Tin tức thế giới Thứ năm 11 tháng 11 năm 2021
HÌNH ẢNH TRONG NGÀYHappy Veterans Day! Mừng Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 11/11
“Cái chết ý nghĩa, cao quý nhất, đó là hy sinh thân mình cho Đồng bào và Tổ quốc của mình!”
(Los Angeles Times) 11 tháng 11 năm 1918, ngày đình chiến, chấm dứt thế chiến thứ I.Năm 1954, ngày này được Mỹ công nhận là ngày Veterans Day (Cựu Chiến Binh)—————-
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 11 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Christopher R Hughes: Căn cứ pháp lý bảo vệ Đài Loan
Taiwan’s President Tsai Ing-wen (Makoto Lin/Taiwan Presidential Office/Flickr)
“Nếu hiểu một cách hạn chế về luật pháp quốc tế có thể thấy rằng Trung Quốc đang tấn công Đài Loan, một cuộc khủng hoảng kiểu liên minh các quốc gia sẽ diễn ra sau đó” là nhận định của tác giả Christopher R Hughes trong nghiên cứu về vấn đề pháp lý để bảo vệ Đài Loan.
Tác giả nhận định khi coi Đài Loan là một quốc gia de facto ổn định và được hưởng các quyền tự vệ như một quốc gia thực sự bao gồm quyền tự vệ tập thể của các đồng minh đã chuyển hướng chú ý khỏi sự mơ hồ về mối quan hệ giữa sự công nhận ngoại giao và vị thế của quốc gia, điều vốn dĩ đã được tranh cãi trong nhiều thế kỷ.
Việc công nhận một quốc gia không nên được ngầm hiểu là việc thừa nhận sự tồn tại của quốc gia đó, mà chỉ là sự mở rộng các đặc quyền chính trị nhất định. Hiện tại, điều này cho phép các quốc gia duy trì mối quan hệ thực chất với Đài Loan bằng cách “thừa nhận” thay vì “công nhận” yêu sách của Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ này, điều này phù hợp với nguyên tắc không thể hiện lập trường trong các tranh chấp về chủ quyền và thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Cũng theo tác giả, trong một chừng mực nào đó, Đài Loan là một quốc gia dân chủ, vận hành tốt, ổn định và chưa bao giờ chịu sự quản lý của CHND Trung Hoa. Người dân Đài Loan đã bầu ra một Đảng cầm quyền với đường lối hoạt động rõ ràng, Đài Loan cũng không cần phải tuyên bố độc lập khi trên thực tế quốc gia này đã có chủ quyền. Nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc cưỡng bức về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan, thì nước này sẽ vi phạm nghĩa vụ về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Một số ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ vận động sự ủng hộ của các quốc gia khác và sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của mình để ngăn chặn bất kỳ hành động nào liên quan đến Đài Loan. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến Trung Quốc tự chuốc lấy thất bại vì các quốc gia khác có thể đáp trả bằng cách thực hiện quyền công nhận Đài Loan của quốc gia mình, đây cũng là một lập luận thu hút được sự chú ý của Hoa Kỳ.
Do đó, nếu như các quốc gia vận dụng cách giải thích hạn hẹp về luật quốc tế để khuyến khích Trung Quốc tấn công Đài Loan có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng giữa các quốc gia. Cách tốt nhất để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ là tiếp tục sử dụng luật pháp để ngăn chặn hành vi xâm lược và tạo điều kiện cho một thỏa thuận có thể đáp ứng nguyện vọng của người dân Đài Loan.
Bài báo gốc ở đây: The Interpreter ngày 29/10/2021: The legal case for defending Taiwan
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ và đồng minh sẽ ‘hành động’ nếu Đài Loan bị TQ tấn công
Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ và các đồng minh sẽ có ‘hành động’ nếu Trung Quốc dùng vũ lực thay đổi nguyên trạng Đài Loan, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố ngày 10/11.
