liên danh với ông.
Dân Tiến Đảng (DPP) hy vọng với ông Lại Thanh Đức là ứng viên tổng thống và bà Tiêu Mỹ Cầm làm phó cho ông, họ sẽ thắng cử để duy trì quyền lực sau tám năm cầm quyền của bà Thái Anh Văn.
Theo luật của Đài Loan, bà Thái không thể ra tranh cử lần ba, sau hai nhiệm kỳ và các đảng chính trị chỉ còn hạn tới chiều thứ Sáu tuần này (24/11) để chính thức đăng ký các ứng viên ra tranh cử tổng thống và phó tổng thống.
Cuộc đầu phiếu dự kiến vào ngày 13/01/2024 sẽ diễn ra trong bối cảnh quan hệ ba bên: Hoa Kỳ-Trung Quốc và Đài Loan căng thẳng.
‘Chiến miêu’ đọ ‘chiến lang’?
Sinh ra ở Kobe, Nhật Bản năm 1971 trong gia đình cha là mục sư người Đài, mẹ là một giáo viên dạy nhạc người Mỹ (Peggy Cooley) , bà Tiêu Mỹ Cầm lớn lên ở Đài Loan nhưng sang Hoa Kỳ học trung học và tốt nghiệp đại học ở Oberlin College, Ohio.
Sau khi có bằng thạc sĩ ngành chính trị học ở ĐH Columbia, New York, bà làm việc tại Văn phòng Liên lạc Đài-Mỹ.
Là người có song tịch, bà phải bỏ hộ chiếu Mỹ để về Đài Loan ra tranh cử vào Hạ viện lần đầu năm 2002.
Bà từng có bốn nhiệm kỳ làm dân biểu và từ 2020 được bổ nhiệm làm đặc sứ (envoy) của Trung Hoa Dân quốc tại Mỹ, chức vụ gần như là đại sứ nhưng không được dùng danh xưng đó vì hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức cấp nhà nước.
Phát biểu hôm 20/11, bà nhấn mạnh vai trò của ngoại giao Đài Loan trong bối cảnh phải đương đầu với Trung Quốc, điều bà luôn nói từ khi bước vào chính trường.
Năm 2006, trả lời nhà báo Nguyễn Giang của BBC tại Đài Bắc, bà Tiêu Mỹ Cầm, khi đó là nghị sĩ Quốc hội, đã nói nền dân chủ Đài Loan vẫn tồn tại trong bối cảnh bị Trung Quốc thách thức liên tục:
“Đài Loan đối diện sự đe dọa đáng kể từ Trung Quốc. Hàng ngày, họ tìm cách hạ thấp nền dân chủ của chúng tôi, bằng đủ mọi biện pháp, từ chiến tranh tâm lý, đe dọa quân sự, đến chia rẽ, can thiệp vào nội bộ chính trị Đài Loan.” (xem thêm).
Nay, tự nhận mình là ‘nhà ngoại giao khôn ngoan, đi bước chân mềm mại mà chắc chắn như chiến binh mèo (car warrior)’ bà nhắc khéo về cách làm của Đài Loan, đối chọi với ‘ngoại giao chiến lang’ (wolf warrior) của Trrung Quốc.
Các hãng thông tấn trích lời nhà phân tích Mỹ chuyên về quan hệ Trung-Đài, bà Bonnie Glaser, thuộc Quỹ German Marshall Fund ở Mỹ ca ngợi bà Tiêu Mỹ Cầm đã “làm được những việc nổi bật” cho quan hệ Đài Bắc-Washington.
Nguồn hình ảnh, Văn phòng Hsiao Bi-khim
Chụp lại hình ảnh,
Bà Tiêu Mỹ Cầm (thứ nhì từ trái sang) trong một sự kiện ở Washington DC
Trong thời gian bà làm việc ở Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua các khoản viện trợ lớn cho Đài Bắc.
Các nhà bình luận từ Đài Loan đánh giá rằng liên danh Lại Thanh Đức-Tiêu Mỹ Cầm thể hiện tinh thần “chống lại Trung Quốc, hướng theo Hoa Kỳ”.
Tuy thế, vì ông Lại Thanh Đức từng bị cho là có phát biểu “cực đoan” theo hướng đòi độc lập cho Đài Loan, việc chọn bà Tiêu Mỹ Cầm, người có quan hệ rộng trong giới cầm quyền Mỹ và Nhật, khiến người ta “yên tâm hơn” là Đài Loan sẽ giữ nguyên trạng như hiện nay, theo tờ Japan Times cùng ngày.
Bà Tiêu Mỹ Cầm được cho là người thân tín của Tổng thống sắp mãn nhiệm Thái Anh Văn, và giống nhau ở chỗ cả hai là nữ, học cao ở Phương Tây và giỏi tiếng Anh.
Bà Thái Anh Văn luôn khẳng định Đài Loan cần giữ nguyên trạng chứ không tuyên bố độc lập.
Cả hai bà Thái Anh Văn và Tiêu Mỹ Cầm đều từng bị Trung Quốc lên án kịch liệt.
Nguồn hình ảnh, BBC Chinese
Chụp lại hình ảnh,
Đài Loan sẽ bầu tân tổng thống vào tháng 1/2024-hình bốn ứng viên tổng thống khác nhau: từ trái sang phải: Lại Thanh Đức, Hầu Hữu Nghĩa, Quách Đài Minh và Kha Văn Triết
Liên danh hai đảng không ưa nhau?
Về phía đối lập, mới đây nhất, hai đảng chống Dân Tiến Đảng đã cố gắng lập một liên danh để cùng ra tranh cử tổng thống nhưng bất thành.
Hôm cuối tuần qua, ông Hầu Hữu Nghĩa, ứng cử viên tổng thống của Quốc Dân Đảng (KMT) và ông Kha Văn Triết, ứng viên của đảng Nhân dân Đài Loan (TPP) đã không đồng ý được ai trong số họ chịu làm ứng viên phó tổng thống.
Sáng kiến mamg tính chiến thuật, lập liên danh Hầu-Kha, do cựu TT Mã Anh Cửu đề xuất để giành tối đa số phiếu cho họ nhằm hợp sức đánh bại hai ứng cử viên của DPP, đã không đạt mục tiêu.
Nếu từ nay tới thứ Sáu tuần này hai bên tiếp tục không đồng ý được việc lập liên danh thì hai đảng này sẽ ra tranh cử riêng rẽ.
Hôm 19/11, ông Kha Văn Triết, cựu thị trưởng Đài Bắc nói ông sẽ vẫn tiếp tục ra ứng cử tổng thống, và không rút lại lời nói rằng ông căm ghét Quốc Dân Đảng “vì đó là một đảng tham nhũng”.
Việc tỷ phú Terry Gou (Quách Đài Minh) cũng ra tranh cử tổng thống khiến số phiếu của các bên đối lập với Dân Tiến Đảng lại càng bị chia sẻ.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 21 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt – Tiếng nói bảo vệ dân oan bị dập tắt
20/11/2023
Ông Lưu Bình Nhưỡng
Quochoi.vn
Bảo vệ dân oan
…Continue ReadingNgười Việt Quốc Gia biểu tình chống Việt Cộng tham dự Hội Nghị APEC tại San Francisco, Hoa Kỳ
Những chiếc xe bus chở người Việt từ các địa phương đến địa điểm biểu tình ngày 15 & 16/11/2023
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 20 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Tạp chí Mỹ khuyên khách du lịch không nên đến Vịnh Hạ Long vì quá nhiều rác
https://www.rfa.org/vietnamese
20/11/2023
Thuyền chở khách du lịch ở Vịnh Hạ Long năm 2020 (minh họa)
AFP
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 20/11/2023: *Phòng sinh học bí mật của Trung Quốc tại California. *Argentina: Ông Javier Milei thắng cử tổng thống, ví như ông Trump năm 2016. *Sinh nhật 81 được che dấu của Joe Biden. *Mỹ, Nhật Bản và Philippines đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. *Philippines thuyết phục soạn thảo quy tắc Biển Đông. *Ông Zelensky thay đổi hoạt động quân đội, sa thải chỉ huy. *Công ty Bảo hiểm Farmers rời California
Võ Thái Hà tổng hợp
California: Phát hiện phòng thí nghiệm sinh học bí mật do người Trung Quốc vận hành
Lộ Khắc, Vision Times
Các chai lọ tại phòng thí nghiệm sinh học ở Reedley – Fresno, California. (Ảnh: Cơ quan Ridley)
Tuần trước, một phòng thí nghiệm sinh học bất hợp pháp do người Trung Quốc đứng sau đã được phát hiện tại California. Nhà chức trách địa phương cho hay, trong quá trình dọn dẹp những thứ còn lại theo lệnh của CDC Mỹ đã phát hiện mầm bệnh được dán nhãn “HIV” và “Ebola”, họ cảnh báo vấn đề liên quan an ninh quốc gia Mỹ và chỉ trích các cơ quan liên bang làm việc tắc trách.
…Continue ReadingThời sự ngày Thứ sáu 17/11/2023: *Khai mạc thượng đỉnh APEC. *Tân Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Ukraine. *Giám đốc FBI: khủng bố thâm nhập nước Mỹ. *Ảm đạm tại triển lãm xe hơi Los Angeles
Võ Thái Hà tổng hợp
Khai mạc thượng đỉnh APEC, tổng thống Mỹ trấn an các nước châu Á
Minh Anh /RFI – 17/11/2023
Một ngày sau khi gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 16/11/2023, có bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau hội nghị bàn về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương vì Thịnh vượng, bên lề thượng đỉnh APEC, ngày 16/11/2023, tại San Francisco. AP – Godofredo A. Vásquez
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ hai 13 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Dự án đường sắt Lào-Việt nam chính thức chấp thuận
(Laos-Vietnam Railway Project Officially Approved)
Chuno Lapuekou – Bình Yên Đông lược dịch
The Laotian Times – October 20, 2023
Một đoàn xe lửa ở Việt Nam. [Ảnh: VNA]
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 13/11/2023: *Liên Âu lên án Hamas dùng bệnh viện như lá chắn, kêu gọi Israel kiềm chế. *khả năng thỏa thuận giải phóng các con tin. *Binh sĩ Hamas tố cáo thủ lĩnh đã đưa họ vào chỗ chết. *Nếu tái đắc cử, TT. Donald Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. *Bốn bất ngờ đảo lộn kết quả bầu cử TT Mỹ 2024
Võ Thái Hà tổng hợp
Liên Âu lên án Hamas dùng bệnh viện như lá chắn, kêu gọi Israel kiềm chế để bảo vệ thường dân Gaza
Thùy Dương /RFI – 13/11/2023
Liên Hiệp Châu Âu ngày Chủ Nhật 12/11/2023 lên án tổ chức Hamas ở dải Gaza sử dụng các bệnh viện và thường dân như những lá chắn sống, đồng thời kêu gọi Israel kiềm chế hết sức có thể để bảo vệ tính mạng của người dân ở Gaza.
Khói bốc lên gần khu bệnh viên Al Shìa, nơi có nhiều người Palestine đến trú ẩn, trong bối cảnh Israel tấn công Gaza. Ảnh chụp ngày 09/11/2023. REUTERS – STRINGER
…Continue ReadingNgày cựu chiến binh 11/11: Vùng đất của tự do, quê hương của những anh hùng: Tri ân tất cả những cựu chiến binh của chúng ta
Jeff Minick
Thứ bảy, 11/11/2023
” Một trong những phong tục vào Ngày Cựu Chiến Binh là gửi lời tri ân đến những người đàn ông và phụ nữ trong các cộng đồng của chúng ta, những người đã và đang phục vụ quốc gia với tư cách là thành viên trong lực lượng vũ trang. Năm nay, khi chúng ta trao cái bắt tay cùng lời tri ân, chúng ta nên nhớ rằng phía sau người cựu chiến binh đó là hàng triệu cuộc đời khác, hầu hết trong số họ đã yên nghỉ từ lâu. Nhờ có những chiến công và sự hy sinh của họ, chúng ta đã giành được chiến thắng và bảo vệ nền tự do. Đúng vậy, một vài trong số họ là người nổi tiếng, nhưng đại đa số là công dân bình thường, nông dân và chủ cửa hiệu, sinh viên và văn thư, công nhân nhà máy và nhân viên bàn giấy”.
Ngày Cựu Chiến Binh được tổ chức hàng năm vào ngày 11/11, ngày đánh dấu Đệ nhất Thế chiến kết thúc vào năm 1918.
Cử hành vào Thứ Hai cuối cùng của tháng 5, Ngày Lễ Chiến sĩ Trận Vong (Memorial Day) vinh danh tất cả những nam nữ quân nhân đã hy sinh để phụng sự đất nước của mình.
…Continue ReadingTuyên bố chung về Đối thoại Bộ trưởng 2+2 thường niên Ấn Độ-Mỹ lần thứ 5
(Về quốc phòng, chống khủng bố, hợp tác khoa học, công nghệ, y tế, ngoại giao..)
Văn bản của tuyên bố sau đây được Chính phủ Hoa Kỳ và Ấn Độ đưa ra nhân dịp Đối thoại Bộ trưởng 2+2 thường niên Mỹ-Ấn Độ lần thứ 5 vào năm 2023.
…Continue ReadingChính phủ Việt Nam CS muốn thành lập các hội đoàn phủ kín cộng đồng người Việt ở nước ngoài
RFA
11/11/2023
” Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2003 đã có Nghị quyết 23 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, và Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài, nhìn nhận tầm quan trọng của Việt Kiều mà họ thường gọi là “khúc ruột ngàn dặm”.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến của các Việt Kiều ở các nước phát triển cho rằng Đảng và Chính phủ Việt Nam chưa thực tâm muốn đoàn kết với người Việt ở nước ngoài bằng nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, và vẫn còn cái nhìn thù địch với những người khác chính kiến”.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ sáu 10 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đến Hà Nội thảo luận về thắt chặt quan hệ
Minh Anh /RFI – 10/11/2023
Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong), hôm qua, 09/11/2023, đã đến Hà Nội và trao đổi với người đồng cấp Nguyễn Minh Dương về quan hệ song phương, các vấn đề về đường biên giới trên bộ và trên biển.
Ảnh minh họa : Cờ Việt Nam – Trung Quốc tại phủ chủ tịch Việt Nam, Hà Nội, trong lễ đón tiếp phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 21/12/2011. REUTERS/Kham
…Continue ReadingThời sự Thứ sáu 10/11/2023: *Israel tạm dừng tấn công Gaza 4 giờ/ngày. *Quốc hội Thổ cấm Coca-Cola và Nestle vì ủng hộ Israel. *Đàm phán thả con tin Israel. *Nền kinh tế ốm yếu của Nga. *Myanmar có nguy cơ chia cắt vì giao tranh.
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ nói Israel đồng ý tạm dừng tấn công Gaza 4 giờ/ngày, nhưng chưa có báo cáo giao tranh tạm lắng
10/11/2023 – Reuters
Khói bốc lên sau một cuộc oanh kích của Israel trong khi người dân tháo chạy khỏi Thành phố Gaza và các khu vực khác ở phía bắc Dải Gaza xuống phía nam, ngày 9 tháng 11 năm 2023.
…Continue ReadingCập nhật tin tức Ukraine 8/11/2023: *Ukraine sẽ thành công bất chấp ‘khó khăn’, Zelensky. *Anh trừng phạt mới với Nga. *Hạ tầng năng lượng Ukraine bị tấn công 60 lần. *Nga đưa thẩm phán ICC vào danh sách truy nã…
Ngày 8 tháng 11 năm 2023 • 5:11 chiều
…Continue ReadingTưởng niệm nạn nhân cộng sản toàn thế giới
Đào Hiếu Thảo
Năm 2018, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Công Bố, 7 tháng 11 hàng năm là Ngày Tưởng Niệm Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn cầu.
Ngày 12 tháng 6 năm 2007, Tổng Thống George W. Bush đến khánh thành Tượng Đài, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày Tổng Thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn trước “Bức Tường Ô Nhục Bá Linh” kêu gọi công luận quốc tế “Hãy phá đổ bức tường này”.
…Continue ReadingNgười Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?
Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 02/11/2023.
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sau khi nổ ra vòng xung đột Palestine-Israel hiện tại, mặc cho trong nước mình đang diễn ra các hoạt động ủng hộ Palestine với mức độ ra sao, các nhà lãnh đạo nhiều nước Âu – Mỹ như Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã lần lượt đến thăm Israel để bày tỏ quan điểm ủng hộ vững chắc nước này. Đằng sau các cuộc viếng thăm đó vừa có nhân tố chính trị cấp quốc gia vừa có liên quan tới tầm ảnh hưởng to lớn của người Do Thái ở các nước này. Thậm chí còn có câu nói: “Mỹ kiểm soát thế giới, còn người Do Thái kiểm soát nước Mỹ”. Quả thật, sau gần 2.000 năm phiêu bạt, người Do Thái không chỉ thành lập đất nước của mình mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và các lĩnh vực khác. Thế nhưng với số dân chưa đến 16 triệu người, rốt cuộc họ có ảnh hưởng như thế nào ở các nước? Và ảnh hưởng này đã mang lại cho họ những gì?
“Kiểm soát nước Mỹ”?
“Tôi đến gặp các bạn không chỉ với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ mà còn với tư cách một người Do Thái.” Hôm 12/10, Ngoại trưởng Mỹ Blinken phát biểu như vậy tại Bộ Quốc phòng Israel khi ông đến thăm nước này. Sáu ngày sau, Tổng thống Mỹ Biden ngoài 80 tuổi, đến thăm Israel đang trong thời chiến. Biden vừa rời đi thì ngày 19/10 Thủ tướng Anh Sunak cũng tới Tel Aviv. Trước ngày Tổng thống Mỹ đến thăm Israel, Thủ tướng Đức Scholz cũng tuyên bố tại Tel Aviv rằng an ninh của Israel là “lợi ích quốc gia cao nhất” của Berlin. Sau đó, ngày 21 tháng 10, Thủ tướng Ý Meloni đến thăm Israel, và ngày 24 tháng 10, Tổng thống Pháp Macron đến thăm Tel Aviv. Tất cả đều bày tỏ sự ủng hộ việc Israel tấn công Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas).
Nếu lãnh đạo các nước Âu – Mỹ nói trên ủng hộ Israel vì mối quan hệ giữa các nước và thể hiện tầm ảnh hưởng quốc gia của Israel, thì hành động của một số trường đại học và công ty Mỹ cho thấy người Do Thái có “năng lượng” lớn đến mức nào ở Mỹ. Theo tin tức từ đài Al Jazeera của Qatar và các phương tiện truyền thông khác, sau khi nổ ra vòng xung đột Palestine-Israel hiện nay, một số sinh viên đại học ở Mỹ đã tổ chức biểu tình ủng hộ Palestine. Kết quả là các tập đoàn tài chính Do Thái liên tiếp thông báo họ sẽ đình chỉ hỗ trợ tài chính cho các trường đại học liên quan, nhằm gây áp lực lên nhà trường và sinh viên. Solomon, giáo sư môn luật kinh doanh tại Trường Luật Berkeley thuộc Đại học California viết bài đăng trên tờ Wall Street Journal kêu gọi các công ty không thuê số sinh viên tham gia biểu tình ủng hộ Palestine. Ba sinh viên Harvard đã bị công ty luật Winston & Strong huỷ cơ hội làm việc vì họ đã ký một tuyên bố lên án các chính sách của Israel. Ngoài ra, hãng MSNBC đã đình chỉ chức vụ của ba người dẫn chương trình là tín đồ Hồi giáo.
Tờ New Arab xuất bản ở London, Anh Quốc, đưa tin rằng kể từ khi thành lập nhà nước Israel, Mỹ luôn đóng vai trò là “người ủng hộ hoặc thậm chí là người bảo vệ sân trước hoặc sân sau” của Israel; điều đó có liên quan chặt chẽ với tầm ảnh hưởng, khả năng hoạt động và năng lượng của người Do Thái trên khắp thế giới. Muốn biết người Do Thái có ảnh hưởng lớn thế nào ở Mỹ, trước tiên hãy xem xét vài dữ liệu. Theo số liệu do tờ “The Times of Israel” công bố vào tháng 9 năm 2023, dân số Do Thái toàn cầu đã tăng lên 15,7 triệu người vào năm 2022, trong đó khoảng 6,3 triệu người sống ở Mỹ và 7,2 triệu người sống ở Israel. Chen Quangmeng [Trần Quảng Mãnh] giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Israel tại Đại học Ngoại quốc ngữ Tứ Xuyên cho biết, từ khi Israel thành lập năm 1948 đến khoảng năm 2010, số lượng người Do Thái ở Mỹ đều nhiều hơn ở Israel, đây là cơ sở quan trọng để người Do Thái phát huy ảnh hưởng ở Mỹ.
Trong nội các của chính phủ Biden, ngoại trừ Phó Tổng thống Harris, có 24 thành viên; nhiều người trong số họ có huyết thống Do Thái, gồm Bộ trưởng Tài chính Yellen, Bộ trưởng Tư pháp Garland, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mayorkas, và Chánh văn phòng Nhà Trắng Zintz. Ngoài ra, Quyền Thứ trưởng Ngoại giao thường trực Nuland, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao thường trực Sherman, Phó Giám đốc CIA Cohen, Giám đốc Tình báo Quốc gia Haines cũng là người Do Thái. Tổng số dân Mỹ xấp xỉ 330 triệu người, trong đó người Do Thái chiếm chưa đến 2% dân số, tuy nhiên tỷ lệ người Do Thái giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ Mỹ vượt xa tỷ lệ dân số.
Trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, ảnh hưởng của người Do Thái mạnh hơn trong lĩnh vực chính trị. Trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ [còn gọi là Chiến tranh giành độc lập Mỹ, 1765-1783], người Do Thái Hayan Solomon từng tài trợ cho Quân đội Lục địa và tư vấn xây dựng hệ thống tài chính Mỹ. Nhiều người sáng lập các ngân hàng đầu tư và các Quỹ lớn ở Mỹ như Goldman Sachs, BlackRock, Citibank, v.v… là người Do Thái. Quan trọng hơn, Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cơ quan quyết định chính sách tiền tệ của Mỹ, cũng được thành lập dưới sự thúc đẩy của chủ ngân hàng người Do Thái Paul Warburg. Trong lịch sử Fed, nhiều chủ tịch là người Do Thái, điều không chỉ phản ánh thành tựu của người Do Thái trong lĩnh vực kinh tế mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng của dân tộc này đối với nền kinh tế Mỹ. Các ông trùm Do Thái đã tham gia vào hội đồng quản trị các trường tư thục như Harvard và Yale; thông qua những khoản quyên góp kếch sù, họ có tiếng nói lớn trong cả giới kinh doanh và giới học thuật, từ đó quyết định việc phân bổ các nguồn lực liên quan.
Ngoài ra, người Do Thái gần như kiểm soát dư luận Mỹ. Trong số các cơ quan truyền thông có ảnh hưởng nhất nước Mỹ, chủ tịch tờ New York Times, CEO của Warner Bros, Discovery (công ty mẹ của CNN) là người Do Thái, và người ra quyết sách của công ty mẹ của NBC và CBS cũng là người Do Thái.
Người Do Thái đạt được những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, năng lượng và khoáng sản, đổi mới công nghệ, chăm sóc y tế, du lịch và ăn uống tại Mỹ. Các doanh nhân nổi tiếng thế giới gốc Do Thái gồm Larry Page và Sergey Brin (đồng sáng lập Google), Steve Ballmer (cựu Giám đốc điều hành Microsoft), và Mark Zuckerberg (người sáng lập và điều hành Facebook). Sam Altman, CEO của công ty Open AI đang dẫn đầu làn sóng trí tuệ nhân tạo, cũng là người Do Thái. Ralph Lauren, Calvin Klein (người sáng lập CK), và Michael Kors (người sáng lập MK) trong ngành may mặc, và các nhà đồng sáng lập Costco, Home Depot và Macy’s trong ngành bán lẻ, đều là người Do Thái.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Global Times, giáo sư Ding Long [Đinh Long] tại Viện Nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải cho biết: trong giới chính trị, tỷ lệ người Do Thái trong số các nghị sĩ Quốc hội Mỹ là khoảng 9%, và họ đã xây dựng được một thế lực chính trị quan trọng như nhóm vận động hành lang của Israel. Đồng thời, các cựu tổng thống Mỹ như Trump và Clinton đều kết hôn với người Do Thái. Do chịu ảnh hưởng của con rể Kushner mà Trump lật đổ “Phương án hai nhà nước” [Palestine và Israel] và theo đuổi chính sách đối ngoại thiên vị Israel. Một phân tích của US News and World Report cho thấy kể từ Thế chiến II tới nay, Mỹ đã cung cấp hơn 260 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế cho Israel.
Trần Quảng Mãnh nói với phóng viên Global Times rằng mặc dù cách nói người Do Thái “kiểm soát” nước Mỹ có phần khoa trương nhưng nó không hoàn toàn vô căn cứ. Trong dân chúng có cách nói hình ảnh rằng “Israel là bang thứ 51 của nước Mỹ”. Xét xu thế tổng quát, có thể trên một mức độ nhất định, cộng đồng Do Thái đang thao túng các quyết sách ngoại giao của Mỹ. Đinh Long cho rằng nói như vậy là khuếch đại. Do ảnh hưởng của người Do Thái, nhìn chung các nhiệm kỳ chính phủ Mỹ đều bênh vực Israel, nhưng lại không nhất nhất nghe theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang Israel. “Nếu quả thật là người Do Thái nói gì [chính phủ Mỹ] cũng nghe theo thì trong quá khứ Mỹ đã không trở thành người hòa giải vấn đề Palestine-Israel, cũng không ủng hộ Hiệp định Oslo.”
Không thể coi thường sức mạnh của người Do Thái ở Anh, Pháp, Đức
Ngoài Mỹ ra, người Do Thái cũng có tiếng nói khá lớn ở Anh Quốc. Trong một lần trả lời phỏng vấn, khi nói về cuộc xung đột Palestine-Israel hiện nay, lúc nào thì nên bắt đầu đàm phán ngừng bắn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Jenrick phụ trách vấn đề nhập cư đã không ngần ngại nói rằng Anh Quốc không yêu cầu ngừng bắn vào thời điểm này. Ngoài việc nói theo quan điểm của chính phủ, vị Bộ trưởng vốn là nghị sĩ cấp cao của đảng Bảo thủ này, người gần đây mới chuyển từ kinh doanh sang chính trị, thực ra có xuất thân là người Do Thái.
