Chuyện Việt Nam Thứ hai 20 tháng 11 năm 2023


Quê Hương tổng hợp


Tạp chí Mỹ khuyên khách du lịch không nên đến Vịnh Hạ Long vì quá nhiều rác

https://www.rfa.org/vietnamese

20/11/2023

Tạp chí Mỹ khuyên khách du lịch không nên đến Vịnh Hạ Long vì quá nhiều rác

Thuyền chở khách du lịch ở Vịnh Hạ Long năm 2020 (minh họa) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Một tạp chí chuyên về du lịch của Mỹ mới đây đã xếp Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam – vào danh sách No List là danh sách khuyên khách du lịch nên xem xét lại quyết định đến thăm một nơi nào đó trên thế giới. Lý do được đưa ra là Vịnh Hạ Long quá đông khách và có quá nhiều rác.

Danh sách No List 2024 của tạp chí Fodor’s Travel tập trung vào ba yếu tố chính là: quá tải khách du lịch, xả rác và chất lượng nước, tính hiệu quả.

Nhận xét về Vịnh Hạ Long, tạp chí này viết: “Tình trạng quá đông khách du lịch và ô nhiễm biển đang đặt sức ép lên hệ thống môi sinh (của Vịnh Hạ Long) trong nhiều thập niên qua. Số du khách đến Vịnh hạ Long trong năm 2022 đã là hơn bảy triệu người và dự kiến có thể vào khoảng tám triệu  rưỡi người vào năm 2023.”

Truyền thông Nhà nước cho biết, dù đã cấm việc sử dụng đồ nhựa một lần trên thuyền du ngoạn Vịnh Hạ Long từ năm 2019 nhưng khách tham quan trên tàu ở Vịnh Hạ Long vẫn được cung cấp những nước chai nước nhỏ.

Khách đến thăm Vịnh Hạ Long gần đây thường phàn nàn về vấn đề rác thải là các hộp xốp và vệt dầu nhờn trôi trên mặt nước của Vịnh.

Báo Tiền Phong dẫn lời một nhà nghiên cứu ô nhiễm biển, trực tiếp làm việc ở Việt Nam hơn năm năm qua cho biết, ngoài vấn đề quá tải khách, việc quản lý cũng không tốt trong xử lý chất thải hiệu quả.

Fodor’s Travel cho biết hiện TP Hạ Long chỉ có khả năng xử lý 40% lượng nước thải.

Cũng theo Tiền Phong, rác thải được tạo ra hàng ngày từ các hoạt động du lịch, không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái vốn đang bị “tổn thương” bởi biến đổi khí hậu. Đã từng có 234 loại rạn san hô trong vịnh, nhưng hiện chỉ còn lại một nửa.

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1994 và nổi tiếng bởi cảnh quan độc đáo với 1.600 hòn đảo và các núi đá vôi. Vịnh cũng nổi tiếng bởi những du thuyền cho khách đi thăm Vịnh mỗi ngày. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia được báo Nhà nước dẫn lời, lượng tàu quá lớn cũng góp phần gây ô nhiễm cho di sản thiên nhiên này.


Vụ SCB và Vạn Thịnh Phát: Huy động trái phiếu để chiếm đoạt, “chi phối” ngân hàng

Đức Minh

20/11/2023

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/scb-2-vu-linh-fb2-700x480.jpg

Chỉ riêng 3 mã trái phiếu Công ty An Đông đã có tới hơn 40.000 trái chủ “bất đắc dĩ”. (Ảnh minh họa: dẫn qua Vũ Linh/Facebook) 

Kết quả điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tiết lộ về vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn) dù không nắm giữ chức vụ nào tại SCB nhưng được xác định là người có quyền lực khi nắm tới trên 85% cổ phần.

Theo đó, thông hầu hết các ngân hàng đều công bố báo cáo tài chính một cách chi tiết, trong đó có nợ xấu, giao dịch với các bên liên quan thì báo cáo tài chính của SCB đều không thể hiện thông tin này. Bên cạnh đó là quyền lực Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, báo Việt Nam Net đưa tin.