Phát biểu này đáp câu hỏi tại một diễn đàn do báo New York Times tổ chức rằng liệu Mỹ có can thiệp để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Ông nhắc lại những tuyên bố thường xuyên của Mỹ rằng vai trò của Washington là đảm bảo Đài Loan có phương tiện để tự vệ, theo quy định trong luật Mỹ.
“Đồng thời, tôi nghĩ công bằng mà nói chúng ta không cô độc trong quyết định đảm bảo rằng chúng ta gìn giữ hòa bình và ổn định tại phần đất đó của thế giới,” ông Blinken nói thêm.
“Có nhiều nước, cả trong khu vực lẫn bên ngoài, thấy được rằng bất cứ hành động đơn phương nào sừ dụng vũ lực phá vỡ nguyên trạng là một mối đe dọa quan trọng cho hòa bình và an ninh, và họ cũng sẽ hành động nếu chuyện đó xảy ra.”
Tổng thống Joe Biden tháng trước nói Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công.
Những phát biểu này dường như xa rời chính sách lâu nay vốn không nêu rõ Mỹ sẽ đáp ứng thế nào. Tuy nhiên, sau phát biểu của Tổng thống Biden, Tòa Bạch Ốc khẳng định đó không phải là chỉ dấu thay đổi chính sách.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện đầy thế lực, Adam Smith, tuần trước yêu cầu chính quyền ông Biden rõ ràng hơn về điều mà ông gọi là nghĩa vụ của Mỹ bảo vệ Đài Loan chống Trung Quốc tấn công.
Dự kiến sớm nhất là tuần tới sẽ diễn ra cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thái Lan: Tòa tuyên việc sinh viên đòi cải cách hoàng gia là ý đồ lật đổ chế độ quân chủ
Reuters
Một cuộc biểu tình của những người ủng hộ hoàng gia Thái Lan, 25/11/2020.
Một tòa án Thái Lan hôm thứ Tư 10/11 phán quyết rằng việc ba nhà hoạt động chống chính phủ kêu gọi cải cách chế độ quân chủ đầy quyền lực của đất nước đã vi phạm hiến pháp khi họ ngấm ngầm thực hiện ý đồ nhằm lật đổ thể chế này.
Tòa án Bảo hiến ra phán quyết về đơn kiện do một luật sư bảo hoàng đệ trình, tuyên rằng lời kêu gọi 10 điểm gây tranh cãi về cải cách thể chế của ba nhà lãnh đạo sinh viên biểu tình hồi tháng 8 năm ngoái có mục đích lật đổ chế độ quân chủ.
“Các hành động ẩn chứa ý định lật đổ chế độ quân chủ lập hiến và không phải là lời kêu gọi cải cách”, một thẩm phán tòa án nói.
Tòa án đã phán quyết về tính hợp hiến hay không của lời kêu gọi cải cách của các sinh viên và không đưa ra hình phạt nào, nhưng tòa ra lệnh cho họ và các nhóm của họ “ngừng hành động thêm trong những vấn đề này”.
Vai trò của chế độ quân chủ là một chủ đề cấm kỵ ở Thái Lan. Ở đất nước này, hoàng cung được chính thức công nhận là có vị trí cao hơn cả nền chính trị và được hiến pháp quy định rằng mọi người phải tôn kính.
Các thành viên phong trào biểu tình chống chính phủ do thanh niên lãnh đạo đã kêu gọi cải cách hoàng gia. Đây là động thái táo bạo và rất đáng chú ý ở một quốc gia đã bỏ tù hàng chục người chỉ trích nhà vua, đất nước này cũng có truyền thống coi nhà vua như vị thánh sống.
Vụ kiện vừa qua có liên quan đến bài phát biểu của Panusaya “Rung” Sithijirawattanakul kêu gọi sửa đổi luật về tài sản hoàng gia, giảm phân bổ ngân sách cho hoàng gia và tìm cách bãi bỏ đạo luật quy định tới 15 năm tù cho tội xúc phạm chế độ quân chủ.
