Thời sự Thứ Ba 23/01/2024: *Nato đặt mua 220 ngàn đạn 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD. *Israel đề nghị hưu chiến 2 tháng để trao đổi con tin. *Mỹ, Anh mở tấn công mới ở Yemen. *Bắc Kinh đang thí nghiệm loại độc Covid mới. *WHO kêu gọi ứng phó đại dịch tử vong gấp 20 lần COVID-19. *Lý Cường khoe có 400 triệu người tầng lớp trung lưu. *Nikki Haley mong đợi vào bầu cử New Hampshire. *Cp TT Biden chi hàng tỷ USD cho các chương trình người nhập cư bất hợp pháp. *Nga phòng thủ ở Leningrad ‘kém’, ISW


Võ Thái Hà tổng hợp


Nato đặt hàng 220 nghìn đạn pháo 155 ly trị giá 1,2 tỷ USD

BBC News 23/01/2024

Ukraine

Chụp lại hình ảnh, Quân nhân Ukraine ở chiến trường chống Nga bê đạn pháo 155 ly, nặng 45kg

Vì nhu cầu bổ sung kho súng đạn của các nước thành viên và cũng để hỗ trợ cho Ukraine, Liên minh Bắc Đại Tây Dương (Nato), vừa đặt hàng thêm 1,2 tỷ USD đạn pháo.

Phát biểu ngày 23/01/2023, Tổng thư ký Nato ông Jens Stoltenberg và lãnh đạo ngành hậu cần của khối (NSPA), bà Stacy Cummings thông báo về các hợp đồng mới nhất, trị giá 1,2 tỷ USD.

Ông Stoltenberg nói cuộc chiến của Nga ở Ukraine “là cuộc chiến về số đạn dược, nên điều rất quan trọng nay là để các nước trong Nato bổ sung kho của họ, khi mà chúng tôi tiếp tục ủng hộ Ukraine.”

Các báo châu Âu đưa tin về sự kiện này cho biết Nato ký thay cho một số quốc gia thành viên vì họ “sẽ chuyển số đạn pháo này cho Ukraine, hoặc bổ sung vào kho của nước họ”.

Cùng nhau mua số lượng lớn sẽ rẻ hơn là mua đơn lẻ, trang RFERL cho hay.

Hiện nay, pháo cỡ 155mm, nặng chừng 45kg, theo ‘chuẩn vàng’ Nato đã được dùng ở chiến trường phía Đông và Nam của Ukraine.

Kể từ tháng 7 năm 2023, khi Nato đồng ý về một kế hoạch hành động cho sản xuất vũ khí, NSPA đã ký các hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để mua đạn dược. 

Những thỏa thuận mới nhất gồm hợp đồng 5,5 tỷ USD để mua 1000 tên lửa Patriot, và 4 tỷ USD mua đạn pháo 155 ly, hỏa tiễn chống tăng và đạn cho xe tăng. NSPA cũng mua thêm sáu phi cơ E-7A Wedgetail với hợp đồng dự kiến ký trong năm nay, 2024.

Theo các thỏa thuận đã công bố từ mấy tháng trước, Hoa Kỳ sẽ sản xuất ít nhất 100 nghìn đạn pháo 155 mm mỗi tháng vào năm 2025, và châu Âu sẽ phải tăng năng suất chế tạo đạn pháo cùng loại lên 150% trong năm 2024.

Cuộc chạy đua về đạn pháo lớn

Trong tháng 12/2023, tin tức từ chiến trường chống quân Nga của các lực lượng vũ trang Ukraine cho hay họ đã thiếu đạn dược, nhất là đạn pháo 155mm.

Chính quyền Ukraine một mặt tìm cách hợp tác sản xuất với Hoa Kỳ, một mặt kêu gọi các nước Nato ủng hộ họ về đạn pháo.

Nga cũng đã đẩy nhanh tiến độ sản xuất đạn pháo 155mm M2, loại cải tiến của đạn Krasnopol vốn có đường kính nhỏ hơn (152mm) và tầm bắn ngắn hơn (20km). 

Pháo dùng đạn 155mmM2 của Nga nay có tầm bắn tới 26km và một số nguồn Phương Tây nói Nga đang trên đà tăng 25% số lượng đạn này trong năm nay, chủ yếu để dùng cho chiến trường Ukraine. 

Trước đó có tin Nga nhận đạn pháo từ CHDCND Triều Tiên vì thiếu đạn ở Ukraine.

NSPA tức NATO Support and Procurement Agency, là cơ quan chuyên lo về việc hỗ trợ và đặt hàng của Nato, tuyển chừng 1200 người và có cơ sở ở Pháp, Ý, Luxembourg và Hungary.


Israel đề nghị hưu chiến hai tháng để trao đổi con tin và tù nhân

Minh Phương /RFI – 23/01/2024

Hôm qua, 22/01/2024, trang mạng Axios của Mỹ đưa tin Israel đã đề xuất một đợt hưu chiến kéo dài hai tháng với phía Hamas để trả tự do cho toàn bộ con tin còn bị cầm giữ ở Gaza. 

Israeli youth, led by Israeli Scouts from Kibbutz Kfar Aza, rally for the release of hostages being held in Gaza that were kidnapped during the deadly October 7 attack by Palestinian Islamist group Ha

Biểu tình đòi trả tự do cho các con tin đang bị Hamas cầm giữ tại Gaza. Jerusalem, Israel ngày 28/12/2023. REUTERS – AMMAR AWAD 

Theo trang Axios, Israel  đã thông qua hai nước trung gian là Qatar và Ai Cập để đề nghị Hamas tạm dừng giao tranh trong vòng hai tháng nhằm đổi lấy việc thả các con tin. Đề xuất này không đồng nghĩa với việc chấm dứt chiến tranh ở Gaza, mà chỉ là một thỏa thuận hưu chiến thứ hai, sau thoả thuận đầu tiên hồi tháng 11 năm ngoái.

Theo chính quyền Israel, lần hưu chiến này sẽ cho phép trao trả, theo nhiều giai đoạn, các con tin còn sống cũng như hài cốt của những người đã thiệt mạng. Giai đoạn đầu tiên sẽ bao gồm phụ nữ và nam giới trên 60 tuổi, tiếp đó là các nữ quân nhân, đàn ông dưới 60 tuổi nhưng không phục vụ trong quân đội, các nam quân nhân Israel và cuối cùng là hài cốt của các con tin.

Theo kế hoạch, Israel và Hamas trước hết phải đạt được đồng thuận về số tù nhân Palestine được thả để đổi lấy các con tin Israel theo từng nhóm đối tượng, sau đó đàm phán về tên của từng tù nhân. Chính quyền Israel cho biết  132 con tin vẫn bị cầm giữ ở dải Gaza, trong đó 28 người được cho là đã chết.

