Tin tức thế giới Thứ sáu 12 tháng 11 năm 2021
HÌNH ẢNH TRONG NGÀY: SO SÁNH TRUNG CỘNG & ĐÀI LOAN (tức TRUNG HOA QUỐC GIA)
Trung Cộng 1.4 tỉ dân – Đài Loan 24 triệu dân
Thu nhập đầu người mỗi năm (theo IMF năm 2021):
Đài Loan: 59,398 USD (thứ 25) – TC: 18,931 USD (đứng thứ 100) – Mỹ: 68,309 USD (đứng thứ 15)
Đài Loan: sản xuất trên 60 % chip bán dẫn (semiconductors) của toàn thế giới.
Cờ Trung Cộng – Cờ Đài Loan (Aljazeera)
Trung Cộng cố tình muốn giết chết tự do của Đài Loan (The Atlantic)
————
Tin tức thế giới Thứ sáu 12 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Diễn đàn APEC họp thượng đỉnh với hồ sơ chính là khí hậu
Nữ thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern chủ trì hội nghị doanh nghiệp APEC ngày 11/11/2021. via REUTERS – APEC NEW ZEALAND
Hôm nay, 12/11/2021, lãnh đạo 21 quốc gia thành viên diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), trong đó có tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến do New Zealand tổ chức.
Thượng đỉnh APEC năm nay diễn ra cùng lúc với hội nghị khí hậu COP26 tại Glasgow-Anh Quốc trên nguyên tắc kết thúc hôm nay, cho nên chủ đề thảo luận chính tại cuộc họp này là chống biến đổi khí hậu, nhất là vấn đề tài trợ cho các năng lượng hóa thạch, vốn phát thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.
Cho tới nay quyết định quan trọng về khí hậu mà 21 nước thành viên APEC đưa ra là thỏa thuận nhằm thúc đẩy việc tạm ngưng tài trợ cho các nhiên liệu hóa thạch, ý tưởng mà các lãnh đạo APEC đã nêu lên từ cách đây 10 năm, nhưng chưa bao giờ thực hiện được.
Chủ trì thượng đỉnh APEC, thủ tướng New Zealand Jacinda Arden hôm nay đã kêu gọi các nước thành viên nên có nhiều tham vọng hơn, nhắc lại lập trường của New Zealand từ lâu vẫn là một thế giới không có tài trợ cho các nhiên liệu hóa thạch.
Theo hãng tin AFP, các lãnh đạo APEC ngày mai sẽ ra một thông cáo nêu chi tiết kết quả của thượng đỉnh, trong một cuộc họp báo do thủ tướng Arden chủ trì. AFP trích lời bà Lesley Hughes, thuộc tổ chức phi chính phủ Climate Council, cho rằng thông cáo nói trên phải vạch ra một lộ trình cho một sự thay đổi thật sự đến việc chấm dứt sử dụng các năng lượng hóa thạch, « nếu APEC muốn tỏ ra đáng tin cậy trên vấn đề này ».
Ngoài khí hậu, cuộc họp thượng đỉnh của diễn đàn APEC hôm nay còn thu hút sự chú ý bởi vì có sự tham dự của tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo dự kiến, lãnh đạo hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới sẽ phát biểu về thương mại và phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Sự tham dự của ông Joe Biden và Tập Cận Bình vào cuộc họp hôm nay được coi như là « khúc dạo đầu » cho thượng đỉnh Mỹ-Trung trực tuyến vào ngày 15/11/2021, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh trên vấn đề Đài Loan, nhân quyền và thương mại.
Hôm qua, trong một hội nghị trực tuyến về thương mại bên lề thượng đỉnh APEC, ông Tập Cận Bình đã cảnh báo về bối cảnh « không khác gì chiến tranh lạnh » ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt thuốc trị Covid-19
Ủy viên châu Âu đặc trách về Y Tế, bà Stella Kyriakides trong cuộc họp báo tại Bruxelles về Covid. Ảnh chụp ngày 06/05/2021. © Kenzo Tribouillard, Reuters
Hôm qua, 11/11/2021, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo lần đầu tiên đã cho phép bán ra thị trường Liên Hiệp Châu Âu hai loại thuốc trị Covid-19 bằng kháng thể.