Hai người biểu tình khác, luật sư nhân quyền Arnon Nampa, 37 tuổi, và Panupong “Mike” Jadnok, 24 tuổi, cũng phát biểu trong cùng cuộc biểu tình hồi tháng 8 năm ngoái.
Một nhóm người biểu tình đã tụ tập gần tòa án hôm 10/11, trong đó có Panusaya, cô nói rằng lật đổ chế độ quân chủ không phải là mục tiêu của cô, và cô cũng tôn trọng phán quyết.
Arnon và Panupong hiện đang bị giam giữ chờ xét xử về các tội danh khác và luật sư của họ, Kritsadang Nutcharat, cho biết họ cũng không muốn lật đổ chế độ quân chủ.
Phán quyết được đưa ra cũng trong bối cảnh là có đảng đối lập kêu gọi xem xét lại đạo luật xúc phạm hoàng gia, điều không thể tưởng tượng được chỉ cách đây vài năm.
Hoàng cung lâu này vẫn có chính sách là không bình luận về vấn đề này.
Mỹ trừng phạt hai quan chức Cam Bốt về tham nhũng liên quan đến dự án căn cứ hải quân
Căn cứ hải quân Ream tại Sihanoukville, Cam Bốt. Ảnh chụp ngày 26/07/2019. AP – Heng Sinith
Hôm qua, 10/11/2021, bộ Ngoại Giao, bộ Tài Chính và bộ Thương Mại Hoa Kỳ ra văn bản tư vấn cho các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại Cam Bốt và thông báo trừng phạt hai quan chức cấp cao của bộ Quốc Phòng Cam Bốt với cáo buộc những người này có các hành vi tham nhũng liên quan đến Ream, căn cứ hải quân lớn nhất Cam Bốt và có vị trí chiến lược quan trọng.
AFP cho biết, theo văn bản tư vấn do bộ Ngoại Giao, bộ Tài Chính và bộ Thương Mại Hoa Kỳ cùng soạn thảo, các công ty Mỹ cần tránh những hành vi tham nhũng, phạm tội ác và vi phạm nhân quyền khi kinh doanh, đầu tư và giao dịch với các thực thể Cam Bốt.
Trước đó, cũng trong ngày hôm qua 10/11/2021, bộ Tài Chính Mỹ đã áp dụng các trừng phạt nhắm vào Tư lệnh hải quân Cam Bốt, Tea Vinh và Chau Phirun, tổng cục trưởng Tổng cục vật tư của bộ Quốc Phòng Cam Bốt. Cả hai quan chức cấp cao này đều bi cáo buộc biển thủ công quỹ từ dự án phát triển căn cứ Hải quân Ream, gần thành phố Sihanoukville.
Tài sản của hai nhân vật này tại Mỹ sẽ bị phong tỏa, bản thân họ và thân nhân bị cấm sang Mỹ du lịch. Bộ Ngoại giao và Quốc Phòng Cam Bốt chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Các tuyên bố của bộ Tài Chính và bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua không đề cập đến sự can dự của Trung Quốc tại căn cứ Hải quân lớn nhất nước này, nhưng căn cứ hải quân Ream mà Mỹ tài trợ cho Cam Bốt xây dựng từ lâu nay đã trở thành tâm điểm các mối căng thẳng giữa đôi bên. Washington phản đối sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc tại đây, cho rằng điều này ảnh hưởng tới chủ quyền, an ninh quốc gia của Cam Bốt và quan hệ Washington – Phnom Penh.
Hồi tháng 10/2021, Washington cáo buộc Phnom Penh thiếu minh bạch về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại căn cứ Ream và kêu gọi chính phủ nước này công bố toàn bộ phạm vi can dự quân sự của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh Washington đang tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực, Phnom Penh đã xích lại gần Bắc Kinh và trở thành một trong những đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Thiếu pin! Trung Quốc đổ xô tìm kiếm các mỏ ‘Lithium đậm đặc’ trên khắp thế giới
Khai thác mỏ Lithium ở Úc (ảnh: Youtube/ABC News).