Cụ thể, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) dù không nắm giữ chức vụ nào tại SCB nhưng được xác định là người có quyền lực tại nhà băng này vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay bà luôn nắm cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5%; số cổ phần còn lại (<10%) do hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.

Ngân hàng SCB hiện có vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 14.000 tỷ đồng vào năm 2017 lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2018 và 20.000 tỷ đồng trong năm 2019.

Từ 2016 – 2022, tổng tài sản của SCB tăng lên gấp hơn 2 lần. Cho đến nay, kỳ báo cáo tài chính gần nhất của SCB là quý 2/2022.

Tại thời điểm cuối quý 2/2022 tổng tài sản của ngân hàng đạt 760.000 tỷ đồng, tăng 58.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Trong khi năm 2016, tổng tài sản của SCB mới chỉ đạt hơn 360.000 tỷ.

Tại thời điểm 31/12/2021, SCB có tổng tài sản 702.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước; tổng tiền gửi của khách hàng là 513.184 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm liền kề.

Kết thúc quý 2/2022, báo cáo kết quả hoạt động riêng lẻ của SCB thể hiện đạt 128 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Lũy kế hai quý đầu năm, nhà băng này đạt 583 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính của SCB không thể hiện thông tin ngân hàng đã huy động bao nhiêu trái phiếu của các tổ chức cá nhân.

Báo cáo tài chính hợp nhất các năm của SCB cũng không công bố chi tiết về nợ xấu cũng như giao dịch với các bên liên quan hay thông tin về huy động trái phiếu.

Cơ quan điều tra nói gì?

Với việc nắm cổ phần chi phối hoạt động, bà Trương Mỹ Lan bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của ngân hàng này “đều phục vụ hoạt động” của bà Lan.

Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay dù áp dụng “cách tính có lợi cho bị can” nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi.

Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan bị cáo buộc gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.

Theo Bộ Công an, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức còn có “hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật” để tạo lập 25 gói trái phiếu có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng. Họ bán lô trái phiếu này nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt.


Hà Phan – Vạn Thịnh Phát : Còn kẻ nào ngoài danh sách bị truy tố ? 

Số tiền 415.000 tỉ bà Lan và Vạn Thịnh Phát rút ruột, gây thiệt hại ở SCB vượt xa tổng thu ngân sách TP HCM năm 2021, 304.000 tỉ chiếm đoạt còn hơn tài sản tất cả tỉ phú tiền đô nước nhà cộng lại. 

Hàng chục tỉnh thành ở Việt Nam cày bục mặt nguyên năm cũng không bằng từng đó. Hơn 22 tỉ đô đấy bằng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản quốc gia hai năm!

Giờ thì chúng ta đã rõ tiền đâu bà Lan và băng nhóm Vạn Thịnh Phát tậu hàng loạt bất động sản siêu sang, đắc địa nhất nhì Sài Gòn và thao túng nhiều thứ ở TP HCM suốt hàng chục năm ròng! 

Suy cho cùng đây là ổ đa cấp tín dụng có “môn bài”. Không khó để rõ những gì hào nhoáng bề ngoài, “từ thiện” khắp nơi, “ủng hộ” thành phố và phông bạt hoành tráng cũng lấy đâu đắp vào.

Thâu tóm hợp nhất ba ngân hàng và nắm toàn quyền chi phối, lập hàng ngàn công ty ma, lấy dự án này định giá chót vót thế chấp để mua dự án khác rồi chỉ đạo cấp dưới cho hệ sinh thái của mình vay hơn 90 % tổng dư nợ SCB, rút ruột hàng trăm ngàn tỉ,  thì trần đời này chỉ có bà Lan và đồng bọn! 

Những chuyện như thế không mới cũng chẳng lạ, ầm ĩ có, âm ỉ cũng nhiều, và bị “trấn áp” không ít nhưng vẫn ngang nhiên, công khai và kinh khủng như vậy đó. Ai sẽ tin chỉ một con mẹ Cục trưởng và đám thanh tra Ngân hàng Nhà nước lại che giấu được sai phạm kinh hoàng này? Nghe lọt tai không, nếu bảo rằng ngoài những bị can bị truy tố thì các vị còn lại đã làm hết trách nhiệm, và chẳng ai xơ múi gì với tập đoàn vơ vét kinh hoàng ấy?

