Tin tức thế giới Thứ hai 09 tháng 5 năm 2022


Spread the love

Võ Thái Hà tổng hợp

TT Putin phát biểu tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moscow 

09/5/2022 

Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ duyệt binh hôm 9/5/2022.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ duyệt binh hôm 9/5/2022. 

Hôm 9/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gợi lại ký ức về chủ nghĩa anh hùng của Liên Xô trong Thế chiến II để thúc giục quân đội của ông hướng tới chiến thắng ở Ukraine, nói rằng phương Tây đã “chuẩn bị cho cuộc xâm lược vùng đất của chúng ta, bao gồm cả Crimea”, theo Reuters.

Phát biểu trước hàng loạt quân nhân trên Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm 77 năm ngày chiến thắng Đức Quốc xã, ông Putin lên án điều mà ông gọi là các mối đe dọa từ bên ngoài nhằm làm suy yếu và chia rẽ nước Nga, đồng thời lặp lại những lập luận quen thuộc mà ông đã sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược của Nga từ ngày 24/2 – rằng NATO đang tạo ra các mối đe dọa ngay sát biên giới của Nga.

Ông Putin trực tiếp đề cập đến các binh sĩ đang chiến đấu ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, nơi mà Nga đã cam kết “giải phóng” khỏi sự kiểm soát của Kyiv.

Ông Putin nói: “Các chiến sĩ đang chiến đấu vì Tổ quốc, vì tương lai của Tổ quốc, để không ai quên những bài học của Thế chiến thứ II. Vì vậy, không có chỗ trên thế giới cho những kẻ hành quyết, kẻ trừng trị và Đức quốc xã”.

Ông Putin hôm 9/5 trực tiếp đề cập đến các binh sĩ đang chiến đấu ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, nơi mà Nga đã cam kết “giải phóng” khỏi sự kiểm soát của Kyiv.

Ông Putin hôm 9/5 trực tiếp đề cập đến các binh sĩ đang chiến đấu ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, nơi mà Nga đã cam kết “giải phóng” khỏi sự kiểm soát của Kyiv. 

Bài phát biểu của ông bao gồm một phút mặc niệm. Ông Putin nói: “Sự hy sinh của mỗi binh sĩ và sĩ quan là niềm tiếc thương chung của chúng ta và là sự mất mát không gì bù đắp được đối với bạn bè và người thân của họ”, ông Putin nói, đồng thời nêu quyết tâm rằng nhà nước sẽ chăm sóc con cái và gia đình của họ.

Ông phát biểu trước quốc dân Nga vào một trong những ngày lễ quan trọng nhất hàng năm, khi cả nước vinh danh 27 triệu công dân Liên Xô hy sinh trong cuộc đấu tranh đánh bại Adolf Hitler.

Một số quốc gia đã lên tiếng phản ứng về bài phát biểu của ông Putin.

Ông Mykhailo Podolyak, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine, nói:

“Các nước NATO sẽ không tấn công Nga. Ukraine không có kế hoạch tấn công Crimea”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nêu nhận định:

“Không thể có ngày chiến thắng, chỉ có sự thất bại ê chề và chắc chắn là thất bại ở Ukraine … Ông ấy (Putin) phải đối mặt với việc ông ấy đã thua như thế nào trong thời gian dài, và ông ấy hoàn toàn thất bại. Nước Nga không còn như trước đây”.

‘Ác ma đã trở lại’ vào ngày kỷ niệm Thế chiến thứ 2

Volodymyr Zelensky
Volodymyr Zelensky NGUỒN: TỔNG THỐNG UKRAINE

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm Chủ nhật nói rằng “cái ác đã trở lại” châu Âu, so sánh cuộc xâm lược của Nga với Đức Quốc xã trong một bài diễn văn kỷ niệm Thế chiến thứ hai.Quảng cáo

“Nhiều thập kỷ sau Thế chiến thứ hai, bóng tối đã quay trở lại Ukraine, và nó lại trở thành màu đen và trắng”, Zelensky nói trong một địa chỉ video, trong đó anh được quay khi đứng trước các tòa nhà dân cư bị phá hủy.

“Cái ác đã trở lại, trong một bộ đồng phục khác, dưới những khẩu hiệu khác nhau, nhưng với cùng một mục đích”, ông nói thêm, trong đoạn video chiếu cảnh lưu trữ về Thế chiến thứ hai và cảnh đen trắng về cuộc xâm lược của Nga.