Trong thời điểm cao trào, khi các công ty Trung Quốc thi nhau tranh giành các nguồn năng lượng mới, tình trạng “thiếu chip” vẫn chưa được giải quyết, tình trạng “thiếu pin” cũng nối tiếp nhau mà đến.Trước nỗi lo không thể kiểm soát được về tương lai của ngành, các công ty Trung Quốc đã “điên cuồng thâu đoạt” các mỏ Lithium đậm đặc trên toàn cầu trong những năm gần đây, khiến giá cả mỏ lithium đậm đặc tăng chóng mặt với mức cao kỷ lục.
Theo báo cáo từ “Tuần báo Tin tức Trung Quốc” ngày 7/11, vào ngày 26/10, Pilbara, một trong những nhà sản xuất Lithium đậm đặc lớn nhất của Úc đã mở phiên đấu giá lần thứ ba, và mức giá đấu cuối cùng được ấn định ở mức 2.350 USD / tấn, đây là mức cao kỷ lục.
Lithium đậm đặc là nguyên liệu chính để sản xuất Lithi carbonat và Lithi hydroxide, cả hai đều được gọi là “muối Lithi” và đều là nguyên liệu quan trọng để sản xuất pin Lithium hay pin Lion.
Là một trong những nguyên tố chủ yếu của pin, tài nguyên Lithium đậm đặc toàn cầu đã bị các công ty Trung Quốc giành nhau mua trong hai năm qua. Trong khoảng một tháng qua, các công ty Trung Quốc đã tham gia 8 giao dịch đầu tư khai thác với tổng giá trị gần 20 tỷ Nhân dân tệ, trong đó có 5 giao dịch có mục tiêu đầu tư ở nước ngoài, liên quan đến Argentina, Canada, Brazil và các quốc gia khác.
Theo một báo cáo nghiên cứu mới nhất từ Phòng Nghiên cứu Toàn cầu của ngân hàng Hoa Kỳ cho biết, nguồn cung cấp pin điện có thể “cháy hàng” từ năm 2025 đến năm 2026. Việc cung cấp không đủ pin đã ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất các loại xe năng lượng mới.
Trung Quốc hiện có tổng cộng hơn 1.000 nhà máy sản xuất pin, nhưng chỉ có khoảng hơn 10 công ty có thể sản xuất pin điện trên quy mô lớn.
Theo thống kê theo dõi của “RealLiResearch”, mức tăng chi phí pin điện hiện nay nói chung là từ 30% đến 40%, đã vượt quá tỷ lệ lợi nhuận gộp của hầu hết các công ty sản xuất pin và hầu hết các công ty pin đang bắt đầu thua lỗ.
Các công ty sản xuất pin trong lĩnh vực này lần lượt bị buộc phải mua mỏ, các công ty lớn trong nước cũng đang cạnh tranh đấu đá lẫn nhau để giành nguồn Lithium đậm đặc quốc tế.
Đằng sau sự cạnh tranh điên cuồng giữa các công ty Trung Quốc đối với các mỏ Lithium, còn có nhiều lo lắng về việc không thể kiểm soát các nguồn tài nguyên của ngành.
Có thông tin cho rằng, hiện tại, công ty Talison Lithium và Galaxy Resources của Úc đã kiểm soát khoảng 70% nguồn cung cấp Lithium đậm đặc của thế giới, trong khi ba công ty SQM, Rockwood và FMC kiểm soát khoảng 92% nguồn cung cấp Lithium đậm đặc từ hồ nước mặn.
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng với tốc độ theo năm là 6,2% trong tháng 10
Nhanh nhất kể từ năm kết thúc vào tháng 11 năm 1990. Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến giá năng lượng, thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại tăng mạnh. Giá cả đã tăng 0,9% từ tháng 9 đến tháng 10, so với chỉ 0,4% giữa tháng 8 và tháng 9.