Trong khi đó, theo nhật báo The Wall Street Journal, Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar đang cố thuyết phục Israel và Hamas đồng ý thả các con tin trong thời hạn 90 ngày để đổi lấy việc Israel rút quân khỏi Gaza.

Về tình hình chiến sự, hôm nay giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt giữa Israel và Hamas ở thành phố Khan Younès, miền nam Gaza. Riêng trong ngày hôm qua đã có 24 binh sĩ Israel thiệt mạng. Đây được coi là ngày giao chiến đẫm máu nhất với quân đội Israel. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết quân đội Israel đã mở điều tra về “thảm họa” này, đồng thời sẽ “rút ra bài học và làm tất cả những gì có thể để bảo toàn mạng sống của các binh sĩ”.


Mỹ, Anh tiến hành các cuộc tấn công mới ở Yemen 

23/01/2024 Reuters 

Quân đội Mỹ công bố ảnh hôm 22/1 cho thấy Mỹ phối hợp với 5 nước đánh 8 mục tiêu bên phía Houthi (AFP PHOTO/HANDOUT/CENTCOM).

Quân đội Mỹ công bố ảnh hôm 22/1 cho thấy Mỹ phối hợp với 5 nước đánh 8 mục tiêu bên phía Houthi (AFP PHOTO/HANDOUT/CENTCOM). 

Lầu Năm Góc cho biết các lực lượng của Mỹ và Anh thực hiện một đợt tấn công mới hôm thứ Hai 22/1 ở Yemen, nhắm vào một kho ngầm trong lòng đất của Houthi cũng như các cơ sở do thám và tên lửa được nhóm này sử dụng để đánh vào hoạt động vận tải trên Biển Đỏ.

Lực lượng Houthi, nhóm liên kết với Iran và kiểm soát những khu vực đông dân nhất ở Yemen, nói rằng các cuộc tấn công của họ là nhằm thể hiện sự đoàn kết với người Palestine khi Israel tấn công Gaza.

Các cuộc tấn công của Houthi đã làm gián đoạn hoạt động vận tải toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về lạm phát trên thế giới. Các vụ đó cũng làm tăng thêm mối lo ngại rằng hậu quả từ cuộc chiến Israel-Hamas có thể gây bất ổn ở Trung Đông.

Trong hành động đáp trả mới nhất, các lực lượng Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công vào 8 địa điểm khác nhau ở Yemen, với sự trợ chiến của Australia, Bahrain, Canada và Hà Lan, theo một tuyên bố chung được 6 nước cùng ký vào.

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, phát biểu với điều kiện không nêu tên, cho biết khoảng 25 đến 30 quả đạn đã được bắn đi, bao gồm cả từ các máy bay chiến đấu xuất kích từ tàu sân bay Mỹ.

Cho đến nay, 8 đợt tấn công trong tháng qua vẫn chưa chặn đứng được các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thuyền.

Các quan chức Mỹ cho hay các cuộc tấn công đã làm suy giảm khả năng thực hiện các đòn đánh phức tạp của Houthi. Nhưng họ từ chối đưa ra bất kỳ số liệu cụ thể nào về số lượng tên lửa, radar, máy bay không người lái hoặc các năng lực quân sự khác đã bị phá hủy cho đến nay.

“Chúng tôi đang đạt được hiệu quả như mong muốn”, quan chức quân sự Mỹ nói với các phóng viên Lầu Năm Góc.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps nói trong một tuyên bố rằng các cuộc tấn công mới nhất được thực hiện để tự vệ.

Ông Shapps nói: “Hành động này sẽ giáng một đòn khác vào kho dự trữ hạn chế của họ và khả năng của họ về đe dọa thương mại toàn cầu”.

Tổng thống Joe Biden nói hồi tuần trước rằng các cuộc không kích sẽ tiếp tục ngay cả khi ông thừa nhận rằng chúng có thể không ngăn chặn được các cuộc tấn công của Houthi.

Tuần trước, Houthi đã phóng hai tên lửa đạn đạo chống hạm vào một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Mỹ, chúng lao xuống biển gần con tàu nhưng không gây thương tích hay thiệt hại gì.

Các chuyên gia nói rằng chiến lược mới xuất hiện của ông Biden về Yemen nhắm mục tiêu làm suy yếu phiến quân Houthi nhưng không đi đến mức cố gắng đánh bại nhóm này hoặc trực tiếp xử lý Iran, nước bảo trợ chính cho Houthi.

Chiến lược này – là sự kết hợp giữa các cuộc tấn công quân sự hạn chế và các biện pháp trừng phạt – dường như nhằm tránh xảy ra xung đột trên quy mô rộng hơn ở Trung Đông ngay cả khi Washington tìm cách trừng phạt phe Houthi vì họ tấn công vào hoạt động vận tải trên Biển Đỏ.

Các tàu container đã tạm dừng hoặc chuyển hướng khỏi Biển Đỏ, nơi dẫn đến Kênh đào Suez, là tuyến đường vận tải hàng hóa nhanh nhất từ châu Á đến châu Âu. Thay vào đó, nhiều tàu đã buộc phải đi tuyến đường dài hơn nhiều, vòng qua Mũi Hảo Vọng.


Bắc Kinh bị phát hiện đang thí nghiệm loại độc Covid mới

Dã Quỳ /SGN

23 tháng 1, 2024

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/08-06-2017-trung-quoc-phat-hien-mot-cap-vo-chong-cung-nhiem-virus-h7n9-6737641C-details.jpg

Ảnh: TTXVN 

Giới khoa học có những chứng cứ cụ thể về việc Bắc Kinh đang hậu thuẫn cho việc nghiên cứu loại virus Covid mới, với độc lực gây chết người mạnh gấp nhiều lần virus gốc. Các lời cảnh báo đã được phát đi về việc không nên nghiên cứu về một chủng đột biến mới gây ra tỷ lệ tử vong tuyệt đối 100% ở chuột nhân bản.

Theo mô tả, loại virus chết người có tên GX_P2V đã tấn công não của những con chuột được thiết kế để phản ánh cấu trúc di truyền tương tự như con người.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ tử vong nhanh chóng “đáng kinh ngạc” sau khi tất cả những con chuột bị nhiễm bệnh đều chết chỉ trong vòng 8 ngày. Trong những ngày trước khi chết, loài gặm nhấm đã nhanh chóng giảm cân, có tư thế khom lưng và di chuyển cực kỳ chậm chạp.