Cụ thể hai loại thuốc vừa được EMA phê duyệt là thuốc Ronapreve của hãng dược phẩm Thụy Sĩ Roche và thuốc Regkirona của công ty Hàn Quốc Celltrion. Trong thông cáo, EMA, trụ sở tại Amsterdam, nhấn mạnh : « Ronapreve và Regkirona là hai thuốc kháng thể đơn dòng (anticorps monoclonaux) đầu tiên được đánh giá là có hiệu quả trị Covid-19 ».
Theo lời Ủy viên Y tế châu Âu Stella Kyriakides, việc phê duyệt hai loại thuốc nói trên là một « bước quan trọng » trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19. Cho tới nay, Liên Hiệp Châu Âu chỉ dựa vào 4 loại vac-xin ngừa Covid để tiêm ngừa cho người dân các nước thành viên nhằm ngăn chận đà lây lan của virus corona, nhất là của biến thể Delta. Ủy viên Y tế châu Âu cho biết mục tiêu đề ra là từ đây đến cuối năm 2021 sẽ phê duyệt tổng cộng 5 loại thuốc mới trị Covid-19.
Kháng thể là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch của chúng ta. Khi có một yếu tố nguy hiểm xâm nhập vào, chẳng hạn như một virus, cơ thể của chúng ta sẽ tự tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm virus càng cao.
Nguyên tắc của thuốc trị bằng kháng thể là người ta chọn lọc những kháng thể tự nhiên và sản xuất chúng một cách nhân tạo, rồi sau đó đưa vào cơ thể, thường là tiêm qua tĩnh mạch.
Về vaccin ngừa Covid-19, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học The Lancet hôm 11/11/2021 xác nhận hiệu quả của vac-xin Ấn Độ Covaxin. Vac-xin này vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cách đây vài ngày và đã được nhiều nước nghèo cấp phép sử dụng khẩn cấp, trong đó có Việt Nam. Ưu điểm của Covaxin là có thể được cất giữ trong tủ lạnh bình thường, thích hợp với các nước đang phát triển.
Biden ký đạo luật gia tăng hạn chế cấp phép thiết bị của các công ty viễn thông Trung Quốc
Ảnh minh họa : Một nhân viên Hoa Vi (Huawei) trình diễn công nghệ 5G tại một cuộc triển lãm ở Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. AP – Mark Schiefelbein
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Năm 11/11/2021, đã ký ban hành một đạo luật mới ngăn chặn việc cấp phép dùng các thiết bị mới của các công ty viễn thông Trung Quốc như Hoa Vi (Huawei), ZTE.
Đạo luật mới, còn được gọi là “Đạo luật Thiết bị An toàn”, đã được Quốc Hội lưỡng viện Mỹ thông qua trong tháng 10 vừa qua, quy định là Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ ( FCC) không xem xét hoặc cấp phép sử dụng các thiết bị viễn thông mới được xác định là đe dọa an ninh quốc gia.
Theo Reuters, đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ Mỹ trong việc ngăn cản các công ty công nghệ viễn thông Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Ông Brendan Carr, thuộc FCC, cho biết, Ủy ban đã phê duyệt hơn 3000 đơn xin cấp phép bán thiết bị của Hoa Vi kể từ năm 2018. Bộ luật mới này sẽ “bảo đảm là các thiết bị không an toàn từ các công ty như Hoa Vi và ZTE, sẽ không thể được đưa vào sử dụng trong mạng lưới truyền thông của Hoa Kỳ.”
Tháng 3 năm 2021, chính quyền Washington đã nêu ra 5 công ty Trung Quốc là mối đe dọa cho an ninh Hoa Kỳ. Tiếp đó, vào tháng 10 /2021, FCC đã thu hồi giấy phép hoạt động của công ty con của China Telecom tại Hoa Kỳ với cùng lý do.
Phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận định rằng Hoa Kỳ “không có bất kỳ bằng chứng nào”, chỉ là viện dẫn “lý do an ninh” để “trấn áp các công ty Trung Quốc”.