Nhà lãnh đạo Ukraine cáo buộc Nga đang thực hiện một “cuộc tái thiết đẫm máu của chủ nghĩa Quốc xã” ở đất nước của ông bằng cách sử dụng “các hành động, lời nói và biểu tượng ý tưởng của nó”.

Ông nói rằng quân đội của Moscow đang tái tạo “những hành động tàn bạo” của Đức Quốc xã và đưa ra lời biện minh rằng “nhằm mục đích thiêng liêng cho tội ác này.”

Bầu tổng thống Philippines: Con trai nhà độc tài Marcos có thể giành chiến thắng áp đảo

Phó tổng thống Philippines, ứng viên tổng thống Leni Robredo bỏ phiếu tại một khu bầu cử ở Magarao, Camarines Sur, Philippines, ngày 9/5/2022. REUTERS – LISA MARIE DAVID 

Ngày 09/05/2022, khoảng 67 triệu cử tri Philippines được mời gọi đến phòng phiếu bầu tổng thống mới trong số 10 ứng cử viên. Ngoài ra, nhiều cuộc bỏ phiếu cũng được tổ chức song song để bầu ra phó tổng thống, các dân biểu, một nửa số thượng nghị sĩ, 81 thống đốc và các đại biểu dân cử địa phương. Theo nhiều cuộc thăm dò, ông Ferdinand Marcos Junior được cho là sẽ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống. Tỉ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu được dự báo rất cao. 

Ông Ferdiand Marcos Junior, còn được gọi là “Bongbong”, 64 tuổi, là con trai của nhà cựu độc tài Marcos, đã bỏ phiếu tại thành phố quê thương Ilocos Norte cùng với chị gái là Irene và mẹ là bà Imelda, 92 tuổi. Theo AFP, “Bongbong” nổi tiếng nhờ chiến dịch vận động tranh cử bóp méo thông tin trên các mạng xã hội và nhắm vào giới cử tri trẻ không biết đến “triều đại độc tài” của người cha, nổi tiếng với các vụ tra tấn, giết người, lạm dụng, vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Chế độ này chấm dứt vào năm 1986.

Cuộc bầu cử bắt đầu với sự kiện đáng buồn. Ít nhất có 4 người chết trong các vụ tấn công một số phòng phiếu. Ngoài ra, ba nhân viên an ninh cũng bị thiệt mạng trong một vụ xả súng ở Buluan, trên hòn đảo Mindanao, nơi hoạt động của nhiều nhóm vũ trang, lực lượng nổi dậy cộng sản, chiến binh Hồi giáo cực đoan… AFP nhắc lại là các cuộc bầu cử luôn là giai đoạn khá bất ổn ở Philippines.

Bầu cử tổng thống Philippines chỉ diễn ra một vòng, ông Ferdiand Marcos Junior chỉ cần có được nhiều số phiếu nhất. Chiến thắng của “Bongbong” sẽ đánh dấu sự trở lại của triều đại nhà Marcos sau gần 40 năm lưu vong.

Sau sáu năm cầm quyền của tổng thống Rodrigo Duterte, các nhà đấu tranh vì nhân quyền, các giáo chức Công giáo, cũng như giới phân tích chính trị lo ngại ông Ferdiand Marcos Junior sẽ điều hành đất nước khắc nghiệt hơn và « làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân quyền trong nước ». Con gái của tổng thống Duterte, bà Sarah Duterte, được dự đoán giành chiến thắng trong cuộc bầu cử phó tổng thống, diễn ra cùng ngày.

G-7 loại bỏ dầu Nga, Mỹ trừng phạt lãnh đạo ngân hàng Gazprombank 

09/5/2022 

Reuters 

Một tàu chở dầu mang quốc tịch Nga.

Một tàu chở dầu mang quốc tịch Nga. 

Hôm 8/5, nhóm G-7 cam kết cấm hoặc loại bỏ nhập khẩu dầu mỏ của Nga và Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt đối với các giám đốc điều hành của Gazprombank và các doanh nghiệp khác để trừng phạt Moscow vì cuộc chiến chống Ukraine, theo Reuters.

Động thái này thể hiện nỗ lực mới nhất của phương Tây nhằm gây áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin vì cuộc xâm lược Ukraine.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cùng các nhà lãnh đạo G-7 tham gia cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy để thảo luận về cuộc chiến, hỗ trợ Ukraine và các biện pháp bổ sung chống lại Moscow, bao gồm cả về năng lượng.