Nghiên cứu cũng cho thấy mắt của họ chuyển sang màu trắng hoàn toàn một ngày trước khi chết. Một biểu hiện không khác gì các bộ phim khoa học viễn tưởng diễn tả các tình trạng zombie.

Lời cảnh báo về việc âm thầm thử nghiệm chủng độc covid mới của Bắc Kinh đang vang lên, vào lúc các dấu hiệu của dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn đi qua. Nhiều trường hợp tái bệnh – dù nhẹ hơn – vẫn diễn ra, kể cả với người đã chích ngừa. Anh Quốc là một trong những quốc gia chưa được ghi nhận là hoàn toàn an toàn với Covid-19.

Tuy nhiên, theo GBNews, nhiều quốc gia đang chất vấn mục đích của cuộc nghiên cứu này là gì, đồng thời các nhà khoa học cảnh báo về tính hợp pháp của nghiên cứu, cho rằng nó “vô nghĩa”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/Mice-640x477.jpg

Ảnh: Y Khoa / Gene 

Chuyên gia dịch tễ học Gennadi Glinsky tại Viện Di truyền của Đại học College London cho biết: ‘Tôi không thấy có điều gì đáng quan tâm mơ hồ có thể học được từ việc lây nhiễm ngẫu nhiên một giống chuột nhân tạo kỳ lạ bằng một loại virus ngẫu nhiên. Ngược lại, tôi có thể thấy những chuyện như vậy có thể gây ra những tai hại như thế nào.”

Giáo sư y khoa Stanford đã nghỉ hưu, Tiến sĩ Gennadi Glinsky nói thêm: ‘Sự điên rồ này phải được dừng lại trước khi quá muộn’. Không rõ chủng covid này sẽ tác động đến con người như thế nào nếu bị lọt ra khỏi phòng thí nghiệm.

Cho tới lúc này các nghiên cứu về nguyên nhân tiềm ẩn vẫn theo đuổi những người đã mắc covid vẫn còn đang được tiến hành ở nhiều quốc gia. Sự lo sợ về lây lan của loại covid mới ở Trung Quốc xuất hiện, sau khi các nhà khoa học cảnh báo virus Covid mới có thể gây ra các vấn đề tiềm ẩn về tim. Trong một báo cáo gửi lên Liên Hợp Quốc, nghiên cứu về chủng mới có tên JN.1, có thể gây ra “rủi ro chăm sóc sức khỏe toàn cầu” liên quan đến Covid-19, cho rằng nó có thể gây ra “đại dịch suy tim”.

Hai năm sau đại dijch, những người lớn tuổi vẫn đang được khuyến khích tiêm chủng đầy đủ vì một nghiên cứu cho thấy hàng nghìn lượt nhập viện và tử vong ở Anh có thể tránh được nếu tất cả mọi người đều được tiêm đầy đủ. Nước Anh có gần một nửa dân số bị virus Covid tấn công hoàn toàn vào tháng 6 năm 2022.

Trong các sự lên tiếng của các nhà khoa học, câu hỏi hàng đầu được đặt ra rằng tại sao Trung Quốc lại tiếp tục phát triển làm gì với lại virus độc hại này?


WHO kêu gọi ký Thỏa thuận để ứng phó đại dịch có thể gây tử vong gấp 20 lần COVID-19

Vương Quân, Vision Times

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/shutterstock_1659733411-768x430-1.jpg

Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi tất cả các nước ký “Thỏa thuận Đại dịch” trước tháng 5 năm nay để chuẩn bị đối phó làn sóng bệnh truyền nhiễm quy mô lớn tiếp theo do mầm bệnh chưa xác định gây ra – hiện tạm gọi là “Bệnh X” (Disease X), một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ tử vong của loại dịch bệnh này có thể cao hơn tới 20 lần so với COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (Ảnh minh họa: Skorzewiak/Shutterstock)

Theo Fox News ngày 17/5, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos – Thụy Sĩ, ông Tedros đã chỉ ra rằng ông hy vọng các nước có thể ký “Thỏa thuận Đại dịch” của tổ chức này vào tháng 5 để đối phó với “kẻ thù chung” là căn bệnh X.

Bệnh X là chỉ về một loại dịch bệnh quốc tế nghiêm trọng có thể do một loại virus chưa xác định gây ra, một số nhà khoa học tin rằng nó có thể gây tử vong gấp 20 lần so với COVID-19. Theo thông cáo báo chí năm 2022 của WHO, căn bệnh này vào năm 2017 đã được đưa vào danh sách mầm bệnh đang được nghiên cứu.

Ông Tedros cho biết chính COVID-19 là khởi điểm của “Bệnh X”, vì thế việc chuẩn bị tốt để ứng phó đại dịch tiếp theo là rất quan trọng, có những thứ chưa biết có thể xảy ra và vấn đề chỉ là thời gian, đại dịch COVID-19 đã giết chết rất nhiều người mà lẽ ra họ cần được điều trị cứu sống, nhưng họ thiệt mạng vì một số vấn đề như không có giường và không đủ oxy, cho nên việc ký thỏa thuận này sẽ giúp thế giới làm tốt hơn trong trận dịch tiếp theo.

Ông giải thích rằng “Thỏa thuận Đại dịch” tổng hợp tất cả kinh nghiệm, thách thức và giải pháp, thời hạn ký kết cuối cùng là tháng 5 năm nay, hiện tại các nhóm và chuyên gia độc lập đang tiếp tục nghiên cứu cách ứng phó chung và các biện pháp chuẩn bị có thể bao gồm cảnh báo sớm, phối hợp chuỗi cung ứng và thúc đẩy phát triển thuốc. Do trong đại dịch COVID-19 cho thấy nhiều nước giàu có biểu hiện kém hiệu quả, những việc cơ bản như truy tìm dấu vết tiếp xúc cũng gặp khó khăn, cần có sự quan tâm hơn những vấn đề công tác y tế ở mức cơ bản nhất…

Trước đó lãnh đạo nhiều nước đã thông báo tại cuộc họp vào tháng 3/2021 rằng họ đang thảo luận và soạn thảo một hiệp ước nhằm tăng cường năng lực quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm ứng phó với dịch bệnh trong tương lai. Vào năm ngoái chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã đàm phán hiệp ước liên quan, nhưng lại bị Đảng Cộng hòa chỉ trích, động thái đó đồng nghĩa với việc trao quyền lãnh đạo cho WHO.

Cuối năm 2019, “coronavirus mới” (COVID-19) bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc, đại dịch thế kỷ này đã hoành hành suốt 4 năm, phải đến năm 2023 thế giới mới thoát khỏi tình trạng mù mịt, tuy nhiên dịch bệnh này đã làm hơn 7 triệu người thiệt mạng, trở thành một trong những đại dịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại.