Có hơn 310 nghìn người Do Thái ở Anh Quốc, là quốc gia có dân số Do Thái lớn thứ năm trên thế giới. Nhà sử học Do Thái Taylor từng nói rằng mặc dù người Do Thái chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng dân số Vương quốc Anh nhưng hiện tại họ chiếm 3% số ghế trong Hạ viện của Quốc hội và thậm chí từng được bầu làm Thủ tướng. Whitelaw, người từng giữ chức phó Thủ tướng trong chính phủ của Margaret Thatcher, từng có một “danh ngôn” vẫn còn được nhắc đến trong cộng đồng người Do Thái ở Anh: Trên chính trường Anh Quốc, người Do Thái đến từ Estonia còn nhiều hơn những người tốt nghiệp trường Eton College ở Anh.
Người Do Thái cũng có ảnh hưởng sâu sắc trong giới kinh doanh Anh Quốc. Ngay từ năm 2016, anh em nhà Reuben gốc Do Thái đã được tờ Sunday Times của Anh đánh giá là những người giàu nhất nước này với tài sản ròng hơn 13,1 tỷ bảng Anh, đứng đầu danh sách người giàu Anh Quốc. Theo thống kê năm 2014 của tờ Jewish Chronicle, trong top 100 người giàu nhất nước Anh, người Do Thái chiếm khoảng 20% với tổng tài sản lên tới hơn 67 tỷ bảng Anh.
Cũng không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của người Do Thái ở Đức, có thể thấy điều đó qua tin tức của một số phương tiện truyền thông Đức khi đưa tin về vòng xung đột Palestine-Israel hiện nay. Kể từ sau khi nổ ra xung đột, báo chí Đức hầu như đều chỉ nói về tình cảnh bi thảm của người Israel bị Hamas tấn công, nhưng lại ít nhắc đến thương vong lớn hơn do cuộc phản công của Israel vào Gaza gây nên. Đặc biệt mấy tờ như “Bild”, là các phương tiện truyền thông chủ yếu của Đức, rất ít khi đăng những tấm ảnh về sự đau khổ của người Palestine, nhưng ngày nào cũng công kích các tổ chức Palestine liên quan. Theo số liệu do tờ Times of Israel công bố vào tháng 9 năm nay, có khoảng 125 nghìn người Do Thái sống ở Đức, khiến nước này trở thành quốc gia có số lượng người Do Thái lớn thứ bảy bên ngoài Israel.
“Truyền thông và các chính trị gia Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chính trị Mỹ và tư bản Do Thái”, nhiều nhân vật cấp cao trong giới chính trị và giới truyền thông Đức nói với phóng viên Global Times như vậy. Tập đoàn Axel Springer, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Đức, có quan hệ với tư bản Do Thái. Tập đoàn này sở hữu tờ báo có lượng phát hành lớn nhất nước Đức là tờ “Bild”. Năm 2021, doanh thu của tập đoàn vượt quá 3,39 tỷ Euro. Tờ “Augsburg Allgemeine Zeitung” của Đức đưa tin, Tập đoàn tư bản tư nhân KKR của Mỹ là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn Axel Springer. Hơn nữa những người sáng lập KKR, như Henry Kravis và George Roberts, đều xuất thân từ các gia đình Do Thái. KKR tích cực tham gia hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Đức. Ngoài cổ phần trong Tập đoàn Axel Springer, KKR còn có cổ phần trong Pro7Sat1, một trong những tập đoàn truyền hình tư nhân lớn nhất nước Đức.
Trong lĩnh vực chính trị, tuần báo Der Spiegel của Đức từng đưa tin dưới tiêu đề “Hai hiệp hội hy vọng sẽ tác động đến chính sách Trung Đông của Đức như thế nào”. Theo đó, Hiệp hội người Do Thái ở Đức và Hiệp hội vì Israel đã thiết lập một mạng lưới chặt chẽ trong Bundestag (Nghị viện Liên bang) của Đức. Năm 2019, họ từng vận động Bundestag thông qua nghị quyết nói không với “Phong trào tẩy chay, thoái vốn và trừng phạt” chống lại Israel. Năm 2018, Bundestag đã thông qua một tuyên ngôn phê bình chủ nghĩa bài Do Thái. Tờ Der Spiegel cho rằng tuyên ngôn này là công lao của Elio Adler, chủ tịch “Sáng kiến Giá trị Đức”. Tổ chức này được thành lập vào năm 2018 và đại diện cho “lập trường của người Do Thái ở Đức”.
Có khoảng 440 nghìn người Do Thái ở Pháp, quốc gia có số lượng người Do Thái lớn thứ ba sau Israel và Mỹ. Cơ quan cao nhất của Hiệp hội người Do Thái ở Pháp là Hội đồng đại diện các tổ chức Do Thái ở Pháp (CRIF), có nhiệm vụ chính thức đầu tiên là chống chủ nghĩa bài Do Thái. Tại bữa tối thường niên, chủ tịch CRIF đã liệt kê tổng số vụ bài Do Thái được ghi nhận trong năm và cảnh cáo giới tinh hoa chính trị có mặt tại bữa tối ấy, và họ không dám phản bác. Jean-Francois Gou Long, một chuyên gia người Pháp về các vấn đề quốc tế cho rằng với sự suy giảm của chủ nghĩa bài Do Thái và sự ác cảm đối với các chính sách của chính phủ Israel, chương trình nghị sự chính của CRIF là lấy “chủ nghĩa bài Do Thái tồn tại phổ biến” của Pháp làm chiêu bài để trở thành “đại sứ thứ hai” của Israel tại Pháp, nỗ lực giành được sự ủng hộ tuyệt đối của Pháp dành cho Israel. Các tổ chức khác như Cơ quan nhà nước cảnh giác chủ nghĩa bài Do Thái và Liên đoàn sinh viên Do Thái ở Pháp đều mạnh mẽ ủng hộ Israel.
Đối mặt với tranh cãi
Trần Quảng Mãnh cho biết, ngoại trừ một số nước, mức độ ảnh hưởng của người Do Thái đối với một quốc gia thường có quan hệ khá lớn với tỷ lệ người Do Thái trong tổng số dân quốc gia đó. Hiện nay, người Do Thái chủ yếu tập trung ở hai quốc gia là Israel và Mỹ, vì thế ở những quốc gia có ít người Do Thái thì ảnh hưởng của họ bị hạn chế. Đinh Long cho biết: sau khi thành lập nhà nước Israel, người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới được khuyến khích về nước; nhiều người Do Thái từ Iraq, Iran, Maroc và Ethiopia đã di cư đến Israel. Ở các quốc gia nêu trên, người Do Thái vẫn tồn tại như một nhóm thiểu số, địa vị xã hội không cao, cùng với sự di cư đi nước khác, ảnh hưởng của người Do Thái tại địa phương suy yếu dần.
Ảnh hưởng của người Do Thái ở một số nước châu Âu và châu Mỹ cũng khiến họ gặp tranh cãi. Trước đây, một tổ chức phi chính phủ của người Do Thái là “Liên đoàn Chống phỉ báng” từng làm một cuộc khảo sát, kết quả phát hiện thấy 39% người Mỹ được hỏi tin rằng người Do Thái trung thành với Israel hơn trung thành với Mỹ, và 20% cho rằng người Do Thái ở Mỹ “có quá nhiều quyền lực”. Một cuộc điều tra trước đây do cơ quan thăm dò dân ý Ipsos Group ở Pháp thực hiện cho thấy 56% người dân cho rằng “Người Do Thái có quyền lực rất lớn” hoặc “giàu có hơn người Pháp bình thường”, và 41% tin rằng “họ có mặt quá nhiều trên các phương tiện truyền thông”.
Sau ngày nổ ra cuộc xung đột Palestine-Israel hiện nay, tại nhiều nước Âu – Mỹ xuất hiện nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Palestine, khiến người Do Thái phải đối mặt với làn sóng áp lực dư luận mới. Một số đoàn thể Do Thái đã tổ chức các hoạt động phản đối Israel tấn công vào dân thường ở Gaza, đồng thời các vụ việc bài Do Thái ở một số nước Âu – Mỹ đã tăng lên. Ngày 26 tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Darmanin khi trả lời phỏng vấn của phóng viên “Báo Tự do Dauphine” có nói rằng kể từ khi bùng nổ vòng xung đột Palestine-Israel cho tới nay, tổng cộng ở Pháp đã xảy ra 719 vụ việc bài Do Thái và 398 người liên quan đã bị bắt.
Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
ĐÁNH GIÁ CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG CỦA NGA, NGÀY 7 THÁNG 11 NĂM 2023
Ngày 7 tháng 11 năm 2023 – Nhà xuất bản ISW
Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 7 tháng 11 năm 2023
Christina Harward, Riley Bailey, Angelica Evans, Karolina Hird và Frederick W. Kagan
Ngày 7 tháng 11 năm 2023, 5:40 chiều theo giờ ET
Nhấp vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
Nhấp vào đây để xem bản đồ địa hình địa hình Ukraina kiểm soát 3D của ISW. Bạn nên sử dụng máy tính (không phải thiết bị di động) để sử dụng công cụ nặng dữ liệu này.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ ba 07 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Thế trận tàu sân bay, căng thẳng ở Ba Bình
Duan Dang
06/11/2023
…Continue ReadingSau một tháng chiến tranh, Israel hình dung vai trò ‘an ninh tổng thể’ ở Gaza vô thời hạn
Hàng trăm thành viên gia đình và những người ủng hộ các con tin Israel bị Hamas bắt giữ ở Gaza đã biểu tình bên ngoài quốc hội Israel ở Jerusalem để kêu gọi thả họ. (Ngày 7 tháng 11) (Video AP/Sam McNeil và Moshe Edri)Video4Ảnh18BỞI
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 07/11/2023: *Mỹ-Trung đối thoại vũ khí hạt nhân *Bắc Kinh, Nga gặp lãnh đạo Hamas *ĐCSTQ ám chỉ ông Tần Cương bị xúi giục làm loạn? *Bão tuyết lớn tại TQ *Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ chuyển quyền lực vào 2025
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ Trung nối lại đối thoại về vũ khí hạt nhân: Một bước tiến nhỏ nhưng “quan trọng”
Trọng Thành /RFI – 07/11/2023
Lần đầu tiên kể từ thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Mỹ và Trung Quốc nối lại đối thoại về vũ khí hạt nhân vào hôm qua, 06/11/2023 tại Washington. Bước tiến tuy nhỏ này được nhiều nhà quan sát đánh giá là quan trọng. Hoa Kỳ tạm thời tránh rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, cùng lúc phải chạy đua vũ trang với hai cường quốc hạt nhân Nga – Trung. Washington và Bắc Kinh muốn giảm thiểu nguy cơ “tính toán sai lầm” do hiểu lầm đối phương.
Du khách tham quan các phương tiện quân sự chở tên lửa đạn đạo Đông Phong ( Dong Feng ) 41 và DF-17 tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/10/2022. © AP – Andy Wong
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ hai 06 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Các ông lớn Google, Facebook, Netflix… nộp thuế hơn 8.000 tỷ đồng trong năm 2023
06/11/2023
Logo của một số hãng công nghệ lớn bao gồm Google, Facebook, Twitter, Snapchat AFP
…Continue ReadingThời sự đó đây ngày Thứ hai 06 tháng 11 năm 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Quân đội Israel thông báo đã chia cắt dải Gaza thành hai miền
Thùy Dương /RFI – 06/11/2023
Quân đội Israel hôm qua, 05/11/2023, thông báo đã chia cắt Gaza thành hai miền bắc – nam và sẽ tiếp tục « các đợt oanh kích dữ dội » vào dải đất này. Trong khi đó, chính quyền Hamas ở Gaza hôm nay cho biết các vụ oanh kích của quân đội Israel trong đêm qua đã khiến 200 người chết.
Khói và lửa bốc lên sau các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza ngày 05/11/2023. REUTERS – RONEN ZVULUN
…Continue ReadingIDF tin họ đã gây thiệt hại đáng kể các đường hầm của Hamas trong các cuộc tấn công qua đêm
Published 06/11/2023 | By LM3 | Edit
Số cuộc tác chiến trên bộ của quân đội Do Thái lên tới 30; quân đội chiếm giữ thành trì của nhóm khủng bố; cuộc tấn công giết chết người đứng đầu đặc biệt của Hamas và chỉ huy tiểu đoàn những kẻ khủng bố vào ngày 7 tháng 10
Bởi EMANUEL FABIAN Hôm nay, 4:46 chiều 3
…Continue ReadingĐÁNH GIÁ CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG CỦA NGA, NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 2023
Ngày 5 tháng 11 năm 2023 – Báo chí ISW
Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga, ngày 5 tháng 11 năm 2023
Riley Bailey, Karolina Hird, Christina Harward, Grace Mappes và Frederick W. Kagan
5 giờ chiều giờ ET ngày 5 tháng 11 năm 2023
Bấm vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
…Continue ReadingCẬP NHẬT VỀ IRAN, CHIẾN TRANH ISRAEL-HAMAS NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 2023
Ngày 5 tháng 11 năm 2023 – Báo chí ISW
Cập nhật về Iran, ngày 5 tháng 11 năm 2023
Ashka Jhaveri, Andie Parry, Brian Carter, Annika Ganzeveld và Frederick W. Kagan
Hạn chót thông tin: 2:00 chiều EST
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về các diễn biến ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông .
…Continue ReadingPhi cơ phản lực Israel tấn công Lebanon khi Hezbollah bắn hỏa tiễn mạnh hơn (vào Do Thái)
Reuters
Ngày 4 tháng 11 năm 2023 8:36 sáng EDT Đã cập nhật 3 giờ trước
BEIRUT, ngày 4 tháng 11 (Reuters) – Hezbollah tại Lebanon cho biết họ đã thực hiện các cuộc tấn công đồng thời vào các vị trí của Israel ở biên giới Lebanon vào thứ Bảy, khi người dân ở miền nam Lebanon báo cáo một số cuộc tấn công ác liệt nhất của Israel trong nhiều tuần đụng độ xuyên biên giới.
…Continue ReadingBlinken đến Jordan đàm phán về Chiến tranh Israel-Hamas, Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza
Cập nhật về Iran, chiến sự Israel-Hamas, ngày 03 tháng 11 năm 2023
Ngày 3 tháng 11 năm 2023 – Báo chí ISW
(Ghi chú: Chúng tôi dịch sơ khởi bằng google và chưa hiệu đính – HD P)
Cập nhật về Iran, ngày 3 tháng 11 năm 2023
Ashka Jhaveri, Andie Parry, Brian Carter, Annika Ganzeveld, Kathryn Tyson, Sydney White, Riley Bailey và Frederick W. Kagan
Hạn chót thông tin: 2:00 chiều EST
Contributor: James Cary
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về các diễn biến ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông .
…Continue ReadingDo Thái – Á Rập: 6000 năm cùng nguồn gốc; 107 năm đổ máu, tranh chấp lãnh thổ…
NGUỒN GỐC GẦN GŨI NHAU CỦA DÂN TỘC DO THÁI VÀ PALESTINE, VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT GÂY HẬN THÙ LÂU ĐỜI
* KHU VỰC TRUNG ĐÔNG (CẬN ĐÔNG), NGUỒN GỐC CỦA HAI DÂN TỘC
Vùng đất phì nhiêu Lưỡng Hà là một trong những nôi văn minh của nhân loại
…Continue ReadingCập nhật chiến tranh Ukraine-Nga ngày 3/11/2023: *Moscow tổn thất nặng nề khi tấn công vào Vuhledar *Ukraine bắn hạ 24 UAV tấn công và tên lửa *Nga kết án vắng mặt nhà hoạt động báo cáo về Bucha *Đảng Cộng hòa thúc đẩy tài trợ cho Israel
Giám đốc FBI cảnh báo Hamas mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với phương Tây kể từ Nhà nước Hồi giáo ISIS
Christopher Wray nói với Thượng viện Hoa Kỳ rằng các cuộc tấn công kinh hoàng ở Israel sẽ ‘truyền cảm hứng’ cho những kẻ khủng bố trên khắp thế giới hành động
Tony, BIÊN TẬP VIÊN HOA KỲ và Bến nông dânNgày 31 tháng 10 năm 2023 • 9:11 tối
Đại đa số người Nga muốn chấm dứt chiến tranh tại Ukraine
Cập nhật về Iran, chiến sự Israel-Hamas, ngày 31 tháng 10 năm 2023
Ngày 31 tháng 10 năm 2023 – Báo chí ISW
Cập nhật về Iran, ngày 31 tháng 10 năm 2023
Ashka Jhaveri, Johanna Moore, Kathryn Tyson, Brian Carter, Annika Ganzeveld và Nicholas Carl
Hạn chót thông tin: 2:00 chiều EST
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về sự phát triển ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông .
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ ba 31/10/2023:*Ca Thanh Hoá bắt dân phản đối Dự án Cảng Long Sơn *Bình Thuận tiếp tục Hồ chứa nước Ka Pét VN tính xây nhà máy bán dẫn với chi phí cao G7 tài trợ VN hơn 300 triệu USD để giảm dùng than *Miền Trung: Mưa lớn sạt lở đường sắt Bắc Nam *Hà Tĩnh: Ba người bị lũ cuốn
Quê Hương tổng hợp
Công an Thanh Hoá bắt giữ hàng chục người dân phản đối Dự án Cảng Container Long Sơn
RFA – 31/10/2023
Bãi biển Hải Hà trước khi người dân bị trấn áp sáng ngày 31/10/2023
Báo Thanh Niên
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 31/10/2023: *Chủ tịch Johnson bảo vệ ‘truyền thống Do Thái-Cơ Đốc Giáo’ *Quân đội Israel giao tranh với lực lượng Hamas trong đường hầm *Châu Âu cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Ukraina *TQ: Tàu Philippines “trái phép” vào vùng biển gần bãi cạn Scarborough *Quân đội Mỹ thu mua hải sản Nhật Bản *Phép màu Trung Quốc’ không còn, dấu hiệu sụp đổ đã rõ ràng *Liên Hiệp Quốc cảnh báo viện trợ cho Gaza « thất bại »
hà tổng hợp
Hoa Kỳ: Chủ tịch Johnson bảo vệ ‘truyền thống Do Thái-Cơ Đốc Giáo’ giữa những lời gièm pha về đức tin
Tom Ozimek – 31/10/2023
Chủ tịch Hạ viện mới đắc cử Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) diễn thuyết trong phòng Hạ viện sau cuộc bầu cử tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 25/10/2023. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
…Continue ReadingCập nhật chiến tranh Ukraine-Nga ngày 30/10/2023 (The Telegraph): *Nga tăng quân gần Bakhmut *Nga tuyển phụ nữ chiến đấu ở Ukraine *Putin thảo luận ‘phương Tây chia rẽ nước Nga’ *Moscow ‘sẵn sàng’ đàm phán có điều kiện *Ukraine tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” toàn cầu *Ukraine sử dụng Atacms đánh trúng phòng không Crimea *Nga thay tướng chỉ huy *Nga đổ lỗi Ukraine về bất ổn ở Dagestan; Ukraine bác bỏ *Hamas gọi Nga là ‘Người bạn thân nhất’
Ngày 30 tháng 10 năm 2023 • 2:58 chiều
Chuyện Việt Nam Thứ Hai 30/10/2023: *Một giường ba bệnh nhân và chuyện y tế cơ sở *Đại biểu Quốc hội sẽ cuốc gì nữa? *Vinfast động thổ nhà máy ở Mỹ nhưng không có tiền để xây
Thời sự Thứ Hai 30/10/2023: *LHQ lo ngại Gaza ‘‘hỗn loạn’’ *TQ, Nga nhắm vào Mỹ *Nguyên nhân cái chết của Lý Khắc Cường *Âu Châu ‘trả giá’ khi phụ thuộc vào bong bóng BĐS TQ *Người Nga tưởng niệm nạn nhân của Stalin…
Võ Thái Hà tổng hợp
Liên Hiệp Quốc lo ngại Gaza rơi vào ‘‘hỗn loạn’’
Trọng Thành /RFI – 30/10/2023
Mức độ trầm trọng của khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza tăng thêm một nấc trong bối cảnh Israel đẩy mạnh tấn công. Hôm qua, 29/10/2023, trong lúc đoàn xe cứu trợ lớn nhất được phép vào Gaza qua cửa khẩu Rafah – Ai Cập, Liên Hiệp Quốc báo động có các dấu hiệu cho thấy ‘‘trật tự xã hội đang bắt đầu sụp đổ sau ba tuần lễ chiến tranh và cấm vận Gaza’’.
Hội Hồng Thập Tự Palestine phân phát hàng cứu trợ cho người dân tại Deir al-Balah, miền trung dải Gaza Strip, ngày 25/10/2023. via REUTERS – PALESTINE RED CRESCENT SOCIETY
…Continue ReadingISW đánh giá chiến sự Nga – Ukraine ngày 29/10/2023
Ngày 29 tháng 10 năm 2023 – Báo chí ISW
Đánh giá chiến dịch tấn công của Nga, ngày 29 tháng 10 năm 2023
Riley Bailey, Grace Mappes, Kateryna Stepanenko, Angelica Evans và Frederick W. Kagan
8 giờ tối theo giờ ET ngày 29 tháng 10 năm 2023
Bấm vào đây để xem bản đồ tương tác của ISW về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Bản đồ này được cập nhật hàng ngày cùng với các bản đồ tĩnh có trong báo cáo này.
Nhấp vào đây để xem bản đồ địa hình kiểm soát địa hình 3D của ISW ở Ukraine. Bạn nên sử dụng máy tính (không phải thiết bị di động) để sử dụng công cụ nặng dữ liệu này.
…Continue ReadingTin tức chiến sự Gaza: PTT Harris nói Hoa Kỳ cương quyết không đưa quân tới Israel hoặc Gaza *Mỹ ép Israel khôi phục truyền thông ở Gaza *Israel phản kích vào nguồn phóng hỏa tiễn của Syria
Nghe thấy tiếng nổ ở Haifa, máy bay đánh chặn được nhìn thấy phát nổ trên bầu trời * Chủ nghĩa bài Do Thái tại sân bay Dagestan bị lên án khi máy bay Israel tấn công * IDF không kích nhắm vào các bệ phóng tên lửa ở Syria
Bởi NHÂN VIÊN TOI Hôm nay, 4:55 sáng
Phó Tổng thống Kamala Harris trong bữa tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao ở Washington, Thứ Năm, ngày 26 tháng 10 năm 2023. (AP/Jose Luis Magana)
Tờ Times of Israel đang viết blog trực tiếp về các sự kiện ngày thứ Hai khi chúng diễn ra.
Còi báo động tên lửa đã vang lên trong cộng đồng Netiv Ha’asara, ngay phía bắc biên giới Gaza.
…Continue ReadingTin ngắn Việt Nam *Hải Phòng: Cháy nhà dân sát trạm biến thế *TP. SG: phát hiện thịt gà ôi thiu, tại trường *Nước cấp cho khu đô thị Thanh Hà nhiễm khuẩn E.coli *Hà Nội: Hàng loạt khu dân cư mất nước
Cập nhật tin tức Israel-Gaza 29/10/2023: *Israel gửi thêm quân vào Gaza *LHQ cảnh báo Gaza ‘ngày càng tuyệt vọng’ *Israel xây dựng quân đội để tự vệ trước Iran *Internet ‘được phục hồi một phần ở Gaza’ *Palestine cần tiếp quản Gaza sau chiến tranh’ *Hàng nghìn người tấn công kho thực phẩm ở Gaza
Không quân Israel (IAF) tấn công 150 đường hầm, hầm trú ẩn của Hamas; xe tăng ở Gaza; Gallant: Chiến tranh bước vào giai đoạn mới
IDF cho biết họ đã tiêu diệt một số kẻ khủng bố, bao gồm cả người đứng đầu lực lượng không quân Hamas; cuộc tấn công của lực lượng mặt đất được tăng cường vẫn tiếp tục; không có người Israel bị thương trong các cuộc đụng độ
Bởi EMANUEL FABIAN Hôm nay, 10:47 sáng Cập nhật lúc 4:24 chiều
Hình ảnh này được lấy từ đoạn phim của AFP TV cho thấy lửa và khói bốc lên trên Thành phố Gaza trong cuộc tấn công của Israel vào cuối ngày 27 tháng 10 năm 2023. (Yousef Hassouna/AFP)
…Continue ReadingNgày 27 tháng 10 năm 2023 – Báo chí ISW
Cập nhật về Iran, ngày 27 tháng 10 năm 2023
Andie Parry, Ashka Jhaveri, Annika Ganzeveld, Brian Carter và Peter Mills
Bản cập nhật Iran cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của Iran và do Iran tài trợ ở nước ngoài làm suy yếu sự ổn định trong khu vực và đe dọa các lực lượng cũng như lợi ích của Hoa Kỳ. Nó cũng bao gồm các sự kiện và xu hướng ảnh hưởng đến sự ổn định và ra quyết định của chế độ Iran. Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng (CTP) tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cung cấp những thông tin cập nhật này thường xuyên dựa trên các sự kiện trong khu vực. Để biết thêm về sự phát triển ở Iran và khu vực, hãy xem bản đồ tương tác của chúng tôi về Iran và Trung Đông.
…Continue ReadingISW đánh giá chiến sự Nga – Ukraine ngày 27/10/2023
Ngày 27 tháng 10 năm 2023 – Báo chí ISW
Christina Harward, Nicole Wolkov, Grace Mappes, Riley Bailey và Frederick W. Kagan
Ngày 27 tháng 10 năm 2023, 5:45 chiều theo giờ ET
Lưu ý: Hạn chót cung cấp dữ liệu cho sản phẩm này là 12:30 trưa ET ngày 27 tháng 10. ISW sẽ đưa ra các báo cáo tiếp theo trong Đánh giá Chiến dịch Tấn công của Nga ngày 28 tháng 10.
…Continue ReadingIDF cho biết căn cứ hoạt động chính của Hamas nằm dưới Bệnh viện Shifa ở Thành phố Gaza
Nhóm khủng bố bị buộc tội quân sự có một số khu phức hợp ngầm dưới bệnh viện lớn nhất Gaza, cho biết ‘hàng trăm kẻ khủng bố tràn vào bệnh viện để ẩn náu’ sau vụ thảm sát ngày 7 tháng 10
Bởi EMANUEL FABIAN và NHÂN VIÊN TOI27 tháng 10 năm 2023, 8:53 chiều
Người phát ngôn của IDF Daniel Hagari thông báo ngắn gọn với giới truyền thông rằng trung tâm hoạt động chính của Hamas nằm trong Bệnh viện Shifa của Gaza, ngày 27 tháng 10 năm 2023 (Ảnh chụp màn hình Youtube; được sử dụng theo điều khoản 27a của Luật Bản quyền)
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Sáu 27/10/2023: *Ls Võ An Đôn đến Hoa Kỳ định cư *Sài Gòn có đường ngập nửa năm! *Thiếu thuốc, vật dụng y tế, bệnh nhân đành ‘chết’ *Hà Nội: hơn 1.000 căn nhà xây sai phép *61 người Việt được giải cứu khỏi lừa đảo ở Myanmar *Bắc Giang cháy lớn tại Khu công nghiệp *Sơn La: Nữ nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào thức ăn học sinh *Đà Nẵng: Cháy lớn cơ sở sản xuất nước yến …
Quê Hương tổng hợp
Luật sư Võ An Đôn và gia đình đến Hoa Kỳ để định cư
RFA – 27/10/2023
Gia đình luật sư Võ An Đôn ở sân bay Dulles (Hoa Kỳ) trưa 26/10/2023
Facebook Đôn An Võ
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 27/10/2023: *Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật chi tiêu đầu tiên *Tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson gặp TT Biden *Lý Khắc Cường Cựu Thủ tướng TQ qua đời *Thành lập tiểu đoàn toàn người Nga chống Putin *NASA thử nghiệm drone vũ trụ *Nga tiếp phái đoàn Hamas và Iran
Võ Thái Hà tổng hợp
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật chi tiêu đầu tiên dưới nhiệm kỳ của tân chủ tịch
Jackson Richman – Thứ sáu, 27/10/2023
Dự luật phân bổ ngân sách được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu theo đường hướng đảng phái với tỷ lệ 210-199.
Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 03/10/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
…Continue ReadingCập nhật tin tức Israel-Gaza ngày 27/10/2023: *IDF bắn các hỏa tiễn chống tăng của Hamas; tiêu diệt chỉ huy cao cấp của Hamas *Tổng số con tin ở Gaza tăng lên 229 *Máy bay Mỹ tấn công Syria trả đũa cuộc tấn công vào căn cứ của Mỹ *IDF ‘đột kích mục tiêu từ biển’ *Hamas và Iran gặp nhau tại Moscow *Phát ngôn viên Hamas bỏ phỏng vấn của BBC *Israel ném bom Gaza 50 con tin thiệt mạng (báo Nga nói)
Đã cập nhật 4 phút trước
Israel cho biết quân đội đã tiến hành chiến dịch trên bộ ở Dải Gaza
Ngày 26 tháng 10 năm 2023 4:06 sáng CẬP NHẬT Ngày 26 tháng 10 năm 2023 7:08 sáng
Cập nhật chiến tranh Ukraine-Nga 26/10/2023 (#610): *Tướng Nga ‘hy sinh quân’ khi tấn công Avdiivka *EU tiếp tục hỗ trợ Ukraine *Đạn dược Bắc Triều Tiên đã tới Nga; Mỹ, Nam Hàn, Nhật lên án *Ukraine ‘chuẩn bị mùa đông mất điện’ *Nga ‘nhắm mục tiêu nhà máy hạt nhân bằng UAV’ *509 trẻ em Ukraine thiệt mạng, 1.139 bị thương trong cuộc chiến *Tổng tổn thất của Nga: 297.120 quân; 5.141 xe tăng; 9.715 xe bọc thép; hệ thống pháo binh 7.155…
Chuyện Việt Nam Thứ Năm 26/10/2023: *Quốc tế lên án CSVN biệt giam Trịnh Bá Phương *Hoa Kỳ nói giúp Việt Nam đấu giá mỏ đất hiếm *Biển Đông: Hoa Kỳ và đồng minh tập trận *Công ty Novaland Việt Nam bị áp lực từ các chủ nợ
Quê Hương tổng hợp
Liên minh nhân quyền quốc tế lên án chính phủ vì biệt giam Trịnh Bá Phương
RFA – 26/10/2023
Bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương (giữa) và Trịnh Bá Tư
Đài Quan sát Bảo vệ Người Hoạt động Nhân quyền (Đài Quan sát), một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT) lên án Chính phủ Việt Nam trong việc đánh đập và trừng phạt nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cũng như đối xử vô nhân đạo đối với mẹ và em trai cùng bị bắt giam tùy tiện từ năm 2020.
…Continue ReadingThời sự Thứ Năm 26/10/2023: *Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ *Mỹ cấm Nvidia bán bán dẫn AI cho TQ *TĐ Gavin Newsom gặp Tập Cận Bình *Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu bị TQ tấn công *Con tin 85 tuổi nói về mạng lưới đường hầm như ‘mạng nhện’ của Hamas
Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ
26/10/2023
Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson, một người bảo thủ có ít kinh nghiệm lãnh đạo, được bầu làm chủ tịch Hạ viện Mỹ vào ngày 25/10/2023.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Tư 25 tháng 10 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Uan Tieu -Chuyện người đàn bà treo cổ.
Sài-gòn, ngày 25/10/2023.
Chuyện ả kia treo cổ
Để lại bốn trăm ngàn
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 25/10/2023: *BT Quốc phòng TQ Lý Thượng Phúc bị cách chức *Ngoại giao hàng đầu TQ gặp Blinken và Sullivan ở Hoa Thịnh Đốn *Pháp đề nghị liên minh quốc tế chống lại Hamas *Cản bước của Sáng kiến Vành đai và Con đường *Philippines và Trung Quốc đang trên đà xung đột?
Võ Thái Hà tổng hợp
Lý Thượng Phúc: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị cách chức
Tác giả, George Wright BBC News
25/10/2023
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
…Continue ReadingNga chặn máy bay ném bom Mỹ Scholz sẽ viện trợ Ukraine *Nga và Iran tăng quan hệ *Nga nói phá hủy 03 tàu UAV Ukraine ở Crimea *Moldova chặn truyền thông Nga *EU sắp chấm dứt phụ thuộc nhiên liệu của Nga *Ukraine liên doanh quốc phòng với Đức *Ukraine áp lực lên Crimea *Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen *Nga vẫn dựa vào ‘Storm-Z’
023 • 3:23 chiều
Chuyện Việt Nam Thứ ba 24 tháng 10 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Chính phủ VNCS dự kiến vay hơn 676.000 tỷ đồng vào năm 2024
23/10/2023
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo trước Quốc hội ngày 23/10.
Báo Giao thông
Chính phủ Việt Nam dự kiến tổng nhu cầu vay hơn 676.000 tỷ đồng vào sang năm 2024, trong đó gần 55,2% vay bù đắp bội chi ngân sách.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo trước Quốc hội như vừa nêu ngày 23/10.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội- ông Lê Quang Mạnh cũng cho biết việc vay để trả nợ gốc của Việt Nam có xu hướng tăng; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đã tiệm cận mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội.
Ông Lê Quang Mạnh nêu rõ “Báo cáo của Chính phủ chưa phân tích kỹ về hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả huy động vốn gắn với nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Qua số liệu quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm cho thấy số chuyển nguồn ngân sách lớn, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài rất chậm; trong khi ngân sách phải đi vay để bù đắp bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực.”
Ông Hồ Đức Phớc báo cáo dự báo đến cuối năm 2024 dư nợ công khoảng 39-40% GDP; nợ Chính phủ khoảng 37-38% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 38-39% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước khoảng 23-24%; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ dự kiến ở mức 8-9%.
Việt Nam và Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Trần Văn Thọ
Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường (BRI) lần thứ ba tổ chức tại Bắc Kinh vừa bế mạc hôm kia (18/10/2023).
BRI là chương trình phát triển quốc tế hoành tráng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trương năm 2013. Đây là sáng kiến nối Trung Quốc với Á châu và Âu châu, gồm một Vành đai (One Belt) xuyên lục địa từ Trung Quốc qua vùng Trung Á đến Âu châu, và một Con đường (One Road) từ Trung Quốc xuyên qua Biển Đông và Ấn Độ dương đến châu Âu.
BRI ra đời đúng lúc kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cũng là lúc Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo tối cao với tham vọng thực hiện giấc mơ Trung Hoa đưa Trung Quốc trở lại thời hoàng kim. Mục đích của BRI được đề ra là chia sẻ thành quả phát triển với các nước liên quan qua hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Một trong những công cụ thực hiện là lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu (AIIB). Trung Quốc hy vọng, qua sáng kiến này trước mắt là đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp nặng (điển hình là thép) đang sản xuất dư thừa, và trong dài hạn tạo quan hệ thân thiện với các nước tham gia BRI.
Qua 10 năm thực hiện, nhìn chung BRI không đạt mục tiêu như Trung Quốc mong muốn. Những nước tham gia BRI tích cực thì mắc vào bẫy nợ như Sri Lanka và Lào, hoặc có nguy cơ phụ thuộc sâu vào Trung Quốc như Cambodia. Cảng biển Shihanoukville của Cambodia được xem như là mô hình của việc tham gia BRI. Vốn đầu tư do Trung Quốc cung cấp, và kết quả là tư bản Trung Quốc chiếm tới 95% khách sạn, nhà hàng ở đây và thành phố biển nầy tràn ngập trung tâm du lịch (resorts) và sòng bạc (casino) với các bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.
Ở Âu châu nước tiên tiến duy nhất tham gia BRI là Ý nhưng gần đây đã tuyên bố rút lui vì thấy không có lợi ích như kỳ vọng. Tàu chở hàng Trung Á được xây dựng để chuyển chở hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước Âu châu là một biểu tượng cụ thể của BRI nhưng hoạt động rất kém, kết cuộc chủ yếu được dùng cho di chuyển vật tư, hàng hóa giữa Trung Quốc và Nga. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Daiwa, từ 2012 đến 2022, hơn 150 nước đã ký cam kết tham gia BRI nhưng mậu dịch giữa họ với Trung Quốc không tăng đáng kể, trừ Nga và một số nước ASEAN.
Trong thời gian qua, có yếu tố khách quan là đại dịch trong các năm 2021-2022 làm đình trệ nhiều dự án, nhưng chủ yếu là do chủ quan và tham vọng của Trung Quốc muốn áp đặt và chi phối những nước cần vay vốn của họ để xây hạ tầng.
Có lẽ đã thấy kết quả 10 năm qua không như mong muốn và bị thế giới phê phán, trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trương sẽ ưu tiên chất lượng dự án và tăng tính tự chủ của các nước tham gia.
Việt Nam ở tư thế và vị trí không thể không tham gia BRI nhưng cần thận trọng đối với các dự án cụ thể, nhất là nên so sánh các điều kiện về công nghệ, về vốn giữa Trung Quốc với các nước khác như Mỹ, Nhật. Một điểm quan trọng nữa là cần tránh phụ thuộc quá sâu vào kinh tế Trung Quốc (hay với kinh tế một nước nào khác). Hiện nay, tuy chưa tham gia cụ thể vào các dự án lớn liên quan BRI, nhưng Trung Quốc đã chiếm một vị trí rất lớn trong nhập khẩu (trên 30% những năm gần đây) và đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam (vị trí số 2 trong 9 tháng đầu năm 2023. Nếu gộp Hồng Kông vào Trung Quốc thì Trung Quốc chiếm vị trí số 1).
Trung Quốc đã đầu tư nhiều tại Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa thấy có dự án nào có trình độ công nghệ cao và quy mô lớn để có thể góp phần làm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam lên cao hơn. Đó là chưa xét đến các yếu tố về chất như trình độ quản trị doanh nghiệp (corporate governance) và văn hóa kinh doanh, những yếu tố thường chưa được xác lập tại những nước mới phát triển.
Tuấn Khanh – Hán hóa Tây Tạng
Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.
Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet – ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.
“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.
Một nguồn tin địa phương của Tây Tạng cho biết thêm, một số học sinh trung học cơ sở sẽ được phép hoàn thành chứng chỉ tốt nghiệp bằng tiếng Tây Tạng trong hai năm tới. Từ năm 2025, bài học cho tất cả các lớp ở tất cả các môn sẽ chỉ được giảng dạy, làm bài bằng tiếng Quan Thoại.
ICT cho biết các lệnh cấm gần đây đối với tiếng Tây Tạng, vốn là ngôn ngữ chính trong học đường ở miền đông Tây Tạng, là một phần trong chiến dịch lớn của chính phủ Trung Quốc nhằm xóa bỏ văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng.
Điều này cũng áp dụng trong toàn bộ các trường nội trú cưỡng bức của Trung Quốc dành cho hơn 1 triệu trẻ em Tây Tạng, một hệ thống chủ trương tách trẻ em khỏi gia đình, ngôn ngữ và văn hóa của chúng. Nhiều năm nữa, những trẻ em Tây Tạng có thể sẽ chỉ còn nhớ về ngôn ngữ dân tộc mình như một loại cổ ngữ.
Tiêu diệt văn hóa, là tiêu diệt ý chí sống còn của một sắc tộc. Trong đó, loại bỏ dần ngôn ngữ, đổi tên họ con người, và hủy diệt các di tích lịch sử của sắc tộc đó, là phương thức chủ đích được Trung Quốc áp dụng từ vài chục năm nay.
TUẤN KHANH 22.10.2023
CSVN tuyệt vọng về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
24/10/2023
Đời sống người dân càng lúc càng khó khăn
Nhà cầm quyền CSVN không còn hy vọng về mức độ tăng trưởng kinh tế đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm khi tình hình thế giới diễn biến bất ổn hơn.
Quốc Hội CSVN bắt đầu họp khóa cuối năm 2023 từ ngày 23 Tháng Mười, và chỉ kéo dài năm tuần lễ để bàn tán chiếu lệ cho có màu mè dân chủ một chương trình nghị sự được chuẩn bị sẵn để “gật đầu thông qua theo lệnh đảng.”
Đến Quốc Hội đọc báo cáo kết quả thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, ông Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng không thấy còn cam kết hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 6.5% đã đề ra từ đầu năm mà nhìn nhận chỉ có thể “đạt trên 5%” vì xuất cảng giảm sút. Các nước tiêu thụ hàng hóa xuất xứ Việt Nam bị ảnh hưởng từ các bất ổn toàn cầu dẫn đến giảm sút nhập cảng.
Tuy nói hơi khác vị bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư dưới quyền, Thủ Tướng Phạm Minh Chính giữ thể diện tuyên truyền khi nói trong bản báo cáo tại Quốc Hội rằng: “Tăng trưởng khoảng 6-6.5%” cho năm nay trong khi giới chuyên viên kinh tế trong ngoài nước đều dự báo với những con số thấp hơn rất nhiều.”
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng phần lớn dựa vào khối hàng hóa xuất cảng từ các hãng xưởng ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam. Khi các nước nhập cảng gặp các khó khăn kinh tế, ảnh hưởng dây chuyền đến những nước đóng vai cung cấp hàng hóa như Việt Nam không tránh khỏi. Các định chế tài trợ quốc tế khuyến cáo Việt Nam nên thúc đẩy tiêu thụ nội địa nhưng khi người dân mất việc hàng loạt thì sức tiêu thụ nội địa còn đi xuống hơn nữa.
Từ chuyên viên kinh tế của định chế tài trợ quốc tế IMF đến ngân hàng quốc tế HSBC hay chuyên viên kinh tế nội địa, họ đều không nhìn thấy khả năng hồi phục tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam, dựa trên các chỉ dấu đang diễn ra.
Ngày 22 Tháng Mười, tờ Lao Động thuật ý kiến của ông Đinh Trọng Thịnh, một chuyên viên kinh tế tài chính của Học Viện Tài Chính ở Hà Nội, cho rằng kinh tế của Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 5% cho năm nay vì “khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi.” Đã sang quý 4 rồi trong khi ba quý trước chỉ đạt được tăng trưởng 4.42%, lại còn nhiều khó khăn vẫn diễn ra phía trước mặt.
Hai tuần lễ trước, một chuyên viên của ngân hàng quốc tế HSBC phát biểu trong một buổi hội thảo, cũng cho rằng tính chung cả năm 2023, Việt Nam tăng trưởng nhiều lắm cũng chỉ được 5%, theo tường thuật của tạp chí Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn. Tuy nhiên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) định chế tư vấn chính sách kinh tế tài chính cho Việt Nam, không lạc quan đến như vậy.
(Theo Người Việt)
Bình Dương: Một Hiệu phó không giảng dạy vẫn nhận lương suốt 19 tháng
Trường THCS Vĩnh Hòa. (Ảnh: google-maps)
Trong suốt 19 tháng (từ tháng 4/2021 đến 10/2022), một hiệu phó trường THCS ở Bình Dương nghỉ làm không phép nhưng vẫn nhận lương.
Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) vừa ký ký ban hành kết luận thanh tra các vấn đề về đào tạo, sử dụng ngân sách nhà nước tại Trường THCS Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hòa).
Theo kết luận, Trường THCS Vĩnh Hòa đã ban hành một số văn bản phục vụ công tác quản lý, phân công nhiệm vụ tư vấn tâm lý, hỗ trợ trực tuyến… không đảm bảo theo quy định về trình tự thủ tục, thời gian ban hành văn bản, không vào sổ đăng ký văn bản đi, không lưu trữ tại văn thư; Việc phân công nhiệm vụ giảng dạy chưa phù hợp, có giáo viên không đủ số giờ chuẩn, có giáo viên quá nhiều giờ dẫn đến phải chi trả tiền thêm nhiều giờ.
Cơ quan chức năng xác định trường chi sai hơn 306 triệu đồng chế độ thêm giờ năm học 2020-2021, năm học 2021-2022 cho giáo viên. Bên cạnh đó, Trường THCS Vĩnh Hòa chi sai chế độ khoa học kỹ thuật năm học 2019-2020 và chi sai chế độ bồi dưỡng tiết thực hành cho giáo viên dạy Thể dục.
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ Phó Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa Vũ Văn Đoàn thực hiện giờ giấc làm việc không đảm bảo 8 giờ/ngày, nghỉ làm không phép, không thực hiện nhiệm vụ giảng dạy từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2022, không đảm bảo các nhiệm vụ quản lý được phân công phụ trách về lĩnh vực cơ sở vật chất, y tế…
Đối với Hiệu trưởng trường là ông Hoàng Đức Tú, kết luận thanh tra cho thấy ông này chưa làm hết trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý tại Trường THCS Vĩnh Hòa; Không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh ông Đoàn trong việc thực hiện giờ giấc làm việc, trách nhiệm làm việc, giảng dạy và nêu gương của viên chức quản lý, không báo cáo Phòng GD-ĐT nội dung sai sót trong việc công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho ông Vũ Văn Đoàn.
Từ những sai phạm trên, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo chỉ đạo các đơn vị liên quan thu hồi danh hiệu Lao động tiên tiến và chế độ tiền thưởng đối với ông Vũ Văn Đoàn, đề xuất xử lý trách nhiệm hành chính đối với ông Đoàn và ông Tú.
Trước đó, việc Phó hiệu trưởng Vũ Văn Đoàn không làm việc mà vẫn nhận lương gây lãng phí, thậm chí còn được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến năm học 2021-2022, giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa đã làm đơn kiến nghị gửi các đơn vị.
Giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa còn nêu các vấn đề sai phạm trong công tác quản lý của Ban giám hiệu như: việc dạy học thêm trái quy định; làm sai thừa giờ, ký thay chữ ký trong bảng kê khai thừa giờ năm học 2021-2022…
Minh Long
Chương trình chấn hưng văn hóa 340.000 tỷ: Dư luận “hiểu hơi nặng nề về kinh phí”?
Một đứa trẻ nghèo bám vào hàng rào tại Sapa, 2018. (Ảnh minh họa: Aleksei Liashchenko/Shutterstock)
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL thừa nhận từ tên gọi, phạm vi và nguồn lực của chương trình đều đang phải xem xét lại, trong đó khó khăn lớn nhất là về nguồn tiền – dự toán 340.000 tỷ đồng “chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam”.
Chiều 22/10, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến về công tác năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024 đối với các lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách, gồm: văn hóa, thể thao, du lịch, tín ngưỡng, tôn giáo, thông tin – truyền thông; giáo dục và đào tạo; thanh niên và trẻ em.
Trong lĩnh vực văn hóa, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được đại diện Bộ VH-TT&DL – Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề cập đến.
Bà Thủy cho biết Bộ này đang phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ sớm trình các cấp có thẩm quyền về chương trình này. Tuy nhiên, hiện còn một số vấn đề cần quan tâm như tên gọi, phạm vi và nguồn lực của chương trình.
Về phạm vi, bà Thủy cho hay rất nhiều ý kiến băn khoăn là văn hóa con người rất rộng, nếu “không đề cập một cách hài hòa, phù hợp thì vấn đề con người trong chương trình mục tiêu có sự mờ nhạt nên Bộ đang nghiên cứu”.
Về tên gọi, hiện cũng có nhiều ý kiến băn khoăn như tên gọi mà Bộ Chính trị đã giao – Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam – hay chỉ đơn giản là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.
Về nguồn lực, theo bà Thủy đây là khó khăn lớn nhất. Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL nói có nhiều ý kiến băn khoăn và cho rằng chưa có đủ căn cứ để quy định trình nguồn lực.
“Tất cả các vấn đề, Bộ cũng đang rất tích cực nghiên cứu để sớm đề xuất các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện”, bà Thủy nói.
Trước thông tin do Bộ VH-TT&DL vừa công bố, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng nguồn lực ít hay nhiều sẽ có sự cân đối, điều quan trọng nhất là chương trình sẽ ưu tiên, tập trung cho việc gì và giải quyết thế nào.
“Giả sử một di tích văn hóa, khu di tích nếu chỉ duy tu bảo trì cái lõi thì kinh phí ít, nhưng cải tạo toàn bộ khuôn viên, còn làm du lịch thì ra kinh phí rất khác” – ông Vinh lấy dẫn chứng.
Từ đó, ông Vinh cho rằng Bộ VH-TT&DL nên nêu rõ hướng thứ tự ưu tiên thế nào, làm cái nào chính, cái nào trước và khi có nguồn lực làm tổng thể hơn, bài bản hơn và khi đó cần nguồn lực lớn hơn.
Về tổng vốn kinh phí mà các bộ đang lo ngại, ông Vinh cho rằng là do “thiếu thông tin”, khiến mọi người chưa hiểu về chương trình, nói theo cách của ông Vinh là dư luận “hiểu hơi nặng nề về kinh phí”.
“Tôi cho rằng vấn đề lớn nhất gần đây là thiếu thông tin. Ngay cả chúng tôi đọc báo mới biết con số 350.000 tỷ chứ cũng chưa biết, chưa hình dung nó thế nào. Dân cũng vậy thôi, tiếp cận nhiều thông tin đâu đó không đầy đủ. Do đó, thay vì con số tổng thì Bộ VH-TT&DL cần giải thích cho người dân việc cần làm thì tôi cho rằng xã hội sẽ ủng hộ thôi”– Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục nói.
Theo nội dung trình Phó thủ tướng hồi cuối tháng 8, Bộ VH-TT&DL cho biết kinh phí để thực hiện chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt trong giai đoạn 2025-2035 là 350.000 tỷ đồng.
Cho ý kiến về chương trình, Bộ KH-ĐT, Bộ Nội vụ… đề nghị Bộ VH-TT&DL cần làm rõ đề xuất để đưa ra con số kinh phí trên, trong khi Bộ Y tế, Viện Nghiên cứu văn hóa (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) lo ngại về tính hiệu quả, cần thiết của chương trình.
Viện Nghiên cứu văn hóa (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng chương trình này dành phần lớn kinh phí để xây dựng hạ tầng cơ sở nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng…, và đây là việc cần đánh giá một cách thận trọng.
Đơn vị này cho rằng đầu tư hạ tầng là việc làm cần thiết nhưng thiếu cân đối vì việc tập trung quá nhiều kinh phí để xây dựng, cải tạo các công trình văn hóa chưa đi đôi với việc làm thế nào để phát triển các hoạt động văn hóa tương ứng. Trên thực tế, các công trình văn hóa “hiện đại” như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện ở vùng nông thôn được đầu tư rất lớn từ các chương trình phát triển như Chương trình Nông thôn mới nhưng chưa được sử dụng đúng công năng và chưa thu hút được các hoạt động văn hóa của người dân địa phương. Các bảo tàng, nhà hát cũng không hoạt động thường xuyên do chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Nguyễn Quân
Kiều hối về TP HCM trong chín tháng vượt cả năm 2022
23/10/2023
Lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) tính đến cuối tháng 9/2023 đã vượt cả năm 2022; ở mức 6 tỷ 687 triệu USD.
AFP
Lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) tính đến cuối tháng 9/2023 đã vượt cả năm 2022; ở mức 6 tỷ 687 triệu USD.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ông Nguyễn Đức Lệnh, cho biết vào chiều ngày 23/10 và truyền thông Nhà nước loan đi.
Số liệu vừa nêu cho thấy mức tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái và hơn 101% so với cả năm 2022.
Lượng kiều hối đổ về TP HCM như vừa nêu được ông Nguyễn Đức Lệnh thừa nhận là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế và xã hội; tác động hỗ trợ và tích cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Thông tin vừa nêu được đưa ra vào khi Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam, ông Nguyễn Chí Dũng, cũng vào chiều 23/10 phát biểu rằng sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp trong nước đã đến mức giới hạn.
Ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gặp nhiều thách thức, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài.
Theo Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính bị chậm lại; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%, nợ xấu có xu hướng tăng, chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nhiệp tiềm ẩn rủi ro.
Thủ tướng Chính phủ Hà Nội, ông Phạm Minh Chính, báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào sáng 23/10 rằng tăng trưởng GDP năm nay chỉ đạt trên 5%, thấp hơn mức Quốc hội giao. Lý do vì nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến kéo dài đến ngày 28/11 tới đây.
Thời sự Thứ Ba 24/10/2023: *Pháp thuyết phục Israel “hưu chiến nhân đạo” *ĐHĐ LHQ họp về Israel-Hamas *Căn cứ Mỹ ở Iraq bị tấn công bằng hỏa tiễn *Vương Nghị đến Mỹ bàn về Trung Đông *TCB: Hội cựu sinh viên Âu Mỹ là thành viên của Mặt trận thống nhất TQ *Trường học Đức bị đe dọa đánh bom *Thái Lan tiếp xúc nước Hồi Giáo về con tin *Điểm tin báo Pháp (RFI)…
Võ Thái Hà tổng hợp
Tổng thống Pháp Macron thuyết phục Israel “hưu chiến nhân đạo”
Thu Hằng /RFI
24/10/2023
Phải chờ đến hai tuần sau vụ tấn công khủng bố của Hamas nhắm vào thường dân Israel và sau các chuyến công du của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đến Tel Aviv ngày 24/10/2023 để thể hiện “đoàn kết” với người dân và chính phủ Israel. Theo dự kiến, chiều cùng ngày, nguyên thủ Pháp đến Ramallah gặp tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) bắt tay đồng nhiệm Israel Isaac Herzog trong cuộc gặp ở Jerusalem, Israel, ngày 24/10/2023. AFP – CHRISTOPHE ENA
Trong buổi làm việc với tổng thống Israel Isaac Herzog, được AFP trích dẫn, nguyên thủ Pháp “bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết, chia sẻ nỗi đau” với Israel trước “cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng nhắm vào người dân và Nhà nước” Do Thái. Tuy nhiên, ông Macron kêu gọi không “mở rộng cuộc xung đột” giữa Israel và phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas.