“Chúng tôi cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm bằng cách loại bỏ hoặc cấm nhập khẩu dầu của Nga. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi làm như vậy một cách kịp thời và có trật tự”, các nhà lãnh đạo G7 cho biết trong một tuyên bố chung. “Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau và với các đối tác của chúng tôi để đảm bảo cung cấp năng lượng toàn cầu ổn định và bền vững và giá cả phù hợp cho người tiêu dung”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt đối với ba đài truyền hình Nga, cấm công dân Mỹ cung cấp dịch vụ kế toán và tư vấn cho người Nga, đồng thời áp đặt khoảng 2.600 hạn chế thị thực đối với các quan chức Nga và Belarus.

Các biện pháp trừng phạt các giám đốc điều hành của Gazprombank là biện pháp đầu tiên liên quan đến nhà xuất khẩu khí đốt khổng lồ của Nga vì Hoa Kỳ và các đồng minh đã tránh thực hiện các bước có thể dẫn đến sự gián đoạn khí đốt đến châu Âu, khách hàng chính của Nga.

Các giám đốc điều hành của Gazprombank bị trừng phạt bao gồm ông Alexy Miller và ông Andrey Akimov, theo một tuyên bố từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

“Đây không phải là một sự trừng phạt đầy đủ. Chúng tôi không đóng băng tài sản của Gazprombank hoặc cấm bất kỳ giao dịch nào với Gazprombank”, một quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói với các phóng viên. “Những gì chúng tôi đang báo hiệu là Gazprombank không phải là một nơi trú ẩn an toàn, và vì vậy chúng tôi đang xử phạt một số giám đốc điều hành kinh doanh hàng đầu của họ … để tạo ra hiệu ứng ớn lạnh”.

Tổng thống Biden, người ca ngợi sự thống nhất giữa các nhà lãnh đạo phương Tây trong việc đối phó với Tổng thống Nga Putin, trao đổi trực tuyến với lãnh G-7 từ nhà riêng của ông ở bang Delaware, nơi ông đang nghỉ cuối tuần.

Hôm nay Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Xe tăng, binh sĩ và tên lửa hạt nhân sẽ xuất hiện trên đường phố Moscow vào thứ Hai khi Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9 tháng 5. Mọi năm, cuộc duyệt binh này nhằm tôn vinh hơn 20 triệu người Liên Xô đã thiệt mạng trong thế chiến thứ hai. Song tổng thống Vladimir Putin đã biến ngày lễ quốc gia này thành màn phô diễn sức mạnh quân sự của Nga. Đến năm nay, nó lại có một vai trò đặc biệt quan trọng khác.

Ông Putin đang muốn dùng sự kiện này để gia tăng ủng hộ trong nước đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông, dù quy mô có thể sẽ nhỏ hơn mọi năm vì Nga vẫn đang chiến đấu ở Ukraine. Ngoài ra, khả năng cao ông Putin sẽ dùng bài phát biểu của tổng thống để tuyên bố chiến thắng, hoặc tuyên bố một bước leo thang, chẳng hạn như tổng động viên. Nhưng điều này khá nhạy cảm – người Nga có thể phản đối cuộc chiến nếu ông buộc họ phải tham gia.

Tổng thống Pháp thăm Đức

Trước cuộc kỷ niệm ở Moscow vào thứ Hai, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gợi ý hồi tuần trước rằng Olaf Scholz nên thể hiện tình đoàn kết bằng cách đến thăm Kyiv. Thủ tướng Đức đã không đến thủ đô Ukraine kể từ đầu chiến tranh, một phần vì ông Zelensky từ chối chào đón Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, người từng có quan hệ nồng ấm với Nga. Ông Scholz đã không phản hồi, và thay vào đó phát biểu trên truyền hình trước người dân Đức vào tối 8 tháng 5, dịp lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến II của Đức.

Ông Scholz sẽ ở lại Berlin vào thứ Hai để gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Đây là truyền thống lâu đời khi chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của các tổng thống Pháp mới đắc cử là phải đến Đức.) Họ chắc chắn có rất nhiều chủ đề để thảo luận: chủ quyền của châu Âu về quốc phòng và năng lượng, tây Balkan, Trung Quốc, rắc rối ở vùng Sahel, và tất nhiên, Ukraine.