Hàng ngàn căn nhà mảnh đất đắc địa, hơn ngàn sổ đỏ, cả chục triệu cổ phiếu rồi du thuyền, xe sang, gần 600 tỉ đồng và hơn 18 triệu đô… bị kê biên vẫn khó để bù đắp những gì mất mát. Còn bao nhiêu đã vào thùng xốp nhét đầy đô la đến tay ai đó, hay biến thành tài sản ở phương trời nào? 

Đánh sập và bóc trần được Vạn Thịnh Phát, làm rõ những con số trên dù thế nào vẫn là nỗ lực khá lớn, quyết định “dũng cảm” và công sức cần ghi nhận của cấp cao cùng các cơ quan tố tụng. Nhưng tôi tin vụ án kinh hoàng này chưa dừng lại ở những con số cực khủng trên. Các cơ quan thẩm quyền có lẽ sẽ làm nhiều việc để thu hồi cả tiền bạc lẫn uy tín cũng như phân định trắng đen rõ ràng thêm. 

Tuy nhiên, nạn ngân hàng là sân sau của đại gia nào nữa và công cụ cung cấp tiền cho các phi vụ thâu tóm tài sản, phe nhóm liệu chỉ dừng lại ở vụ này hay không thì vẫn là dấu hỏi khá lớn. Cuối cùng thì dân chúng nước nhà và luật pháp quốc gia sẽ chờ đợi xem, còn kẻ nào ngoài danh sách bị truy tố đã đứng sau, chống lưng, dung túng và tiếp tay cho bà Lan cùng Vạn Thịnh Phát lũng đoạn quá lâu, quá nhiều như vậy?

HÀ PHAN 19.11.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt) 


Mỹ – Việt – Tàu: Chứ còn gì nữa!

Jackhammer Nguyễn

19/11/2023

Con gấu Panda

Hoa Kỳ nói rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Joseph Biden – Tập Cận Bình, bên lề APEC (Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) đã khai thông một số bế tắc trong quan hệ Mỹ – Trung, trong đó quan trọng nhất là nối lại đối thoại quân sự giữa hai quốc gia.

Ngay sau đó, ông Biden trả lời một nhà báo là liệu ông còn nghĩ ông Tập là một nhà độc tài hay không. Với nụ cười nhếch mép cố hữu, tổng thống Mỹ nói nhẹ nhàng: Chứ còn gì nữa! (Nguyên văn: Look, he is!). Mời xem clip:

Diễn biến lý thú này thể hiện rất rõ chính sách của Mỹ từ hơn chục năm nay, một mặt là vẫn hợp tác với quốc gia cộng sản Hoa lục, mặt khác là bao vây về địa chính trị, quân sự, kỹ thuật.

Với một thứ hỗn hợp: Độc đảng toàn trị, văn hóa Khổng nho độc tài, đám đông dân chúng tuân lệnh và có kỷ luật, chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa tư bản thân hữu… Trung Quốc trở thành một nước có sức mạnh kinh tế không thể bỏ qua được đối với bất cứ cường quốc dân chủ nào, dù muốn hay không. Sức mạnh đó gồm hai thành phần chính, thị trường mênh mông, và nền sản xuất hàng hóa tiêu dùng.

Khuyết điểm của nền kinh tế khổng lồ của Hoa lục là không có kỹ thuật sáng tạo. Bắc Kinh thường sao chép lại kỹ thuật sáng tạo của phương Tây, vì bản thân văn hóa Khổng nho lai tạp với toàn trị cộng sản là không thể có sức sáng tạo. Tình trạng này càng gia tăng với sự nắm quyền của Tập Cận Bình. Và khuyết điểm này chính là nơi Mỹ và phương Tây nhắm vào, với một loạt chính sách cấm xuất cảng công nghệ, máy móc, đầu tư… vào Hoa lục trong thời gian gần đây.