“Mục tiên trước tiên” là trả tự do cho tất cả các con tin đang bị giữ ở Gaza. Pháp có vài chục công dân bị Hamas bắt làm con tin, trong đó có “nhiều trẻ em”, nhưng hiện vẫn chưa xác định được con số chính xác. Có 30 người song tịch Pháp-Israel đã bị sát hại trong tổng số hơn 1.400 chết trong vụ tấn công của Hamas. Ngay khi đến sân bay David-Ben-Gourion ở Tel Aviv, tổng thống Macron đã dành một tiếng để gặp người thân của nhiều nạn nhân Pháp trong vụ tấn công và bị bắt làm con tin.
Ngoài ra, theo đặc phái viên RFI Valérie Gas từ Tel Aviv, nguyên thủ Pháp còn đặt ra nhiều cao vọng khác trong chuyến đi này :
Ông Emmanuel Macron từng tuyên bố là sẽ đến Israel khi chuyến công du của ông có thể mang lại “những giải pháp hữu ích”. Theo điện Elysée, thời khắc dường như đã đến sau nhiều ngày được nguyên thủ Pháp dành để giải quyết hậu quả của vụ tấn công khủng bố ở Arras (một kẻ theo Hồi Giáo cực đoan đâm dao giết chết một giáo viên). Trong suốt thời gian đó, ông Macron cố duy trì “đoàn kết dân tộc” ở trong nước.
Theo những cộng sự thân cận, ông Macron hiện “hoàn toàn sẵn sàng” để đến vùng Trung Đông với nhiều mục tiêu. Trước tiên là gửi thông điệp “đoàn kết” đến người dân Israel và những nạn nhân trong vụ tấn công của Hamas mà ông gặp gia đình họ. Đó là điều tiên quyết theo quan điểm của điện Elysée.
Nhưng sau đó, nguyên thủ Pháp sẽ đưa ra nhiều đề xuất hành động để ngăn tình trạng “leo thang” ở trong vùng và mở ra một viễn cảnh chính trị cho hòa bình mà theo Paris, sẽ phải thông qua việc thành lập một Nhà nước Palestine. Rất nhiều cao vọng mà ông Macron sẽ trình bày với chính quyền Israel và các nhà lãnh đạo các nước trong vùng với hy vọng đạt được “hưu chiến nhân đạo”. Nhưng ưu tiên trước mắt đối với ông Macron, đó là cố đưa tất cả các con tin bị Hamas bắt giữ ra khỏi Gaza.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn bị họp về Israel-Hamas
Tình hình căng thẳng Israel-Hamas sẽ được đưa ra thảo luận trong phiên họp khẩn sáng thứ Năm 26/10/2023 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Theo trang NHK, Jordani và nhiều nước Ả Rập đã yêu cầu phiên họp bất thường này sau khi vào tuần trước, Hội Đồng Bảo An không thông qua được nghị quyết kêu gọi hưu chiến nhân đạo. Các quốc gia Ả Rập muốn gây sức ép đối với Israel trong khi nước này chuẩn bị một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn vào Gaza. Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên trong vòng 5 năm qua của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình hình Palestine.
Căn cứ của Mỹ ở Iraq bị tấn công bằng hỏa tiễn
Hội An
Căn cứ Ain al-Assad của Mỹ ở Iraq đã bị tấn công bằng tên lửa. (Ảnh: AP).
Ngày hôm qua (22/10), một nguồn tin quân sự cho hay, căn cứ Ain al-Assad của Hoa Kỳ ở Iraq đã bị tấn công bằng tên lửa.
Các báo cáo cho biết, âm thanh của một vụ nổ đã được nghe thấy từ bên trong căn cứ Ain al-Assad sau vụ tấn công.
Trước đó 2 ngày, căn cứ quân sự của Mỹ ở Ain al-Assad này cũng đã bị tấn công bằng máy bay không người lái. Và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận rằng, một trong những binh sĩ của họ đã chết vì cơn đau tim trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ này.
Sau đó, Lực lượng Kháng chiến Iraq đã tiếp tục công khai nhắm mục tiêu vào căn cứ của Hoa Kỳ ở khu vực Kurdistan bằng hai máy bay không người lái khác. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ không quân Al-Harir của Mỹ khiến một số lực lượng Mỹ bị thương.
Sau cái chết của các chỉ huy quân kháng chiến ở Iraq và Syria, quốc hội Iraq đã thông qua một đạo luật kêu gọi quân Mỹ rút khỏi đất nước này, và yêu cầu này vẫn chưa được quân đội Mỹ đáp ứng.
Vương Nghị sắp đi Washington bàn về Trung Đông
24/10/2023
Vương Nghị
Chính quyền Biden cho biết, Vương Nghị sẽ tới Hoa Kỳ vào cuối tuần này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông mà các quan chức Mỹ hy vọng Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế.
Vương sẽ đến thăm Washington từ ngày 26 đến ngày 28/10, gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan.
Chuyến đi sẽ là sự tham gia trực tiếp cấp cao nhất trước cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tập Cận Bình tại San Francisco vào tháng 11. Đây cũng là chuyến thăm đáp lại việc ông Blinken đến thăm Bắc Kinh vào mùa hè này.
Ưu tiên hàng đầu của Washington là đảm bảo sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và những bất đồng giữa họ về một loạt vấn đề từ thương mại đến Đài Loan và Biển Đông không chuyển thành xung đột.
Một quan chức nói với các phóng viên về chuyến đi Mỹ của Vương: “Chúng tôi tiếp tục tin rằng ngoại giao là cách tốt nhất để nêu ra các vấn đề thách thức, giải quyết những hiểu lầm và thông tin sai lệch, đồng thời tìm cách hợp tác với Trung Quốc ở những nơi mà lợi ích của chúng tôi giao nhau”.
Chuyến thăm cũng diễn ra khi Washington đang gửi viện trợ quân sự cho Israel và Ukraine, trong lúc Bắc Kinh ngày càng thân thiết hơn với Nga kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu và kêu gọi ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
Một quan chức Mỹ cho biết cả cuộc chiến Israel-Hamas và cuộc chiến của Nga ở Ukraine đều sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của Vương và nói thêm rằng Mỹ sẽ “thúc đẩy Trung Quốc thực hiện cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với cả hai vấn đề”.
Washington coi trọng khả năng của Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng đến Iran. Blinken, trong chuyến đi gấp rút tới Trung Đông vào tuần trước, đã điện đàm với Vương, yêu cầu ông này sử dụng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực để đảm bảo xung đột không mở rộng.
Trung Quốc liên tục kêu gọi kiềm chế và ngừng bắn để đáp trả việc Israel bắn phá Gaza sau các cuộc tấn công của Hamas khiến 1.400 người Israel thiệt mạng nhưng cũng gay gắt chỉ trích Israel.
Các quan chức Mỹ cho biết, các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Vương, đồng thời cho biết thêm rằng Washington quan ngại sâu sắc trước “các hành động gây bất ổn và nguy hiểm” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines, một đồng minh của Hoa Kỳ, hôm thứ Hai đã cáo buộc các tàu tuần duyên Trung Quốc “cố ý” va chạm với các tàu của nước này khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế, trong vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra ở vùng biển xung quanh bãi Cỏ Mây đang tranh chấp.
Ông Tập Cận Bình ‘vô tình làm lộ’ việc Hội cựu sinh viên Âu Mỹ là tổ chức thành viên của Mặt trận thống nhất Trung Quốc
Liên Thành
Ông Tập Cận Bình (ảnh: RIA Novosti).
Trong thư chúc mừng gửi Hiệp hội cựu sinh viên châu Âu và Mỹ , ông Tập Cận Bình đã nói rằng tổ chức này là một thành viên thuộc” mặt trận thống nhất ” và nằm dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ.
Các học giả đã nói rằng, ông Tập Cận Bình đã vô tình “làm lộ bí mật” về một Hội cựu sinh viên và điều này khiến người phương Tây phải bất ngờ, bởi những chiêu bài xâm nhập của ĐCSTQ luôn nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
Tân Hoa Xã đưa tin về sự kiện chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm thành lập Hội cựu sinh viên châu Âu và Mỹ. Ông Tập Cận Bình đã viết thư chúc mừng, mà nội dung thư xác định rằng Hội cựu sinh viên Âu-Mỹ là “một hiệp hội có tính đại chúng, trí tuệ cao và là mặt trận đoàn kết dân tộc” dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ.
Đại diện lãnh đạo Mặt trận Thống nhất Trung ương Trung Quốc đã đọc thư chúc mừng của ông Tập Cận Bình. Và trong các nội dung báo cáo tại buổi lễ truyền đi thông điệp rằng Hiệp hội cựu sinh viên Âu-Mỹ cần phải “tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Việc khẳng định Hiệp hội cựu sinh viên Âu Mỹ là một tổ chức trực thuộc Tổ chức Mặt trận và nằm dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi.
Nhiều người nói rằng, đến bây giờ họ mới biết Hiệp hội cựu sinh viên lại là một công cụ của Trung Quốc trong giấc mộng lớn của họ.
Lá thư chúc mừng của ông Tập Cận Bình quả thực đã tiết lộ một bí mật.
Nhiều ý kiến khác thì cho rằng, vốn dĩ nhiệm vụ của tổ chức Mặt trận là thống nhất là quy tụ các lực lượng, các nguồn lực và tinh hoa trong xã hội về dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và việc tồn tại của tổ chức mặt trận là để tránh sự đề phòng với tổ chức Đảng. Nên nhiều người trong nước, thậm chí ngoài nước từ lâu đã trở thành thành viên của tổ chức trực thuộc ĐCSTQ mà họ không hề hay biết. Giống như trường hợp của Hiệp hội cựu sinh viên Âu-Mỹ vậy.
Theo những tài liệu cho thấy, Hiệp hội cựu sinh viên Âu-Mỹ được sáng lập vào tháng 10/1913, và “Hiệp hội cựu sinh viên Âu Mỹ được xác định là một tổ chức hàng đầu của Tổ chức Mặt trận Thống nhất Trung Quốc.
Theo Website chính thức của Hiệp hội cựu sinh viên Âu Mỹ, hiệp hội hiện có 42 tổ chức địa phương, 2 thành viên nhóm, 15 chi hội quốc gia và khu vực, số thành viên cá nhân đã vượt quá 220.000 và có kết nối với hơn 100 nhóm du học sinh tại các đất nước lớn.
Nhiều trường học ở Đức bị đe dọa đánh bom, cảnh sát điều tra quy mô lớn
Cảnh sát Đức đang thực hiện nhiệm vụ. (Ảnh minh họa, không liên quan với bài viết: Pradeep Thomas Thundiyil/ Shutterstock)
Sáng thứ Hai (23/10), ít nhất 7 trường học ở Đức nhận được lời đe dọa đánh bom, cảnh sát đã mở chiến dịch điều tra quy mô lớn. Đài truyền hình ZDF của thành phố Mainz cũng phải sơ tán trong thời gian ngắn do bị đe dọa đánh bom. Không có quả bom nào được tìm thấy và không rõ ai đã gửi email đe dọa.
Theo truyền thông Đức, các thành phố hiện đang bị đe dọa đánh bom gồm Karlsruhe và Mannheim (bang Baden-Württemberg), Augsburg và Regensburg (bang Bavaria), Solingen và Wuppertal (bang North Rhine-Westphalia), các trường ở Erfurt (bang Thuringia).
Ít nhất 7 trường học trong khu vực đã nhận được email đe dọa đánh bom vào sáng thứ Hai (23/10), khiến cảnh sát phải mở chiến dịch hành động quy mô lớn.
Cảnh sát nhanh chóng đến các trường học để điều tra. Hầu hết các trường học bị đe dọa đều nhanh chóng sơ tán học sinh, và sử dụng chó nghiệp vụ để tiến hành rà soát bom.
Người phát ngôn cảnh sát giải thích, không tìm thấy đồ vật khả nghi hay dấu hiệu nguy hiểm nào khác tại hiện trường. Tính đến chiều thứ Hai (23/10), vẫn chưa rõ liệu có mối liên hệ giữa các mối đe dọa ở một số bang liên bang hay không.
Theo cảnh sát, một trường học ở khu Mannheim không bị khám xét. Email đe dọa được phát hiện vào thứ Hai (23/10), cảnh sát đã nhận được thông báo vào khoảng 8h sáng.
Một đội đặc nhiệm ngay lập tức được thành lập, và phân tích tình hình trước khi quyết định không thực hiện hành động tại chỗ, và không sơ tán trường học và khu dân cư.
Giám đốc trường Solingen đã thông báo cho cảnh sát về mối đe dọa đánh bom qua email vào tối Chủ nhật (22/10). Các sở cảnh sát khác cũng nhận được email có nội dung tương tự. Cơ quan An ninh Quốc gia Đức đã bắt đầu điều tra lý lịch của những email đe dọa này.
Cảnh sát giải thích rằng sau đó hiệu trưởng trường Solingen đã tự quyết định đóng cửa trường vào đêm thứ Hai (23/10). Cùng lúc đó, một trường học khác ở Wuppertal-Barmen cũng nhận được lời đe dọa đánh bom.
Đài truyền hình Đức ZDF cũng nhận được lời đe dọa đánh bom. Cảnh sát đã sơ tán một số tòa nhà của đài truyền hình của thành phố Mainz, bao gồm tòa nhà nghiệp vụ phát thanh truyền hình và tòa nhà cao tầng nơi đặt các bộ phận hành chính của đài.
Khoảng 600 nhân viên đài truyền hình đã phải nghỉ việc trong thời gian này. Tính đến trưa thứ Hai (23/10), đài truyền hình đã gỡ cảnh báo.
Hôm thứ Hai (23/10), Bảo tàng Tiền sử Quốc gia ở thành phố Halle cũng được sơ tán, do bị đe dọa đánh bom và được chó nghiệp vụ rà soát bom. Theo cảnh sát Halle, bảo tàng đã nhận được lời đe dọa đánh bom vào buổi sáng. Cảnh sát ngay lập tức thực hiện mọi biện pháp cần thiết dưới sự hỗ trợ của cảnh sát liên bang.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh một số nước châu Âu đang đặt cảnh báo an ninh ở mức cao sau khi xuất hiện nhiều thư đe dọa đánh bom nhằm vào các hạ tầng công cộng. Tuần trước, cảnh sát Đức cho biết 2 đối tượng chưa xác định danh tính đã ném 2 quả bom xăng vào một giáo đường Do Thái tại thủ đô Berlin. Rất may không có thương vong trong vụ việc này.
Vài tháng qua, thường xuyên có những lời đe dọa đánh bom nhằm vào các trường học và cơ quan công cộng ở Đức.
Trong những ngày gần đây, tại nước láng giềng Pháp, các mối đe dọa đánh bom cũng khiến người dân lo lắng. Chỉ riêng khu du lịch Versailles đã phải sơ tán 7 lần trong 8 ngày. Gần đây, các sân bay của Paris và Bảo tàng Louvre cũng là mục tiêu bị đe dọa đánh bom.
Từ ngày 18/10, các sân bay ở Pháp đã nhận được 70 cảnh báo bom giả, hầu hết được gửi từ cùng một địa chỉ thư điện tử (e-mail) đăng ký tại Thụy Sĩ.
Bình Minh (t/h)
Giải cứu con tin ở Gaza: Thái Lan tiếp xúc với các nước Hồi Giáo
Tại Thái Lan, chính phủ gia tăng các nỗ lực đàm phán nhằm giải thoát 19 con tin đang bị cầm giữ ở dải Gaza. Thủ tướng Srettha Thavisin dựa vào lập trường trung lập của Bangkok trong xung đột Israel và Palestine, cũng như việc xích lại gần một số nước Hồi Giáo có sức ảnh hưởng mạnh trong vùng.
Ảnh minh họa: Một lao động Thái Lan tại Israel, bị thương trong vụ Hamas tấn công Israel ngày 07/10/2023, được hồi hương về đến sân bay Suvarnabhumi (Bangkok – Thái Lan), ngày 12/10/2023. REUTERS – CHALINEE THIRASUPA
Từ thủ đô Bangkok, thông tín viên đài RFI, Carole Isoux cho biết thêm :
Để giải thoát các con tin của mình, Thái Lan trước hết đặt cược vào việc xích lại gần với nhiều nước trung gian, đi đầu là Iran. Trong cuộc họp báo, đại sứ Iran ở Thái Lan khẳng định rằng những con tin người Thái vẫn bình yên vô sự ở dải Gaza, tổng thống Iran Ebrahim Raisi cách nay vài ngày đã gặp lãnh đạo phe Hamas, ông Ismael Haniyeh ở Qatar, và nhân vật này dường như đã chấp thuận thả những con tin người Thái và Philippines.
Đại sứ Iran giải thích : “Ông ấy đã chấp thuận về mặt nguyên tắc và đã có những cố gắng nhưng vấn đề là họ không thể nào đưa số con tin đó ra khỏi dải Gaza. Cứ mỗi lần họ tìm cách di chuyển các con tin, là họ bị dội bom. Đã đến lúc chính phủ Thái Lan và người dân trên toàn thế giới đòi chính phủ Israel phải ngưng hành động diệt chủng ở Palestine để các con tin có thể về nhà bình an.”
Giới chức Thái Lan tránh đưa ra các tuyên bố chính trị, ủng hộ hay lên án. Thủ tướng Thái Lan khẳng định rằng “các mối quan hệ cá nhân” đều được dùng đến để giải thoát những con tin này. Ông cũng trông cậy vào sự hậu thuẫn của Ả Rập Xê Út, quốc gia mà ông vừa ghé thăm vài ngày để dự một hội nghị cấp cao về kinh tế.
XEM THÊM:
Israel chuẩn bị chiến đấu trên nhiều mặt trận, Hamas đặt cược vào dư luận
Theo Les Echos ngày 23/10/2023, « Israel sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận ». Tờ báo nhận định cuộc xung đột Israel-Palestine không chỉ là giữa các nước Ả Rập với Do Thái, mà còn là giữa phương Tây với phần còn lại của thế giới. Trên Libération, các chuyên gia cảnh báo sức mạnh đang tăng lên của « trục bóp méo thông tin Nga-Iran-Trung Quốc », và Hamas hy vọng ít nhất là thắng được cuộc chiến dư luận thế giới.
Đăng ngày: 24/10/2023 – 13:24
14 phút
Tình hình Trung Đông vẫn nóng bỏng. Libération chạy tựa trang nhất « Gaza : Tiến tới cuộc tấn công ác liệt ». Quân đội Israel chuẩn bị tiến vào một vùng đất mà mình không thông thuộc, một cái bẫy đáng sợ. La Croix nói về « Sự giận dữ của thế giới Ả Rập », Le Monde quan tâm đến việc « Ai Cập muốn đóng vai trung gian hòa giải về Gaza ». Tại Pháp, Le Figaro cho biết « Cánh tả chuẩn bị cho hậu Mélenchon » : Sau tranh cãi về việc thủ lãnh đảng cực tả từ chối gọi Hamas là khủng bố, ngày càng nhiều đại biểu cánh tả đòi hỏi một liên minh không có ông Jean-Luc Mélenchon.
Israel sẵn sàng chiến đấu cùng lúc nhiều mặt trận
Theo Les Echos, « Israel sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận ». Nhà nước Do Thái có thể bị các đồng minh của Iran tấn công từ mọi phía, ngay khi tung ra chiến dịch trên bộ để truy quét Hamas ở Gaza. Những chiếc vòi bạch tuộc của Teheran ở Liban, Syria, au Yemen, Irak và Cisjordanie đang trong tư thế báo động. Hôm Chủ nhật, ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cảnh báo Hoa Kỳ và Israel sẽ tình hình sẽ trở nên « không thể kiểm soát » nếu đánh vào Gaza. Về phía Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin khẳng định « sẽ không ngần ngại phản ứng bằng quân sự » nếu có mưu toan mở rộng xung đột. Washington ra lệnh di tản các nhân viên không chính yếu tại đại sứ quán ở Irak.
Những ngày gần đây, phe Hezbollah ở Liban do Teheran tài trợ đã bắn rốc-kết, và toan đưa drone tự sát cùng biệt kích sang đất Israel. Quân đội Israel trả đũa bằng cách oanh tạc các vị trí Hezbollah, lập ra « no man’s land » dọc theo biên giới Liban. Hôm qua Tel Aviv cho sơ tán thêm 14 địa điểm dọc biên giới để phòng ngừa xâm nhập như Hamas ở miền nam. Thủ tướng Benyamin Netanyahou cảnh cáo « Nếu Hezbollah gây chiến sẽ là sai lầm lớn nhất trong đời ».
PUBLICITÉ
Tổ chức này đáng ngại hơn Hamas, vì có hơn 100.000 rốc-kết và hỏa tiễn có thể tấn công vào mọi nơi trên lãnh thổ Israel. Cũng để chận việc Iran chuyển vũ khí cho Hezbollah, hôm Chủ nhật Israel lại oanh tạc các phi trường ở Syria. Ở phía đông, hồi tháng 12/2022, Không quân Israel đã oanh kích một đoàn xe chở vũ khí từ Iran sang Irak để tiếp tế cho Hezbollah. Chưa hết, từ Yemen, nhóm Houtis bắn sang nhiều hỏa tiễn địa-địa và drone tầm xa vào đất Israel, nhưng bị một chiến hạm Mỹ ở Hồng Hải bắn hạ.
Tình hình ở Cisjordanie sôi sục với nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Hamas, Gaza và các mưu toan tấn công người Do Thái. Trong hai tuần lễ, 727 người Palestine ủng hộ Hamas bị bắt, 90 người thiệt mạng. Hôm thứ Bảy, lần đầu tiên kể từ hơn 20 năm phi cơ Israel oanh tạc vào một đền thờ Hồi giáo ở phía bắc Cisjordanie, nơi quân Hồi giáo núp trong một đường hầm chuẩn bị tấn công vào những người lính. Báo chí cho biết Israel và Mỹ đã lập một bộ chỉ huy hỗn hợp để trao đổi tin tức tình báo hàng ngày. Hoa Kỳ cũng cung cấp cho Israel thêm các hệ thống bắn chận hỏa tiễn.
Tấn công Gaza : Lực lượng tiên phong sẽ là xe ủi
Libération cho biết « Trước cuộc tấn công, những chiếc xe ủi của Tsahal chuẩn bị vào trận ». Là trung tâm của chiến lược quân sự từ gần 40 năm qua, những thiết bị công trường được vận dụng vào chiến đấu sẽ đóng vai trò quan trọng khi quân đội Israel tiến vào Gaza. Trước khi điều sang những chiếc xe tăng thế hệ mới nhất như Merkava Barak, và các tay súng thiện xạ, những đơn vị tinh nhuệ, Tsahal (quân đội Israel) có thể dựa vào một thiết bị có biệt danh là « gấu bông ». Đó là loại xe ủi D9 trang bị hùng hậu, sẽ đi đầu. Cao 4 mét và nặng 70 tấn, những chiếc D9 được bọc thép để chống mìn. Một số chiếc được gắn thêm súng máy, bổ sung cho các thiết bị phun khói và phóng lựu đã có. Buồng lái được bảo vệ bằng kính chống đạn, có hai chỗ ngồi. Những người lính điều khiển phải được tập huấn tám tuần.
Xe ủi này từng được dùng trong chiến tranh Việt Nam để phá rừng và mở đường. Hồi chiến tranh Kippour năm 1973, nhờ những chiếc D9 đột phá khẩu mà lính nhảy dù Israel giành lại được núi Hermon bị biệt kích Syria chiếm vài ngày trước đó.Đến năm 1986 xe ủi D9 mới được bọc thép và đến 2005 được trang bị thêm lớp rào chống rốc-kết. Từ chiến tranh Liban lần thứ hai năm 2006, bên cạnh những « con gấu bông » D9, các quân nhân Do Thái còn có thể điều khiển từ xa D9N, loại xe ủi tương tự có tên là « Raam HaSchachar » tức « Sấm sét rạng đông ». Trong chiến dịch « Chì đúc » kết thúc cuối 2009, khoảng 100 xe ủi D9 đã được huy động. Sau này một số D9 còn được gắn thêm Iron Fist, hệ thống bắn chặn hỏa tiễn chống tăng và drone.
Những con quái vật thép này có thể dùng vào việc gì trong chiến dịch tấn công vào Gaza ? Chuyên gia Pierre Servent nêu ra trận đánh Falloujah ở Irak tháng 11/2004, khi quân Mỹ phải đối phó với du kích Irak. « Những căn hộ thông nhau, quân du kích dùng địa đạo và gài mìn trên đường phố. Do vậy người Mỹ đã oanh tạc ồ ạt ». Nhưng sau khi phá hủy, những tòa nhà sụp đổ, những đống gạch vụn lấp kín đường tiến, công binh Mỹ giải quyết được nhờ mua những chiếc xe ủi D9 của đồng minh Do Thái. Kịch bản Gaza có thể tương tự.
Xung đột Israel-Palestine không chỉ giữa Ả Rập và Do Thái
Les Echos lo ngại về một loạt phản ứng dây chuyền trên thực địa cũng như về tâm lý. Tờ báo nhận định cuộc xung đột Israel-Palestine đã quay lại trên trường quốc tế. Không chỉ liên quan đến hai dân tộc cùng tranh chấp một mảnh đất, không chỉ là giữa thế giới Ả Rập với Do Thái, mà còn là giữa phương Tây với phần còn lại của thế giới.
Việc đưa tin về vụ nổ tại bãi đậu xe của một bệnh viện ở Gaza là minh chứng cụ thể. Những hình ảnh của kênh truyền hình Al Jazeera, nhận xét của các chuyên gia quân sự cho thấy không có gì nghi ngờ về nguyên nhân vụ nổ : đó là do một quả rốc-kết từ Gaza bị trật mục tiêu, chứ không phải hỏa tiễn của Israel. Bất chấp sự thật, nạn nhân là người Ả Rập thì trách nhiệm phải là « những kẻ theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái ». « Đường phố Ả Rập » đã khiến hội nghị thượng đỉnh tại Amman bị hủy bỏ. Tuy nhiên tác giả cho rằng chuyến đi Tel-Aviv của tổng thống Joe Biden vẫn là thành công lớn, thậm chí có thể coi là « thời khắc Churchill » của ông – thương cảm các nạn nhân, ủng hộ mạnh mẽ, nhưng đồng thời cảnh báo Israel không để ý định báo thù cuốn đi như người Mỹ sau sự kiện ngày 11 tháng Chín.