Tổng thống Mỹ ký ban bố văn bản luật này vài ngày trước cuộc hội đàm trực tuyến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến vào thứ Hai 15/11/2021, trong bối cảnh quan hệ song phương vẫn tiếp tục căng thẳng về thương mại, nhân quyền và các hoạt động quân sự.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trở lại chính trường, hứa sẽ sửa đổi Hiến Pháp
Cựu Thủ tướng Shinzo Abe (ảnh:Youtube/ANNnewsCH).
Cựu Thủ tướng Shinzo Abe, người đã trở thành người đứng đầu phe lớn nhất trong Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đã đưa ra các sửa đổi hiến pháp như là bước đầu tiên trong quá trình nhậm chức.
Phe Hosoda, phe lớn nhất trong Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, đã bổ nhiệm cựu Thủ tướng Shinzo Abe làm chủ tịch tại cuộc họp chung vào ngày 11/11. Kết quả là phe Hosoda được gọi là phe Abe. Phe Abe có 87 thành viên Hạ viện, nhiều nhất trong số bảy phe chính trong Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản. Trong môi trường chính trị của Nhật Bản, nơi mà các phái chính trị quyết định đất nước, ảnh hưởng chính trị của Abe với tư cách là lãnh đạo nhóm lớn nhất của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản cầm quyền dự kiến sẽ tăng lên.
Trong lời chào, cựu Thủ tướng Abe nói: “Tôi muốn làm hết sức mình để truyền lại một nước Nhật đầy tự hào cho thế hệ sau”. Hãy để chúng tôi đi đầu trong cuộc thảo luận.
Cựu Thủ tướng Abe đã tích cực thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp trong giai đoạn thứ hai kéo dài 7 năm 8 tháng cầm quyền, nhưng phe đối lập đã không phản hồi tích cực về các cuộc thảo luận, cuối cùng đã thất bại. Tuy nhiên, trong cuộc tổng tuyển cử Hạ viện vào ngày 31 tháng trước, cục diện đã thay đổi khi đảng cực hữu, Hiệp hội Phục hồi Nhật Bản, một cơ quan chuyên sửa đổi hiến pháp, đã đạt được những bước tiến.
Cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy các sửa đổi hiến pháp nêu rõ Lực lượng Phòng vệ trong Điều 9 của Hiến pháp, được gọi là “Hiến pháp Hòa bình”. Ông được cho là luôn mong muốn Nhật Bản trở thành một “quốc gia có lực lượng quân sự có khả năng thực chiến” sau khi bị giới hạn hoàn toàn kể từ sau thất bại của đế quốc Nhật trong thế chiến II. Điều này có thể có ý nghĩa rằng, với sự trở lại và ảnh hưởng lớn của ông Abe, Nhật Bản có thể tiến tới có lực lượng quân sự thiện chiến và mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tân Ngoại trưởng Nhật muốn xây dựng quan hệ ổn định với Trung Quốc
Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi (ảnh: Youtube/FAO).
Hãng tin Reuters cho hay, Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi hôm thứ Năm (ngày 11/11) cho biết điều quan trọng là phải xây dựng mối quan hệ ổn định với Trung Quốc trong khi kêu gọi hành vi có trách nhiệm từ nước láng giềng.
Nhật Bản gần đây đã thẳng thắn hơn khi xem xét về sự quyết đoán của Trung Quốc trong các vấn đề như Biển Đông đang tranh chấp và Đài Loan tự trị, mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Đồng thời, đảng cầm quyền của Nhật Bản có kế hoạch xem xét lại thế trận quốc phòng trong bối cảnh Trung Quốc đang xây dựng quân đội.
Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng, ông Hayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng với Trung Quốc.
Ông Hayashi phát biểu: “Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng quan trọng không chỉ đối với hai nước, mà còn đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực và cộng đồng quốc tế. Chúng ta cần khẳng định và yêu cầu hành vi có trách nhiệm, đồng thời duy trì đối thoại và hợp tác vững chắc về những thách thức chung”.
Ngoại trưởng Hayashi cho biết thêm vẫn chưa tới thời điểm chín muồi để ấn định ngày thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đại dịch Covid-19. Ban đầu, ông Tập dự định thăm Nhật Bản vào năm 2020 nhưng phải hoãn lại vì dịch bệnh.