Xăng dầu tăng vọt, giá thực phẩm thúc đẩy lạm phát của Mỹ; thị trường lao động thắt chặt
Người tiêu dùng hiện nay phải tính toán kỹ chi tiêu gia đình do giá thực phẩm ngày càng cao – Minh họa: Imants Kaziļuns/Unsplash
Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng nhanh trong Tháng Mười khi người Mỹ trả nhiều tiền hơn cho xăng và thực phẩm, dẫn đến mức tăng hàng năm lớn nhất trong 31 năm. Điều này cho thấy lạm phát có thể tiếp tục ở mức cao vào năm 2022, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gặp khó khăn.
Áp lực lạm phát cũng đang gia tăng trên thị trường lao động, nơi mà tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng đang khiến tiền lương tăng cao. Vào tuần trước, số liệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng.
Lạm phát cao đang làm xói mòn mức tăng lương, làm tăng thêm rủi ro chính trị cho Tổng thống Joe Biden, khi người Mỹ ngày càng lo lắng hơn về nền kinh tế.
Andrew Hunter, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy áp lực lạm phát ngày càng mở rộng, nhấn mạnh rằng lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nhiều so với kỳ vọng của các quan chức Fed”.
Sự tăng giá trên diện rộng trong tháng trước do giá tăng 6.1% sau khi tăng 1.2% trong Tháng Chín. Giá thực phẩm tăng 0.9%, với thịt, trứng, cá, rau, ngũ cốc và các sản phẩm bánh mì trở nên đắt hơn. Nhưng giá đồ uống có cồn giảm. Giá thuê tăng chắc chắn 0.4% và giá xe có động cơ mới và cũ đều tăng.
Chứng khoán Mỹ mở cửa thấp hơn. Đồng đô la tăng so với rổ tiền tệ. Lợi tức kho bạc Hoa Kỳ tăng.
Mặc dù Fed tuần trước đã khẳng định lại niềm tin rằng lạm phát cao hiện nay “dự kiến chỉ là tạm thời”, hầu hết các nhà kinh tế đều tỏ ra nghi ngờ, đồng thời lưu ý rằng tiền lương đang tăng mạnh do các công ty tranh giành công nhân.
Ngân hàng Trung ương Mỹ trong tháng này đã bắt đầu giảm lượng tiền mà họ đang bơm vào nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu hàng tháng. Biện pháp lạm phát ưu tiên của Fed đối với mục tiêu 2% linh hoạt đã tăng 3.6% so với cùng kỳ năm ngoái vào Tháng Chín.
Với tình trạng khan hiếm lao động, các công ty đang giữ chân công nhân của họ. Trong một báo cáo khác vào hôm Thứ Tư, 10 Tháng Mười Một, Bộ Lao động cho biết các yêu cầu ban đầu cho trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang đã giảm 4,000 xuống mức 267,000 được điều chỉnh theo mùa trong tuần kết thúc vào ngày 6 Tháng Mười Một.
Đó là mức thấp nhất kể từ giữa Tháng Ba năm 2020, thời gian bắt đầu đại dịch COVID-19.
Rubeela Farooqi, nhà kinh tế trưởng của Mỹ tại High Frequency Economics ở White Plains, New York, cho biết: “Các doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động, có khả năng giữ lại hơn là sa thải công nhân. Mặc dù vậy, đối với thị trường lao động, nguồn cung vẫn là một hạn chế, đây là một yếu tố thuận lợi cho sự phục hồi cho đến thời điểm hiện tại.” (Theo Reuters)
11/11: Ngày lễ mua sắm lớn nhất năm của Trung Quốc
Đối với người mua sắm Trung Quốc, thứ Năm này là ngày vui nhất năm. Đối với nhiều nhà bán lẻ cũng vậy. Ngày Độc thân, một ngày lễ mua sắm không chính thức vào ngày 11 tháng 11 (vì có bốn số 1), sẽ chứng kiến hàng chục tỷ đô la hàng hóa được bán ra chỉ trong vài giờ. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, doanh số bán hàng trên các nền tảng mua sắm của Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, sẽ vượt con số 78 tỷ đô la của năm ngoái.