Trong ván cờ đẫm máu đang diễn ra, mỗi bên đều có vai trò, nhưng chưa đủ để ngăn leo thang. Qatar khi đứng ra làm trung gian giúp phóng thích các con tin, biện minh được việc duy trì quan hệ với Hamas. Ả Rập Xê Út lên án cùng lúc Hamas và Israel vì làm tổn hại thường dân. Và Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan rắn giọng với Jérusalem. Nga quá hớn hở khai thác sự kiện (vì còn ai nói đến Ukraina bây giờ ?) để tranh thủ cảm tình của phương Nam. Trung Quốc tìm cách tham gia, thông qua sự thành công tương đối về việc giúp Ả Rập Xê Út và Iran xích lại gần nhau. Chỉ có châu Âu là lúng túng, không dám đối mặt với thiểu số Hồi giáo.
Bị sỉ nhục, quân đội Israel quyết tâm tiêu diệt Hamas bằng bất kỳ giá nào về nhân mạng và chính trị. Bi kịch có thể làm các nhà lãnh đạo Israel và Ả Rập nhận ra thực tế : không thể có hòa bình nếu không có giải pháp cho vấn đề Palestine. Sau vụ thảm sát ngày 07/10, giải pháp hai Nhà nước trở thành ảo ảnh hơn bao giờ hết, nhưng lại là hy vọng duy nhất, theo tác giả.
Hamas và « trục nhào nặn thông tin » Nga-Iran-Trung Quốc
Cũng về Trung Đông, giáo sư David Colon của Science Po khi trả lời Libération nhấn mạnh « Chống lại Israel, Hamas hy vọng ít nhất là thắng được cuộc chiến dư luận thế giới ». Tại Ukraina cũng như tại Israel, hai cuộc chiến diễn ra song song và tác động lẫn nhau : trên thực địa và trên internet, được đẩy mạnh với tin giả và tuyên truyền, như vụ khủng bố đẫm máu của Hamas hôm 07/10 đã được đội ngũ dư luận viên của Iran và Nga lan tỏa rộng trên Twitter.
Các chuyên gia cảnh báo sức mạnh đang tăng lên của « trục bóp méo thông tin Matxcơva-Teheran-Bắc Kinh », cộng với các chiến dịch chiến tranh mạng của Nhà nước hay không chính thức, tình báo, và những thủ đoạn có được nhờ trí thông minh nhân tạo. Cũng như Daech, Hamas công bố hàng loạt những hình ảnh thảm khốc để tạo khủng hoảng, và khi Israel trả đũa thì đóng vai người bị hại với những hình ảnh giả và thật về các nạn nhân Palestine. Libération đặt vấn đề, từ sau vụ nổ ở bệnh viện, liệu có thể tin được con số thiệt hại do Hamas đưa ra hay không ? Phe này khẳng định có 500 người Palestine thiệt mạng, trong khi tình báo châu Âu ước tính « từ 10 đến 50 », còn Mỹ nói rằng « chỉ từ 100 đến tối đa là 300 ».
Giáo sư Colon cho rằng Nga và Trung Quốc đang định hướng dư luận thế giới, vừa bằng ngoại giao, truyền thông quốc tế, vừa bằng đội ngũ dư luận viên, chiến tranh mạng, những nhân vật gây ảnh hưởng ở nước ngoài. Theo ông, công cụ quan trọng nhất của Bắc Kinh hiện nay là TikTok với 1,7 tỉ người sử dụng, tuy bị cấm ở Hoa lục. Tuân theo các ưu tiên của Trung Quốc, ứng dụng này là « vũ khí hủy diệt hàng loạt », thu thập được vô số dữ liệu đồng thời thu hút sự chú ý. Nền tảng này không cho chọn lựa nội dung, mà do thuật toán quyết định.
Biden tìm cách « lách » để giúp Ukraina
Les Echos nhận thấy « Hoa Kỳ sẵn lòng giúp Israel hơn là Ukraina ». Các dân biểu Cộng Hòa Mỹ ngần ngại không muốn giúp thêm cho Kiev dù vô cùng cần thiết, ngược lại sẵn sàng cứu viện Tel-Aviv. Vụ thảm sát 1.400 người Do Thái hôm 07/10 gây xúc động lớn tại Hoa Kỳ, gợi nhớ đến vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín. Quân đội Israel là một trong những đội quân trang bị tốt nhất thế giới, một phần nhờ viện trợ quân sự Mỹ, đã lên đến 124 tỉ đô la kể từ khi Nhà nước Do Thái được thành lập.
Quốc gia chỉ có 9 triệu dân này đã mua 50 tiêm kích F-35. Israel cũng là nhà xuất khẩu vũ khí, cùng chế tạo hệ thống lá chắn hỏa tiễn với Mỹ trong đó có Vòm Sắt. Đó là một đồng minh quan trọng tại Cận Đông. Còn Ukraina, một nước thuộc Liên Xô cũ, không phải là đối tác lịch sử của Hoa Kỳ cả về chiến lược lẫn quân sự. Hơn nữa sau gần hai năm chiến tranh, chính quyền Biden đã viện trợ quân sự rất nhiều, đến nay là 25 tỉ đô la trong khi trước đó chỉ khoảng 300-400 triệu. Nhưng vẫn không thể đủ, Washington biết điều đó : Ukraina phải bắn khoảng 6.000 quả đạn một ngày, còn phía Nga gấp đôi.
Để so sánh, thế thượng phong của Israel đối với Hamas là rất rõ, dù chiến dịch chống khủng bố ở Gaza sẽ phức tạp. Để có thể viện trợ bổ sung 24 tỉ đô la cho Ukraina, Biden bèn kết hợp với những hồ sơ khác dễ thông qua hơn. Dự kiến sẽ đề nghị một gói viện trợ khoảng 100 tỉ đô la, chia ra cho Ukraina, Israel, Đài Loan và chống di dân từ biên giới Mêhicô. Khi quan điểm chiến lược không thể thuyết phục được, thì phải dùng đến chiến thuật. Trả lời Les Echos, nhà quan sát người Thụy Điển nhấn mạnh, « Hòa bình không thể tạo ra bằng cách xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ».
Hàn Quốc, nước xuất khẩu vũ khí mới
La Croix chú ý đến việc Hàn Quốc nay trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ 7 trên thế giới, và đang hy vọng nhảy lên thứ 4. Một doanh nhân Pháp cho biết rất kinh ngạc khi quốc gia châu Á này có thể cung cấp xe tăng, thiết giáp, đại bác, tiêm kích, chiến hạm, đạn dược…với số lượng lớn. Cuộc xâm lăng Ukraina đã khiến kỹ nghệ quốc phòng Hàn Quốc đạt 17 tỉ đô la xuất khẩu trong năm 2022. Không chỉ giá cả cạnh tranh, Seoul cũng không ngần ngại xuất hàng dự trữ để đáp ứng hợp đồng. Nhà nghiên cứu Paik Wooyeal ở Seoul cho rằng nhờ trong tình trạng thường trực đối phó với Bắc Triều Tiên, kỹ nghệ vũ khí Hàn Quốc luôn sẵn sàng, tuy nhiên khó thể duy trì tốc độ này lâu dài.
Indonesia : Con cờ của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương ?
Tại Đông Nam Á, Le Monde nhận thấy khi tham gia « Con đường tơ lụa mới », tổng thống Joko Widodo với tham vọng lưu danh trong lịch sử, đã chấp nhận số đầu tư kỷ lục từ Trung Quốc. Ông được mệnh danh là « Jokowi » và cả « Bapak Infrastruktur » (nhân vật của cơ sở hạ tầng). Nhưng mọi việc không như ý muốn : tuyến tàu cao tốc Jakarta-Bandung không hoàn thành như thời hạn đã hứa là năm 2019, giá thành từ 6,1 tỉ đô la nay phải cộng thêm 1,2 tỉ nữa. Liên tục xảy ra sự cố kỹ thuật, tháng 12/2022 một toa tàu bị trật bánh khiến hai kỹ thuật viên thiệt mạng ; xung đột liên miên với những người dân bị tịch thu đất.
Hoa Vi (Huawei) bị cấm cửa ở nhiều nước phương Tây, có được những hợp đồng béo bở tại Indonesia ; Trung Quốc tha hồ khai thác các mỏ nickel để sản xuất bình điện cần thiết cho xe hơi chạy điện. Theo luật gia Daniel Peterson, Jakarta nay là « trung tâm mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc » ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Mới đây Tập Cận Bình đã nhắc lại đề nghị tổ chức đối thoại thường xuyên giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước, như Indonesia đang thực hiện với Nhật Bản, Úc và Pháp.
Thời sự Thứ Hai 23/10/2023: *TQ nói tình hình Gaza ‘rất nghiêm trọng’ *Israel ném bom Gaza, chiến tranh lan sang các mặt trận khác *Mỹ, Nhật, Hàn tập trận không quân chung *Quốc hội Mỹ về 106 tỷ đô cho Ukraine, Israel, biên giới như Biden muốn? *BT QP Israel: Hamas sẽ không còn tồn tại sau 3 tháng *TQ tấn công tàu Philippines
Võ Thái Hà tổng hợp
Trung Quốc: Tình hình ở Gaza ‘rất nghiêm trọng’, xung đột bắt đầu lan ra khu vực
23/10/2023
Đặc phái viên Trung Quốc Trác Tuyển (Zhai Jun) và Tổng thống Palestine Mahmud Abbas.
…Continue ReadingCập nhật chiến tranh Ukraine-Nga 20/10/2023: *Biden: Người Mỹ nên đoàn kết với Israel và Ukraine *Lưỡng đảng Mỹ ủng hộ ‘khuyến khích’ Ukraine LHQ tìm thấy bằng chứng mới Nga phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine Nga nói Biden so sánh Putin với Hamas là ‘không thể chấp nhận” *Ukraine nhận ATACMS ‘thường xuyên’ từ Mỹ *Mỹ ‘lo ngại’ mối quan hệ Hungary với Nga *Tình báo Anh: 09 trực thăng Nga ‘bị phá hủy’ tại Berdyansk
Ngày 20 tháng 10 năm 2023 • 6:36 chiều
Tin chiến sự Do Thái – Hamas: *Israel tấn công Gaza bằng không kích nhiều hơn *Biden: hỗ trợ Do Thái; nên giảm thương vong người dân Palestine *Vụ nổ tại bệnh viện Gaza không do Israel *Viện trợ cho Palestine đang đến
Ngày 20 tháng 10 năm 2023 4:28 sáng CẬP NHẬT Ngày 20 tháng 10 năm 2023 6:28 sáng
Tin tức thế giới hôm nay: 19/10/2023 (Economist)
Hình ảnh Đại Hội Bán Nhiệm Kỳ 2023 tại Garden Grove, California Ngày 15, 16, 17 / 9 / 2023
Một số hình ảnh Đại Hội Bán Nhiệm Kỳ
…Continue ReadingNhững điểm đã được tu chính hiến chương trong đại hội bán nhiệm kỳ 16/9/2023 tại Garden Grove, California, Hoa Kỳ
Cập nhật chiến tranh Israel-Hamas: Vụ nổ ở bệnh viện Gaza có thể là do hỏa tiễn Jihad của Hồi giáo Palestine bắn, các viên chức Mỹ cho biết
Thế giới hôm nay: 18/10/2023 (Economist) – Joe Biden đến Trung Đông *Trung Quốc trước áp lực giảm phát *Lavrov thăm Triều Tiên *Jim Jordan thất bại chủ tịch Hạ viện Hoa
By thoisu 02 , October 18, 2023 0 Comments
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
…Continue ReadingCập nhật chiến tranh Ukraine-Nga ngày 18/10/2023: Putin mời Biden ‘uống trà’ Hỏa tiễn ATACMS tầm xa của Mỹ bắn trực thăng Nga *Ông Lavrov tới Bắc Hàn *Năm người thiệt mạng do Nga tấn công ở Zaporizhzhia, nhà thờ bị hư hại *Thủy quân lục chiến Ukraine đã vượt sông Dnipro *Tất cả 31 xe tăng Abrams của Mỹ đã tới Ukraine
Tin đặc biệt: Đảng Cộng hòa đã từ chối bầu dân biểu Jim Jordan làm Chủ tịch Hạ viện trong vòng bầu phiếu đầu tiên tại sàn Hạ viện; Sẽ còn nhiều vòng bầu phiếu sắp tới khác
By thoisu 02 , October 17, 2023 0 Comments
Ngày 17 tháng 10 năm 2023 13:59
Thủ tướng Do Thái nói với Scholz: Hamas ‘là Đức Quốc xã mới’, trong lúc các vụ bắn hỏa tiễn từ Lebanon, Gaza tiếp tục
Gallant nói rằng tất cả những kẻ khủng bố Hamas tham gia cuộc tấn công dữ dội phải ‘đầu hàng hoặc chết’ * IDF giết chết chỉ huy cấp cao của Hamas ở Gaza * Nhà lãnh đạo Romania ngồi xuống với Netanyahu
Bởi NHÂN VIÊN TOIHôm nay, 7:43 sáng
…Continue ReadingIsrael tiêu diệt chỉ huy hàng đầu của Hamas; 14 người thiệt mạng khi nhà của gia đình Haniyeh bị đánh bom
Lữ đoàn Trung tâm Gaza, là một trong những ‘quan chức cấp cao có ảnh hưởng nhất’ của nhóm khủng bố; Gallant nói các thành viên Hamas có hai lựa chọn: đầu hàng hoặc chết
Bởi EMANUEL FABIAN và NHÂN VIÊN TOI Hôm nay, 5:52 chiều
Ayman Nofal, chỉ huy Lữ đoàn Gaza trung tâm của Hamas, người đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào ngày 17 tháng 10 năm 2023 (Mạng xã hội)
Một cuộc không kích của Israel ở Dải Gaza chiều thứ Ba đã giết chết người đứng đầu Lữ đoàn Trung tâm Gaza của Hamas, một chỉ huy cấp cao của tổ chức khủng bố, quân đội và Hamas cho biết, khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo các thành viên của nhóm khủng bố cần phải lựa chọn giữa đầu hàng và cái chết, và hỏa tiễn từ Dải tiếp tục nhắm vào các cộng đồng Israel.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Sáu 13/10/2023: *Gần 5.000 người tử vong vì TNGT *VN và HK khởi động thương mại số *Chủ tịch VNCS dự Diễn đàn “Vành Đai- Con Đường” ở Bắc Kinh *Hà Nội: chung cư cao cấp 160 căn hộ xây không có giấy phép! *Vụ 3 công an bắn dê của dân *Mexico khởi xướng điều tra phá giá dây hàn Việt Nam *06 người Nhật bị bắt do lừa đảo từ Việt Nam
Quê Hương tổng hợp
Gần 5.000 người tử vong vì TNGT trong chín tháng đầu năm
RFA
13/10/2023
Một vụ TNGT xảy ra tại VN
AFP
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 13/10/2023: *Mỹ và Qatar phong tỏa 6 tỷ đô la của Iran *Israel nói giết Muhammad Abu Shamla *Hamas kêu gọi ‘Thánh chiến’ thứ Sáu 13 *TT Zelensky: Avdiivka vẫn trụ vững *LHQ: Israel ra lệnh sơ tán 1,1 triệu người trong 24 giờ *Ẩn danh mua 250 vé máy bay cho quân dự bị Israel *Mỹ tạm ngừng công cụ AI *Dân Gaza sẽ chạy đi đâu? *TQ kỷ niệm 10 năm sáng kiến Vành đai Con đường
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ và Qatar sẵn sàng phong tỏa 6 tỷ đô la của Iran
Minh Anh /RFI – 13/10/2023
Giới chức Mỹ và Qatar dường như đồng tình ngăn cản Iran tiếp cận khoản tiền 6 tỷ đô la của Iran dành cho hỗ trợ nhân đạo. Đây là những nguồn quỹ của Iran bị Washington phong tỏa nhưng gần đây đã được trao lại và chuyển giao vào tài khoản của Qatar.
…Continue ReadingThời sự Thứ Năm 12/10/2023: *Israel thề “khai tử” Hamas, Hamas chuẩn bị chiến tranh, Ngoại trưởng Mỹ đến Israel, ĐCSTQ hưởng lợi từ cuộc chiến, Putin đổ lỗi cho Mỹ *Smartphone có thể tự sửa màn hình 5 năm tới *Google sẽ không cần mật khẩu *Nhà sản xuất xe điện TQ xin phá sản *Dấu chấm hỏi cho kinh tế của Biden *EU đòi Elon Musk kiểm duyệt X
Võ Thái Hà tổng hợp
Thủ tướng Israel thề “khai tử” Hamas
Thanh Hà /RFI – 12/10/2023
Khi thông báo thành lập “chính phủ đoàn kết” khẩn cấp và một “hội đồng chiến tranh” vào tối qua 11/10/2023, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, cam kết sẽ “khai tử” phong trào Hồi Giáo Hamas, “số phận của mỗi chiến binh Hamas đã được an bài”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu họp chính phủ tại văn phòng thủ tướng ở Jerusalem, Israel, ngày 27/09/2023. via REUTERS – POOL
…Continue ReadingLợi ích của Tự Do, Dân Chủ..(1)
Người thách thức “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu – Có cần phải đánh đổi quyền tự do lấy phát triển kinh tế?
Hoàng Dạ Lan / Tạp chí Luật Khoa
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.
11/10/2023
” Trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển trong nhiều trường hợp:
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, hiện tượng đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế diễn ra ở nhiều địa phương.
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 11/10/2023: *Tin vịt lan truyền về xung đột Israel-Hamas *Hơn 3000 người chết sau 5 ngày xung đột *Do thái tìm thấy 1.500 xác của Hamas *Liệu Hizbullah có tham chiến? *Cộng hoà Hạ viện Mỹ đang chọn thay McCarthy *Triều Tiên đang cấp vũ khí cho Nga?
Võ Thái hà tổng hợp
Tin vịt lan truyền trên mạng về xung đột Israel-Hamas
11/10/2023 – Reuters
Chuyện Việt Nam Thứ Tư 11 tháng 10 năm 2023: *Quảng Ninh: Quan chức nhận hàng chục tỷ ‘nghĩ là quà cảm ơn’ *Nhật và Việt Nam củng cố quan hệ song phương *Dự án chống ngập 10,000 tỷ đồng *NASDAQ cảnh báo cổ phiếu VinFast *Bê-tông hóa thành phố !
Quê Hương tổng hợp
Vụ NSJ-AIC ở Quảng Ninh: Quan chức nhận hàng chục tỷ ‘nghĩ là quà cảm ơn’
BBC News
11/10/2023
Nguồn hình ảnh, Bộ Công an VN
Chụp lại hình ảnh,
…Continue ReadingThời sự Thứ Ba 10/10/2023 *Song Thập 10/10, Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) *TT Thái Anh Văn: Đài Loan muốn ‘chung sống hòa bình’ với TQ *Israel mong đợi ‘sự lên án mạnh mẽ hơn’ từ TQ *LHQ: thà để một ghế trống (NQ) còn hơn bầu cho TQ *Mỹ cảnh báo Hezbollah không nên tấn công Israel *Hamas nói sẽ bắt đầu hành quyết các tù nhân Israel * Nữ Giáo sư Harvard đoạt giải Nobel Kinh tế 2023
Võ Thái Hà tổng hợp
Quốc Khánh Đài Loan ( Ngày Song Thập) : TT Thái Anh Văn: Đài Loan mong muốn ‘chung sống hòa bình’ với Trung Quốc
10/10/2023
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu nhân ngày Quốc khánh 10/10.
…Continue ReadingThời sự Thứ Hai 09/10/2023: *Mỹ điều tàu chiến, máy bay tới gần Israel, cấp đạn dược, hiện diện quân sự ở đông Địa Trung Hải *Chiến tranh kéo dài giữa Israel và Palestine *Động đất ở Afghanistan, ít nhất 2.445 người thiệt mạng *Tòa Tối cao Myanmar bác đơn kháng cáo của bà Suu Kyi *Mỹ có 10 công dân Mỹ bị giết tại Israrel *Giá dầu tăng 4% ngay sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ điều tàu chiến, máy bay tới gần Israel
09/10/2023 – Reuters
Chiến tranh Ukraine-Nga mới nhất 09/10/2023: Trẻ em bị Nga bắt cóc phải chịu ‘bạo lực tâm lý và thể xác’ Đan Mạch tìm cách giao máy bay F-16 cho Ukraine *Thay thế Tư lệnh phòng vệ lãnh thổ *LHQ lên án Nga chuyển hộ chiếu ‘hàng loạt’ sang Ukraine *Cái ác đang tạo ra hố sâu giữa chúng ta (Zelenzky) *
Đã cập nhật 9 phút trước
Tại sao Dải Gaza là tâm điểm của xung đột giữa Israel và Palestine ?
Cuối tuần vừa qua, tổ chức Hamas (Phong trào kháng chiến Hồi giáo) đã bất ngờ tấn công Israel, phóng hàng ngàn tên lửa, các nhóm chiến binh đột nhập vào nhiều nơi sát gần dải Gaza. Theo thống kê sơ bộ, hàng trăm người Israel thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương và rất nhiều người bị bắt làm con tin. Đây là cuộc xung đột mới nhất giữa hai hai kẻ thù « không đội trời chung » từ hàng thập kỷ qua.
Đăng ngày: 09/10/2023 – 14:37
Thời sự Thứ Sáu 06/10/2023: *Quốc tế lên án Nga oanh kích Ukraine, 51 thường dân thiệt mạng *TT Biden xây thêm tường biên giới Mỹ-Mexico Mỹ tái trục xuất di dân về Venezuela NATO sắp cạn đạn dược cho Ukraina *Quan hệ Nga–Trung căng vì tăng giá điện *Lũ ở Ấn Độ *Chó cưng của Biden ra khỏi Tòa Bạch Ốc *Ông Trump trở lại phiên tòa New York *Anh điều tra Amazon và Microsoft *10.000 người di cư sẽ đến biên giới Mỹ mỗi ngày
Võ Thái Hà tổng hợp
Quốc tế lên án vụ Nga oanh kích khiến 51 thường dân Ukraina thiệt mạng
Thu Hằng /RFI – 06/10/2023
Ngày 06/10/2023, người dân Ukraina để tang 51 người thiệt mạng ở làng Groza, gần thành phố Kupiansk trong vùng Kharkiv, sau khi Nga oanh kích một quán cà phê ngay giữa ban ngày hôm 05/10. Tổng thống Volodymyr Zelensky tố cáo « vụ khủng bố phi nhân tính » của Nga. Các đồng minh phương Tây của Kiev cũng mạnh mẽ lên án. Điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc về Ukraina nhắc lại oanh kích thường dân hoặc nhắm đến thường dân là « một tội ác chiến tranh ».
Làng Groza trong vùng Kharkiv sau vụ tấn công của Nga hôm 05/10/2023. via REUTERS – KHARKIV REGIONAL PROSECUTOR’S OF
…Continue ReadingChuyện Việt Nam ngày Thứ năm 05 tháng 10 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
CIVICUS: Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tệ hơn sau khi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
RFA
05/10/2023
Xếp hạng của Việt Nam trong bản đồ Đông Nam Á năm 2022
CIVICUS/ RFA edited
…Continue ReadingThời sự Thứ Năm 05/10/2023: *Nobel Hóa học 2023 cho ba khoa học gia về nano *75,000 nhân viên Kaiser đình công *IMF và WB khai mạc hội nghị thường niên *Amernia và Azerbaijan có kết thúc xung đột? *Tàu ngầm TQ gặp nạn, 55 tử nạn?
Võ Thái Hà tổng hợp
Giải Nobel Hóa học 2023 vinh danh ba nhà khoa học nghiên cứu công nghệ nano
Ba nhà khoa học đạt giải Nobel Hóa học 2023. (Ảnh: Chụp màn hình)
Giải Nobel Hóa học 2023 đã được trao cho 3 nhà khoa học về nghiên cứu chấm lượng tử, những bộ phận nhỏ nhất của công nghệ nano, ứng dụng truyền ánh sáng từ TV và đèn LED, chiếu sáng mô ung thư cho bác sĩ phẫu thuật.
…Continue ReadingChuyện Việt Nam Thứ Tư 04/10/2023: *Hơn 1.200 doanh nghiệp tại TP Saigon phải cắt giảm lao động *HRW kêu gọi Việt Nam cải tổ gấp quyền con người *Quan chức cao cấp bị kỷ luật do tài sản bất minh *Vận động viên trẻ bóng bàn kêu đói *6.000 công nhân Viet Glory Nghệ An ngừng việc *Vĩnh Long: Bắt Phó Chánh án TAND nhận hối lộ *Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng
Quê Hương tổng hợp
Hơn 1.200 doanh nghiệp tại TP HCM phải cắt giảm lao động năm nay
03/10/2023
Minh họa: Một người đàn ông sử dụng điện thoại di động trước cửa hàng máy tính ở Hà Nội ngày 29/9/2023.
…Continue ReadingThời sự Thứ Tư 04/10/2023: *Hai khoa học gia Hungary được trao giải Nobel *Công ty nhà nước Indonesia cung cấp vũ khí cho Myanmar *Chủ tịch Hạ Viện Mỹ phe Cộng Hòa bị phế truất do mâu thuẫn nội bộ *Giáo hội Công giáo đổi mới
Võ Thái Hà tổng hợp
Hai nhà khoa học Hungary được trao giải Nobel trong hai ngày liên tục
BBC News
04/10/2023
Nguồn hình ảnh, Other – Chụp lại hình ảnh,
Ba nhà khoa học Pierre Agostini, Anne L’Huillier và Ferenc Krausz cùng nhận chung giải Nobel Vật lý năm nay
3 tháng 10 2023
…Continue ReadingTin tức về Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ – Đại Hội Bán Nhiệm Kỳ 2023 – Kiều Mỹ Duyên
20/09/2023 – Kiều Mỹ Duyên
Cộng đồng người Việt Quốc Gia liên bang Hoa Kỳ- Đại hội Bán Nhiệm Kỳ 2023 ngày 16/9/2023, tổ chức tại thành phố Garden Grove, California. (Hình trong bài của Hồ Thị Triều Lam).
…Continue ReadingCập nhật chiến tranh Ukraine-Nga: Anh nói Nga ‘thất bại’ ở Biển Đen *Ukraine phá gián điệp Nga ở nam Mykolaiv *UAV Ukraine tấn công 220 mục tiêu Nga trong 1 tuần *Shoigu nói không động viên thêm sau khi 335.000 người đăng ký *Nga: giám đốc tình báo Ukraine ‘khủng bố’ *Nga ép binh sĩ nổi loạn vào đội ‘Storm-Z’
Ngày 3 tháng 10 năm 2023 • 3:41 chiều
Thời sự Thứ Ba 03/10/2023: *Ngũ Giác Đài nói sắp hết tiền cho Ukraine *Ukraina tấn công Nhà máy Hàng không Nga *Vốn nước ngoài ra khỏi Trung Quốc cao kỷ lục Quý 3 *Philippines và đồng minh tập trận hải quân *Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bác việc chặn cựu TT Trump tranh cử *Hunter Biden lại ra tòa ở Delaware *Nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ muốn gặp Tập Cận Bình
Thái Hà tổng hợp
Ngũ Giác Đài cảnh báo sắp hết tiền để thay thế vũ khí gửi tới Ukraine
03/10/2023
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Ngũ Giác Đài, ở Arlington, Virginia, ngày 12/9/2023.