Ông Lý Cường nói TQ có 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, chuyên gia nghi ngờ

Bình Minh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/53ted.jpg

Ngày 16/1/2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. (Ảnh cắt từ video) 

Mới đây, lần đầu tiên Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường xuất hiện tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Ông khoe rằng vào năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 5,2%, nhóm thu nhập trung bình chiếm khoảng 400 triệu người. Tuyên bố này gặp phải chỉ trích gay gắt từ bình luận viên kỳ cựu Thái Thận Khôn.

Sáng 16/1 theo giờ địa phương, ông Lý Cường đã tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới 2024, và có bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Davos ở Thụy Sĩ.

Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh: “Hiện nay, nhóm thu nhập trung bình của Trung Quốc có khoảng hơn 400 triệu người. Trong 10 năm tới, dân số của nhóm này sẽ tăng gấp đôi, lên 800 triệu người, điều này sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ. Từ có hay không trong quá khứ chuyển biến thành tốt hay không tốt, động lực nâng cấp tiêu dùng rất mạnh mẽ!”

Ngày 20/1, trên mạng xã hội X, bình nhà bình luận kỳ cựu Thái Thận Khôn cho rằng ông Lý Cường đã nói dối! Là thủ tướng của một nước lớn, nhưng ông Lý Cường lại hoàn toàn phớt lờ những nguyên tắc cơ bản về kinh tế, nói những điều không đúng sự thật trong một dịp quốc tế quan trọng như vậy.

Ông nói, điều này cũng không kém phần tai hại so với thời kỳ “Đại nhảy vọt” bắt kịp Anh và Mỹ. Tầng lớp trung lưu 400 triệu người Trung Quốc ở đâu ra? Liệu 10 năm tới, 800 triệu người có thể gia nhập tầng lớp trung lưu?

Ông Thái Thận Khôn cho biết, tại kỳ “lưỡng hội” năm 2020, ông Lý Khắc Cường, người tiền nhiệm của ông Lý Cường, đã tuyên bố rõ ràng rằng ít nhất 600 triệu người Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,4 triệu VNĐ). Mức thu nhập này tương đương với mức sống của người dân ở quốc gia Đông Phi Kenya.

Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc có sức chi tiêu nhiều nhất không vượt quá 100 triệu người, chủ yếu là nhà quản lý và nhân viên của các cơ quan đảng, chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức công.

“Là thủ tướng, có lẽ ông ấy thậm chí còn không hiểu khái niệm và tiêu chuẩn của tầng lớp trung lưu. Ông ấy cho rằng nếu có thể giải quyết được vấn đề ăn no mặc ấm thì đã là tầng lớp trung lưu. Giống như Trung Quốc tuyên bố với thế giới vào năm 2020 rằng nước này sẽ xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện, và bước vào một xã hội khá giả. Tiêu chuẩn để xóa đói giảm nghèo toàn diện là thu nhập hàng năm trên 4.000 nhân dân tệ (khoảng 14 triệu VNĐ), tương đương với 600USD!”

Nhóm thu nhập trung bình cũng được gọi là tầng lớp trung lưu. Theo trang web của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc vào tháng 4/2022, mức tiêu dùng bình quân đầu người hàng ngày được quốc tế trích dẫn từ 10 – 100USD (khoảng 245.000 – 2,45 triệu VNĐ) (giá PPP năm 2005), được sử dụng làm giới hạn dưới và giới hạn trên, để xác định thu nhập hàng ngày của nhóm thu nhập trung bình.

Nhóm này ở Trung Quốc đạt hơn 346 triệu người vào năm 2019. Tháng 4/2023, kênh truyền thông chính phủ “Dazhong Daily” (Nhật báo Đại chúng) đưa tin, một gia đình 3 người có thu nhập hàng năm từ 100.000 – 500.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu – 1,7 tỷ VNĐ), thuộc nhóm thu nhập trung bình. Hiện có khoảng 400 người triệu người.

Ông Antonio Graceffo, một nhà báo người Anh của Epoch Times, cho biết hầu hết tầng lớp trung lưu của Trung Quốc không giàu có như những người ở các nước phát triển. Bởi 75% những người được gọi là tầng lớp trung lưu kiếm được từ 10 USD – 20 USD một ngày (khoảng 245.000 – 490.000 VNĐ). Kết quả là, khoảng 60% dân số Trung Quốc sống với mức từ 2-10 USD (khoảng 49.000 – 245.000VNĐ) mỗi ngày.

Ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ thường khoe khoang rằng họ đã giúp 800 triệu người Trung Quốc thoát nghèo. Tuy nhiên, mọi người không khỏi thắc mắc, vì sao ở Trung Quốc lại có nhiều người như vậy sống trong cảnh nghèo đói.

Với sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc, sức mua của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã giảm đáng kể, doanh số bán các sản phẩm chủ yếu hướng đến tầng lớp trung lưu, bao gồm iPhone mới, đàn piano, ô tô hạng sang, đồng hồ xa xỉ, v.v., đều giảm mạnh.

Ngày 17/1, ông Lương Thiếu Hoa, cựu giám đốc Tập đoàn quản lý tài sản Trung Quốc, nói với Epoch Times rằng trong “cải cách mở cửa” hàng thập kỷ trước, nhóm người này chủ yếu dựa vào bất động sản để tích lũy tài sản.

Sự sụp đổ kinh tế đã dẫn đến việc giảm nguồn thu nhập, bất động sản mất giá đáng kể và mất thanh khoản giao dịch, khiến tầng lớp trung lưu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tuần báo Focus của Đức cho biết, Trung Quốc một lần nữa công bố số liệu tăng trưởng tốt. Nhưng các chuyên gia đang giữ thái độ hoài nghi về số liệu này. Viện nghiên cứu Rhodium của Mỹ mới đây đã có một bài viết nói rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ công bố mức tăng khoảng 5%.

Trên thực tế, theo phân tích, tăng trưởng dự kiến ​​chỉ ở mức 1,5%. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với 5 thách thức lớn gồm cuộc khủng hoảng bất động sản đang tiếp diễn, người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu, giảm phát, dân số sụt giảm và sự bất ổn mà cuộc bầu cử Mỹ năm nay mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc năm 2023 ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua (không tính năm dịch bệnh COVID-19). Người Trung Quốc tập trung cho tiết kiệm hơn là chi tiêu. Thị trường bất động sản khủng hoảng nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ đáng báo động… là những vấn đề không dễ phục hồi.