Bắc Kinh có lẽ cũng không còn chọn lựa nào khác, cho nên mới đồng ý tái lập đối thoại quân sự, sau khi làm mình làm mẩy cắt đứt đối thoại gần đây. Rõ ràng là Bắc Kinh “chịu trận”, ráng nương theo để tìm cách trục lợi, điều ngày càng khó, vì phương Tây giờ không còn là thời chiến tranh lạnh nữa. Thời ấy họ cần Bắc Kinh để đập tan khối Soviet, và cũng có những ý tưởng khuếch trương dân chủ cho cả tỷ dân đại lục. Nhưng nay mọi thứ lộ rõ.

Nghe nói là ông Tập sẽ cho các sở thú Mỹ tiếp tục mượn các con gấu trúc Panda.

Con Trâu đồng sình

Điều mà nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, quan tâm là, Mỹ đối xử ra sao với nước cộng sản đàn em của Hoa lục là Việt Nam.

Con Trâu nước Việt Nam không có tham vọng như con gấu Panda của Tàu, hiện nay nó chỉ muốn yên thân.

Nhiều người bàn đến việc nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ lên tầm cao nhất trong thời gian gần đây. Chúng ta không hề nghe bất cứ lời bình luận nào “tiêu cực” về Việt Nam, từ chính giới Hoa Kỳ, dù rằng chuyện bắt bớ, đàn áp xã hội dân sự vẫn đang diễn ra.

Mà không phải chỉ ở thời điểm quan trọng trong chuyến đi của ông Biden đến Hà Nội, mà Washington giữ gìn lời ăn tiếng nói như thế. Ngược dòng thời gian cho đến thời của tổng thống Bush (con), cũng thấy Hoa Kỳ rất nhẹ nhàng với Việt Nam. Chúng ta chưa bao giờ thấy những câu tương tự như câu nói khá sỗ sàng như của ông Biden (Chứ còn gì nữa!) nói về ông Tập, sau khi tiếp ông ta.

Trong bàn cờ địa chính trị hiện nay, Việt Nam một mặt là một con cờ quan trọng ở châu Á đối với người Mỹ. Mỹ cũng biết rõ dù rằng đồng ý thức hệ độc đảng cộng sản cầm quyền, nhưng khối dân gần 100 triệu người Việt Nam là khối người có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với Bắc Kinh, nói không ngoa là nhất thế giới, với cả ngàn năm chinh chiến.

Đó là điều thứ nhất giải thích sự nhẹ nhàng của Washington đối với Hà Nội.

Điều thứ hai là tầm vóc cộng sản toàn trị của Việt Nam không dữ dội như Trung Quốc, Mỹ nghĩ rằng họ có thể kiểm soát được Việt Nam, để đưa quốc gia này phục vụ lợi ích địa chính trị của Mỹ. Có thể Mỹ cũng đang nhìn Việt Nam toàn trị giống như họ nhìn các ông tướng Thái Lan, các nhà độc tài Indonesia, Philippines, Đài Loan… trước đây. Tất cả các chế độ này, dù phi dân chủ, nhưng đã đi vào quỹ đạo Mỹ và thay đổi.

Có thể có người sẽ phản biện rằng, Việt Nam vẫn là cộng sản, với sự ương bướng cố chấp và ranh mãnh của Đảng cộng sản Việt Nam, thì liệu Mỹ có đúng không khi cho rằng mình đang kiểm soát được Hà Nội?!

Có thể phản biện đó là đúng, nhưng mọi sự đều có thể thay đổi, với một tương lai các thế hệ trẻ Việt Nam đào tạo ở Mỹ và phương Tây, não trạng người Việt ngày càng gần với phương Tây hơn. Có bao nhiêu sinh viên Việt Nam được đào tạo ở Trung Quốc? Không bao nhiêu cả so với số du học sinh đang học ở phương Tây.

Chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội để ý tới câu nói của ông Biden dành cho ông Tập (Chứ còn gì nữa!) Nhưng tôi cho rằng, họ cũng không quá “sốc” (có thể trừ ông Nguyễn Phú Trọng chăng!) Bao nhiêu vị cầm quyền ở Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên có con đi du học ở Mỹ hay Anh?