Thế giới hành động để cải thiện chất lượng đất

Vào thứ Hai này, các đại biểu sẽ tề tựu về Bờ Biển Ngà để thảo luận cách cải thiện tình trạng đất đai trên thế giới, một vấn đề vô cùng cấp bách. Báo cáo mới của Liên Hợp Quốc cho thấy con người đã làm suy thoái tới 40% diện tích đất trên toàn cầu, làm mất đi nước, thảm thực vật tự nhiên và đất đai màu mỡ. Nguyên nhân chủ yếu là do trồng trọt. Thực trạng này làm đe dọa các hệ thống lương thực cũng như làm giảm đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ carbon của Trái đất, từ đó làm tăng tốc quá trình biến đổi khí hậu.

Khan hiếm nước là trọng tâm của vấn đề đang được nghiên cứu bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Sa mạc hóa. Hiện có tới hơn 2,3 tỷ người, tương đương 30% dân số toàn cầu, không có đủ nước. Con số này sẽ là một nửa dân số thế giới vào năm 2050, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Song các nỗ lực khôi phục và quản lý đất đai tốt sẽ giúp tăng khả năng chống chịu hạn hán. Một chương trình của chính phủ Ethiopia, trong đó đẩy mạnh trồng cây và thay đổi nơi chăn thả gia súc, đã tăng sản lượng lương thực hơn 13% ở những khu vực hạn hán nhất.

Đài Loan được mời tham dự Hội nghị COVID-19 Toàn cầu lần thứ 2 của TT Biden

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/05/global-covid-19-summit.jpg

Ngoại trưởng Đài Loan cho biết Đài Loan đã được mời tham gia Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 Toàn cầu lần thứ hai do Tổng thống Mỹ Joe Biden đồng chủ trì vào cuối tuần này, một động thái chắc chắn sẽ chọc giận Bắc Kinh.

Theo Nhà Trắng, Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 Toàn cầu lần thứ hai dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào thứ Năm (12/5) để các nước thảo luận về nỗ lực chấm dứt đại dịch và chuẩn bị cho các mối đe dọa sức khỏe trong tương lai.

“Sự xuất hiện và lan rộng của các biến thể mới, như Omicron, đã củng cố nhu cầu về một chiến lược nhằm kiểm soát COVID-19 trên toàn thế giới,” Nhà Trắng cho biết trong một bản tin ngày 18/4 với Nhóm G7 và G20.

“Chúng tôi đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, các thành viên của xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các nhà từ thiện và khu vực tư nhân thực hiện các cam kết mới và đề ra những giải pháp tiêm chủng cho thế giới, giúp cứu người và xây dựng hệ thống an ninh y tế tốt hơn, cho mọi người, ở mọi nơi,” tuyên bố nói thêm.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói rằng cũng như sự kiện năm ngoái, hòn đảo đã được mời tham gia.

“Chúng tôi sẽ tham dự sự kiện năm nay và cũng đã quyết định về ứng viên nào sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh,” ông Wu nói với các nhà lập pháp trong phiên điều trần của cơ quan lập pháp hôm thứ Hai.

“Về việc ứng cử viên sẽ là ai, chúng tôi sẽ chỉ tiết lộ sau sự kiện theo yêu cầu của ban tổ chức,” ông Wu nói và nói thêm rằng điều này phù hợp với thông lệ năm ngoái.

Đài Loan đã cử đại diện là cựu phó Tổng thống Chen Chien-jen trong hội nghị thượng đỉnh toàn cầu trực tuyến năm ngoái.

Hiện vẫn chưa rõ liệu nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn có trực tiếp tham dự sự kiện hay không.

Lời mời này được cho là sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc đã hết lần này đến lần khác cảnh báo các quốc gia khác không nên tiếp xúc chính thức với Đài Loan.

Bắc Kinh trước đó đã phản đối việc Đài Loan tham gia sự kiện này vào năm ngoái.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh có tham dự sự kiện năm nay hay không.

Về việc liệu Đài Loan có được mời tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới ngày 22-28/5 với tư cách quan sát viên hay không, ông Wu cho biết hòn đảo vẫn chưa nhận được lời mời và “đang nỗ lực thực hiện nó bất chấp khó khăn”.

Đài Loan từng là một quan sát viên từ năm 2009 đến năm 2016 khi ông Mã Anh Cửu của đảng Quốc dân Đảng là Tổng thống Đài Loan và áp dụng chính sách mềm mỏng hơn với Bắc Kinh. Nhưng kể từ khi bà Thái thuộc Đảng Tiến bộ Dân chủ ủng hộ độc lập lên nắm quyền, Bắc Kinh đã chặn Đài Loan tham gia sự kiện này.

Nhật Minh (theo SCMP)

Comments are closed.