Trung Quốc soán ngôi Mỹ về kinh tế? – Lê Xuân Nghĩa

Vài năm trở lại đây, từ truyền thông cho đến các thể loại nền tảng mạng xã hội đồng loạt tuyên truyền rằng Trung Quốc sắp soán ngôi vị số 1 kinh tế thế giới của Mỹ, hệt như có một nhạc trưởng điều khiển dàn đồng ca. 

Rằng là Mỹ đã hết thời, và thời đại này là của Trung Quốc.

Họ dẫn chứng rằng cả thế giới phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc. Nếu Trung Quốc mà “nghỉ chơi” thì các nước chỉ có mà “vêu mỏ”, hoặc “chết đói”. Rồi nào là Trung Quốc có thị trường lên đến 1,4 tỉ dân. Chỉ cần bán cho dân họ là đã đủ giàu có mà chẳng cần thằng nào. 

Rồi là người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên thế giới. Ở đó, ai cũng giàu có và giỏi giang. Rồi nào là Trung Quốc là bất tử, Trung Quốc là đỉnh cao của nhân loại… Kiểu như châu Âu không có khí đốt của Nga thì chết cóng, thế giới không có dầu mỏ của Nga thì vỡ trận ấy.

So sánh số liệu GDP 3 năm gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc thì thấy rằng khoảng cách giữa Mỹ và Trung ngày càng xa, và ở đó Trung Quốc đang hụt hơi.

GDP Mỹ – Trung :

– Năm 2021: Mỹ là 22.949 tỉ đô – Trung Quốc là: 17.750 tỉ đô. Chênh lệch: 5.199 tỉ đô

– Năm 2022: Mỹ là: 25.500 tỉ đô – Trung Quốc là: 18.000 tỉ đô. Chênh lệch: 7.500 tỉ đô

– Năm 2023: Mỹ là: 26.900 tỉ đô – Trung Quốc là: 17.520. Chênh lệch: 9.380 tỉ đô

Mà GDP năm 2023 của Trung Quốc công bố đang bị thế giới hoài nghi, cho rằng đó là con số dối trá. Điều này được chính các nhà kinh tế bật Thủ tướng Lý Cường tại Davos hôm rồi, khi ông ta ca ngợi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, với GDP năm 2023 tăng trưởng 5,3 %. Trong khi các nhà kinh tế phân tích một cách khoa học thì chỉ chừng 1,3 – 1,5 %. Tức không thể là 17.520 tỉ đô được.

Điều kỳ lạ là ngay truyền thông nước Mỹ vẫn cả ngày kêu rên rằng kinh tế Mỹ suy thoái, lạm phát cao, tình hình khó khăn, chính phủ yếu kém. Còn ở Bắc Kinh và các nước theo Trung Quốc thì luôn ca ngợi rằng “phát triển vượt bậc, thần kỳ… sáng suốt, tài tình”.

Mỹ ơi dừng lại chờ tao với. Mẹ kiếp !


Trung Quốc: Sạt lở núi ở Vân Nam, ít nhất 47 người bị chôn vùi

Trung Quốc: Sạt lở núi ở Vân Nam, ít nhất 47 người bị chôn vùi

Vào sáng sớm ngày 22/1, một trận sạt lở núi đã xảy ra tại một ngôi làng ở thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình) 

Vào sáng sớm ngày 22/1, một trận sạt lở núi đã xảy ra tại một ngôi làng ở thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và chôn vùi ít nhất 47 người thuộc 18 hộ gia đình. Người dân cho biết, khi xảy ra lở đất, cảm giác giống như một trận động đất. Cư dân mạng cho rằng vụ này có liên quan đến hoạt động khai thác than ở địa phương.

Vào ngày 22/1, huyện Trấn Hùng, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam thông báo rằng vào lúc 5h51 sáng cùng ngày, một trận sạt lở núi đã xảy ra ở tổ Hợp Hưng và tổ Hòa Bình thuộc làng Lương Thủy, thị trấn Đường Phòng, khiến các hộ nông dân bị chôn vùi.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) nói rằng, xác minh sơ bộ cho thấy có 44 người thuộc 18 hộ gia đình đã bị chôn vùi. Hiện đã tìm thấy thi thể của 3 nạn nhân.

Cư dân mạng đặt nghi vấn: Tại sao 18 hộ gia đình lại chỉ có 44 người? Sau đó tờ Chiêu Thông Nhật báo đưa tin rằng có 47 người thuộc 18 hộ gia đình đã bị chôn vùi.

Có dân làng cho biết, vị trí xảy ra vụ lở đất là nơi cư trú của dân tộc Di, phần lớn là người già và trẻ em bị để lại ở quê khi cha mẹ các em ra thành phố mưu sinh.

Một người dân ở làng Lương Thủy nói với tờ Jimu News của Trung Quốc rằng, vào thời điểm đó mọi người đang ngủ, trận lở đất gây ra âm thanh rất lớn và rung chuyển một lúc: “Cảm giác giống như một trận động đất lớn”. Sau khi tỉnh dậy, người này mới biết rằng đã xảy ra trận lở núi ở hai tổ nằm cách nhà cô vài phút đi xe, có rất nhiều hộ dân đã bị chôn vùi. “Tối qua tuyết bắt đầu rơi và rất lạnh. Những dân làng chạy thoát được đều đứng ở ven đường. Không biết có xảy ra đợt lở đất thứ hai hay không”.

Anh họ của người dân kể trên đã dùng điện thoại di động ghi lại âm thanh khi xảy ra vụ việc, tất cả những gì anh này có thể nghe thấy là tiếng rầm rầm. Người dân này nói: “Có chút kinh hồn bạt vía, thực sự rất khó khăn, tôi phải đến hiện trường để giúp đỡ đây”.

Ông Ngô (Wu) là một người dân làng Lương Thủy, hiện ông 50 tuổi và đang làm việc ở trên huyện. Ông này đã liên lạc với dân làng và được biết rằng đã tìm thấy một số người dân bị chôn vùi nhưng họ đã chết.

Ông Ngô cho biết, có hơn 100 hộ gia đình với 500 – 600 người trú ở tổ Hợp Hưng và tổ Hòa Bình. Vụ sạt lở núi này từ độ cao 70 đến 80 mét, toàn bộ các hộ dân ở dưới chân núi đã bị chôn vùi.

Ông Ngô cho biết theo trí nhớ của ông thì vào mùa mưa năm 2023 ở làng chỉ xảy ra một trận sạt lở núi nhỏ, đây là lần đầu tiên xảy ra một vụ lở đất lớn như vậy.

Có rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc bình luận chỉ ra, đó là do hoạt động khai thác than ở địa phương.