…Continue ReadingThông Cáo Báo Chí: Kết quả Đại Hội Bán Nhiệm Kỳ CĐNVQG-LBHK 2023
Tu chính Hiến Chương
Những điểm tu chính
Chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước tới Hà Nội, Việt Nam
Thông báo khánh thành đài Tưởng Niệm Tri Ân tại Jeffersontown, Kentucky
Giới thiệu CĐNVQG/LBHK trên Diễn Đàn Liên Kết QNHN
Chương trình diễn đàn gồm có:
- Thời sự tuần qua: Bắc Hàn Nga liên minh quân sự – Ấn Độ Thái Bình Dương và Aukus – Mỹ, Nhật, Nam Hàn họp thượng định
- Ảo vọng và sự thật về Xã hội chủ nghĩa tức Chủ nghĩa Cộng sản: Giết chết 100 triệu người – Chủ nghĩa CS sụp đổ..
- Giới thiệu Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ.
Xin bấm để xem:
…Continue ReadingTHÔNG BÁO ĐẠI HỘI BÁN NHIỆM KỲ CĐNVQG/LBHK (2021-2024)
THÔNG BÁO
ĐẠI HỘI BÁN NHIỆM KỲ CĐNVQG/LBHK (2021-2024)
Kính thưa:
Quý Vị Chủ Tịch và Ban Chấp Hành các Cộng Đồng Thành Viên.
Quý Vị Trong Các Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát.
Quý Vị Hội Đồng Cố Vấn, Quý Sáng Lập Viên và Quý Đại Biểu.
…Continue ReadingThông báo số 01 của Ủy Ban Tu Chính Hiến Chương của CĐNVQG/LBHK 2023
Quy chế Tu Chính Hiến Chương CĐNVQG/LBHK năm 2023
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA LIÊN BANG HOA KỲ
QUY CHẾ TU CHÍNH HIẾN CHƯƠNG 2023 (*)
Tu Chính bản Hiến Chương của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ đã được xúc tiến nhiều lần, nay Hội Đồng Đại Diện đã đề nghị tu chính nhân dịp Đại Hội Bán Nhiệm kỳ vào khoảng cuối tháng 6/2023 hoặc sau đó.
…Continue ReadingThư Chúc Tết Năm Quý Mẹo 2023
Thời sự Thứ Ba 27/12/2022: Gián điệp Nga ụ trong tình báo Đức – Ukraine: thượng đỉnh hòa bình tại LHQ – TQ mở cửa biên giới, bỏ cách ly – Ukraine muốn loại Nga khỏi LHQ – Lý do Israel không giao Vòm Sắt cho Ukraine
Võ Thái Hà tổng hợp
Phương Tây chấn động: Gián điệp Nga hoạt động ngay trong cơ quan tình báo Đức – 26/12/2022
Hình minh hoạ: Sputnik News
Chính phủ Đức luôn ca ngợi sự cảnh giác của các cơ quan tình báo và phản gián, trong khi phe đối lập thì lại nghi ngờ độ tin cậy của họ. Các chính trị gia, cùng với giới truyền thông, đang cảnh báo người Đức về cuộc chiến hỗn hợp của Putin.
“Nếu nghi ngờ được xác nhận, thì các hoạt động gián điệp của Nga đã bị giáng một đòn mạnh”. Đây là phản ứng của Bộ trưởng Tư pháp Đức Marco Buschmann về vụ bắt giữ một nhân viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst, BND) vì nghi ngờ làm gián điệp cho Nga. Cụ thể, công dân Đức Carsten L., một nhân viên của BND, đã bị bắt tạm giam phục vụ điều tra trước khi xét xử.
Trên tài khoản Twitter của mình, Bộ trưởng đại diện cho Đảng Dân chủ Tự do (FDP) trong chính phủ đã chúc mừng Văn phòng Tổng Công tố và Tòa án Tư pháp Liên bang về việc phát hiện gián điệp Nga trong cơ quan tình báo hải ngoại của Đức và nhấn mạnh: “Điều này cho thấy chúng ta cần phải cảnh giác như thế nào”.
“Mọi phương tiện đều tốt cho người Nga”
Nils Schmid, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), nói với đài phát thanh Deutschlandfunk rằng vụ bắt giữ điệp viên bị tình nghi cho thấy “chúng ta phải theo dõi sát sao mong muốn gây ảnh hưởng của Nga đối với Đức”. Theo ông, Nga gây ra mối đe dọa không chỉ từ quan điểm quân sự mà còn về việc tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp.
“Trong nhiều năm, Nga đã tin rằng họ đang xung đột, thậm chí là chiến tranh với phương Tây, và xuất phát từ tiền đề rằng mọi biện pháp đều tốt: Kể cả giết hại những người chống đối trên lãnh thổ Đức và hoạt động gián điệp. Vì vậy, chúng ta phải cảnh giác và kiên quyết”, ông Schmid nói.
Khi được một nhà báo hỏi liệu người dân Đức có nhận thức đầy đủ về điều này hay không, Niels Schmid trả lời rằng do cú sốc trước hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine, người dân Đức “chắc chắn đã nhận thức rõ hơn về điều này”. Đồng thời, theo ý kiến của ông, xã hội Đức vẫn đang trong quá trình suy nghĩ lại về những gì đang xảy ra.
Theo chuyên gia này, “sự thay đổi của thời đại” (Zeitenwende) do Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố có nghĩa cụ thể là “vai trò của thành phần quân sự trong quan hệ quốc tế đang tăng lên đáng kể”. Niels Schmid chỉ ra rằng cách tiếp cận với Nga nên được định hướng lại, từ “đối thoại nhiều hơn” sang “ngăn chặn” và giải thích: “Sau 30 năm rất chú trọng vào đối thoại với Nga, giờ đây chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến việc chống lại chiến tranh hỗn hợp từ nước Nga”.
“Cuộc chiến bí mật đằng sau chiến tuyến ở Ukraine”
“Cần đề phòng!” là tiêu đề của một bài bình luận trên tờ báo bảo thủ Frankfurter Allgemeine Zeitung, mà tác giả chính là Tổng biên tập của tờ báo này, Berthold Kohler.
“Putin đang tiến hành một cuộc chiến ở Ukraine có nguy cơ trở thành thảm họa đối với chế độ của ông ta, khi mà đất nước bị Nga tấn công nhận được sự hỗ trợ lớn từ ‘phương Tây tập thể’. Điện Kremlin đang cố gắng làm suy yếu khối đoàn kết này (phương Tây) bằng các biện pháp phi quân sự, sử dụng mọi cơ hội: Thông qua các hoạt động tình báo trong giới chính trị, kinh tế và công chúng, với sự trợ giúp của thông tin sai lệch và tấn công mạng”, tác giả khẳng định.
“Việc vạch trần điệp viên hai mang cho chúng ta, bao gồm cả công chúng, thấy rằng Moscow đang tiến hành một cuộc chiến bí mật đằng sau chiến tuyến ở Ukraine. Do đó, sẽ rất đáng giá, kể cả ở Đức, để nhắc lại phương châm của NATO: Cảnh giác là cái giá của tự do”, ông Berthold Kohler kết luận.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Robert Habeck từ Đảng Xanh cho biết, các cơ quan tình báo Đức đã thể hiện rõ sự cảnh giác. Ông nói với các kênh truyền hình RTL và NTV: “Chúng ta phải bảo vệ lợi ích của mình, và cơ quan an ninh của chúng ta, như đã thấy, đang làm rất tốt”.
“Mức độ đe dọa hoàn toàn mới và đáng sợ”
Chuyên gia tình báo của Đảng Cánh tả đối lập André Hahn lại có quan điểm khác. Trên các trang của tờ báo Rheinische Post, ông bày tỏ quan ngại về tình trạng của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức. “Nếu được xác nhận rằng ngay cả một trong những nhân viên trong hàng ngũ của Cơ quan Tình báo Liên bang đã làm gián điệp cho Nga, thì đây sẽ là một mức độ đe dọa hoàn toàn mới và đáng sợ”.
“Các cơ quan an ninh đáng tin cậy như thế nào?” – câu hỏi này cũng được tờ báo cánh tả TAZ đặt ra trong định hướng chính trị của mình. Tờ báo viết: “Gầy dựng được một điệp viên trong cơ quan tình báo của đối phương là đỉnh điểm trong lĩnh vực gián điệp. Bất cứ ai không thể tự bảo vệ mình khỏi điều này thì đều không đáng tin cậy”.
Trong một bài bình luận có tiêu đề “Chất độc cho mối quan hệ bí mật với Kyiv”, TAZ chỉ ra chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Hoa Kỳ và tuyên bố: “Trong khi Washington đang củng cố liên minh chống Putin, Berlin không thể chắc chắn rằng kẻ xâm lược (Moscow) không nhận được những thông tin bí mật” bị rò rỉ từ các cơ quan an ninh Đức”.
Cổng thông tin Focus trực tuyến viết về điều tương tự khi tham khảo các nguồn trong các cơ quan an ninh – tình báo của Đức: “Cơ quan Tình báo Liên bang Đức rất lo lắng rằng Carsten L., người bị bắt vì nghi ngờ tội phản quốc, có thể chuyển tài liệu tình báo quan trọng cho người Nga”.
Henning Otte, một chuyên gia quốc phòng của đảng đối lập lớn nhất, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã nêu yêu cầu trong một cuộc phỏng vấn với nhóm truyền thông Funke: “Chúng ta phải nhanh hơn và hiệu quả hơn trong việc chống lại gián điệp nước ngoài. Đáng tiếc là chúng ta biết quá ít về những gì các cơ quan tình báo nước ngoài đang làm ở Đức”.
Nguồn: DW
Viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine làm lu mờ hầu hết ngân sách quân sự thế giới
Theo nhận định của Breitbart hôm 26/12, tổng viện trợ được duyệt trị giá 113 tỷ USD trong năm 2022 của Hoa Kỳ dành cho Ukraine đã làm lu mờ ngân sách quân sự hàng năm của mọi quốc gia trên thế giới.
Ngay sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới thăm Washington DC và có bài phát biểu trước Quốc hội vào tuần trước, khoản 45 tỷ USD viện trợ quân sự, nằm trong Dự luật chi tiêu lên đến 1.700 tỷ USD thuộc về ngân sách sang năm, đã được thông qua cho Ukraine, nâng tổng số duyệt chi trong năm nay cho Ukraine lên tới 113 tỷ USD.
Hai chuyên gia Ben Freeman và William Hartung của Viện Quincy chỉ ra một số phương diện mà viện trợ cho Ukraine đã vượt trội:
– Viện trợ lớn nhất từ Hoa Kỳ cho chiến tranh tại bất kỳ quốc gia nào từ trước đến nay, “ít nhất” là từ thời chiến tranh Việt Nam (người Mỹ gọi cuộc chiến mà họ có dính líu đến ở Việt Nam những năm 1960 – 1970 của thế kỷ trước là chiến tranh Việt Nam).
– Đè bẹp ngân sách quân sự 84 tỷ USD cả năm 2023 của Nga.
– Lớn hơn ngân sách quân sự hàng năm của bất kỳ một quốc gia nào (không tính Hoa Kỳ và Trung Quốc).
– Nhiều hơn tổng số của tất cả các khoản trợ giúp khác của Hoa Kỳ cho cộng đồng dân chúng thuộc loại về hạn hán, bão lũ, cháy rừng, và các loại thiên tai, nhiều hơn khoảng 4 tỷ USD.
– Gần bằng tổng chi tiêu cơ bản của Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa cộng lại.
– Gần bằng số tiền 118 tỷ USD mà Hoa Kỳ sẽ chi cho việc chăm sóc y tế cho tất cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ.
– Nếu giả sử Ukraine là một tiểu bang của Hoa Kỳ, thì họ sẽ xếp thứ 11 về số tiền tài trợ từ liên bang mà họ nhận được.
“Nói cách khác, trong 12 tháng qua, Ukraine đã được trao tiền đóng thuế của Hoa Kỳ nhiều hơn 40 bang của Hoa Kỳ,” hai ông Hartung và ông Freeman nhận xét.
Các nhà lãnh đạo Quốc hội như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ), Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ) và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa) vẫn ủng hộ mạnh mẽ viện trợ cho Ukraine, bất chấp sự hoài nghi ngày càng tăng của người Mỹ vướng mắc ở Ukraine.
Một cuộc thăm dò của Morning Consult cho thấy, 48% cử tri đã đăng ký của Đảng Cộng hòa muốn giảm việc cung cấp viện trợ nước ngoài. Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng 48% đảng viên Cộng hòa muốn giảm can dự vào các vấn đề của các quốc gia khác.
Còn theo cuộc thăm dò vào tháng 12 của Harvard CAPS/Harris, lạm phát, kinh tế, việc làm và nhập cư là những vấn đề hàng đầu đối với người Mỹ chứ không phải Ukraine.
Hai ông Hartung và Freeman bình luận: “Lẽ ra người Mỹ phải được có một cuộc trò chuyện thực sự về việc người nộp thuế ở Mỹ phải trả bao nhiêu cho viện trợ này từ trước.”
Thiên Đức (Theo Breitbart)
Ukraina dự tính tổ chức thượng đỉnh vì hòa bình tại Liên Hiệp Quốc
27/12/2022
Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba trả lời phỏng vấn hãng tin AP tại Kiev, Ukraina, ngày 26/12/2022. AP – Efrem Lukatsky
Thùy Dương /RFI
Trả lời hãng tin Mỹ AP hôm qua, 26/12/2022, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba cho biết Kiev dự tính tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình vào cuối tháng 02/2023. Thượng đỉnh này sẽ được đặt dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và diễn ra tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc.
Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba nhấn mạnh Nga chỉ được mời tham gia đàm phán hòa bình nếu Matxcơva đáp ứng điều kiện tiên quyết do Kiev đặt ra. Đó là Matxcơva phải bị truy tố trước một tòa án quốc tế về những tội ác chiến tranh mà quân Nga đã gây ra từ khi xâm lược Ukraina. Kiev muốn tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres làm nhà trung gian hòa giải.
Về phía Nga, ngoại trưởng Sergueï Lavrov hôm qua nhấn mạnh, hoặc Ukraina phải đáp ứng các yêu cầu của Nga về « phi quân sự hóa » và « phi phát xít hóa » các vùng lãnh thổ do chế độ Kiev kiểm soát, hoặc quân đội Nga sẽ “tự giải quyết vấn đề”. Ngoại trưởng Nga cũng yêu cầu Kiev chấm dứt các hành vi “đe dọa an ninh” của nước Nga và của các « tỉnh mới » của Nga, ý nói đến các vùng lãnh thổ của Ukraina mà Matxcơva mới sáp nhập.
Cũng trong một bài phát biểu được hãng tin nhà nước Nga TASS công bố hôm qua, ngoại trưởng Sergei Lavrov tố cáo Hoa Kỳ, cùng các đồng minh NATO và Ukraina muốn đánh bại Nga « trên chiến trường » để làm suy yếu và thậm chí để hủy diệt nước Nga.
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng 7,6% trong mùa lễ cuối năm – 27/12/2022
Thẻ tín dụng MasterCard và American Express.
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng 7,6% trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 24 tháng 12, khoảng thời gian gồm phần lớn mùa lễ cuối năm, do các đợt giảm giá mạnh đã thu hút những người tiêu dùng đi “săn” hàng giảm giá, một báo cáo của Mastercard cho biết hôm thứ Hai.
Mức tăng này cao hơn mức 7,1% mà Mastercard đã dự báo vào tháng 9, khi họ dự đoán người tiêu dùng sẽ đi mua hàng nhiều vào tháng Mười để mua các mặt hàng giảm giá sớm.
Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số bán lẻ trong dịp lễ năm nay thấp hơn mức tăng 8,5% của năm ngoái do lạm phát tăng cao nhất trong hàng thập kỷ, lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng trong chi tiêu.
Các nhà bán lẻ bao gồm Amazon và Walmart tại Hoa Kỳ đã đưa ra mức giảm giá lớn trong dịp lễ cuối năm để bán tháo hàng tồn kho, dư thừa và đưa hàng tồn kho trở lại mức bình thường.
Điều đó dẫn đến nhu cầu mạnh mẽ đối với mọi thứ, từ đồ chơi đến đồ điện tử trong khoảng thời gian kéo dài 5 ngày giữa Lễ Tạ Ơn và ngày thứ Hai mua sắm trên mạng gọi là Cyber Monday.
Tuy nhiên, doanh số bán hàng điện tử đã giảm 5,3% trong khoảng thời gian hơn hai tháng, theo báo cáo gọi là Mastercard SpendingPulse.
Nhưng doanh số bán hàng may mặc và nhà hàng lần lượt tăng 4,4% và 15,1%, giúp thúc đẩy con số chung.
Báo cáo của Mastercard cho biết, doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng 10,6% trong thời kỳ này, thấp hơn một chút so với mức tăng 11% của năm ngoái.
Trong khi đó, trong tuần lễ mua bán trên mạng, tổng doanh số bán lẻ đã tăng khoảng 11%, một báo cáo riêng của Mastercard SpendingPulse vào cuối tháng 11 cho thấy.
Mastercard SpendingPulse đo lường doanh số bán lẻ tại cửa hàng và trực tuyến bằng tất cả các hình thức thanh toán. Nó không bao gồm doanh số bán ôtô.
2023: Năm chạy đà cho bầu cử tổng thống Mỹ
Nước Mỹ sẽ bước vào một kỷ nguyên chính trị mới hay một trận tái đấu đầy tẻ nhạt? Câu trả lời phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra với Donald Trump. Liệu ông có vượt qua được các đối thủ Cộng hòa để gặp lại Joe Biden trong trận tái đấu năm 2024? Hay các đối thủ trẻ hơn sẽ đánh bại một hoặc cả hai tổng thống để giành đề cử của đảng mình?
Chứng ái kỷ của ông Trump vẫn đang phủ bóng lên nền chính trị Mỹ, nhưng Ron DeSantis, thống đốc Florida, đã nổi lên như một nhân vật quyền lực mới của Đảng Cộng hòa. Người đồng cấp của ông ở Virginia, Glenn Youngkin, và cựu phó tổng thống Mike Pence cũng đang thu hút sự chú ý. Trong khi đó, ông Biden có thể sẽ tuyên bố tái tranh cử, bất chấp tuổi tác và tỷ lệ ủng hộ thấp. Các thống đốc Dân chủ như Gavin Newsom của California và Gretchen Whitmer của Michigan vẫn có thể thách thức, và nếu ông Biden đủ khôn ngoan để lùi bước, các quan chức chính quyền hiện tại như Kamala Harris và Pete Buttigieg sẽ bước vào cuộc đua.
Người Mỹ lo lắng cho nền dân chủ của họ, nhưng nếu hai đảng có thể đưa ra một thế hệ lãnh đạo mới, họ sẽ được nhìn thấy sức sống trong mô hình quản trị của nước mình.
Triển vọng kinh tế Mỹ trong năm tới
Nước Mỹ đang bước vào một cuộc suy thoái. Trong nửa thế kỷ qua, bất cứ khi nào lạm phát đạt tỷ lệ năm hơn 5%, thì một cuộc suy thoái sẽ xảy ra để ngăn chặn nó.
Nhưng tỷ lệ thất nghiệp hiện tại đặc biệt thấp, đồng nghĩa cuộc suy thoái sắp tới sẽ tương đối nhẹ. Và bức tranh kinh tế sẽ còn thay đổi nhiều trong năm. Áp lực lạm phát rồi cũng sẽ thuyên giảm. Đến cuối năm 2023 nhiều khả năng người ta sẽ nói về việc Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu giảm lãi suất.
Trong khi đó, chính phủ sẽ dốc toàn lực thực hiện các chương trình đầu tư khổng lồ đã được ký thành luật trong những tháng gần đây — chất bán dẫn, xe điện, năng lượng tái tạo, v.v. Đây là một bước tiến táo bạo trong chính sách công nghiệp. Tuy nhiên chính quyền Biden đang gặp rắc rối khi các đồng minh từ Âu đến Á chỉ trích họ theo chủ nghĩa bảo hộ. Và sẽ còn nhiều thách thức trong chi tiêu để không lãng phí hàng tỷ đô la.
Vấn đề ma tuý tiếp tục phủ bóng lên Mỹ Latinh
Mối quan hệ giữa Mỹ Latinh và siêu cường phía bắc chưa bao giờ dễ dàng. Trong năm 2023, khi các nhà lãnh đạo cánh tả được bầu gần đây bắt đầu thực hiện các chính sách của họ, căng thẳng có thể gia tăng xoay quanh các câu hỏi muôn thuở về an ninh và di cư, đặc biệt là về “cuộc chiến chống ma túy” do tổng thống Richard Nixon phát động từ năm 1971.
Ý tưởng tự do hóa cocaine đang thu hút sự chú ý ở Colombia. Tổng thống cánh tả đầu tiên của đất nước, Gustavo Petro, đã ủng hộ việc đàm phán với các băng đảng, bảo vệ những người nông dân nghèo trồng cây coca, và quản lý tiêu thụ cocain cho mục đích y tế. Ngay cả một thử nghiệm nhỏ trong việc hợp pháp hóa sản xuất ma túy ở nước này đó cũng sẽ có ý nghĩa rất lớn lên “mô hình cấm” của Mỹ. Colombia sản xuất tới 60% nguồn cung cocaine trên thế giới và Bắc Mỹ là nơi tiêu thụ lớn nhất. Trong khi đó, chính phủ Mexico lại gây khó khăn cho hoạt động của Cục Chống Ma túy Hoa Kỳ, theo một cựu quan chức Mỹ. Năm mươi năm sau khi Nixon phát động cuộc chiến, Mỹ Latinh đang ít lắng nghe Mỹ hơn bao giờ hết.
Năm đầu nhiệm kỳ của tân tổng thống Brazil
Sau bốn năm thảm họa của Jair Bolsonaro, Brazil sẽ có tổng thống mới vào năm 2023: Luiz Inácio Lula da Silva, nhân vật cánh tả từng giữ chức vụ này từ năm 2003 đến 2010. Lula muốn chống biến đổi khí hậu, khôi phục tính chính danh cho các thể chế của Brazil và theo đuổi các chương trình kinh tế xã hội cánh tả.
Nhưng trước mắt ông là một đất nước chia rẽ và một nền kinh tế khó khăn. Chủ nghĩa Bolsonaro vẫn là một thế lực hùng mạnh, với tầm ảnh hưởng còn vươn xa hơn cả 2023. Để thực hiện kế hoạch giúp đỡ người nghèo, Lula sẽ muốn có ủng hộ của Quốc hội, đồng nghĩa phải phân phát quyền lợi và hứa hẹn. Đồng thời, ông phải đảm bảo với thị trường là sẽ không chi tiêu phung phí. Nếu không, lãi suất sẽ tăng và đồng tiền sẽ bị ảnh hưởng. Để giảm tỷ lệ phá rừng, ông cũng cần khôi phục các cơ quan liên bang đã bị ông Bolsonaro làm cho suy yếu. Cuối cùng, Lula phải thu hút nhiều đầu tư hơn từ các nhà tài trợ quốc tế để biến “kinh tế xanh” của Brazil từ một giấc mơ thành hiện thực.
Trung Quốc sắp mở cửa biên giới, gỡ bỏ mọi biện pháp cách ly do COVID-19
(Ảnh minh họa: Robert Way/Shutterstock)
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ mở cửa biên giới và gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch COVID-19 kể từ ngày 8/1/2023, theo tờ SCMP.
Quyết định gỡ bỏ hạn chế nêu trên được xem là bước đi cuối cùng của Bắc Kinh trong việc hủy bỏ chính sách phòng dịch Zero-COVID được Trung Quốc áp dụng trong suốt 3 năm qua.
Được biết, kể từ năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã xếp COVID-19 vào loại bệnh truyền nhiễm cấp độ A, ngang với các căn bệnh nghiêm trọng như dịch hạch và bệnh tả.
Theo tờ SCMP, ba quan chức thuộc các cơ quan y tế và bệnh viện tại tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Giang Tô cho hay rằng họ đã nhận được thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 26/12. Thông báo này yêu cầu chính quyền các địa phương nói trên chuẩn bị cho việc hạ cấp dịch COVID-19-19 xuống thành bệnh truyền nhiễm loại B kể từ ngày 8/1/2023.
Cấp độ phân loại này đồng nghĩa với việc các cơ quan y tế chỉ cần áp dụng những biện pháp chữa trị và ngăn ngừa cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Cũng theo SCMP, trước khi thông tin trên được công bố, đã có những dấu hiệu cho thấy giới chức Trung Quốc chuẩn bị thay đổi cách đối phó với COVID-19, trong đó có việc dừng yêu cầu người dân thực hiện các xét nghiệm PCR.
Ngoài ra, Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 tại Trung Quốc, gần đây đã yêu cầu chính quyền địa phương tập trung vào việc điều trị cho các bệnh nhân thay vì số lượng ca nhiễm.
Hôm 25/12 vừa qua, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết rằng cơ quan này sẽ dừng việc công bố số ca mắc COVID-19 hàng ngày, đồng thời chuyển giao vai trò này cho cơ quan kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc.
Phan Anh
Tướng Israel tiết lộ lý do Tel Aviv không giao hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine
(Ảnh: ChameleonsEye/Shutterstock)
Theo cựu Cố vấn An ninh quốc gia Israel, Tướng Jacob Nagel, có nhiều lý do dẫn đến việc Israel khó có thể cung cấp hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) cho Ukraine, trong đó có lo ngại loại vũ khí này có thể rơi vào tay Iran và phản ứng gay gắt từ phía Nga, theo hãng tin RT.
Cụ thể, Tướng Nagel tin rằng trước hết, Israel có những lo ngại chính đáng rằng nếu bất kỳ vũ khí nào của họ được triển khai ở Ukraine, cuối cùng chúng có thể rơi vào tay người Nga và những thông tin của hệ thống sẽ được chuyển tới Iran. Theo cựu cố vấn, điều này có thể giúp Tehran (đối thủ không đội trời chung của Tel Aviv trong nhiều thập kỷ) tìm ra cách vô hiệu hóa các hệ thống của Israel.
Ngoài ra, Israel không muốn điều động hệ thống Vòm Sắt đi sang quốc gia khác khi quân đội của chính mình đang trong nhu cầu cấp thiết cần thêm các hệ thống và thiết bị đánh chặn để bảo vệ quốc gia trước Phong trào Hezbollah của Lebanon và nhóm chiến binh Palestine.