Ông Hayashi cũng cho biết ông sẽ từ chức người đứng đầu Liên minh hữu nghị các nghị sĩ Nhật – Trung để tránh “hiểu lầm không đáng có”.
COP 26 sắp bế mạc: nhiều việc dang dở
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Glasgow sẽ kết thúc vào thứ Sáu, với cuộc họp cuối cùng dự kiến rơi vào 6 giờ chiều theo giờ Anh. Phái đoàn Mexico được cho là đã đề nghị tặng Archie Young, nhà đàm phán của Anh, một chai rượu tequila nếu chương trình kết thúc đúng giờ. Người Nga hứa tặng rượu vodka.
Song ông Young có thể sẽ phải tự mua đồ uống cho mình. Hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm việc các nước giàu nên cấp bao nhiêu tiền (cũng như khi nào) cho các nước nghèo để giúp họ hạn chế biến đổi khí hậu. Vẫn chưa có khuôn khổ cho thị trường carbon toàn cầu cũng như các quỹ bồi hoàn cho các nước dễ tổn thương về những thiệt hại đã gánh chịu.
Đến nay tiến độ rất chậm. Các cam kết về khí hậu mới, nếu được tôn trọng, sẽ đưa thế giới đến mức tăng chỉ 2,4°C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100 — thấp hơn dự đoán trước đó là 2,7°C nhưng vẫn cao hơn đáng kể mục tiêu của thỏa thuận Paris là 2°C (tốt nhất là chỉ 1,5°C). Trung Quốc và Mỹ hứa hợp tác để giảm lượng khí thải trong thập niên tới. Sẽ rất ngạc nhiên nếu họ thực sự làm được như vậy.
Lạm phát hạ nhiệt ở Ấn Độ
Lạm phát làm các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhớ tới thời kỳ hỗn loạn những năm 1970. Tương tự là các chính trị gia Ấn Độ. Như mọi khi, họ sẽ theo dõi sát sao tình hình chỉ số giá tiêu dùng công bố vào thứ Sáu.
Lạm phát Ấn Độ đang hạ nhiệt từ mức cao nhất của mùa hè. Giá tiêu dùng dự kiến chỉ tăng 4%, thấp hơn nhiều so với mức 6% mà ngân hàng trung ương có thể chấp nhận. Điều đó giúp hoãn việc tăng lãi suất cao cho đến năm sau. Song rổ hàng CPI vẫn có những điểm đáng chú ý. Chi phí nhiên liệu đã được chứng minh là gây đau đớn, chủ yếu vì thuế.
Trong bối cảnh các cuộc bầu cử bổ sung vào tuần trước, chính phủ Narendra Modi đã giảm thuế xăng và dầu diesel. Nhiên liệu rẻ hơn giúp giảm giá rau. Do đó thủ tướng Ấn Độ không cần phải khóc vì hành tây như những người tiền nhiệm của ông. Khi ông được bầu, giá cả là mối quan tâm chính của cử tri, nhưng ngày nay thất nghiệp và chiến tranh văn hóa quan trọng hơn.
Bulgaria lại tổ chức bầu cử
Chủ nhật này người dân Bulgaria lại đi bỏ phiếu. Hai cuộc tổng tuyển cử trong năm nay đều không thành lập được chính phủ. Và lần này họ bầu cả tổng thống. GERB, đảng trung hữu của cựu thủ tướng Boyko Borisov, có thể sẽ lại dẫn đầu. Nhưng chưa chắc họ có thể thành lập chính phủ liên minh. Nếu “Chúng Tôi Tiếp tục Thay đổi,” một liên minh chống GERB mới, thắng số phiếu như kết quả thăm dò dự đoán, nó có thể phá vỡ thế bế tắc. Được gây dựng bởi hai cựu bộ trưởng, đảng này sẽ hút phiếu bầu từ những người thất vọng với các đảng chống GERB trước đây, đặc biệt là đảng của Slavi Trifonov, một cựu dẫn chương trình truyền hình giàu cá tính, người dường như đã bỏ lỡ cơ hội trở thành lãnh đạo của quốc gia nghèo nhất EU.