Một người dân địa phương tiết lộ với tờ Xiaoxiang Morning News rằng, tại ngôi làng nơi xảy ra vụ sạt lở núi có công ty khai thác than.

Theo Tianyancha, một nền tảng tra cứu thông tin doanh nghiệp Trung Quốc, ở làng Lương Thủy có một công ty than tên là “Công ty TNHH Mỏ than Lưu Gia Pha huyện Trấn Hùng” được thành lập vào tháng 11/2005 và hoạt động chính của công ty này là khai thác và rửa than. Công ty này đã nhiều lần bị xác định là đối tượng bị xử lý vì thất tín. Công ty mẹ của Lưu Gia Pha là Công ty TNHH Tập đoàn Công nghiệp Lộ Hồng Vân Nam cũng bị nhận định là công ty thất tín.

Khi phóng viên tờ Xiaoxiang Morning News gọi điện cho Công ty TNHH Mỏ than Lưu Gia Pha ở huyện Trấn Hùng để hỏi về vụ “sạt lở núi”, bên kia lập tức cúp máy.

Tờ China Newsweek đưa tin, nhiều dân làng cũng xác nhận rằng đã xuất hiện vết nứt ở trên ngọn núi trước khi vụ sạt lở xảy ra. Một số dân làng làm việc ở gần mỏ than cho biết: “Lối ra của mỏ than Lưu Gia Pha rất gần nơi xảy ra vụ lở đất, chỉ cách đó 2 – 3 km”.


Cơn đau đầu mang tên lạm phát của Nhật Bản

Ngân hàng Nhật Bản BoJ sẽ duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng khi cuộc họp tháng 1 kết thúc vào thứ Ba. Tuy vậy, thị trường vẫn sẽ theo dõi chặt chẽ để tìm bất kỳ tín hiệu nào về những thay đổi vào cuối năm nay. Lạm phát theo năm của Nhật đã cao hơn mục tiêu 2% của BoJ trong suốt 21 tháng qua. Tăng trưởng tiền lương năm ngoái đạt mức cao nhất ba thập niên, nhưng vẫn không theo kịp lạm phát.

Thống đốc BoJ Ueda Kazuo muốn đợi có kết quả của cuộc đàm phán tiền lương hàng năm vào mùa xuân trước khi quyết định xem có nên và khi nào dỡ bỏ chính sách lãi suất âm của ngân hàng. Nhưng khi lạm phát giảm, BoJ sẽ không còn chịu nhiều áp lực đòi thay đổi chính sách. Dự đoán hàng quý của ngân hàng, cũng được công bố vào thứ Ba, sẽ cho thấy quan điểm của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ về nền kinh tế Nhật Bản trong những năm tới.


Nikki Haley đặt cược vào New Hampshire

Thế dẫn đầu của Donald Trump trong đảng Cộng hòa là rất lớn, sau khi giành chiến thắng trong cuộc họp kín ở Iowa với cách biệt kỷ lục. Và khi Ron DeSantis quyết định ngừng tranh cử vào Chủ nhật, ông Trump đang mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng ở New Hampshire, nơi sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ vào thứ Ba, ảnh hưởng của ông là không tuyệt đối. Với tỉ lệ thăm dò 36,1% so với 49,8% của ông Trump, Nikki Haley, đối thủ nghiêm túc duy nhất còn lại của ông, cho rằng bà có thể xoay chuyển tình thế.

Bà Haley hy vọng sẽ thu hút được các đảng viên Cộng hòa ôn hòa ở New Hampshire. Và các quy tắc bầu cử sơ bộ mở – có nghĩa là những người không trong đảng cũng có quyền bỏ phiếu – có thể mang lại cho bà cơ hội tốt hơn. Nhưng các bang khác không có mô hình này. Bà Haley cũng không thể dựa vào sự hỗ trợ của các đối thủ cũ. Ron DeSantis, Tim Scott, và Vivek Ramaswamy đều đã tuyên bố ủng hộ Trump. Chris Christie, một người ôn hòa, cho đến nay vẫn từ chối ủng hộ bất kỳ ai. Ngay cả khi Haley giành được một chiến thắng bất ngờ ở New Hampshire, bà vẫn khó có thể thắng ở những bang tiếp theo.


EU-Ai Cập tăng cường quan hệ

Vào thứ Ba, các quan chức EU và Ai Cập sẽ gặp nhau tại Brussels để thảo luận về một “thỏa thuận liên kết” nhằm tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế.

Đứng đầu chương trình nghị sự là nền kinh tế tồi tệ ở Ai Cập. Chính phủ từ lâu đã nói về việc khuyến khích khu vực tư nhân và tìm cách thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là bằng cách giảm kinh tế nhà nước. Nhưng sẽ không có nhiều tiến bộ. Trong vài năm qua, Ai Cập chỉ bán một số ít cổ phần ở các công ty lớn, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm vào năm 2023.

Hai bên cũng sẽ trao đổi về những nỗ lực nhằm hạn chế dòng người di cư từ Ai Cập đến châu Âu. Năm nay, EU được cho là sẽ cung cấp 87 triệu euro (95 triệu USD) để tăng cường giám sát biên giới ở quốc gia Bắc Phi này. Nhưng nó sẽ không có nhiều tác dụng vì rất ít người Ai Cập đến châu Âu trực tiếp từ bờ biển Ai Cập. Thay vào đó họ đi qua Libya. Khi kinh tế suy thoái sẽ lại càng có thêm nhiều người làm như vậy.


Tham vọng không gian của EU

Cũng vào thứ Ba tuần này, các nhà khoa học, chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đổ về Brussels để nói về những vấn đề chính của “hệ sinh thái các chương trình không gian châu Âu” tại Hội nghị Vũ trụ châu Âu thường niên lần thứ 16. Hệ sinh thái đó ngày càng phát triển. Trong tháng 1, Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA đã thông báo ngân sách năm 2024 đạt 7,8 tỷ euro (8,5 tỷ USD) — cao hơn 10% so với năm trước.

Khoảng 30% được dành cho việc quan sát Trái đất, nghĩa là nó được dùng để duy trì và tăng cường chùm vệ tinh dự báo thời tiết, giám sát môi trường và quốc phòng. Nhưng cơ quan này có những kế hoạch lớn cho số tiền còn lại. Tuần trước tại Davos, Josef Aschbacher, tổng giám đốc ESA, đã đặt ra các ưu tiên của năm nay. Chúng bao gồm việc đảm bảo khả năng tiếp cận không gian của khối, một khả năng mà EU đã đánh mất do chậm trễ nâng cấp bệ phóng chính. Ariane 6, hệ thống phóng mới của ESA, sẽ được đưa vào sử dụng vào mùa hè năm nay.