Công ty sẽ không gặp trở ngại nào, dù năm qua đặc biệt khó khăn cho họ. Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, đã đặc biệt bị nhắm mục tiêu. Công ty đã bị phạt kỷ lục 2,8 tỷ đô la vào tháng 4 vì vi phạm chống độc quyền. Một số người lo ngại các quy tắc chống độc quyền mới có thể cản trở ngày mua sắm lớn nhất năm. Nhưng chính phủ Trung Quốc muốn người dân tiêu dùng và do đó sẽ không cản trở.
Các nước lớn tiếp tục mặc cả về Afghanistan
Các cuộc họp quốc tế trong tuần này sẽ cố gắng giải quyết thảm họa sắp đến của Afghanistan. Chương trình Lương thực Thế giới, một tổ chức của Liên hợp quốc, đã cảnh báo đất nước có thể trở thành “địa ngục trên Trái đất”, với 23 triệu người “sắp sửa chịu nạn đói.” Cạnh tranh giữa các cuộc họp của các nhóm khác nhau cho thấy, mặc dù đang trên bờ vực thảm họa, Afghanistan vẫn phải phó mặc số phận cho các tính toán địa chính trị.
Hôm thứ Tư, Ấn Độ tiếp đón các nhà ngoại giao từ Iran, Nga và Trung Á. Pakistan, đối thủ của Ấn Độ, và Trung Quốc, đồng minh của Pakistan, đều vắng mặt. Họ sẽ tham dự cuộc họp nặng ký hơn ở Islamabad, thủ đô Pakistan, vào thứ Năm. Bộ trưởng ngoại giao Taliban và đại diện Mỹ trong khu vực cũng sẽ tham dự. Taliban sẽ phải chịu áp lực đa dạng hóa chính phủ của họ, một điều họ khó có thể nhượng bộ. Nếu không có một mô hình lãnh đạo cân bằng hơn, Afghanistan có thể sẽ lại bước vào chiến tranh, qua đó khiến cho tai ương chỉ càng tồi tệ hơn.
Anh sắp công bố số liệu kinh tế quý ba
Vào thứ Năm, các nhà kinh tế học sẽ xem xét các dữ liệu quý ba của nền kinh tế Anh. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán GDP tăng 1,5% so với quý trước, giảm từ con số 5,5% của quý hai.
Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đang kìm hãm quá trình phục hồi hậu covid-19. Ngoài ra còn có thái độ thận trọng của người tiêu dùng: niềm tin tiêu dùng giảm trong những tháng gần đây và mức tiết kiệm vẫn cao hơn so với trước đại dịch. Điều này dường như không phải do covid-19; số người nói không lo lắng về virus đã tăng từ hơn 20% hồi đầu năm lên gần 60% vào tháng 10. Hoặc có thể do giá năng lượng tăng cao khiến ngân sách của người tiêu dùng eo hẹp đi.
Anh theo dõi tàu ngầm Trung Quốc và sẵn sàng đánh chặn máy bay chiến đấu ở Biển Đông
Các quan chức tiết lộ Anh đã theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc từ tàu sân bay hàng đầu của mình và sẵn sàng đánh chặn các máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở Biển Đông nếu được yêu cầu. Các tàu khu trục và trực thăng hoạt động cùng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có thể xác định và định vị tàu ngầm của Trung Quốc. Máy bay quân sự của Trung Quốc cũng đã cất cánh nhưng giữ khoảng cách với nhóm tàu sân bay của Anh đồng thời gửi tín hiệu bằng cách quay đi ngay trong tầm bắn 150 dặm của tên lửa.
Xem thêm:
Sky News ngày 5/11/2021: Britain tracked Chinese submarines and was ready to intercept jets in South China Sea, officers revealXEM THÊM:
Một năm cầm quyền, Joe Biden đã xóa được « bóng » của Donald Trump ?