Bulgaria rất cần lãnh đạo vào lúc này. Do những nhóm vận động chống vắc-xin, đến nay chỉ có 21% dân số nước này được tiêm vắc-xin covid đầy đủ. Trung bình có 166 người chết vì căn bệnh này mỗi ngày. Thuyết phục người Bulgaria tiêm vắc-xin nên là ưu tiên hàng đầu của chính phủ tiếp theo.
Lần đầu tiên Do Thái tập trận chung với UAE, Bahrain và Mỹ ở Biển Đỏ
Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ.
Hạm đội 5 Hoa Kỳ thông báo hôm thứ Năm (ngày 11/11) rằng họ đang tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên ở Biển Đỏ với lực lượng hải quân của Do Thái, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain.
Theo Times of Israel và Al Jazeera, Hạm đội 5, có trụ sở chính tại Bahrain, trong một tuyên bố cùng ngày cho biết, Mỹ và hải quân 3 nước Trung Đông đã bắt đầu cuộc tập trận chung ở Biển Đỏ trong 5 ngày kể từ ngày mùng 10.
Các phương tiện truyền thông chỉ ra rằng hải quân ba nước đã tiến hành các cuộc tập trận chung với mục tiêu đối phó Iran, quốc gia mà họ coi là mối đe dọa chung.
Bộ Tư lệnh Trung tâm của Hải quân Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng cuộc tập trận chung “sẽ góp phần bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại, vốn rất cần thiết cho sự ổn định của khu vực”.
Năm ngoái, Do Thái đã ký Thỏa thuận Abrahamic với UAE và Bahrain để bình thường hóa quan hệ với sự trung gian của chính quyền ông Donald Trump.
Với cơ hội này, Do Thái đã tăng cường mối quan hệ với UAE và Bahrain, tập trung vào hợp tác kinh tế, nhưng hiện nay người ta khẳng định rằng mối quan hệ này đã mở rộng sang cả khía cạnh quân sự.
Hạm đội 5 giải thích rằng cuộc tập trận chung 4 nước sẽ tập trung vào các chiến thuật tiếp cận, nhập cuộc, tìm kiếm và bắt giữ hải quân và sẽ nâng cao khả năng tương tác của hải quân với nhau.
Tư lệnh Brad Cooper, Bộ Tư lệnh Trung tâm Hải quân Hoa Kỳ, cho biết ông rất vui mừng được làm việc với các đối tác trong khu vực để tăng cường lực lượng an ninh hàng hải tập thể của họ.
Mỹ-Trung chỉ ‘cạnh tranh gay gắt’ – không phải ‘Chiến tranh Lạnh’
Reuters
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan
‘Cạnh tranh gay gắt’ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không nhất thiết trở thành Chiến tranh Lạnh mới, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói hôm 11/11, cho biết Mỹ ‘tăng gấp đôi’ sự hiện diện trong khu vực.
Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói khu vực châu Á Thái Bình Dương không thể quay lại căng thẳng của thời Chiến tranh Lạnh, và cảnh báo không nên hình thành các liên minh nhỏ trên cơ sở địa chính trị.
Trong một bài phát biểu gửi đến Viện Lowy của Úc, ông Sullivan nói Mỹ rút quân khỏi Afghanistan để tập trung hơn vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ muốn giảm thiểu nguy cơ xung đột.
Trả lời các câu hỏi, ông Sullivan đã tìm cách hạ giảm nỗi sợ về nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc.
“Tất cả những trao đổi về Mỹ và Trung Quốc bước vào Chiến tranh lạnh mới và chúng tôi đang tiến đến xung đột… Chúng ta có quyền lựa chọn không làm điều đó,” ông Sullivan nói.
“Thay vào đó, chúng ta có lựa chọn tiến lên phía trước với điều mà Tổng thống Biden nói là cạnh tranh gay gắt, khi chúng ta cạnh tranh mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả kinh tế và công nghệ, khi chúng ta đứng lên bảo vệ các giá trị của mình, nhưng chúng ta cũng thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ là một nhân tố trong hệ thống quốc tế trong tương lai gần”.
Chiến lược của Mỹ xây dựng ‘mạng lưới các liên minh’ trên toàn cầu đã dẫn đến hình thành hiệp ước Aukus với Úc và Anh để chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân; làm việc với các nền dân chủ trong nhóm Bộ Tứ gồm của Úc, Ấn và Nhật để cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho khu vực; và thành lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ-EU để đẩy lùi Trung Quốc về công nghệ mới nổi, ông cho biết.