Cơ quan giám sát: Chính phủ TT Biden chi hàng tỷ USD cho các chương trình trợ giúp người nhập cư bất hợp pháp giữa cuộc khủng hoảng biên giới 

Những lo ngại về đạo đức trong sự lãnh đạo của Văn phòng Tái định cư Người tị nạn hiện thêm vào vấn đề đáng bàn cãi trước đây về việc cơ quan này để mất dấu 85,000 trẻ vị thành niên không có người đi kèm. 

Cơ quan giám sát: Chính phủ TT Biden chi hàng tỷ USD cho các chương trình trợ giúp người nhập cư bất hợp pháp giữa cuộc khủng hoảng biên giới

Sau khi từ Mexico băng qua sông Rio Grande, hơn 1,000 người nhập cư không được thẩm tra chặt chẽ xếp hàng chờ ở gần một trung tâm giải quyết hiện trường của Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ, ở Eagle Pass, Texas, hôm 18/12/2023. (Ảnh: John Moore/Getty Images) 

Mark Tapscott 

Thứ ba, 23/01/2024 

Theo một báo cáo mới của một tổ chức bất vụ lợi giám sát chi tiêu chính phủ, thì khoản chi cho một trong những chương trình liên bang đáng bàn cãi nhất tài trợ cho hàng triệu người nhập cư và tị nạn bất hợp pháp từ Afghanistan, Cuba, và Haiti đã tăng vọt lên hơn 2 tỷ USD trong hai năm. 

Các kiểm toán viên của OpenTheBooks.org (OTB), cơ quan giám sát có trụ sở tại Hinsdale, Illinois, phát hiện ra rằng chi tiêu cho Văn phòng Tái định cư Người tị nạn (ORR) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) đã tăng từ 8.9 tỷ USD trong năm 2022 lên hơn 10.9 tỷ USD trong năm ngoái. 

Phần lớn sự bùng nổ chi tiêu của ORR đến từ các khoản trợ cấp theo chương trình Trợ giúp Người tị nạn và Người ghi danh nhập cư của ORR vốn cung cấp một danh sách dài các dịch vụ cho những cá nhân như vậy, bao gồm trợ giúp về nhà ở khẩn cấp, giấy phép làm việc, phúc lợi trợ cấp công cộng, kiểm tra y tế, ghi danh trường học, việc làm, và tham vấn sức khỏe tâm thần, và trợ giúp pháp lý. 

Theo dữ liệu liên bang mà OTB thu được theo Đạo luật Tự do Thông tin Hoa Kỳ (FOIA), khoản chi tiêu như vậy là 33.4 triệu USD trong năm 2021, năm đầu tiên dưới thời chính phủ Tổng thống (TT) Joe Biden. Nhưng con số này đã lên đến 404.5 triệu USD vào năm tiếp theo và sau đó tăng lên 616.6 triệu USD hồi năm ngoái. 

Phần lớn nguồn tài trợ được chuyển đến bảy tổ chức dịch vụ xã hội, bao gồm Hội nghị Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (66.5 triệu USD), Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (66.4 triệu USD), Dịch vụ Di trú và Tị nạn Lutheran (66.2 triệu USD), Dịch vụ Giáo hội Thế giới (64.9 triệu USD), Ủy ban Người tị nạn và Người nhập cư Hoa Kỳ (64.6 triệu USD), HIAS (ban đầu là Hiệp hội Trợ giúp Người nhập cư Do Thái) (56.4 triệu USD), và Hội đồng Phát triển Cộng đồng Ethiopia (51.6 triệu USD). 

ORR là một mắt xích gây bàn cãi khi ông Biden đảo ngược các chính sách thắt chặt biên giới được thực thi bởi người tiền nhiệm của ông ở Oval Office, ông Donald Trump. Khi đó chính sách này đã làm giảm mạnh số lượng người nhập cư bất hợp pháp vượt qua biên giới Hoa Kỳ với Mexico. 

Nhân viên Tuần tra Biên giới nói chuyện với những trẻ vị thành niên không có người đi kèm vừa vượt qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trước khi đưa họ lên xe tải để vận chuyển đến một cơ sở của Văn phòng Tị nạn và Tái định cư, ở Quận Hidalgo, Texas, vào ngày 26/05/2017. (Ảnh: Benjamin Chasteen/The Epoch Times)

Nhân viên Tuần tra Biên giới nói chuyện với những trẻ vị thành niên không có người đi kèm vừa vượt qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trước khi đưa họ lên xe tải để vận chuyển đến một cơ sở của Văn phòng Tị nạn và Tái định cư, ở Quận Hidalgo, Texas, vào ngày 26/05/2017. (Ảnh: Benjamin Chasteen/The Epoch Times) 

Ông Adam Andrzejewski, người sáng lập kiêm chủ tịch của OTB, nói với The Epoch Times rằng “những con số này thật đáng lo ngại nhưng không làm chúng ta ngạc nhiên. Lượng lớn những thất bại về chính sách của TT Biden đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhập cư này. Khi ngày càng nhiều người tị nạn tràn vào biên giới của chúng ta, chính phủ tiếp tục chi tiêu vào viện trợ và đưa ra nhiều đặc quyền hơn. Biên giới phía nam nước Mỹ giờ đây chỉ là một thỏi nam châm ngày càng lớn thu hút mọi người từ mọi ngóc ngách trên hành tinh này. Các con số sẽ không giảm nếu tiền không giảm.” 

Với sự gia tăng lớn về số lượng người nhập cư bất hợp pháp tràn vào Hoa Kỳ dưới thời ông Biden, các vấn đề về quản lý và chi tiêu gia tăng nhanh chóng khiến cho bộ máy quan liêu nhập cư liên bang quá tải, trong đó đặc biệt là ORR. 

Trong phiên điều trần hôm 27/10/2023 của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri) đã chất vấn Giám đốc ORR Robin Dunn Marcos về các báo cáo của Tổng thanh tra HHS và các hãng truyền thông quốc gia rằng cơ quan của bà đã để mất dấu một số lượng ước tính 85,000 trẻ vị thành niên không có người đi cùng, nhiều em trong số đó đã rơi vào mạng lưới buôn bán tình dục và lao động ở Hoa Kỳ. 

Theo dữ liệu do OTB tổng hợp, điều kỳ lạ là, nguồn tài trợ ORR của chính phủ TT Biden đã không bao gồm cả khoản tăng 5.5 triệu USD được cho phép trong năm 2022 cho năm 2023 để giải quyết vấn đề trẻ vị thành niên không có người đi cùng vượt biên từ Mexico. 