Tướng Nagel cho hay rằng việc đào tạo binh sĩ Ukraine vận hành Vòm Sắt sẽ mất thời gian, khiến những hệ thống này vô dụng đối với Kyiv trong thời gian ngắn.
“Cuối cùng, Israel không muốn nhận phản ứng gay gắt từ Nga – quốc gia duy trì sự hiện diện đáng kể ở nước láng giềng Syria. Cho dù Israel có thích hay không, sự hiện diện quân sự của Nga có lẽ là một vấn đề lâu dài mà Israel phải xem xét”, Tướng Nagel cho biết.
Mặc dù Israel lên án hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine và đã gửi viện trợ nhân đạo cho Kyiv nhưng quốc gia Trung Đông này đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và từ chối cùng cấp vũ khí cho Ukraine bất chấp nhiều lần được yêu cầu.
Ukraine muốn Nga bị loại khỏi Liên Hiệp Quốc
Ukraine đang yêu cầu loại bỏ Nga khỏi Liên Hợp Quốc, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông sẵn sàng đàm phán với “các giải pháp có thể chấp nhận được.”
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Ukraine đã công bố một lá thư kêu gọi loại bỏ Nga khỏi Liên Hợp Quốc, cũng như thu hồi tư cách thành viên thường trực của nước này trong Hội đồng Bảo an do những vấn đề xung quanh tính hợp pháp của Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 12 năm 1991 “vẫn chưa được giải quyết”.
Liên bang Nga đã tiếp quản chiếc ghế của một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bằng cách bỏ qua các thủ tục được xác định bởi hiến chương Liên Hợp Quốc, Ukraine tuyên bố, đề cập đến việc hiến chương hiện tại không có từ “Liên bang Nga”.
Bức thư viết: “Liên bang Nga chưa bao giờ thông qua thủ tục pháp lý để được kết nạp làm thành viên và do đó chiếm giữ bất hợp pháp chiếc ghế của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”. “Từ quan điểm pháp lý và chính trị, chỉ có thể có một kết luận: Nga là kẻ soán ngôi Liên Xô trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.”
Các quan chức cũng chỉ ra hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine trước cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2, với lý do “tám năm xâm lược vũ trang” bao gồm việc sáp nhập Crimea và cuối cùng dẫn đến cuộc xung đột đẫm máu hiện nay đã kéo dài hơn 10 tháng.
Các cuộc sáp nhập vào tháng 9 tại các vùng Donetsk, Zaporizhzhia, Luhansk và Kherson của Ukraine, được Ukraine và các đồng minh phương Tây cho là đã xảy ra thông qua trưng cầu dân ý giả, đã bị coi là “vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Ukraine.”
“Các hành động của Liên bang Nga trái ngược với khái niệm về một quốc gia ‘yêu chuộng hòa bình’,” bức thư tiếp tục. “Ba thập kỷ hiện diện bất hợp pháp của nó tại Liên Hợp Quốc đã được đánh dấu bằng các cuộc chiến tranh và chiếm đoạt lãnh thổ của các quốc gia khác, thay đổi mạnh mẽ các biên giới được quốc tế công nhận và cố gắng thỏa mãn tham vọng xâm lược và tân đế quốc của nó.”
Tổng thống Nga Putin đã nói với đài truyền hình nhà nước Rossiya 1 vào ngày Giáng sinh rằng Kyiv, chứ không phải Moscow, có lỗi vì thiếu cam kết liên quan đến lệnh ngừng bắn.
“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với mọi bên liên quan về các giải pháp có thể chấp nhận được, nhưng điều đó tùy thuộc vào họ – chúng tôi không phải là những người từ chối đàm phán, mà chính họ”, ông Putin nói.
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cảnh báo phương Tây rằng việc họ tiếp tục tham gia vào cuộc chiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.
Ông cũng cho biết phương Tây cuối cùng sẽ phải tham gia vào các cuộc đàm phán “dù muốn hay không”.
Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Mark Hertling cho rằng việc Nga đổ lỗi cho việc Ukraine và phương Tây không muốn đàm phán là một phần trong lịch sử “đánh lạc hướng” của nước này.
“Ngay cả trong những điều nhỏ nhặt, các quan chức Nga cũng không đàm phán… họ yêu cầu, sau đó họ nói dối, và sau đó họ từ bỏ các thỏa thuận,” ông Hertling đã tweet vào Chủ nhật.
Lê Vy (theo Newsweek)
Nga dạy học sinh trung học cách sử dụng súng trường và lựu đạn từ năm sau
Ảnh minh hoạ: Yonhap News.
Theo truyền thông Nga TASS vào ngày 26/12 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Giáo dục Nga Sergei Kravtsov, gần đây đã thông qua một chương trình giảng dạy mới, bao gồm việc học sinh trung học Nga sẽ được huấn luyện quân sự cơ bản, về xử lý súng trường và lựu đạn từ năm tới.
Theo đó, học sinh lớp 10 và 11 ở Nga, được học cách xử lý súng trường Kalashnikov do Nga sản xuất, thông qua khóa học có tên ‘Những điều cơ bản về an toàn tính mạng’. Họ cũng sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động, và cách sơ cứu của lựu đạn F-1 · RGD-5. Ngoài ra, học sinh còn học các bài về ‘lịch sử nước Nga’, bao gồm cái gọi là hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Chính quyền có kế hoạch dạy học sinh về tầm quan trọng và thành tựu của Nga, trong chính trị, xã hội và kinh tế thế giới, thông qua giáo dục như vậy.
Trước đó, Cơ quan Giám sát Khoa học và Giáo dục Liên bang Nga tháng trước cũng tuyên bố, sẽ gửi các câu hỏi liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine cho “EGE” do Nhà nước bảo trợ, một tổ chức xác minh việc tốt nghiệp trung học phổ thông, và kiểm tra năng lực đầu vào đại học.
Không chỉ ở các trường phổ thông, mà cả ở các trường đại học của Nga, chương trình ‘Huấn luyện quân sự cơ bản’ sẽ được đưa vào áp dụng. Đây là chương trình do các cơ quan giáo dục và Bộ Quốc phòng Liên bang Nga phối hợp phát triển, và được phản ánh trong các chương trình giáo dục cấp bằng cử nhân và chuyên nghiệp.
Cơ quan giáo dục cho biết: “Chương trình giảng dạy cho phép học sinh học cách tạo ra và duy trì một môi trường an toàn, không chỉ trong các tình huống khẩn cấp hoặc xung đột quân sự, mà còn trong cuộc sống hàng ngày”.
Trong khi đó, chính phủ Nga luôn có lập trường tiêu cực đối với lệnh động viên kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine, nhưng đến tháng 9, nước này lại ban hành lệnh động viên một phần, như tuyển 300.000 quân dự bị.
Liên Thành
Thời sự Thứ Hai 26/12/2022: Putin nói sẵn sàng đàm phán? – Chiến đấu cơ TC gần Đài Loan – Kinh tế TQ lao dốc – Indonesia cấm tuyên truyền cộng sản – Chiến tranh Ukraine về đâu năm 2023 – Mỹ: Bão tuyết 34 người thiệt mạng…
Võ Thái Hà tổng hợp
TT Putin nói Nga sẵn sàng đàm phán về Ukraine ??? – 25/12/2022 – Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp tổ hợp công nghiệp-quân sự ở Tula, Nga, ngày 23 tháng 12 năm 2022.
Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine nhưng Kiev và các nước phương Tây hậu thuẫn chính quyền này đã từ chối tham gia đàm phán, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm Chủ nhật.
…Continue ReadingThời sự Thứ Sáu 23/12/2022: Mỹ muốn giúp TC về COVID, WHO giục TC chia sẻ dữ liệu – Nga: tổn thất vượt 100.000 người, có thể tổng động viên, lên án Nhật “quân sự hóa”, cảnh cáo Ô. Zelensky “sai lầm chết người” khi thăm Mỹ…
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ sẵn sàng giúp đối phó COVID nhưng Trung Quốc chưa ngỏ lời – 23/12/2022
Tư liệu- Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện trong đợt bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 6 tháng 2 năm 2020.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 22/12 nhấn mạnh tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, cần phải chia sẻ thông tin về thực trạng COVID. Lời kêu gọi được đưa ra giữa lúc giới chuyên gia bắt đầu đặt nghi vấn về con số thương vong và nhập viện chính thức tại Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao, ông Blinken cho biết Washington sẵn sàng giúp tất cả các nước về COVID nhưng cho biết rằng Bắc Kinh chưa yêu cầu Mỹ giúp đỡ.
…Continue ReadingThư mời dự “Ngày Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản” vào 5/11/2022 tại Orlando
Thế giới hôm nay: 23/09/2022
Thời sự thế giới Thứ Năm 22/9/2022: Trước thất bại, Putin động viên 300,000 quân dự bị – Zelensky phát biểu trước LHQ, đòi trừng phạt Nga – Nga thả ông Andy Huỳnh
By thoisu 02 , September 22, 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Zelensky phát biểu trước LHQ, đòi trừng phạt Nga
Tổng thống Ukraine V. Zelensky phát biểu qua video trước hội nghị thường niên lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York sáng nay thứ Tư 21 Tháng Chín 2022, yêu cầu trừng phạt Nga về hành vi xâm lược, Ảnh Spencer Platt/Getty Images
…Continue ReadingTHÔNG BÁO VỀ VIỆC BÀ TÔN NỮ HOÀNG HOA NÓI SAI VỀ CĐNVQG/LBHK
THÔNG BÁO VỀ NHỮNG EMAILS SỈ NHỤC, VU CÁO CỘNG ĐỒNG CỦA ÔNG NGUYỄN ĐỨC AN
Phân ưu Cụ Bà Maria Trần Thị Huệ, thân mẫu của TT Trần Quốc Anh
CĐLBHK Phân ưu: Cụ Nguyễn Hữu Thăng, thân phụ của LS Nguyễn Thanh Phong
Tường thuật Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 2022 – Trần Quán Niệm
Bệnh đậu mùa khỉ – Monkeypox (theo CDC)
Thời sự Việt Nam – Thứ hai 23 tháng 5 năm 2022
Tuyên Quang: 12 người H’mong theo đạo Dương Văn Mình bị xử tù – RFA
23/5/2022
Cảnh sát cơ động và lực lượng mặc đồ bảo hộ y tế bố ráp đám tang của ông Dương Văn Mình hồi tháng 12/2021 /Người dân cung cấp
…Continue ReadingThông cáo báo chí: những hoạt động chống Phạm Minh Chính và Vận Đồng Nhân Quyền Cho Việt Nam
Phóng sự biểu tình chống CSVN Phạm Minh Chính tại Hoa Thịnh Đốn ngày 13/5/2022 (Sean Le TV)
Biểu tình chống thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính (VOA Tiếng Việt)
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TRÊN TOÀN TRÊN THẾ GIỚI: THƯ MỜI THAM DỰ BIỂU TÌNH
CHỐNG THỦ TƯỚNG CSVNPHẠM MINH CHÍNH TẠI DC. VÀ ỦNG HỘ NGƯỜI DÂN UKRAINE
Kính thưa toàn thể quý Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Cộng Đồng, Đoàn Thể và quý Đồng Hương.
Nhân dịp Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tham dự thượng đỉnh ASEAN tại DC, Hoa Kỳ, các cộng đồng, tổ chức, đoàn thể, cá nhân nhiều nơi đã và đang tổ chức chống tên đại diện cho đảng Cộng Sản Việt Nam độc tài, toàn trị, chà đạp nhân quyền, tước bỏ các quyền tự do của người dân, làm tay sai cho các thế lực độc tài toàn trị như Trung Cộng (chiếm đất và biển đảo của Việt nam), và Vladimir Putin đang phạm tội ác chiến tranh, xâm lăng, tàn phá và giết hại người dân Ukraine. Ngoài ra, Đảng CSVN tiếp tục ngự trị đất nước chúng ta đã trên 47 năm qua, cướp đoạt tài sản của người dân, đưa dất nước về nơi vô định trong lúc thế giới đang hướng lên con đường phát triển dân chủ, mang thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân.
…Continue ReadingThông báo đặc Biệt: Ngày Nhân Quyền VN & Biểu Tình chống Phạm Minh Chính
Press Release: Vietnam Human Rights Day May 11
Ghi danh tham dự:
https://us02web.zoom.us/webinar/register/WN_OlvUjd8GSi2QWREyA-7G-Q
Hung PhanPresident of The Board of DirectorsVietnam Human Rights Day-May 11 OrganizationTel:616-929-9999
Facebook: https://www.facebook.com/Vietnam-Human-Rights-Day-182868608535818/
…Continue ReadingNgày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam 12/5/22 (Vietnam Human Rights Advocacy Day)
THÔNG BÁO SỐ 3
Lễ Kỷ Niệm Năm thứ 28 Ngày Nhân Quyền 11-5 Cho Việt Nam &
Ngày Vận Động cho Nhân Quyền 12-5
Kính gởi: Quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần,
Quý Cộng Đồng, Đoàn Thể, Hội Đoàn,
Quý Truyền Thông, Báo Chí cùng Quý Đồng Hương
Nghị Quyết chung SJ-168 được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua với đại đa số tuyệt đối ngày 17 tháng 5, 1994 và sau đó được Tổng Thống Bill Clinton ký và ban hành thành đạo công luật số 103-258 ngày 25-5-1994 vinh danh và công nhận ngày 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam.
Hàng năm lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền được tổ chức trọng thể tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ dưới sự bảo trợ của của các Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu thuộc lưỡng đảng . Năm nay để tránh sự lây lan của dịch bệnh Covid 19 ban tổ chức quyết định tổ chức lễ kỷ niệm năm thứ 28 Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam trên mạng lưới internet.
Để bày tỏ sự đồng tâm, nhất trí của cộng đồng người Việt hải ngoại, xin trân trọng kính mời quý vị dành chút thì giờ quý báu tham dự
1. Lễ Kỷ Niệm năm thứ 28 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam vào ngày thứ Tư 11-5 lúc 13 giờ chiều (giờ Eastern time). Xin quý vị bấm vào đường link dưới đây để ghi danh tham dự:
https://us02web.zoom.us/webinar/register/WN_OlvUjd8GSi2QWREyA-7G-Q
2. Ngày Vận Động cho Nhân Quyền 12-5 : Xin kính mời quý vị nhín chút thời gian quý báu về Washington DC để vận động nhân quyền vào ngày thứ năm, 12/5. Xin quý vị ghi danh trước ngày 10/5 để Ban Tổ Chức sắp xếp thủ tục vào các văn phòng Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ tại Quốc Hội.
Quý vị muốn biết thêm chi tiết xin vui lòng liên lạc trực tiếp cho Gs. Phan Thông Hưng qua điện thoại: 616-929-9999 hay điện thư may11vnhrd@gmail.com.
Trân Trọng Kính Mời
Virginia Ngày 7 Tháng 5, Năm 2022
Đại Diện Ban Tổ Chức
Destiny Nguyễn, Trưởng Ban Tổ Chức
Biểu tình chống Phạm Minh Chính tại Công Viên Lafayette sáng 13/5/2022 (Ban Điều Hợp)
Thông báo về Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11/5 (Vietnam Human Rights May 11)
Xin quý vị bấm vào đường link dưới đây để ghi danh tham dự:
https://us02web.zoom.us/webinar/register/WN_OlvUjd8GSi2QWREyA-7G-Q
Quý vị muốn biết thêm chi tiết xin vui lòng liên lạc trực tiếp cho Gs. Phan Thông Hưng qua điện thoại: 616-929-9999 hay điện thư may11vnhrd@gmail.com.
Tin tức thế giới Thứ hai 09 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
TT Putin phát biểu tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moscow
09/5/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ duyệt binh hôm 9/5/2022.
…Continue ReadingThông báo số 2: Chi Tiết cuộc biểu tình chống Phạm Minh Chính tại Hoa Thịnh Đốn ngày 13/5/2022
Tin tức thế giới Thứ năm 05 tháng 5 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Nhật Bản và Đài Loan tuyên bố Trung Quốc điều hạm đội 8 chiến hạm tới Thái Bình Dương
Hàng không mẫu hạm duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh (dẫn đầu), ra khơi cùng các chiến hạm khác trong một cuộc tập trận trên biển hồi tháng 04/2018. (Ảnh: AFP qua Getty Images) Đông Dương
…Continue ReadingCĐNVQG Tampa Bay tổ chức quốc hận 30-4 lần thứ 47
Thư gửi TT Biden nhân dịp Thượng Đỉnh ASEAN
Thông báo biểu tình chống Phạm Minh Chính đến Hoa Kỳ tham dự Hội Nghị ASEAN
Tuyên cáo về việc Nga xâm lược Ukraine
Thư vận động “ngày nạn nhân chủ nghĩa cộng sản”
SAMPLE (THƯ MẪU) GỬI DÂN BIỂU TIỂU BANG
…Continue ReadingDự luật tôn vinh “Ngày Nạn Nhân Chủ Nghĩa Cộng Sản”
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 21 tháng 12 năm 2021
Cầu xây hơn 30 tỷ sắp hoàn thành bị sập tại Cà Mau – Cầu Cái Đôi Vàm bị lún trụ (ảnh trên youtube)
——-
Hội luận CĐNVQG Liên Bang Hoa Kỳ ngày 16/12/2021
Phỏng vấn Thiếu Tướng Lương Xuân Việt.
Bấm vào đường dẫn để xem qua facebook
https://www.facebook.com/100001481053806/videos/624671422181353
Sean Lê TV
Tin tức thế giới Chủ nhật 12 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ : TT Biden kết thúc thượng đỉnh vì dân chủ dưới sự chỉ trích
Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì thượng đỉnh vì dân chủ qua cầu truyền hình, tại Washington, ngày 09/12/2021. © AFP / Nicholas Kam
…Continue ReadingLiên Hội Người Việt Canada – Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12, 2021
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 11 tháng 12 năm 2021
By thoisu 02 , December 11, 2021 0 Comments
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ: Lạm phát tiêu dùng cao nhất trong gần 4 thập niên
Bảng giá xăng tại một trạm xăng ở thành phố Philadelphia, ngày 17 tháng 11, 2021.
…Continue ReadingTuyên cáo về ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 73
Declaration on the 73rd Human Rights Day
Tin tức thế giới Thứ năm 09 tháng 12 năm 2021
December 9, 2021 – Võ Thái hà tổng hợp
Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Đông Nam Á
Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Đông Nam Á
…Continue ReadingHình ảnh lịch sử: Cố đô Huế đầu thế kỷ 20 qua 36 bức ảnh của người Pháp
By thoisu 02 , December 9, 2021 0 Comments
Belles photos de Hue. C’est vraiment tragique que le palais Dien Kien Trung soit laissé tomber en ruine. Il paraissait splendide, une combinaison de l’architecture ancienne, traditionnelle et du style colonial.
Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính và cuộc sống đời thường sinh động ở Cố đô Huế xưa qua loạt ảnh do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện đầu thế kỷ 20.
Ảnh: Aavh.org.
Thông báo về việc thí sinh hoa hậu CSVN trình diễn bài nhạc “chống Mỹ” trên đất Hoa Kỳ
Tin tức thế giới Thứ hai 06 tháng 12 năm 2021
Võ Thái Hà
Miến Điện : Tập đoàn quân sự kết án bà Aung San Suu Kyi 4 năm tù
(Ảnh minh họa) – Người Miến Điện tại Mandalay biểu tình chống tham nhũng, đòi tập đoàn quân sự trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, ngày 05/03/2021. AP
…Continue ReadingNhìn Lại Văn Hóa Người Việt – Nguyễn Vy Khanh
Tin tức thế giới Chủ nhật 05 tháng 12 năm 2021
Tin tức thế giới Thứ bảy 04 tháng 12 năm 2021
Tin tức thế giới Thứ sáu 03/12/2021
Ba người trong một gia đình nhận giải thưởng của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam năm 2021
Những người nhận giải NQVN 2021: (từ trái qua) Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Văn Túc, Đinh Thị Thu Thuỷ Photo: RFA
…Continue ReadingTin tức thế giới Thứ tư 24/11/2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Quan chức Mexico: CPTPP sẽ không bẻ cong quy tắc để chấp nhận Trung Quốc
(Ảnh chụp màn hình Youtube/Bloomberg Markets and Finance)
…Continue ReadingChúc Mừng Lễ Tạ Ơn 2021 – Happy Thanksgiving 2021
Video Hội Luận của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
Tin tức thế giới Thứ bảy 13/11/2021
Tổng thống Mỹ-Trung sẽ họp trực tuyến tối 15/11 – Trung Cộng cảnh cáo Mỹ không nên ủng hộ Đài Loan độc lập – Cựu vô địch quần vợt Trung Quốc ‘mất tích’ sau khi tố cáo cựu PTT tấn công tình dục
Mời tham dự hoặc theo dõi:
– Phỏng vấn, trình bày về công hàm 1958 (Đặng Chí Hùng): Bấm vào link để ghi danh tham dự: Bấm vào đây
https://bit.ly/cd1958
Chủ nhật 14/11/2021, lúc 4 giờ chiều (giờ New York), 4 giờ sáng Thứ hai tại Việt Nam.
– Xem video Hội luận CĐNVQG/LBHK ngày 11/11/2021: Cập nhật Covid-19 – Viễn tưởng của đảng CS Trung Quốc – Dự luật Nhân Quyền VN HR-3001
Video Hội Luận CĐNVQG/LBHK ngày 11/11/2021
Thông báo về việc vận động Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam HR-3001
THÔNG BÁO VỀ VIỆC VẬN ĐỘNG DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM HR 3001…Continue Reading
Tin tức thế giới Thứ sáu 12 tháng 11 năm 2021
HÌNH ẢNH TRONG NGÀY: SO SÁNH TRUNG CỘNG & ĐÀI LOAN (tức TRUNG HOA QUỐC GIA)
Trung Cộng 1.4 tỉ dân – Đài Loan 24 triệu dân
Thu nhập đầu người mỗi năm (theo IMF năm 2021):
Đài Loan: 59,398 USD (thứ 25) – TC: 18,931 USD (đứng thứ 100) – Mỹ: 68,309 USD (đứng thứ 15)
…Continue ReadingTruyền hình hải ngoại: Mỹ và đồng minh sẽ hành động nếu Trung Cộng tấn công Đài Loan
Tin tức thế giới Thứ năm 11 tháng 11 năm 2021
HÌNH ẢNH TRONG NGÀYHappy Veterans Day! Mừng Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 11/11
“Cái chết ý nghĩa, cao quý nhất, đó là hy sinh thân mình cho Đồng bào và Tổ quốc của mình!”
…Continue ReadingTT Ngô Đình Diệm đọc diễn văn tại lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ năm 1957: Nhân dân (VN) không còn cam phận
Happy Veterans Day! Mừng Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 11/11
Kq Le Van Hai
Thứ Năm, 11 Tháng 11 Năm 2021
Happy Veterans Day! Mừng Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 11 năm 2021
HÌNH ẢNH TRONG NGÀY
Chuyến bay chở các dân biểu nghị sĩ Mỹ đến thăm Đài Loan. Trung Cộng nổi điên (theo Taiwan News)
Hội thoại ngày 4 Tháng 11, 2021, CĐNVQG/LBHK
xin bấm để xem
https://youtu.be/aaECujeyqE8
Nguyên văn bài diễn văn của TT Ngô Đình Diệm trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ năm 1957
test
Youtube sinh hoạt của CĐNVQG/LBHK (2012-2015)
Tường Trình cuộc biểu tình và gặp gỡ Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Tại NEW YORK
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa kỳ THÔNG CÁO BÁO CHÍ (2012)
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa kỳ
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Chúng tôi, đại diện trên 30 Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại các thành phố và tiểu bang của Hoa Kỳ bao gồm các Cộng Đồng hiện diện và Cộng Đồng ủy nhiệm (xem danh sách ở cuối bản tin), với 62 đại biểu chính thức tham dự Đại Hội Thường Niên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ được tổ chức tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 10 năm 2012 nhằm duyệt lại quá trình hoạt động trong 3 năm qua, hoạch định kế hoạch chương trình hoạt động cho 3 năm sắp tới, cũng như tiến hành bầu cử tân Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành và Hội Đồng Giám Sát.
…Continue ReadingPhát triển ngành thư viện thời Việt Nam Cộng Hoà – Lâm Vĩnh Thế
06/11/2021
Lời giới thiệu: Thư viện là cánh cửa dẫn đến tri thức, là nơi lưu trữ kinh nghiệm và giá trị văn hoá của quá khứ và hiện tại để truyền lại cho thế hệ sau. Đó là một trong những định chế văn hoá lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Thư viện tạo cơ hội để con người tiếp cận tri thức, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, giúp ươm mầm những ý tưởng và tầm nhìn mới, đóng vai trò quan trọng trong kiến thiết các quốc gia hiện đại. Ngày nay, dù internet đã thay đổi không gian thư viện một cách mạnh mẽ, định chế văn hoá này vẫn luôn nằm ở vị trí trung tâm của một xã hội sáng tạo.
…Continue ReadingTù Nhân Phạm Đoan Trang – Tưởng Năng Tiến
Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 07 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Covid-19: Hoa Kỳ “náo nức” mở cửa đón du khách từ 33 nước
Ảnh minh họa: Sau 18 tháng đóng cửa vì Covid-19, từ thứ Hai, 08/11/2021, Hoa Kỳ mở cửa cho những du khách đã tiêm đủ hai liều đến từ 33 nước. Anatolii STEPANOV AFP/File
…Continue ReadingỔ tham nhũng ở Bộ Y tế Việt Nam? – VNTB
Hoài Nguyễn – Thới Bình
(VNTB) – Tin tức về cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chịu kỷ luật Đảng, dọn đường việc đối mặt tù tội, với nhiều người thì đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ bảy 06 tháng 11 năm 2021
Hình ảnh trong ngày
Khẩu hiệu của cánh tả về vấn đề khí hậu
“Tiêu diệt người giàu để cứu trái đất” – biểu tình tại Sydney, Úc ngày 6/11/2021 (AFP)
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ sáu 05 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Dược phẩm trị Covid-19: Liên Âu thúc đẩy đánh giá khẩn cấp Molnupiravir
Thuốc Molnupiravir của hãng Merck. © MERCK & CO,INC. / AFP
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đang thúc đẩy quá trình đánh giá để cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc Molnupiravir trị Covid-19 của công ty Mỹ Merck. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh châu Âu trở thành tâm dịch với tốc độ lây nhiễm « rất đáng quan ngại », theo cảnh báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO / OMS).