Mặc dù thỏa thuận Aukus cho thấy sự can dự mạnh mẽ hơn của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ quay lưng lại với các khu vực khác trên thế giới, nhất là châu Âu, ông Sullivan nói thêm.
XEM THÊM
ĐCSTQ thông qua nghị quyết bảo đảm quyền cai trị vĩnh viễn của Tập Cận Bình
American Military News – Chinese Communists pass resolution ensuring Xi Jinping’s permanent rule
Đằng Vân 11/11/2021
Song ngữ Việt Anh
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền đã thông qua một nghị quyết lịch sử trong cuộc họp cấp cao của đảng hôm Thứ Năm, 11 Tháng Mười Một, rằng có thể bảo đảm quyền lãnh đạo Trung Quốc của Tập Cận Bình trong suốt quãng đời còn lại.
Các hãng thông tấn Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc báo cáo ĐCSTQ đã thông qua một nghị quyết lịch sử công nhận Tập là cốt lõi của ủy ban trung ương của ĐCSTQ. Mặc dù các nghị quyết như vậy bề ngoài là tài liệu lịch sử, nhưng các biện pháp này phục vụ cho việc mô tả cá nhân các nhà lãnh đạo Trung Quốc là điều cần thiết đối với những thành tựu của ĐCSTQ và định hướng của chính phủ Trung Quốc.
Tòa Phúc thẩm chấp thuận dừng cung cấp hồ sơ ông Trump cho Hạ Viện
U.S. appeals court pauses release of Trump documents to House riot probe
Bình Phương
11/11/2021
Tòa Phúc thẩm liên bang khu vực thủ đô Washington D.C. hôm Thứ Năm đã bất ngờ chấp thuận yêu cầu của cựu Tổng thống Donald Trump tạm dừng việc cung cấp các hồ sơ quan trọng của Tòa Bạch Ốc từ nhiệm kỳ tổng thống của ông cho Ủy ban Lựa chọn Hạ Viện điều tra vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6 Tháng Giêng, trái với phán quyết của tòa cấp dưới.
Ông Trump đã kháng cáo ngay lập tức phán quyết mà tòa án cấp dưới đưa ra hôm Thứ Ba, theo đó Cơ quan Lưu trữ Quốc gia phải chuyển cho Ủy ban Hạ Viện trước hạn cuối cùng là ngày mai Thứ Sáu 12 Tháng Mười Một một loạt 46 hồ sơ ban đầu, bao gồm nhật ký cuộc gọi của Tòa Bạch Ốc, danh sách khách thăm, bản thảo các bài phát biểu và ba bản ghi nhớ viết tay từ Chánh văn phòng của Trump khi đó là ông Mark Meadows.
Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra
Nguồn: Derek Grossman, “Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat”, Nikkei Asia, 10/11/2021.
Biên dịch: Trần Hùng
Tất cả những điều này là tin tốt cho an ninh của Đài Loan cho đến năm 2027. Nhưng có một ngoại lệ lớn có thể diễn ra. Nếu đương kim phó tổng thống đang rất được lòng dân của bà Thái là Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), có tên tiếng Anh là William Lai, trở thành ứng viên tổng thống năm 2024 của Đảng Dân Tiến, và nếu ông thắng cử, thì khả năng Trung Quốc tiến hành hành động quân sự chống lại Đài Loan sẽ gia tăng.
Bắc Kinh đã gọi bà Thái là một người ly khai và bí mật ủng hộ độc lập, điều đã rất nghiêm trọng. Nhưng nếu ông Lại đắc cử tổng thống, thì Bắc Kinh sẽ đối mặt với một nhà lãnh đạo vốn lúc đang nắm chức thủ tướng hồi năm 2018 đã công khai tuyên bố rằng ông là “một người chiến đấu vì sự độc lập của Đài Loan”. Việc một người như vậy đắc cử tổng thống rất có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc tiến tới hành động quân sự.
Tags: Cộng Đồng, tin thế giới, tin tức, trung cộng, Việt Nam