Tôi nghĩ là không ít đâu. Chứ còn gì nữa!


Sài Gòn: Bệnh hô hấp tăng cao bất ngờ, bệnh viện quá tải

Lê Thiệt/SGN

19/11/2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/04-benh-ho-hap-4.jpg

Nhiều trẻ viêm phổi nặng điều trị tại Khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 – Ảnh: Thanh Niên 

Từ đầu năm đến nay, 4 bệnh viện lớn ở Sài Gòn đã tiếp nhận hơn 230.000 ca khám bệnh hô hấp, trong đó có hơn 39.000 ca nhập viện và 223 ca tử vong.

Theo báo cáo của các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tình hình bệnh hô hấp khám và nhập viện có sự gia tăng bất ngờ, kể số ca tử vong cũng gia tăng.

Theo đó, từ Tháng Giêng đến Tháng Chín, trung bình mỗi tháng có từ 18.000 – 23.000 ca khám, nhưng đến Tháng Mười số ca tăng đột biến lên đến 35.300 ca khám. Điều này khiến các bệnh viện kín mít bệnh nhân hô hấp.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/04-benh-ho-hap-1.jpg

Phòng truyền thuốc bệnh nhân hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: Thanh Niên 

Theo các chuyên gia, thông thường các tác nhân gây bệnh hô hấp những năm trước là virus Adeo, RSV, cúm… Hằng năm bệnh hô hấp diễn ra vào mùa mưa, từ Tháng Tám đến Tháng Mười và đầu Tháng Mười Một là đỉnh cao. Nhưng năm nay đặc biệt là bệnh diễn tiến kéo dài đến cuối Tháng Mười Một và sang Tháng Mười Hai mới có thể giảm.

Nguyên nhân có thể có sự trùng lặp giữa tác nhân gây bệnh hô hấp và tác nhân gây dịch bệnh khác như cúm. Thực tế khá nhiều bệnh nhân có triệu chứng cúm như ho, sốt và sổ mũi.

Theo TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, có rất nhiều chủng virus rút gây bệnh hô hấp, virus cúm là 1 trong những chủng gây ra. Đặc biệt ở trẻ em thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus này đặc biệt gây bệnh ở trẻ dưới 2 tuổi là bệnh viêm tiểu phế quản (chiếm 90%).

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/04-benh-ho-hap-2.jpg

Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh nhân phải nằm võng thuê bên ngoài – Ảnh: Thanh Niên 

Trước tình hình bệnh nhi hô hấp nhiều, số ca bệnh ở các tỉnh vào Sài Gòn chiếm từ 40 – 50%, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị lấy mẫu tìm nguyên nhân gây bệnh hô hấp năm nay, nhưng vẫn chưa có kết quả chính thức.

Bệnh nhân nhí nằm la liệt tại bệnh viện

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên, tại Khoa Hô hấp Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2, bệnh nhi rất đông, có nhiều giường nằm 2 em, võng xếp được bày ra giữa phòng, hành lang cũng kín, võng, chiếu được xếp san sát.

Tại phòng cấp cứu, phun khí dung, truyền thuốc của khoa hô hấp, bệnh nhi cũng nằm kín mít. Phía bên ngoài có bóng mát cũng được người nhà làm nơi đặt võng cho các bé nằm, mưa thì chạy vào. Nói chung, nơi nào trống, người ta tận dụng luôn thành… phòng bệnh!

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/04-benh-ho-hap-3.jpg

Vì quá tải nên bệnh nhân hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2 ra bên ngoài nằm – Ảnh: Thanh Niên 

Chị Lan đang nuôi con bệnh tại BV Nhi đồng 2 cho biết: “Con tôi bị viêm phổi, điều trị ở Đồng Nai 10 ngày nhưng không khỏi nên chuyển viện lên đây. Một giường 2 cháu, do vậy nhiều cháu được cha mẹ thuê võng hoặc mang võng vào nằm”.