Minh Anh / RFI
11/11/2021
Cuối cùng, nếu như khác với Trump, tổng thống Biden nhấn mạnh nhiều đến tầm quan trọng và sự trường tồn của các mối quan hệ đồng minh, điều đó cũng không ngăn cản được Biden phản bội lại đồng minh lâu đời nhất của Mỹ là nước Pháp, trong vụ hợp đồng của tầu ngầm của Úc và thành lập liên minh quân sự AUKUS, khiến mối quan hệ đồng minh bị sứt mẻ.
Nói một cách khác, mức độ khó đoán khó lường của Joe Biden có lẽ cũng không kém gì Trump. Sự việc dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có và khiến người ta không khỏi tự hỏi : Sau một năm cầm quyền, liệu Biden có đã xóa được dấu vết Donald Trump hay chưa ?
Chính phủ TT Biden tiết lộ kế hoạch trị giá hàng tỷ USD để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng
Mimi Nguyen Ly
11/11/2021
Trong 60 ngày tới, chính phủ cũng sẽ xác định các dự án với trị giá hơn 4 tỷ USD để Công binh Lục quân Hoa Kỳ xây dựng và sửa chữa tại các cảng ven biển và đường thủy nội địa.
Trong 90 ngày tới, chính phủ cũng sẽ ưu tiên các cảng nhập cảnh quan trọng được mở rộng và hiện đại hóa— một nỗ lực gồm 3.4 tỷ USD đầu tư “để nâng cấp các cơ sở kiểm soát bị lỗi thời và cho phép thương mại quốc tế hiệu quả hơn qua biên giới phía bắc và phía nam.”
Bs. Nguyễn Đan Quế – Đại diện KHÔNG CHÍNH TRỊ cho Miến tại ASEAN là sao?
11/11/2021
Tất cả các nước, nhất là các siêu cường kinh tế Số như Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga đều nhận thấy tình hình xã hội trong nước mình và thế giới từ khi có dịch Covid 19 đã có những thay đổi hết sức căn bản, thí dụ như động lực bất tuân dân sự ở Miến kỳ này hoàn toàn khác những phong trào quần chúng đấu tranh trước đây. Lý do thâm sâu là:
Cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu thì bỗng nhiên từ đầu năm 2020 dịch Covid lây nhanh, làm chậm hẳn lại mọi hoạt động xã hội, con người trầm hẳn xuống, có dịp trở lại về gần với bản chất thật của mình nhất. Đến cuối năm, bồi thêm ‘hiện tượng Donald Trump’ bị thất cử, phản ứng lung tung gây khủng hoảng niềm tin vào tư bản chủ nghĩa, giống khủng hoảng niềm tin vào ‘thiên đường cộng sản’ khi Liên Xô sụp năm 1989. Thế là không ai bảo ai, không đảng phái nào đầu têu, người dân bình thường khắp nơi trên thế giới tự động lột xác, vứt bỏ mọi tuyên truyền của cả hai hệ thống chính trị đã điều kiện hóa nặng nề nếp suy nghĩ của họ.
Báo cáo: Intel, Sequoia có liên kết với công ty AI làm việc cho quân đội Trung Quốc
Intel, Sequoia Linked to AI Company That Worked for Chinese Military: Report
By Andrew Thornebrooke
Yến Nhi biên dịch.
11/11/2021
Một sắc lệnh hành pháp được cựu Tổng thống Donald Trump ký hồi năm 2020 và được Tổng thống Joe Biden mở rộng vào tháng 06/2021, cấm các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào một danh sách các công ty Trung Quốc có liên kết với quân đội.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng được CSET nêu trong báo cáo của mình, là việc phần lớn các công ty cung cấp công nghệ cho quân đội Trung Quốc thực tế không phải là các công ty quốc phòng, mà là các công ty công nghệ khởi nghiệp thuộc khu vực tư nhân, và do đó họ thường bị bỏ qua khi các hạn chế có thể bị áp đặt.
Hiệu quả không đáng kể
Tags: covid-19, Liên Bang Hoa Kỳ, tin thế giới, Việt Nam