Ngoài ra, bà Marcos, người được Tổng thống Biden bổ nhiệm vào ngày 11/09/2022, phải đối mặt với những câu hỏi liên tục về sự xuất hiện của xung đột lợi ích trong các hoạt động tài trợ của ORR trong nhiệm kỳ của bà. 

“Bà Dunn Marcos đến ORR sau tám năm làm việc với Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), thăng chức lên làm Giám đốc Cao cấp về Tái định cư, Tị nạn, và Hội nhập của họ,” OTB đưa tin. 

“Trước đây, bà Dunn Marcos từng là giám đốc điều hành của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế chi nhánh Phoenix trong 15 năm, tổng cộng là 23 năm làm việc cho tổ chức bất vụ lợi này. Bà ấy đã dành bốn năm tại Church World Service trong thời gian làm việc tại IRC. Cả IRC và Church World Service đều là những bên nhận được nhiều nhất trong Khoản trợ cấp Tùy ý Trợ giúp Người tị nạn và Người ghi danh nhập cư trong những năm qua,” OTB cho biết. 

Một phát ngôn viên của ORR nói với OTB rằng “Tuân thủ theo Cam kết Đạo đức, bà Robin Dunn Marcos không được phép tham gia vào các vấn đề cụ thể liên quan đến các bên cụ thể mà trong đó IRC là một bên hoặc đại diện cho một bên. Nghĩa vụ từ chối đó kéo dài trong hai năm kể từ ngày bà được bổ nhiệm, tức là ngày 11/09/2022.” Phát ngôn viên này của ORR không cho biết liệu việc từ chối có bao gồm các quyết định tài trợ và các quyết định khác liên quan đến tổ chức Church World Service nơi bà Dunn Marcos đã làm việc trong bốn năm hay không.

Đạo luật về Đạo đức trong Chính phủ của liên bang được thông qua năm 1978 sau vụ bê bối Watergate nghiêm cấm cả xung đột lợi ích thực tế lẫn biểu hiện của xung đột.

Cẩm An biên dịch

https://www.epochtimesviet.com


XEM THÊM (HD Press)

Các khu vực của Nga ‘mang tính lịch sử của Ukraine’, Zelensky tuyên bố 

Ngày 22 tháng 1 năm 2024 • 3:26 chiều

Binh sĩ Ukraine bắn pháo tự hành Caesar do Pháp sản xuất về phía các vị trí của Nga gần Avdiivka
Binh sĩ Ukraine bắn pháo tự hành Caesar do Pháp sản xuất về phía các vị trí của Nga gần AvdiivkaCredit : Libkos

TT Volodymyr Zelensky tuyên bố sáu khu vực của Nga là nơi sinh sống của người Ukraine trong lịch sử.

Ông đã ký một nghị định hôm thứ Tư kêu gọi bảo tồn bản sắc Ukraina ở “các vùng đất có lịch sử sinh sống” là Krasnodar, Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Rostov, giáp biên giới Ukraine ở phía bắc và phía đông.

Những tuyên bố đòi lại lãnh thổ đối với các khu vực từ lâu đã được những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đưa ra.

Cộng hòa Nhân dân Ukraine, một quốc gia tồn tại trong thời gian ngắn tồn tại từ khi Sa hoàng bị phế truất năm 1917 đến khi Ukraine sáp nhập vào Liên Xô năm 1921, đã tuyên bố chủ quyền một phần trong sáu khu vực của Nga mà ông Zelensky trích dẫn cũng như các khu vực của Slovakia, Ba Lan hiện đại, Môn-đô-va và Bê-la-rút.


Tiêu đề ngày hôm nay

  • Volodymyr Zelensky khẳng định ông không phản đối việc tổ chức bầu cử ở Ukraine
  • Donald Tusk cho biết Ukraine đang chiến đấu với cái ác khi ông đến thăm Kiev lần đầu tiên kể từ khi trở thành thủ tướng Ba Lan
  • Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết Ukraine có thể tấn công nhiều mục tiêu gần St Petersburg trong những ngày gần đây vì hệ thống phòng không của khu vực này “kém”.
  • Ngọn lửa tại trạm xăng của Nga do cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã được dập tắt sau gần 36 giờ
  • Một người đàn ông phục vụ trong lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine đã bị bắt sau khi 4 người bị sát hại ở Lyman, Donetsk
  • Xuất khẩu nông sản của Ukraine tăng mạnh trong tháng 12 sau khi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái buộc hải quân Nga phải rời khỏi phía Tây Biển Đen
  • Sự xâm nhập của loài gặm nhấm trong chiến hào Ukraine đã gây ra những đợt bùng phát dịch bệnh khiến nạn nhân chảy máu mắt
  • Ông Zelensky tuyên bố sáu khu vực của Nga là ‘nơi sinh sống trong lịch sử của người Ukraine’
  • Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ trích Thủ tướng Slovakia vì nói chiến tranh với Nga sẽ chỉ kết thúc khi Kiev từ bỏ yêu sách đối với Crimea và Donbas
  • Ukraine đang tấn công dầu khí của Nga trong nỗ lực cắt giảm thu nhập từ xuất khẩu nguyên liệu thô, một cố vấn của ông Zelensky cho biết
  • Quân Nga đã xác nhận tiến quân vào Avdiivka

Phòng thủ ở Leningrad của Nga ‘kém’, ISW

Ukraine có thể tấn công nhiều mục tiêu gần St Petersburg trong những ngày gần đây vì hệ thống phòng không của khu vực này “kém”.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết lo ngại về “các cuộc tấn công giả định của NATO” có nghĩa là Tỉnh Leningrad không được bố trí tốt để bảo vệ các cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine đến từ phía nam.

“Các hệ thống phòng không của Nga ở tỉnh Leningrad rất có thể được bố trí để chống lại các cuộc tấn công từ phía tây bắc và phía tây, vì trước đây Nga đã bố trí phòng không trong khu vực để chống lại các cuộc tấn công giả định của NATO”, nó nói.

“Quân đội Nga hiện đang cải tổ Quân khu Leningrad (LMD) với mục đích rõ ràng là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thông thường tiềm tàng trong tương lai chống lại NATO và có thể sắp xếp các khí tài quân sự theo cách bố trí dọc biên giới với các thành viên NATO.”

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một kho cảng dầu ở St Petersburg hôm thứ Sáu và một cảng khác cách Ust-Luga 110 dặm về phía tây vào Chủ nhật.

Theo Telegraph – HD Press lược dịch

Tags: , , ,

Comments are closed.