Tại BV Nhi đồng 2, dịch vụ cho thuê võng cũng ăn nên làm ra. Ai không chịu được cảnh cho con nằm đôi thì thuê võng, số điện thoại có sẵn. Giá đặt cọc cho mỗi cái võng là 500.000 đồng, giá thuê mỗi ngày là 20.000 đồng; pin dự phòng giá thuê 10.000 đồng/ngày, đặt cọc 150.000 đồng.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/04-benh-ho-hap-5.jpg

Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng tiếp nhận bệnh nhân hô hấp – Ảnh: Thanh Niên 

Khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1, tình trạng nằm đôi, nằm hành lang cũng tương tự nhưng hầu hết là bệnh nhân (BN) nằm trên giường. “Hôm thứ sáu tuần trước, thấy con ho nên tôi đưa con đi khám ở phòng mạch tư, bác sĩ (BS) nói viêm tiểu phế quản. Về uống thuốc 1 ngày thì con bị dị ứng nên đưa vào BV Nhi đồng 1. BS nói con tôi viêm tiểu phế quản phải nhập viện theo dõi, tiêm thuốc”, chị Hoa (ở Q.Bình Tân, Sài Gòn) chia sẻ. Dù là nằm giường ở hành lang nhưng con chị Hoa vẫn phải nằm đôi vì BN quá đông.


AES của Mỹ đàm phán bán phần vốn chủ sở hữu tại nhà máy điện than ở Việt Nam

17/11/2023

AES của Mỹ đàm phán bán phần vốn chủ sở hữu tại nhà máy điện than ở Việt Nam

Công ty Nhiệt điện Mông Dương ở Quảng Ninh 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngEVN 

Tập đoàn năng lượng AES của Hoa Kỳ đang đàm phán việc bán phần vốn chủ sở hữu tại một trong những nhà máy điện than lớn nhất tại Việt Nam, Nhà máy điện than Mông Dương 2 ở Quảng Ninh.

Reuters loan tin độc quyền ngày 17/11 dẫn hai nguồn tin thân cận trong vụ đàm phán này như vừa nêu, và cho biết thêm đây là phần trong chiến lược toàn cầu của AES đến cuối năm 2025 rút hết tài sản ra khỏi lĩnh vực than đá.

Tin nêu rõ AES đang đàm phán với Quỹ Đầu tư Sev.en Global thuộc Tập đoàn Năng lượng Sev.en của Cộng hòa Czech. Cho đến lúc tin được loan đi chưa có thỏa thuận nào được đúc kết.

Ngoài ra theo Reuters, chưa rõ AES có đàm phán với bên mua tiềm năng nào nữa hay không về thương vụ vừa nêu.

Reuters cho biết hồi năm 2021 AES từng cố bán 51% cổ phần nắm giữ tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1,2 gigawatt; tuy nhiên nỗ lực bất thành dù AES có nói đã ký một thỏa thuận với một nhà đầu tư trụ sở tại Hoa Kỳ không nêu tên.

Tập đoàn có cổ phần lớn thứ hai tại nhà máy Mông Dương là Posco International của Hàn Quốc cũng cho Reuters biết đang xem xét bán 30% cổ phần tại nhà máy này; tuy nhiên không tiết lộ thêm chi tiết gì.

AES chưa có bình luận gì về tin này; trong khi đó tập đoàn Sev.en từ chối đưa ra bình luận với Reuters.

AES là một trong những nhà đầu tư Hoa Kỳ lớn nhất tại Việt Nam; chủ yếu trong lĩnh vực điện than.

Thông tin AES thoái vốn khỏi Nhà máy điện Mông Dương 2 được đưa ra sau khi nhà đầu tư Hoa Kỳ lớn khác của Mỹ tại Việt Nam là Intel cũng loan báo hoãn một kế hoạch mở rộng đầu tư tại đất nước này.

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 theo kế hoạch sẽ được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam vào năm 2040 sau một phần tư thế kỷ hoạt động.

Chính phủ Hà Nội muốn chấm dứt ngành điện than vào năm 2050, theo cam kết để các nước thành viên G7 hỗ trợ vốn cho Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.


Comments are closed.