…Continue ReadingToàn văn diễn văn của cố TT Ngô Đình Diệm trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 9/5/1957
Tình hình về Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh – tường trình của CTS Hứa Phi
Kính thưa:
– Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,
– Quý cơ quan Công Quyền Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo,
– Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ năm 04 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Tướng Mỹ Milley không nghĩ TQ sẽ cố đánh chiếm Đài Loan trong tương lai gần
Reuters
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Vị tướng quân ở cấp cao nhất của Mỹ nói hôm thứ Tư 3/11 rằng không có khả năng là Trung Quốc sẽ cố chiếm Đài Loan bằng quân sự trong vài năm tới, ngay cả khi quân đội của Trung Quốc phát triển được các năng lực để dùng vũ lực cưỡng chiếm lại hòn đảo tự trị.
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ tư 03 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi thông điệp tới COP26
Tôi vui mừng được biết rằng Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc – COP26 – để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt hôm nay sẽ diễn ra tại Glasgow, Scotland.
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ ba 02 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Hải quân Hoa Kỳ xác định tàu ngầm USS Connecticut đụng phải núi ngầm ở Biển Đông
Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Seawolf USS Connecticut của Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh US Navy.
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Chủ nhật 31 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Ấn Độ-Thái Bình Dương: Pháp muốn lập đối tác chiến lược với Indonesia
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và đồng nhiệm Indonesia Joko Widodo (T) trong cuộc gặp tại khách sạn Royal Splendid ở Roma, ngày 30/10/2021, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. AFP – ELIOT BLONDET
…Continue ReadingLỜI THỀ BÊN GIÒNG SÔNG MỸ CHÁNH – Kiều Mỹ Duyên
Tác Giả: Kiều Mỹ Duyên
Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Chinh Chiến Điêu Linh
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 30 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Giáo hoàng tiếp tổng thống Mỹ
Trưa nay 29/10/2021 tổng thống Biden và phu nhân được giáo hoàng Phanxicô tiếp tại tòa thánh Vatican. Đây là lần thứ tư ông trao đổi với lãnh đạo của Tòa Thánh, nhưng là lần đầu tiên đặt chân đến Vatican trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ. Báo chí không được mời tham gia cuộc trao đổi giữa đức giáo hàng và tổng thống Biden.
…Continue ReadingNgày 26 Tháng 10: Chính thức thành lập Chính thể Việt Nam Cộng Hòa
28 tổ chức yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang – VNTB
Việt Nam: Hãy trả tự do cho nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan Trang
Trước phiên tòa sắp diễn ra vào ngày 4 tháng 11, hôm nay 28 tổ chức nhân quyền và tự do ngôn luận có tên dưới đây đã lên án việc giam giữ tùy tiện nhà báo độc lập và người bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan Trang. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đồng thời từ bỏ mọi cáo buộc đối với bà Phạm Đoan Trang. Việc đàn áp Đoan Trang và những người bảo vệ nhân quyền khác, như các nhà văn và nhà báo độc lập, là một phần của cuộc tấn công ngày càng tồi tệ hơn đối với quyền tự do ngôn luận và thông tin ở Việt Nam.
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ ba 26 tháng 10 năm 2021 – Võ Thái hà
Lần đầu tiên sau 4 năm, Tổng thống Mỹ dự thượng đỉnh ASEAN
Reuters
Tướng Min Aung Hlaing của Miến Điện và biểu tượng của ASEAN.
Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự thượng đỉnh ASEAN trực tuyến vào ngày 26/10. Đây là lần đầu tiên trong 4 năm nay Washington giao tiếp ở cấp cao nhất với khối ASEAN vốn được Mỹ xem là trọng yếu trong chiến lược đẩy lùi Trung Quốc.
…Continue ReadingCụ Bùi Diễm, cựu Đại sứ VNCH, từ trần – Lê An
24/10/2021
Ảnh: K.Tran
Cụ Bùi Diễm, một trong những chứng nhân cuối cùng của lịch sử hiện đại Việt Nam, vừa từ trần. Ông mất lúc 3:00 sáng Chủ Nhật 24 Tháng Mười 2021, tại tư gia ở thành phố Rockville, tiểu bang Maryland, Mỹ, thọ 99 tuổi (tính theo Âm lịch).
…Continue ReadingTri ân Cựu Hội Đồng Đại Diện 2018-2021
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 10 năm 2021
Võ Thái Hà
Báo cáo: Gần 20 triệu ca nhiễm COVID-19 ở Đông Âu
Ảnh: Youtube/CBS Evening News.
Theo một cuộc kiểm kê của Reuters vào Chủ nhật (ngày 24/10), số ca nhiễm COVID-19 ở Đông Âu sẽ sớm vượt qua con số 20 triệu, khi khu vực này phải vật lộn với đợt bùng dịch tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
…Continue ReadingPhân ưu cựu Phu Nhân TT Nguyễn Văn Thiệu
Video buổi phát hình ra mắt tân Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG/LBHK 2021-2024
Bấm để xem
Thư chúc mừng của TNS Ngô Thanh Hải từ Canada
Chương trình ra mắt tân Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG/LBHK
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 22 tháng 10 năm 2021 – Võ Thái Hà
Covid: Thái Lan không cách ly du khách đã tiêm chủng từ hơn 40 nước
Tại sân bay quốc tế Don Mueang, Bangkok, Thái Lan, ngày 20/10/2021. REUTERS – ATHIT PERAWONGMETHA
…Continue ReadingTin tức thế giới Thứ năm 21/10/2021 – Võ Thái Hà
FDA Mỹ chấp thuận liều vaccine tăng cường của Moderna và J&J
Reuters
Trụ sở Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA ở White Oak, Maryland.
…Continue ReadingIntroduction
FEDERATION OF VIETNAMESE AMERICAN COMMUNITIES OF THE USA
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
Email FED.VAC.USA@GMAIL.COM www.CDNVQGLBHK.ORG
A Non Profit Organization. EIN: 46-1273288
…Continue ReadingViệt Nam kết thúc “Zero-COVID” liệu có sớm quá? – David Hutt
Vietnam Ends “Zero-COVID”—Is It Too Soon?
With low vaccination rates, another virus surge is a concern
Tác giả: David Hutt
…Continue ReadingTin tức thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 10 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp
Thư chúc mừng của Hội Đồng Liên Kết QNHNVN
Thư chúc mừng của TNS Ngô Thanh Hải
Đêm ra mắt tân Hội Đồng Đại Diện CĐNVQG/LBHK
Tin tức thế giới Thứ bảy 16/10/2021 – Võ Thái Hà
Mỹ sắp tái tục chính sách tị nạn thời ông Trump
Reuters
Kiểm tra di dân tại biên giới Mỹ-Mexico
Chính quyền Tổng thống Joe Biden trước giữa tháng 11 năm nay sẽ tái tục chương trình có từ thời cựu Tổng thống Donald Trump buộc những người xin tị nạn phải lui qua phía biên giới Mexico trong lúc chờ toà di trú Mỹ giải quyết đơn xin tị nạn, các giới chức Mỹ cho biết ngày 14/10.
…Continue ReadingPhóng sự truyền hình Lễ Khai Mạc Đại Hội CĐLBHK 2021
Một vài hình ảnh Đại Hội 2021 CĐLBHK
Tin tức thế giới Thứ năm 14/10/2021 – Võ Thái Hà
WHO công bố nhóm điều tra đại dịch COVID-19 mới
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố vào hôm thứ Tư (13/10) một nhóm các nhà khoa học nhằm điều tra các mầm bệnh mới và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, đồng thời tiếp tục việc điều tra bị đình trệ về nguồn gốc của COVID-19.
…Continue ReadingQuyết Nghị của Đại Hội CĐNVQG/LBHK 2021
Thông Báo: Thư cảm tạ
Đại Hội Khoáng Đại 2021 CĐNVQG/LBHK tại Orlando, FL
Tin tức thế giới Thứ tư 13/10/2021
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản công bố tuyên ngôn bầu cử: Chấm dứt đại dịch, cứng rắn với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (ảnh: Youtube/自民党).
…Continue ReadingChương trình nghị sự Đại Hội CĐNVQG/LBHK
Thắng cảnh tại Orlando
Thông Báo – ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI CĐNVQG/LBHK 2021
Kính thưa:
– Quý Vị Chủ Tịch và Ban Chấp Hành các Cộng Đồng Thành Viên.
– Quý Vị Trong Các Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát.
– Quý Vị Hội Đồng Cố Vấn, Quý Sáng Lập Viên và Quý Đại Biểu.
…Continue ReadingTHÔNG BÁO: Công ty Amazon bày bán sản phẩm phòng tắm có mang cờ vàng 3 sọc đỏ – Amazon đã gỡ bỏ sản phẩm này rồi.
THÔNG BÁO
V/v Công ty Amazon bày bán sản phẩm phòng tắm có mang cờ vàng 3 sọc đỏ
Kính gửi: Quý vị Lãnh Đạo Tinh thần Tôn Giáo, các Cộng Đồng, Tổ Chức Đoàn Thể và Đồng Hương người Việt Quốc Gia khắp nơi,
Tóm lược tin thế giới Chủ nhật 13 tháng 6 năm 2021
Hoa Kỳ kêu gọi thành lập liên minh chống Trung Cộng
Hoa Kỳ đang kêu gọi các đồng minh thành lập một khối kinh tế chung chống lại Trung Cộng. Tổng thống Biden sẽ công bố kế hoạch của ông vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh, các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết. Họ đã nói chuyện bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 với các hãng truyền thông có mặt.
…Continue ReadingThông Báo về việc Vận Động Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam HR 3001
By thoisu 02 , June 10, 2021 0 Comments
ỦY BAN VẬN ĐỘNG ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
**************************************************
…Continue ReadingHiến chương CĐNVQGLBHK
Tâm thư về việc Hủy bỏ Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế năm 2021 do dịch Coronavirus
TÂM THƯ
V/v Cơ Quan Di Dân Văn Hóa LHQ hủy bỏ DHVHQT 2021. Lý do: dịch Coronavirus
– Kính Thưa Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo.
– Kính Thưa Quý Vị Lãnh Đạo các Cộng Đồng & ĐoànThể.
– Kính Thưa Quý Vị Thân Hào Nhân Sĩ.
– Kính Thưa Quý Vị Mạnh Thường Quân.
– Kính Thưa Quý Vị Truyền Thông Báo Chí.
– Quý Bạn Thanh NIên, Sinh Viên và Học Sinh.
Kính Thưa Quý Vị,
…Continue ReadingTin tức thế giới Chủ nhật 06 tháng 6 năm 2021
TNS Josh Hawley kêu gọi Tiến sĩ Fauci từ chức vì scandal e-mail
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley (ảnh chụp màn hình Youtube / Senator Josh Hawley).
…Continue ReadingNhững Bà Mẹ Thiên An Môn: Tưởng nhớ 32 năm thảm án Lục Tứ (4 th. 6)
06/6/2021
Quân đội CSTQ đàn áp đẫm máu người dân Trung Quốc ngay tại Thiên An Môn Bắc Kinh vào ngày 4/6/1989
…Continue ReadingKết quả Đại Hội Khoáng Đại 2018 Cộng Đồng NVQG Liên Bang Hoa Kỳ
Đông đảo quan khách và đại biểu khắp nơi về tham dự. Trong những người ở hàng đầu có Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Bài THANH PHONG
GARDEN GROVE – Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ (CĐNVQGLBHK) vừa tổ chức Đại Hội Khoáng Đại vào hai ngày 6 và 7 tháng 10, 2018 tại khách sạn Ramada, thành phố Garden Grove, và tại nhà hàng Grand Garden, Westminster, Nam California quy tụ các đại biểu trên 50 cộng đồng người Việt khắp các tiểu bang Hoa Kỳ về tham dự .
Đại Hội khai mạc vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 6 tháng 10, tại hội trường khách sạn Ramada với nghi lễ chào Quốc Kỳ Quốc Gia VN và Hoa Kỳ do Toán Hầu Kỳ danh dự của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ phụ trách. Đại hội cũng dành phút tưởng niệm anh linh tổ tiên, anh hùng liệt nữ đã vị quốc vong thân, và đồng bào đã tử nạn trên đường vượt thoát tìm tự do sau khi miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm.
Bác Sĩ Võ Đình Hữu CTHDDB đọc diển văn chào mừng ,giới thiệu ba ông Nguyễn Văn Tánh, Đỗ Văn Hội và Lưu Văn Tươi trong lễ khai mạc Đại Hội Khoáng Đại CĐNVQGLB Hoa Kỳ sáng thứ Bảy, ngày 6 tháng 10, 2018. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Sau đó, trong phần giới thiệu, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của các vị trong Hội Đồng Liên Tôn VN , cộng đồng, đoàn thể, chính đảng, thân hào nhân sĩ và các cơ quan truyền thông.
Các tân Chủ Tịch và thành viên Hội Đồng Đại Diện,Hội Đồng Chấp Hành và Hội Đồng Giám Sát CĐNVQGLB. Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2018-2021. (Ảnh BS Đỗ Văn Hội)
Trong ngày đầu, các Đại Biểu đã nghe lời chào mừng của Ban Tổ Chức, của Hội Đồng Liên Tôn VN, của đại diện Cộng Đồng VN tại địa phương. Sau đó, Đại Hội thảo luận về tình hình quốc tế, tình hình Việt Nam và biển Đông, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và sự hình thành các lực lượng quân sự tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tiếp theo, Đại Hội duyệt xét quá trình sinh hoạt của CĐNVQGLBHK , nêu rõ những ưu, khuyết điểm. Từ đó hoạch định chương trình hành động cho nhiệm kỳ mới 2018 – 2021.
Ngày thứ nhì của Đại Hội, toàn thể các thành viên đã tham dự cuộc bỏ phiếu bầu ba cơ chế: Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành và Hội Đồng Giám Sát. Kết quả:
Hội Đồng Đại Biểu: Chủ Tịch: Nguyễn Văn Tánh (cựu CTCĐNVQG Hoa Kỳ).
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Lê Thanh Liêm (cựu Chủ Tịch HĐĐB/CĐVN Florida ).
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Jason Lý (CTCĐNVQG Dallas và vùng phụ cận).
Hội Đồng Chấp Hành: Chủ Tịch: GS Phan Thông Hưng (CTCĐNVQG Pennsylvania).
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Trung Tá Trần Quốc Anh (CTCĐNVQG Houston và vùng phụ cận)
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: LS Nguyễn Xuân Nghĩa (cựu CTCĐNVQG Nam Cali)
Tổng Thư Ký: Trương Minh Tính (TTK/CĐNVQG Houston và vùng phụ cận)
Hội Đồng Giám Sát: Chủ Tịch: Lưu Văn Tươi (nguyên CTHĐGS).
Phó Chủ Tịch Pháp Chế: LS Nguyễn Thanh Phong (CTCĐNVQG New York)
Phó Chủ Tịch Kỷ Luật: Lê Văn Sanh (HĐGS).
Tổng Thư Ký: Nguyễn Văn Tâm (CĐNVQG Illinois)
Các Giám Sát Viên: Lê Đình Yên Phú (CTCĐVN Jacksonville, Florida), BS Allen Bùi (CĐVN Pomona), BS Tony Hà (CĐVN Pomona).
THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Kết Quả Đại Hội Khoáng Đại 2018
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA LIÊN BANG HOA KỲ
————————————-
Garden Grove, California, 7 tháng 10, 2018 – Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ tổ chức Đại hội Khoáng Đại năm 2018 trong 2 ngày 6 và 7 tháng 10 năm 2018 tại khách sạn Ramada, thành phố Garden Grove, tiểu bang California Hoa Kỳ, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các thành phố, tiểu bang Hoa Kỳ. Hiện nay, CĐNVQG/LBHK quy tụ trên 50 Cộng Đồng thành viên, đa số các chủ tịch thuộc giới trẻ.
Lễ khai mạc đã diễn ra long trọng lúc 10 giờ sáng thứ Bảy 6 tháng 10, 2018 tại hội trường với nghi lễ chào quốc kỳ Việt Nam, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do Ban Rước Quốc Quân Kỳ Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ phụ trách. Có sự hiện hiện của nhiều đại diên tinh thần các tôn giáo, các vị dân cử, các cộng đồng, đoàn thể, chính đảng, thân hào nhân sĩ, đồng hương và các đại biểu của CĐ Liên Bang Hoa Kỳ.
Lúc 1 giờ 30 chiều thứ Bảy cùng ngày là Đại Hội chính thức. Đại Hội đã thảo luận tình hình Quốc tế, tình hình Việt Nam và Biển Đông nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và sự thành hình các lực lượng quân sự tại Ấn Độ – Thái Bình Dương; Đại Hội duyệt xét quá trình sinh hoạt của Cộng Đồng NVQGLBHK, nêu ra những ưu và khuyết điểm, đồng thời hoạch định chương trình, đường lối và kế hoạch hoạt động cho nhiệm kỳ 2018-2021.
Sáng ngày Chủ Nhật 7 tháng 10 năm 2018, Đại Hội đã bầu cử các nhân sự cho các cơ chế lãnh đạo nhiệm kỳ 2018-2021 gồm Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát kết quả như sau:
Hội Đồng Đại Biểu:
– Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Tánh (cựu chủ tịch CĐNVQG Hoa Kỳ)
– Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Ông Lê Thanh Liêm (chủ tịch Hội Đồng Đại Biểu CĐVN Florida).
– Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ông Jason Lý (CT CĐNVQG Dallas và Phụ Cận).
Hội Đồng Chấp Hành:
– Chủ tịch: GS Phan Thông Hưng (CT CĐNVQG Pennsylvania)
– Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Trung Tá Trần Quốc Anh (CT CĐNVQG Houston & Phụ Cận)
– Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: LS Nguyễn Xuân Nghĩa (cựu chủ tịch CĐNVQG Nam Cali).
– Tổng Thư Ký: Ô. Trương Minh Tính (TTK CĐNVQG Houston & Phụ Cận)
Hội Đồng Giám Sát:
– Chủ tịch: Ô. Lưu Văn Tươi (nguyên Chủ tịch HĐGS)
– Phó Chủ tịch Pháp Chế: LS Nguyễn Thanh Phong (CT CĐNVQG New York)
– Phó Chủ tịch Kỷ Luật: Ông Lê Văn Sanh (HĐGS)
– Tổng Thư Ký: Ông Nguyễn Văn Tâm (CT CĐVN Illinois)
– Các Giám Sát Viên: Ông Lê Đình Yên Phú (CT CĐVN Jacksonville, FL); BS Allen Bui, (CĐVN Pomona); BS Tony Hà (CĐVN Pomona).
Đại Hội đã thông qua bản Quyết Nghị nói lên lập trường, đường lối, phương thức hành động trong tình hình thế giới và Việt Nam đang có nhiều biến chuyển hiện nay (xin xem Quyết Nghị đính kèm).
Buổi tối Chủ Nhật 7 tháng 10, 2018 là tiệc tiếp tân có văn nghệ phụ diễn giới thiệu thành phần tân Ban Lãnh Đạo tại nhà hàng Grand Garden, Westminter với sự tham dự của nhiều quan khách gồm đại diện tôn giáo, đoàn thể, chính đảng, truyền thông báo chí và đại biểu. Tại đây, Ban tổ chức đã tường trình sơ lược về kết quả đại hội và trình diện tân Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành và Hội Đồng Giám Sát. Nhân dịp này, Bản Quyết Nghị đã được tuyên đọc.
Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ đã kết thúc trong niềm phấn khởi, hy vọng và tinh thần đoàn kết của các đại biểu đến từ khắp Hoa Kỳ hứa hẹn nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là giới trẻ tham dự rất đông, đáp ứng nhu cầu của tình thế, nhất là Đất nước vẫn còn nằm dưới sự cai trị tàn bạo của đảng CSVN, Tổ quốc đang đứng trước bờ vực thẳm nguy cơ nô lệ Bắc Phương đã gần kề nếu toàn dân Việt Nam ngồi yên không làm gì.
TM Ban Tổ Chức
– BS Võ Đình Hữu: 714-928-3038. Drhvo@yahoo.com
– BS Đỗ Văn Hội: 407-234-3596. Hoivando@gmail.com
– Ô. Lưu Văn Tươi: 407-491-9299. Tuoiluu4905@gmail.com
– Ô. Nguyễn Văn Tánh: 347-481-8283. Tanhnguyen1947@yahoo.com
– Bà Nguyễn Minh Nguyệt: 714-791-5960. Nguyet_Minhnguyen@yahoo.com
Bản tường trình chi tiết sẽ được phổ biến sau.
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA LIÊN BANG HOA KỲ
——————————–
QUYẾT NGHỊ
ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI 2018 TẠI NAM CALIFORNIA, HOA KỲ
Đại hội Khoáng Đại CĐNVQGLBHK năm 2018 được tổ chức trong 2 ngày 6 và 7 tháng 10 năm 2018 tại thành phố Garden Grove, tiểu bang California Hoa Kỳ, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các thành phố, tiểu bang Hoa Kỳ nhằm:
1- Thảo luận tình hình Quốc tế liên quan đến Việt Nam, tình hình Việt Nam và Biển Đông nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, sự thành hình các lực lượng quân sự tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
2- Duyệt lại quá trình sinh hoạt của Cộng Đồng NVQG/LBHK, nêu ra những ưu và khuyết điểm, đồng thời hoạch định chương trình, đường lối và kế hoạch hoạt động cho nhiệm kỳ 2018-2021.
3- Bầu cử nhân sự cho các cơ chế lãnh đạo nhiệm kỳ 2018-2021 gồm Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát, để cử nhân sự Hội Đồng Cố Vấn.
Nhân định rằng:
1- Cộng đồng người tỵ nạn cộng sản là tập hợp của người Việt Nam yêu chuộng tự do vì không thể sống dưới chế độ độc tài phi nhân của Cộng Sản đã phải bỏ nước ra đi; CĐVN tại Hoa Kỳ (sau này đổi tên thành CĐNVQG-LBHK) được thành lập ngày 30-4-1992 nhằm phối hợp công tác với các Cộng Ðồng Thành Viên, kết hợp hỗ trợ phát triển và thăng tiến đời sống của người Việt định cư tại Hoa Kỳ trong tinh thần hài hòa với các sắc dân khác, bảo vệ quyền lợi chính đáng và phát huy nghĩa vụ của tập thể nguời Việt tại Hoa Kỳ trong khuôn khổ luật pháp sở tại, hỗ trợ các nỗ lực tranh đấu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền tại Việt Nam. Những công tác hàng đầu của cộng đồng là xây dựng đoàn kết, bảo vệ chính nghĩa, phát triển giới trẻ, tạo sức mạnh qua lá phiếu bầu cử địa phương và toàn quốc, khuyến khích tham gia dòng chính…
2- Đất Nước Việt Nam, quê hương của những người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới, hiện nay vẫn còn nằm dưới sự cai trị độc tài toàn trị của đảng CSVN; nhân quyền bị chà đạp, các quyền tự do căn bản bị tước đoạt; nền văn hóa tha hóa, hệ thống giáo dục, xã hội xuống cấp; kinh tế lụn bại, đời sống người dân chịu nhiều khổ nhục; đất nước ngày càng lệ thuộc vào bá quyền phương Bắc, nguy cơ nô lệ Bắc Phương gần kề nếu chúng ta không làm gì.
3- Tham vọng bành trướng của Trung Cộng tại Biển Đông và Á Châu Thái Bình Dương đã rõ ràng, gây hiểm họa lớn lao cho các quốc gia vùng Á Châu Thái Bình Dương và toàn thế giới, đặc biệt Việt Nam sẽ là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng nhất.
4- Chính sách của Hoa Kỳ hiện đang có nhiều nỗ lực đáng kể làm suy yếu chế độ cộng sản Bắc Kinh về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự…, kềm hãm sự bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông và thế giới. Một khi Trung Cộng suy yếu, tay sai cộng sản Việt Nam sẽ không còn chỗ dựa, nhân dân sẽ vùng lên lật đổ bạo quyền, đem lại tự do dân chủ, nhân quyền, phú cường và thịnh vượng.
5- Đoàn kết là yếu tố vô cùng cần thiết tạo sức mạnh để cứu nước cứu dân, xây dựng tổ quốc hùng cường.
a. Đoàn kết nhằm yểm trợ quốc nội là phương cách giúp người dân trong nước mạnh dạn đứng lên đòi các quyền sống căn bản của con người; vận động sự thức tỉnh của quân đội, công an, cán bộ, đảng viên trở về với hàng ngũ dân tộc lật đổ đảng CSVN;
b. Đoàn kết nhằm vận động quốc tế hỗ trợ cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ long trọng quyết nghị:
1- Quyết tâm giữ vững lập trường giải thể chế độ cộng sản Việt Nam.
2- Quyết tâm phát triển cộng đồng về mọi phương diện, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia sinh hoạt; đoàn kết để tạo sức mạnh, sát cánh cùng các đoàn thể, tổ chức chính trị, các đồng hương..
3- Quyết tâm liên kết các cộng đồng từ địa phương đến liên bang, quốc gia và liên châu; thành hình cơ cấu chung của người Việt Quốc Gia hải ngoại để vận động quốc tế và hỗ trợ quốc nội;
4- Tạo áp lực trên mọi mặt trận từ chính trị – ngoại giao – kinh tế – thương mại, đến quốc tế vận cho một nước Việt Nam được tự do dân chủ thực sự; không chấp nhận hòa hợp hòa giải với Cộng Sản bất cứ dưới hình thức nào;
5- Cương quyết chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng; vận động và hỗ trợ quốc tế chận đứng sự bành trướng của Bắc Kinh, nhất là tại Biển Đông.
Làm tại Garden Grove, Califonia, Hoa kỳ, ngày 7 tháng 10 năm 2018
Chủ Tọa Đoàn: Đã ký
BS. Võ Đình Hữu : Chủ Tịch HĐĐB
BS Đỗ Văn Hội: Chủ Tịch HĐCH
Ông Lưu Văn Tươi: Chủ Tịch HĐGS
Ông Nguyễn Văn Tánh: Cố Vấn
Bà Nguyễn Minh Nguyệt: Đại diện Vùng Tây Nam Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Văn Tánh: Tân CT HĐĐB
GS Phan Thông Hưng: Tân CT HĐCH
Ông Lưu Văn Tươi: Tân CT HĐGS
347-481-8283 616-929-9999 407-491-9299
Tin thế giới Thứ năm 27 tháng 5 năm 2021
Trung Quốc: Chính trị hóa nguồn gốc COVID-19 cản trở các cuộc điều tra
Reuters
Một cuộc biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Trung Cộng ở Washington DC.
Tòa Đại sứ Trung Cộng ở Hoa Kỳ nói rằng việc chính trị hóa nguồn gốc của COVID-19 sẽ cản trở các cuộc điều tra thêm và làm suy yếu các nỗ lực kiềm chế đại dịch trên toàn cầu.
…Continue ReadingTin tức sơ khởi, vài hình ảnh cứu trợ bão Helene và Milton tại Florida
Hình trên chụp tại giáo xứ Thánh Giuse Tampa trước khi chuẩn bị phát vật phẩm cứu trợ. (Bên cạnh hội trường giáo xứ)
…Continue Reading